SKKN Một số kinh nghiệm trong công tác bồi dưỡng học sinh giỏi

4.5/5

Giá:

100.000 đ
Cấp học: THPT
Môn: Vật lí
Lớp: 10,11,12
Bộ sách: Kết nối tri thức
Lượt xem: 690
File:
TÀI LIỆU WORD
Số trang:
50
Lượt tải:

7

Sáng kiến kinh nghiệm “SKKN Một số kinh nghiệm trong công tác bồi dưỡng học sinh giỏi “ triển khai các biện pháp như sau: 

2.1.Trong công tác tham mưu, lập kế hoạch bồi dưỡng HSG
2.2.Công tác lập kế hoạch bồi dưỡng HSG của giáo viên
2.3.Về xây dựng giáo án, tài liệu phục vụ công tác ôn thi HSG
2.4.Phương pháp bồi dưỡng HSG
2.4.1.Phương pháp tuyền đạt trực tiếp
2.4.2.Phương pháp giao nhiệm vụ ở nhà
2.4.3.Phương pháp giao dự án và nạp sản phẩm
2.4.4.Phương pháp luyện đề
2.4.5.Thi thử để đánh giá mức độ kiến thức của học sinh
2.4.6.Phương pháp giải đáp thắc mắc

Mô tả sản phẩm

MỞ ĐẦU
1. Lý do lựa chọn chủ đề.
“Mục tiêu của giáo dục nhằm phát triển toàn diện con người Việt nam có đạo đức, tri thức, văn hóa, sức khỏe, thẩm mỹ và nghề nghiệp; có phẩm chất, năng lực và ý thức công dân; có lòng yêu nước, tinh thần dân tộc, trung thành với lý tưởng độc lập dân tộc và Chủ nghĩa xã hội; phát huy tiềm năng, khả năng sáng tạo của mỗi cá nhân; nâng cao dân trí, phát triển nguồn nhân lực, bồi dưỡng nhân tài, đáp ứng yêu cầu của sự nghiệp xây dựng, bảo vệ Tổ quốc và hội nhập quốc tế”. (trích Điều 2, Mục tiêu giáo dục – Luật Giáo dục 2019).
Xác định rõ mục tiêu Giáo dục, chúng tôi thấy rằng, bên cạnh nhiệm vụ của giáo dục đại trà nhằm phát triển toàn diện con người Việt Nam, cần phải tổ chức bồi dưỡng học sinh giỏi, nhằm phát huy tiềm năng, khả năng sáng tạo của mỗi cá nhân; phát triển nguồn nhân lực, bồi dưỡng nhân tài, đáp ứng yêu cầu của sự nghiệp xây dựng, bảo vệ Tổ quốc và hội nhập quốc tế.
Nghị quyết số 29- NQ/TW của BCH Trung ương khóa XI về đổi mới căn bản toàn diện GD- ĐT đáp ứng yêu cầu Công nghiệp hóa, hiện đại hóa trong điều kiện kinh tế thị trường định hướng XHCN và hội nhập quốc tế, trong đó chú trọng đột phá chiến lược và phát triển nguồn nhân lực nhất là nguồn nhân lực chất lượng cao. Do đó, chúng tôi cho rằng công tác bồi dưỡng học sinh (HS) giỏi vừa hoàn thiện và nâng cao chất lượng giáo dục đại trà vừa góp phần phát triển năng lực, khả năng sáng tạo của mỗi cá nhân, giúp học sinh phát huy tiềm năng trong quá trình chiếm lĩnh tri thức nhân loại.
Việc tổ chức bồi dưỡng học sinh giỏi (HSG) và thi chọn HSG nhằm động viên khích lệ những HSG và giáo viên(GV) dạy giỏi, góp phần thúc đẩy việc cải tiến, nâng cao chất lượng dạy và học. Đồng thời qua đó phát hiện học sinh có năng khiếu để tiếp tục bồi dưỡng ở cấp học cao hơn, nhằm đào tạo nhân tài cho đất nước.
Hoạt động bồi dưỡng và thi học sinh giỏi ở trường THPT không phải là vấn đề mới, được xác định là một trong những nhiệm vụ trọng tâm trong các nhà trường; việc tổ chức bồi dưỡng học sinh giỏi ở bậc học này là phát huy cao độ khả năng học tập của học sinh.
Từ thực tiễn tham gia bồi dưỡng HSG môn vật lý ở trường THPT Quỳ châu trong nhiều năm qua, quan tâm, trăn trở trước vấn đề: Làm thế nào để nâng cao chất lượng, hiệu quả công tác bồi dưỡng HSG, góp phần phát huy tiềm năng, khả năng sáng tạo của học sinh, bồi dưỡng nhân tài, phát triển nguồn nhân lực chất lượng cao cho quê hương, đất nước. Với kết quả đã đạt được trong công tác bồi dưỡng HSG môn Vật lý ở trường THPT Quỳ Châu của chúng tôi, chúng tôi xin được chia sẻ kinh nghiệm thông qua đề tài “Một số kinh nghiệm trong công tác bồi dưỡng học sinh giỏi ở Trường THPT Quỳ châu”.
2. Mục đích nghiên cứu.
– Kinh nghiệm trong công tác tham mưu cho nhà trường trong hoạch định chính sách về công tác tạo nguồn và tuyển chọn đội tuyển ôn thi HSG tỉnh.
– Kinh nghiệm trong công tác bồi dưỡng HSG môn vật lý THPT Quỳ Châu.
3. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu.
– Tham mưu xây dựng chính sách về công tác tạo nguồn và tuyển chọn HS thamgia thi HSG tỉnh.
– Xây dựng kế hoạch lựa chọn học sinh và kế hoạch bồi dưỡng HSG
– Xây dựng hệ thống phương pháp bồi dướng HSG
– Xây dựng hệ thống tài liệu bồi dưỡng HSG

Phần 2: NỘI DUNG
1. Những thuận lợi và khó khăn.
a. Thuận lợi.
Bản thân chúng tôi là những cựu học sinh cũ của trường THPT Quỳ Châu, sau khi ra trường chúng tôi lại được quay lại chính ngôi trường mình đã từng học để giảng dạy nên chúng tôi hiểu biết rất rõ năng lực, tâm sinh lý của học sinh miền núi Quỳ Châu, tỉnh Nghệ An.
Sau một thời gian ra trường chúng tôi được nhà trường, tổ chuyên môn tạo điều kiện, quan tâm giúp đỡ, phân công giảng dạy ở các lớp chọn của trường, ở đó chúng tôi có điều kiện được tiếp xúc và làm việc với đội tuyển HSG môn vật lý, đó là một thuận lợi trong công tác bồi dưỡng HSG trong sự nghiệp giảng dạy của mình.
Chúng tôi là những giáo viên trẻ nhiệt tình, luôn chịu khó tìm tòi sáng tạo và nghiên cứu các tài liệu tham khảo để trau dồi chuyên môn, luôn có ý thức học hỏi và trao đổi kinh nghiệm với đồng nghiệp trong và ngoài trường.
Chúng tôi được đào tạo ở các trường đại học có chất lượng tốt như: đại học Khoa học tự nhiên, đại học Quốc gia Hà nội; Đại học Vinh, một trong những ngôi trường có bề dày thành tích trong đào tạo. Do đó bản thân chúng tôi đã tích lũy được khá nhiều kiến thức về chuyên môn sâu và phương pháp dạy học, trong đó có công tác bồi dưỡng HSG.
Có một số học sinh đặc biệt là những học sinh lớp chọn có tố chất, nhiệt tình và luôn mong muốn tìm hiểu, khám phá những vấn đề mới của vật lý. Học sinh và gia đình của các em xác định rõ mục tiêu học tập nên cũng thuận lợi trong công tác tuyển chọn, phối hợp trong quá trình bồi dưỡng HSG.
b. Khó khăn.
Bên cạnh những thuận lợi trên thì chúng tôi cũng gặp một số khó khăn nhất định trong quá trình bồi dưỡng HSG sau:
Thứ nhất, đặc thù của vật lý là rất khó so với các môn học khác nên các em thường có tâm lý e ngại khi học vật lý, chưa nói đến việc khai thác, hiểu sâu về các dạng bài tập khó, bài tập cần sự tư duy cao trong vật lý.
Thứ hai, chất lượng đầu vào đối với môn vật lý là thấp, số lượng học sinh có tố chất về môn vật lý rất ít, tính cạnh tranh không cao.
Thứ ba, phần lớn học sinh của trường đều có hoàn cảnh gia đình khó khăn nên một số bậc phụ huynh chưa chú trọng vào việc học của con em mình.
2. Thực trạng của đề tài.
Bồi dưỡng HSG là một công việc đặc thù trong dạy học, đòi hỏi phải có kế hoạch và lộ trình lâu dài, ngay từ khi các em bước vào lớp 10 THPT. Tuy nhiên ở một số giáo viên và ở một số bộ môn việc lập kế hoạch, lộ trình cho công tác tuyển chọn và bồi dưỡng còn bị xem nhẹ và chỉ đến năm tham gia thi mới tiến hành công tác bồi dưỡng thì hiệu quả không cao.
Để công tác bồi dưỡng HSG đạt hiều quả cao thì người GV cần chuyển bị cho mình nhiều thứ, tham mưu với nhà trường trong hoạch chính sách, từ kế hoạch, lộ trình bồi dưỡng cho đến phương pháp bồi dưỡng và tài liệu bồi dưỡng HSG
…Tuy nhiên không nhiều GV làm việc này một cách bài bản có hệ thống và đạt kết quả cao.
Đa phần học sinh đều sợ môn vật lý, kể cả các học sinh có chút năng khiếu nên việc tạo cho học sinh niềm đam mê và yêu thích môn vật lý là cả một nghệ thuật sư phạm của người GV. Tuy nhiên không nhiều GV làm tốt công việc này.
3. Khả năng ứng dụng và khai triển đề tài.
Đề tài này sẽ là một tài liệu tham khảo cho các GV trong công tác ôn thi học sinh giỏi, ôn thi đại học.
Đề tài này cũng sẽ là một tài liệu tham khảo cho lãnh đạo nhà trường, tổ chuyên môn trong hoạch định chiến lược bồi dưỡng HSG cho nhà trường.
4. Phạm vi kiến thức trong đề tài.
Trong đề tài này tôi sẽ đúc rút và chia sẻ một số nội dung sau:
– Tham mưu cho nhà trường trong hoạch định chính sách về công tác bồi dưỡng HSG tỉnh.
– Xây dựng kế hoạch lựa chọn đội tuyển học sinh giỏi và kế hoạch bồi dưỡng HSG
– Xây dựng hệ thống phương pháp bồi dướng HSG có hiệu quả, phù hợp với từng đối tượng học sinh
– Xây dựng hệ thống tài liệu bồi dưỡng HSG phù hợp với từng đối tượng học sinh. Kiến thức dùng cho ôn thi HSG nằm trong chương trình THPT theo khung chương trình ôn thi của sở GD và ĐT ban hành hàng năm, tuy nhiên chủ yếu tập trung vào mấy chuyên đề sau:
+ Các định luật bảo toàn (lớp 10)
+ Chất khí (lớp 10)
+ Điện tích – Điện trường (lớp 11)
+ Dòng điện không đổi (lớp 11)
+ Từ trường và cảm ứng điện từ (lớp 11)
+ Quang và dụng cụ quang (lớp 11) – ít có trong đề thi
+ Dao động cơ học (lớp 12)
+ Sóng cơ (lớp 12)
Tuy nhiên tùy thuộc vào từng năm, sở GD và ĐT tổ chức thi HSG tỉnh cho HS lớp 11 hay lớp 12 và thi vào khoảng thời gian nào mà người GV sẽ căn cứ vào chương trình mà tổ chức bồi dưỡng cho đúng và trúng. Tuy nhiên với các kiến thức của lớp 10 và 11 chúng ta phải ôn tập cho các em một cách bài bản, chuyên sâu ngay từ đầu.

CHƯƠNG 1. MỘT SỐ VẤN ĐỀ CHUNG VỀ CÔNG TÁC BỒI DƯỠNG HSG MÔN VẬT LÝ THPT

1.1. Khái quát về trường THPT Quỳ Châu.
Trường THPT Quỳ Châu đóng trên địa bàn khối 4 Thị trấn Tân lạc, huyện Quỳ châu, tỉnh Nghệ An. Là trường THPT duy nhất của huyện miền núi Quỳ Châu, trường tuyển sinh từ 8 trường THCS thuộc 12 xã, thị trấn, trong đó có 11 xã thuộc vùng kinh tế xã hội đặc biệt khó khăn; Học sinh là người dân tộc thiểu số trên 78 %, học sinh con hộ nghèo 20,17% (số liệu năm 2020)
Bước vào năm học 2021 – 2022, Trường đã có bề dày 56 năm xây dựng và trưởng thành, thực hiện đồng bộ nhiều giải pháp nâng cao chất lượng giáo dục, là điểm sáng giáo dục miền núi của tỉnh, tuy nhiên Trường THPT Quỳ Châu cần nỗ lực nhiều hơn nữa để tiến kịp giáo dục miền xuôi, từng bước phát triển để trở thành đơn vị vững vàng về chất lượng giáo dục trung học phổ thông trên địa bàn tỉnh Nghệ An.
Với phương châm: Dù khó khăn đến đâu cũng ra sức thi đua dạy tốt, học tốt, Ban giám hiệu nhà trường đã chỉ đạo đổi mới phương pháp dạy học phải phù hợp điều kiện thực tế, bám sát đối tượng. Căn cứ những đặc điểm học sinh miền núi, học sinh người dân tộc thiểu số để hướng dẫn các em làm quen cách học mới hiệu quả hơn. Tinh thần này đã được quán triệt sâu rộng trong tập thể cán bộ, giáo viên và học sinh nhà trường. Hoạt động dạy học chính khóa được quan tâm chỉ đạo theo tinh thần đổi mới phương pháp giảng dạy, đa dạng các hình thức học tập, đổi mới kiểm tra đánh giá; công tác phụ đạo, giúp đỡ học sinh yếu kém được tăng cường đã góp phần thúc đẩy chất lượng giáo dục đại trà. Trên nền tảng chung ấy, công tác bồi dưỡng học sinh giỏi đã tạo được những khởi sắc mới, ghi nhận sự chuyển biến rõ nét so với giai đoạn trước. Trong 8 năm học từ 2012-2013 đến năm học 2020-2021, công tác bồi dưỡng HSG của Trường THPT Quỳ châu đã có những kết quả đáng phấn khởi: Có 188 lượt học sinh tham gia dự thi học sinh giỏi tỉnh ở 10 môn, trong đó có 179 lượt em đạt học sinh giỏi tỉnh, trong đó có 15 giải nhất, 54 giải nhì, 69 giải ba, 41 giải khuyến khích. (số liệu thống kê của trường).
1.2. Thực trạng công tác bồi dưỡng HSG của trường THPT Quỳ Châu trong những năm qua.
Bản thân tôi tham gia công tác bồi dưỡng HSG từ năm học 2008-2009 đến nay và tham gia công tác quản lý tổ chuyên môn từ năm 2015-2016 đến nay tôi nhận thấy công tác bồi dưỡng HSG có một số điểm nổi bật sau:
– Về lãnh đạo, chỉ đạo: công tác bồi dưỡng HSG, ôn thi đại học luôn được các thế hệ lãnh đạo nhà trường quan tâm hàng đầu bên cạnh các nhiện vụ khác của nhà trường, đặc biệt là bồi dưỡng HSG tỉnh, kết quả thi HSG tỉnh luôn là một trong những tiêu chí quan trọng trong công tác thi đua khen thưởng được nhà trường đưa vào quy chế thi đua hàng năm. Nhờ đó động viên khuyến khích được các giáo viên và học sinh tham gia nhiệt tình trong công tác dạy và học tạo nên một phong trào thi đua có hiệu quả.
– Về triển khai nhiệm vụ: mặc dù đến cuối năm lớp 11 hoặc đầu năm lớp 12 (tùy kế hoạch của sở GD&ĐT) mới tham gia thi HSG tỉnh nhưng công tác bồi dưỡng HSG được triển khai rất sớm cho giáo viên và học sinh ngay từ khi học
sinh bước bào lớp 10 THPT.
– Về đội ngũ giáo viên: các giáo viên tham gia bồi dưỡng HSG được lựa chọn là các giáo viên có năng lực tốt và phẩm chât tốt, có kinh nghiệm trong công tác bồi dưỡng HSG, được giao nhiệm vụ bồi dưỡng liên tục trong 3 năm theo lớp và được giao nhiện vụ gắn liện trách nhiệm với công tác thi đua khen thưởng.
– Về học sinh: ngay khi học sinh bước vào lớp 10 THPT nhà trường đã tuyển chọn và phân chia các học sinh có năng lực tốt vào các lớp chuyên như: lớp A1 (chuyên về các môn Toán, Lý, Hóa, Sinh, Tin), lớp C1(chuyên về các môn Văn, Sử, Địa, GDCD), lớp D(chuyên về các môn Toán, Văn, Anh). Các em được tư vấn, định hướng các môn thi HSG gắn liền với các môn thi đại học sau này.
– Về công tác chỉ đạo của tổ chuyên môn: Ngoài các giáo viên được phân công trực tiếp bồi dưỡng HSG thì tổ chuyên môn cũng phân công các giáo viên khác có năng lực hỗ trợ tìm kiếm tài liệu, tham gia bồi dưỡng các chuyên đề là thế mạnh của mình. Ngoài các đợt thi khảo sát HSG do nhà trường tổ chức thì tổ chuyên môn cũng thường xuyên ra đề ôn tập, thi thử để học sinh và giáo viên có cơ sở điều chỉnh việc dạy và học.
Kết quả đạt được trong công tác bồi dưỡng HSG tỉnh trong giai đoạn từ 2006-2012 và từ 2012-2020 đạt được như sau (số liệu trường THPT Quỳ Châu cung cấp):
TT Các tiêu chí Giai đoạn 2006-2012 Giai đoạn 2012-2020
1 Số học sinh dự thi HSG 117 188
2 Số em đạt HSG 63 179
3 Số em đạt giải nhất, nhì 12 69
4 Số môn có HSG 7 10
5 Số GV có HSG 18 39
Phân tích, đánh giá công tác bồi dưỡng HSG qua các giai đoạn tôi nhận thấy những ưu điểm sau đây:
– Đã tập hợp, thu hút phần đông học sinh có năng khiếu tham gia đội tuyển các môn bồi dưỡng học sinh giỏi.
– Đội ngũ giáo viên đã quan tâm, chăm lo công tác bồi dưỡng học sinh giỏi, coi kết quả học sinh giỏi là danh dự, uy tín của bộ môn mình, lớp mình; đã đầu tư nhiều công sức, trí tuệ để nâng cao chất lượng, hiệu quả công tác bồi dưỡng học sinh giỏi qua từng năm học.
– Nhà trường đã có sự đầu tư hợp lý, từ việc bố trí kế hoạch chương trình, ưu tiên thời gian, phát triển đội ngũ tham gia bồi dưỡng, phân bổ kinh phí cho công tác bồi dưỡng học sinh giỏi.
Tuy nhiên, từ chỉ đạo của nhà trường và triển khai của tổ chuyên môn đến việc thực hiện kế hoạch còn nhiều bất cập. Một số giáo viên khi thực hiện còn lúng túng trong việc xây dựng kế hoạch lựa chọn đổi tuyển, kế hoạch và lộ trình bồi dưỡng HSG, việc cập nhật khung chương trình ôn thi còn lúng túng, việc xây dựng hệ thống tài liệu ôn tập còn rời rạc, chưa liền mạch, không trọng tâm và không có chất lượng dẫn đến kết quả bồi dưỡng HSG còn thấp so với kì vọng và mặt bằng chung.

1.3. Một số điểm mạnh, yếu, thuận lợi, khó khăn trong công tác bồi dưỡng HSG ở trường THPT Quỳ Châu.
* Điểm mạnh: Tập thể sư phạm đoàn kết, thống nhất từ trên xuống dưới; có đội ngũ cốt cán có chuyên môn tương đối tốt, nhiệt tình cống hiến cho công tác giáo dục nói chung và công tác bồi dưỡng HSG nói riêng. Chất lượng đội ngũ HSG tương đối tốt, mặc dù không thể sánh bằng các trường miền xuôi.
* Điểm yếu: Chất lượng đội ngũ giáo viên và học sinh tham gia bồi dưỡng HSG tỉnh không thật đồng đều, tư duy của học sinh miền núi còn lạc hậu và tiếp thu chậm. Trình độ công nghệ thông tin của HS và GV còn hạn chế nên việc tiếp cận các nguồn tài liệu khác nhau còn gặp nhiều khó khăn.
* Thuận lợi: Được sự quan tâm chu đáo, sát sao của lãnh đạo huyện và các phụ huynh học sinh. Được sự chỉ đạo sát sao, kịp thời của ban giám hiệu (BGH) nhà trường, của tổ chuyên môn. Cơ sở vật chất của nhà trường đáp ứng tương đối cho công tác bồi dưỡng HSG.
* Khó khăn:
Kinh tế nhà trường và của phụ huynh còn hạn chế nên kinh phí đầu tư cho công tác bồi dưỡng HSG còn ít, cơ chế chính sách đối với công tác bồi dưỡng HSG còn nhiều bất cập nên chưa động viên tố đa cho công tác bồi dưỡng HSG.
Đội ngũ giáo viên có năng lực tốt còn ít dẫn đên một số bộ môn một giáo viên phải bồi dưỡng cùng lúc hai lứa đội tuyển và không có người hỗ trợ trong quá trình bồi dưỡng HSG.
Số lượng học sinh có năng lực tốt còn ít dẫn đến việc chọn lựa đội tuyển gặp nhiều khó khăn, có những HS năng lực khá vẫn phải lựa chọn, có những HS phải ôn thi cùng lúc 2 môn, thậm chí là 3 môn dẫn đến áp lực rất lớn cho HS.
Phần lớn giáo viên thực hiện nhiệm vụ bồi dưỡng học sinh giỏi đều dạy học theo kinh nghiệm và năng lực cá nhân là chính, ít được giao lưu, học tập kinh nghiệm với cụm trường, những điển hình về chất lượng giáo dục ở các trường khác.
1.4. Nguyên nhân của tồn tại, hạn chế trong công tác bồi dưỡng HSG
Trong công tác bồi dưỡng HSG ở trường THPT những năm qua có phần khởi sắc, tuy nhiên kết quả vẫn chưa được như mong đợi. Sau đây là một số nguyên nhân tồn tại và hạn chế trong công tác bồi dưỡng HSG:
Thứ nhất, chất lượng đại trà đầu vào của trường còn thấp. Các cuộc vận động của ngành đã thúc đẩy chất lượng giáo dục các trường THCS trên địa bàn Trường THPT Quỳ châu tuyển sinh. Tuy vậy chất lượng bồi dưỡng học sinh giỏi của các trường mới chỉ chuyển biến bước đầu, chưa thật sự vững chắc. Chất lượng dạy học giữa các trường chưa đồng đều, điều kiện CSVC và trang thiết bị dạy học ở các trường vùng sâu vùng xa còn nhiều bất cập.
Thứ hai, một số tổ, nhóm chuyên môn chưa thực sự chủ động trong việc xây dựng kế hoạch bồi dưỡng HSG cho cả cấp học; thiếu sự gắn kết, tích hợp, cộng đồng để phát huy hết sở trường, năng lực của mỗi giáo viên bộ môn.
Thứ ba, một số giáo viên bộ môn vẫn chưa thực sự “có lửa”, chưa dành sự đam mê, tâm huyết cho công tác bồi dưỡng HSG; một bộ phận giáo viên vẫn coi công tác bồi dưỡng HSG cũng chỉ là hoạt động chuyên môn đơn thuần như dạy học chính khóa hoặc dạy thêm, phụ đạo học sinh yếu kém.
Thứ tư, việc nắm bắt nguồn chất lượng đầu vào, những học sinh có năng lực của giáo viên để hình thành đội tuyển các môn còn chậm. Một số học sinh khi bước vào THPT thì thay đổi định hướng nghề nghiệp dẫn đến thay đổi môn trọng tâm để học.
Thứ năm, nhà trường chưa tạo được cơ chế đủ mạnh về đánh giá, thi đua, khen thưởng để thúc đẩy công tác bồi dưỡng HSG để khai thác tiềm năng, thế mạnh của đội ngũ giáo viên, học sinh. Trường chưa có những “cú hích” đủ mạnh để chiến thắng “sức ì” trong công tác bồi dưỡng HSG.

CHƯƠNG 2. MỘT SỐ KINH NGHIỆM TRONG CÔNG TÁC BỒI DƯỠNG HSG MÔN VẬT LÝ Ở TRƯỜNG THPT QUỲ CHÂU
2.1. Trong công tác tham mưu, lập kế hoạch bồi dưỡng HSG
Để công tác bồi dưỡng HSG đạt kết quả cao, trước tiên các giáo viên được giao nhiệm vụ bồi dưỡng phải tham mưu cho nhà trường, tổ chuyên môn xây dựng các kế hoạch liên quan đến công tác bồi dưỡng HSG như: kế hoạch sắp xếp học sinh vào các lớp khối 10, kế hoạch phân công chủ nhiệm các lớp chọn, kế hoạch phân công giáo viên bồi dưỡng…

2.1.1. Trong công tác xếp lớp sau tuyển sinh vào lớp 10
Việc xắp xếp học sinh vào các lớp chọn phải căn cứ vào các tiêu chí sau:
– Nhu cầu đăng kí khối thi THPT của học sinh và phụ huynh
– Năng lực của học sinh, cụ thể học sinh đăng kí vào lớp chọn phải là những học sinh ít nhất phải đạt danh hiệu học sinh giỏi cấp trường trở lên và có hạnh kiểm tốt ở cấp THCS.

2.1.2. Trong công tác phân công giáo viên chủ nhiệm lớp chọn một
Để đảm bảo chất lượng và phong trào thi đua cũng như sự hiểu biết về năng lực chung của học sinh trong lớp thì các giáo viên chủ nhiệm lớp chọn 1 (lớp A1, C1, D) phải gắn với một môn thi chính của lớp. Ví dụ:
– Lớp A1 thì giáo viên chủ nhiệm phải là giáo viên trực tiếp bồi dưỡng HSG các môn Toán, Lý, Hóa hoặc Sinh.
– Lớp C1 thì giáo viên chủ nhiệm phải là giáo viên trực tiếp bồi dưỡng HSG các môn Văn, Sử, Địa hoặc GDCD.
– Lớp D thì giáo viên chủ nhiệm phải là giáo viên trực tiếp bồi dưỡng HSG các môn Toán, Văn, Anh (Ưu tiên giáo viên môn Anh).

2.1.3. Trong công tác phân công giáo viên trực tiếp bồi dưỡng
Giáo viên bồi dưỡng bộ môn nào thì phải được giao trực tiếp giảng dạy bộ môn đó ở lớp chọn một trong suốt 3 năm THPT. Hạn chế giao công tác bồi dưỡng HSG cho các giáo viên sau:
Một là, giáo viên đang trong kế hoạch sinh nở sẽ phải chuyển công tác bồi dưỡng giữa chừng.
Hai là, giáo viên có kế hoạch chuyển trường trong tương lai gần (thường xuyên xẩy ra ở trường THPT Quỳ châu, đặc biệt hay xẩy ra với các giáo viên trẻ có chuyên môn khá, người miền xuôi và chưa lập gia đình ở Quỳ Châu).
Việc giao công tác bồi dưỡng HSG cho các giáo viên đó ngay từ lớp 10 sẽ dẫn đến hệ lụy là khi thay đổi giáo viên bồi dưỡng giữa chừng sẽ ảnh hưởng đến tâm lý học sinh, ảnh hưởng đến cả giáo viên được tiếp quản công tác bồi dưỡng sau, gây khó khăn cho giáo viên tiếp nhận công tác bồi dưỡng HSG trong định hướng công tác bồi dưỡng của mình.

2.1.4. Trong công tác truyền thông, thu hút nhân tài.
Với địa bàn tuyển sinh ở huyện Quỳ Châu, hàng năm có một lượng lớn học sinh có chuyên môn tốt đăng kí tuyển sinh các trường miền xuôi như trường THPT chuyên Phan Bội Châu, THPT Huỳnh Thúc Kháng, THPT nội trú số 1 THPT nội trú số 2, THPT chuyên Đại học Vinh. Do đó công tác tuyền thông để cho học sinh và phụ huynh hiểu được rằng học ở THPT Quỳ Châu kết quả thi HSG và THPT Quốc gia không thua kém so với đi học xa nhà, đặc biệt với các học sinh chưa quen tự chủ trong sinh hoạt và học tập.
Không có học sinh có tố chất tốt sẽ là một khó khăn lớn trong công tác tuyển chọn và bồi dưỡng HSG, do đó việc tuyền thông để thu hút các học sinh có tố chất đăng kí học tại trường THPT Quỳ Châu là rất quan trọng. Để làm tốt công tác này, nhà trường phải có kết quả tốt trong công tác đào tạo như kết quả thi HSG, thi THPT Quốc gia các năm trước để làm bằng chứng thuyết phục.
Ngoài thu hút học sinh có tố chất tốt nhập học tại trường thì công tác thu hút giáo viên có chuyên môn tốt ở lại công tác lâu dài tại trường cũng rất quan trọng. Để các giáo viên trẻ ở miền xuôi có năng lực yên tâm công tác lâu dài thì nhà trường phải có chế độ đãi ngộ tốt và có kế hoạch sử dụng, bổ nhiệm hấp dẫn họ.

2.2. Công tác lập kế hoạch bồi dưỡng HSG của giáo viên
2.2.1. Công tác tìm hiểu, tuyển chọn đội tuyển.
Ngay sau khi nhận nhiệm vụ giảng dạy lớp chọn một và được giao công tác ôn thi HSG, người giáo viên phải tìm hiểu về nguồn đội tuyển HSG thông qua trao đổi thông tin về đội tuyển HSG ở THCS và thông qua các giáo viên dạy THCS.
Sau khi có được một danh sách nguồn học sinh có tố chất tốt thì giáo viên phải tìm hiểu về định hướng nghề nghiệp, khối thi chính của học sinh và phụ huynh học sinh để rút gọn danh sách, tránh việc giáo viên chọn nhưng học sinh lại không đam mê môn học không đầu từ nhiều cho môn học do không phải là môn chính trong thi đại học của học sinh sẽ dẫn đến hiệu quả bồi dưỡng không cao.
Ngoài ra, các giáo viên bộ môn dược giao bồi dưỡng HSG trong một nhóm môn liên quan (Toán, Lý Hóa, Sinh, Anh/ Văn, Sử, Địa, GDCD) phải ngồi lại trao đổi, bàn bạc để chon đội tuyển, tránh chồng chéo đẫn đến một học sinh tham gia bồi dưỡng nhiều môn sẽ gây áp lực cho học sinh dẫn đến hiệu quả bồi dưỡng cũng không cao.
Việc lựa chọn đội tuyển phải dựa vào các tiêu chi sau:
– Học sinh phải có tố chất tốt
– Học sinh phải đam mê với bộ môn
– Học sinh tham gia bồi dường HSG càng ít môn càng tốt.
Tuy nhiên do nguồn học sinh có tố chất tốt ít nên khi chon đội tuyển cần chú ý rằng thà chọn học sinh có năng lực tốt nhưng tham gia ôn thi nhiều môn còn hơn chọn học sinh ôn thi một môn nhưng năng lực hạn chế.
Việc loại những học sinh sa sút trong học tập và bổ sung những học sinh tiến bộ cũng phải thực hiện thường xuyên trong quá trình giảng dạy và bồi dưỡng, do đó số lượng bồi dưỡng phải lấy số du so với chỉ tiêu đăng kí dự thi để tạo sự cạnh tranh giữa các học sinh trong đội tuyển.

2.2.2. Về việc xây dựng và thực hiện lộ trình bồi dưỡng HSG
Để việc tiến hành bồi dưỡng đạt kết quả cao, trước khi tiến hành giáo viên phải xây dựng cho mình một lộ trình bồi dưỡng chi tiết bắt đầu từ lớp 10 THPT. Trong lộ trình đó phải có các mốc thời gian gắn với các nội dung kiến thức một chách rõ ràng, logic phù hợp với xu thế ra đề của Sở GD&ĐT hàng năm.
Song song với quá trình dạy học chính khóa, Các giáo viên bồi dưỡng học sinh giỏi phải thành lập đội tuyển sớm để tiến hành bồi dưỡng theo đúng kế hoạch, theo tinh thần “việc hôm nay chớ để ngày mai”. Một khi đã thực hiện ôn tập kĩ phần trước, chương trước sẽ giúp các em tiếp thu phần sau, chương sau tốt hơn.

2.3. Về xây dựng giáo án, tài liệu phục vụ công tác ôn thi HSG
2.3.1. Về xây dựng hệ thống tài liệu
Các tại liệu có thể lấy trong sách giáo khoa, sách bài tập, các loại sách tham khảo về bồi dưỡng HSG. Ngoài ra có thể tìm kiếm trên các trang mạng, có thể đặt mua với các chuyên gia viết tài liệu ôn thi HSG khác. Cũng có thể trao đổi với các đồng nghiệp khác trong và ngoài tỉnh hoặc dùng các đề thi của các tỉnh ở các năm trước làm tài liệu bồi dưỡng

2.3.2. Về Xây dựng giáo án bồi dưỡng HSG
Giáo án bồi dưỡng nên thực hiện theo chuyên đề và được xây dựng theo tiến trình logic của sách giáo khoa. Trong mỗi chuyên đề nên phân chia thành các dạng bài tập đặc trưng, điển hình của chuyên đề đó. Các bài tập phải được xây dựng từ dễ đến khó, không được bỏ qua các bài tập cơ bản vì các bài tập lớn là tổ hợp của nhiều bài tập cơ bản. Một khi học sinh đã thành thạo các bài tập cơ bản rồi thi việc giải quyết các bài tập nâng cao sẽ dễ dàng hơn.
Giáo án được xây dựng bao gồm các phần sau:
– Kiến thức cơ bản và kiến thức nâng cao, bổ sung
– Phương pháp giải bài tập về chuyên đề
– Các bài tập cơ bản
– Các bài tập điển hình, nâng cao
– Các bài tập tự ôn luyên cho các loại bài tập trên
– Gợi ý hướng dẫn giải các bài tập ôn luyện
Mỗi chuyên đề có thể thực hiện trong nhiều buổi, do đó khi soạn cần đưa ra mục tiêu ôn tập cho từng buổi và phải hoàn thành mục tiêu đó trong các buổi ôn tập.

TÀI LIỆU LIÊN QUAN

Theo dõi
Thông báo của
guest
Phản hồi nội tuyến
Xem tất cả bình luận
Set your categories menu in Theme Settings -> Header -> Menu -> Mobile menu (categories)
Shopping cart

KẾT NỐI NGAY VỚI KIẾN EDU

Chúng tôi luôn sẵn sàng lắng nghe và đưa ra giải pháp phù hợp nhất cho vấn đề của bạn.

0886945229

Email

kienedu.com@gmail.com

Đây chỉ là bản XEM THỬ - khách hàng vui lòng chọn mua tài liệu và thanh toán để nhận bản đầy đủ

TẢI TÀI LIỆU

Bước 1: Chuyển phí tải tài liệu vào số tài khoản sau với nội dung: Mã tài liệu

Chủ TK: Ngô Thị Mai Lan

STK Agribank: 2904281013397 Copy
* (Nếu khách hàng sử dụng ngân hàng Agribank thì chuyển tiền vào STK Agribank để tránh bị lỗi treo giao dịch)
STK TPbank: 23665416789 Copy
tài khoản tpbank kienedu

Bước 2: Gửi ảnh chụp giao dịch vào Zalo kèm mã tài liệu để nhận tài liệu qua Zalo hoặc email

Nhắn tin tới Zalo Kiến Edu (nhấn vào đây để xác nhận và nhận tài liệu!)