SKKN Một số kinh nghiệm dạy học phát huy tính tích cực, chủ động nhằm nâng cao chất lượng môn Mỹ thuật lớp 7 (Bộ sách Kết nối tri thức)
- Mã tài liệu: MT7024 Copy
Môn: | Mỹ thuật |
Lớp: | 7 |
Bộ sách: | Kết nối tri thức |
Lượt xem: | 138 |
Lượt tải: | 2 |
Số trang: | 24 |
Tác giả: | Nguyễn Thị Hồng Ngọc |
Trình độ chuyên môn: | Cử nhân đại học |
Đơn vị công tác: | Trường THCS Cẩm Phong |
Năm viết: | 2022-2023 |
Số trang: | 24 |
Tác giả: | Nguyễn Thị Hồng Ngọc |
Trình độ chuyên môn: | Cử nhân đại học |
Đơn vị công tác: | Trường THCS Cẩm Phong |
Năm viết: | 2022-2023 |
Sáng kiến kinh nghiệm “SKKN Một số kinh nghiệm dạy học phát huy tính tích cực, chủ động nhằm nâng cao chất lượng môn Mỹ thuật lớp 7 (Bộ sách Kết nối tri thức)” triển khai gồm các biện pháp nổi bật sau:
Biện pháp 1: Phương pháp quan sát
Biện pháp 2: Phương pháp gợi mở
Biện pháp 3: Phương pháp hỏi đáp,đàm thoại
Biện pháp 4. Phương pháp luyện tập, thực hành
Biện pháp 5: Phương pháp sử dụng trò chơi
Mô tả sản phẩm
1.PHẦN MỞ ĐẦU:
1.1. Lý do chọn đề tài
Môn mỹ thuật là một môn học có vai trò quan trọng trong chương trình giáo dục THCS. Với môn học học sinh biết cách cảm nhận cái đẹp, yêu cái đẹp từ đó biết cách rèn luyện đôi bàn tay trí óc của mình để tạo ra cái đẹp qua việc phát huy óc sáng tạo, tính độc lập của mình. Môn Mỹ thuật đã góp phần cùng với các môn học khác giáo dục học sinh phát triển toàn diện về Đức – Trí – Thể – Mỹ.
Là môn học nghệ thuật nên Mĩ thuật đòi hỏi ở HS ý thức làm việc cá nhân, độc lập, sáng tạo. “Mỗi HS sẽ là một nghệ sĩ nếu như GV biết khai thác, động viên và phát huy tính sáng tạo riêng của các em”.Đó cũng là yêu cầu khi vận dụng PPDH theo hướng phát huy tính tích cực học tập của HS. Việc này có ý nghĩa quyết định cho nhận thức thẩm mĩ nói chung và kết quả bài vẽ nói riêng .
Thực tế, học sinh rất ham thích học vẽ. Nếu như chúng ta xây dựng cho các em có ý thức học tập tốt tạo ra không khí thoải mái khi học thì sẽ đạt được hiệu quả tốt nhất.
Để khơi dậy cho học sinh khả năng trong giờ học vẽ tranh đề tài đòi hỏi người giáo viên cần phải thực sự say mê giảng dạy và tạo được cho học sinh sự lôi cuốn, đam mê trong giờ học mỹ thuật mà cụ thể là việc tạo ra phương pháp giúp học sinh phát huy tính tích cực, chủ động, sáng tạo của bản thân.Đó là lý do tôi nghiên cứu đề tài: “Một số kinh nghiệm dạy học phát huy tính tích cực, chủ động nhằm nâng cao chất lượng môn Mỹ thuật lớp 7 ” theo bộ sách Kết nối tri thức với cuộc sống.
1.2. Mục tiêu, nhiệm vụ của đề tài.
Những phương pháp dạy học nhằm tích cực hóa hoạt động của học sinh THCS trong phân môn vẽ tranh.
1.3. Đối tượng, phạm vi nghiên cứu.
Nghiên cứu áp dụng một số phương pháp giảng dạy nhằm phát huy tính tích cực, chủ động, sáng tạo của học sinh khối 6,7 trường THCS …trong phân môn vẽ tranh.
1.4. Giới hạn phạm vi nghiên cứu.
– HS THCS … khối 6,7 năm học ….
– Phân môn: Vẽ tranh
1.5. Phương pháp nghiên cứu.
– Phương pháp tìm hiểu.
– Phương pháp quan sát.
– Phương pháp phân tích.
– Phương pháp thử nghiệm.
– Phương pháp tổng hợp.
2. PHẦN NỘI DUNG:
2.1. Cơ sở lý luận
Mĩ thuật là môn học lấy hoạt động thực hành của HS là chủ yếu.Do vậy, trong phương pháp tổ chức dạy học, HS là đối tượng của hoạt động “dạy”, đồng thời là chủ thể của hoạt động “học” – được cuốn hút vào các hoạt động học tập do GV tổ chức, hướng dẫn, thông qua đó HS tự lực khám phá, thể hiện khả năng cảm thụ thẩm mĩ của bản thân, trên cơ sở hiểu biết kiến thức đó HS được trao đổi, thảo luận và thể hiện, giải quyết vấn đề đặt ra theo cách suy nghĩ của mình, từ đó tự trau dồi kiến thức, kĩ năng mới, không rập theo những khuôn mẫu sẵn có, được tạo điều kiện bộc lộ và phát huy tiềm năng sáng tạo của mình.
Trong các phương pháp học tập thì phương pháp tự học giữ vai trò quan trọng.Nếu rèn luyện cho HS có được phương pháp, kĩ năng, thói quen, ý chí tự học thì sẽ tạo cho HS lòng ham học, ham tìm tòi, sáng tạo và vì thế kết quả học tập sẽ nhân lên.HS không chỉ tự học ở nhà mà tự học ngay trên lớp có sự hướng dẫn của GV. Lớp học là môi trường giao tiếp thầy – trò, trò – trò, tạo nên mối quan hệ hợp tác giữa các cá nhân trên con đường chiếm lĩnh nội dung học tập.Thông qua đó HS có điều kiện phát huy khả năng của mình và chia sẻ kinh nghiệm học tập cho người khác.Việc để HS tự nhận xét về kết quả bài học của mình sẽ nâng cao khả năng nhận thức, các em biết cách đánh giá và điều chỉnh cách học của mình.HS đánh giá lẫn nhau giúp các em biết so sánh kết quả bài học của mình với các bạn khác, không những các em học tập kinh nghiệm của nhau mà còn nâng cao nhận thức thẩm mĩ, kĩ năng đánh giá, tạo môi trường học tập tích cực.
2.2. Thực trạng
Mĩ thuật là một trong những môn học cần thiết cho sự phát triển cân đối, hài hòa của HS.Hiện nay môn mĩ thuật đã đưa vào chương trình học ở bậc THCS của hầu hết các nước trên thế giới.Môn Mĩ thuật là môn học độc lập có mục tiêu, chương trình, SGK, sách hướng dẫn thiết bị riêng cho dạy và học,được đào tạo cơ bản, kết quả học tập của HS được đánh giá một cách nghiêm túc.
2.2.1. Thuận lợi, khó khăn
Bên cạnh những thế mạnh đã có,việc dạy- học nhằm phát huy tính tích cực, chủ động, sáng tạo trong môn Mĩ thuật nói chung và phân môn vẽ tranh nói riêng còn là vấn đề cần suy nghĩ :
2.2.1.1. Thuận lợi
– Môn Mĩ thuật là môn học nghệ thuật, thu hút rất nhiều học sinh.
– Cho đến nay các trường đã có giáo viên dạy Mĩ thuật, phong trào học Mĩ thuật ngày càng sôi nổi, hầu hết các em học sinh hào hứng với môn học và môn học đã được chú ý. Vì vậy không ít giáo viên và học sinh, các bậc phụ huynh luôn coi trọng và đầu tư cho môn học. Qua đó các em thấy rằng Mĩ thuật là môn học bổ ích, lý thú và tươi vui, có tính giáo dục đạo đức, thẩm mĩ cao là môn học bổ trợ tích cực cho các môn học khác.
– Khi thực hiện dạy học và đánh giá theo chuẩn kiến thức kỹ năng, GV xác định được những nội dung cơ bản, cần thiết của mỗi bài học, mức độ cần đạt cho tất cả đối tượng HS để cho bài học không khó, không dài. Chú trọng dạy sự cảm nhận về cái đẹp trong mỹ thuật và trong cuộc sống, tiết học nhẹ nhàng, hấp dẫn lôi cuốn nhiều HS tích cực tham gia vào quá trình học tập.
2.2.1.2. Khó khăn
Thực trạng môn Mỹ Thuật các em chưa quen cách sắp xếp bố cục trong phân môn vẽ tranh nên sắp xếp các hình mảng trong tranh chưa tốt, chưa phân rõ hình ảnh chính phụ. Học sinh chưa chịu khó sưu tầm tư liệu phục vụ cho môn học, thiếu sự sáng tạo riêng thường chỉ nhìn vào tranh mẫu có sẵn để vẽ nên bài vẽ thiếu phong phú, thiếu sinh động, thiếu đi yếu tố tạo nét riêng, nổi bật trong bài vẽ của mình.
Bên cạnh đó còn một số học sinh tỏ thái độ thờ ơ với môn học vì thực tế đời sống dân trí còn nghèo,hơn 60% HS là người dân tộc thiểu số, hầu hết là con em thuần nông nên điều kiện để phụ huynh tập trung đầu tư cho học tập của các em còn hạn chế, điều đó ảnh hưởng không nhỏ đến tinh thần học tập của các em. Không chuẩn bị tốt về dụng cụ học tập, họa phẩm cần thiết như: Thiếu giấy vẽ, thiếu viết chì, thiếu màu vẽ,…vào giờ học các em lúng túng về việc này nên tình trạng không tập trung dẫn đến bài vẽ thường chưa hoàn chỉnh, hoặc bỏ dở giữa chừng.
Ngoài ra điều kiện nhà trường còn thiếu thốn như : phòng học chức năng, vật mẫu, phương tiện, đồ dùng trực quan, … vì thế ảnh hưởng lớn đến kết quả giảng dạy – học tập của giáo viên và học sinh. Các giờ học ngoại khóa cũng không được thực hiện do điều kiện ở thôn buôn, do tính an toàn của HS…
Với những thực trạng trên hầu như chưa đảm bảo được yêu cầu, nội dung, phương pháp dạy học. Bản thân tôi suy nghĩ và đưa ra quyết định nghiên cứu, học hỏi kinh nghiệm trong chuyên môn để dạy tốt môn mỹ thuật cấp THCS nói chung và phân môn vẽ tranh nói riêng vì đây là phân môn học sinh thích học nhưng chưa có được sản phẩm tốt nhất từ những tác phẩm của các em.Chưa phát huy tính chủ động, độc lập,sáng tạo của HS.
2.2.2. Các nguyên nhân, các yếu tố tác động
– Học sinh chưa vận dụng tốt kỹ năng thực hành của mình, không có ý tưởng cụ thể, lúng túng trong bài vẽ, thiếu sự tự tin khi làm bài, không mạnh dạn thể hiện nét vẽ trên giấy.
– Chưa đổi mới trong phương pháp học của bản thân, có quan niệm vẽ bài theo kiểu sao chép, copy trong tài liệu có sẵn,…
– Vẫn giữ lối vẽ rất hồn nhiên của lứa tuổi nhỏ nghĩ cái gì vẽ là vẽ ra chứ không cần biết vẽ như thế có đúng chưa, hợp lý chưa,….
– Với bậc phụ huynh chưa quan tâm đầu tư đúng mức cho con em có được học cụ đầy đủ đáp ứng cho những môn học năng khiếu.
Nguyên nhân chính là do chưa thực sự nhận thức đúng đắn mục đích,vai trò,vị trí của môn MT trong hệ thống giáo dục phổ thông với giáo dục toàn diện cho HS của một bộ phận cán bộ quản lý, giáo viên,và phụ huynh HS.
2.3. Giải pháp, biện pháp
Biện pháp 1: Phương pháp quan sát :
Là phương pháp thông qua việc nhìn ngắm,tìm hiểu đối tượng để phân tích, so sánh về cấu trúc, tỉ lệ, hình khối, màu sắc, hình ảnh…của mẫu vật, giúp HS nhận biết, cảm thụ vẻ đẹp của đối tượng, làm cơ sở cho bài học mĩ thuật
Mục tiêu
Qua việc quan sát đối tượng học sinh có thể đối chiếu, so sánh, nhận ra đặc điểm riêng của đối tượng.Đặc biệt với phân môn vẽ tranh, quan sát thực tế sẽ là tư liệu để HS thể hiện bài vẽ đúng, sinh động và “có hồn”.
Giải pháp thực hiện
GV hướng dẫn cho HS cách nhìn, cách ngắm đối tượng với mục đích nhất định để có những nhận xét, đánh giá chính xác về đối tượng…
Có thể vận dụng phương pháp quan sát như sau:
+ Cần xác định mục đích, yêu cầu, nhiệm vụ quan sát cho HS.
+ Hướng dẫn HS quan sát có trọng tâm, cần nêu được đặc điểm của mỗi bài.
+ Hướng dẫn cho HS cách quan sát đối tượng :
– Quan sát từ bao quát đến chi tiết.
– Quan sát cần đối chiếu, so sánh để rút ra nhận xét đúng, khách quan.
Ví dụ: Khi dạy học sinh đến bài 8: Tranh tĩnh vật (trang 33 Mỹ thuật 7 sách Kết nối tri thức với cuộc sống), tôi đã chuẩn bị trước 1 bình hoa cùng với 1 loại (táo, cam, xoài,…) quả phù hợp để hỗ trợ học sinh quan sát.
* Tóm lại: Quan sát là cửa ngõ để đi vào bài học của môn Mĩ thuật . Phương pháp quan sát giúp học sinh rèn luyện đôi mắt, có óc nhìn nhận, so sánh, đối chiếu sự vật hiện tượng nhanh; qua đó lĩnh hội tri thức nhanh, nhớ lâu và hứng thú hơn khi thực hành bài vẽ của riêng mình.
Biện pháp 2: Phương pháp gợi mở:
Có thể kết hợp cùng với các phương pháp khác đó là hệ thống câu hỏi gợi mở hoặc dùng lời nhận xét gợi mở…để HS suy nghĩ, tìm tòi. Phương pháp này phù hợp với tất cả các hoạt động trong giờ học vẽ tranh, vì nó phát huy được khả năng độc lập suy nghĩ, tìm tòi, tính tích cực học tập của mọi học sinh( giỏi ,khá,trung bình…)
Mục tiêu:
– Giáo viên sử dụng phương pháp gợi mở kết hợp với các phương pháp khác để giúp học sinh phát huy tính tích cực, chủ động trong các hoạt động học tập
– Tạo điều kiện để học sinh phát huy khả năng và tư duy theo chiều sâu trong nhận thức thẩm mĩ , kĩ năng vẽ tranh
– Rèn luyện ý thức tự học, tự nghiên cứu tìm tòi ý tưởng mới cho mỗi bài học
Giải pháp thực hiện
Trước khi dạy bài mới, giáo viên cần nghiên cứu kĩ các tình huống , các vấn đề cần gợi mở và gợi mở phải phù hợp với lực học của từng đối tượng học sinh.
Ví dụ 1: Ở bài 9: Tìm hiểu nguồn sáng trong tranh (trang 38 Mỹ thuật 7 sách Kết nối tri thức với cuộc sống), giáo viên có thể gợi mở để khai thác đề tài sâu hơn: “ Ngoài các gợi ý vừa nêu của đề tài học tập em còn biết được mối liên hệ nào khác giữa nguồn sáng và sắc độ trong tranh? Em hãy miêu tả về hình ảnh đó”.
Ví dụ 2: Ở bài 10: Thiết kế tạo mẫu trang phục (trang 42 Mỹ thuật 7 sách Kết nối tri thức với cuộc sống). Giáo viên có thể đặt câu hỏi “Em hãy kể tên các loại trang phục truyền thống của các dân tộc Việt Nam”. Đây là câu hỏi khó, HS có thể trả lời thiếu hoặc sai. Nhưng qua câu hỏi này đã tác động đến suy nghĩ và nhu cầu muốn tìm hiểu của học sinh.Lúc này giáo viên có thể sử dụng hình ảnh về các loại trang phục truyền thống của nhiều dân tộc Việt Nam để giới thiệu về đặc điểm của từng trang phục.
Hoặc ở bài 12: Tranh cổ động (trang 50 Mỹ thuật 7 sách Kết nối tri thức với cuộc sống), hoạt động thực hành có thể gợi mở về cách vẽ. Ví dụ: em thấy nét vẽ này hoặc hình vẽ này đã được đẹp chưa( đối với hs trung bình và yếu),giáo viên cần chỉ ra những sai sót một cách cụ thể đồng thời yêu cầu học sinh tự sửa theo khả năng của mình; “em nhớ lại xem hình ảnh mọi người trong một số hoạt động cổ động như thế nào? , các động tác ra sao ?(đối với học sinh khá);Các em hãy quan sát lại bài mình và tìm ra những chỗ chưa được đẹp?em có thể sửa chúng đẹp hơn không?(đối với học sinh giỏi).
Những câu hỏi trên có ý nghi vấn, đồng thời tin vào khả năng của học sinh, khích lệ, động viên để các em tự sửa bài mình đẹp hơn
Về đánh giá bài vẽ tranh giáo viên cũng có thể sử dụng PP gợi mở để hướng dẫn học sinh tự đánh giá bài trong lớp:
Xem thêm:
- SKKN Một số kinh nghiệm dạy tốt dạng toán tìm x ở lớp 6 theo bộ sách Kết nối tri thức
- SKKN Một số kinh nghiệm giáo dục môi trường nhằm nâng cao chất lượng dạy học môn Địa lý 6 (Bộ sách Kết nối tri thức)
- SKKN Một số kinh nghiệm giúp học sinh giải toán có lời văn cho học sinh lớp 2 theo bộ sách Kết nối tri thức và cuộc sống
TÀI LIỆU LIÊN QUAN
- 4
- 127
- 1
- [product_views]
100.000 ₫
- 3
- 452
- 2
- [product_views]
100.000 ₫
- 6
- 577
- 3
- [product_views]
100.000 ₫
- 7
- 505
- 4
- [product_views]
100.000 ₫
- 4
- 783
- 5
- [product_views]
100.000 ₫
- 9
- 564
- 6
- [product_views]
100.000 ₫
- 6
- 335
- 7
- [product_views]
100.000 ₫
- 3
- 422
- 8
- [product_views]
30.000 ₫
- 8
- 955
- 9
- [product_views]
30.000 ₫
- 5
- 738
- 10
- [product_views]