SKKN Một số phương pháp hướng dẫn học sinh lớp 10 rèn luyện kỹ năng “Viết báo cáo nghiên cứu một vấn đề” (Bài 4 “Sức sống của Sử thi” – Ngữ văn 10). – KNTT
- Mã tài liệu: MP0321 Copy
Môn: | Ngữ Văn |
Lớp: | 10 |
Bộ sách: | Kết nối tri thức |
Lượt xem: | 508 |
Lượt tải: | 4 |
Số trang: | 88 |
Tác giả: | Nguyễn Thị Thanh Hương |
Trình độ chuyên môn: | Thạc sĩ giáo dục |
Đơn vị công tác: | THPT Nguyễn Sỹ Sách |
Năm viết: | 2022-2023 |
Số trang: | 88 |
Tác giả: | Nguyễn Thị Thanh Hương |
Trình độ chuyên môn: | Thạc sĩ giáo dục |
Đơn vị công tác: | THPT Nguyễn Sỹ Sách |
Năm viết: | 2022-2023 |
Sáng kiến kinh nghiệm “Một số phương pháp hướng dẫn học sinh lớp 10 rèn luyện kỹ năng “Viết báo cáo nghiên cứu một vấn đề” (Bài 4 “Sức sống của Sử thi” – Ngữ văn 10). – KNTT”triển khai gồm các biện pháp nổi bật sau:
2.1. Hướng dẫn học sinh cách viết báo cáo nghiên cứu về một vấn đề văn học dân gian
2.1.1. Tập nghiên cứu, viết báo cáo về một vấn đề văn học dân gian được học trong sách giáo khoa.
2.1.2. Tập nghiên cứu, viết báo cáo về một vấn đề văn học dân gian ngoài sách giáo khoa
2.2. Hướng dẫn học sinh cách viết báo cáo nghiên cứu về một vấn đề trong đời sống.
2.3. Các bước hướng dẫn học sinh rèn luyện kỹ năng viết báo cáo nghiên cứu trong tiết học: “Viết báo cáo nghiên cứu một vấn đề” (Bài 4 “Sức sống của Sử thi” – Ngữ văn 10).
Mô tả sản phẩm
PHẦN 1. ĐẶT VẤN ĐỀ
I. LÍ DO CHỌN ĐỀ TÀI
- Ngày 01/11/2013 tại Hội nghị lần thứ 8, BCH TW khóa XI ban hành Nghị quyết số 29-NQ/TW về đổi mới căn bản và toàn diện giáo dục. Nghị quyết chỉ rõ: “Phát triển giáo dục và đào tạo là nâng cao dân trí, đào tạo nhân lực, bồi dưỡng nhân tài. Chuyển mạnh quá trình giáo dục từ chủ yếu trang bị kiến thức sang phát triển toàn diện năng lực và phẩm chất người học. Học đi đôi với hành; lí luận với thực tiễn; giáo dục nhà trường kết hợp với giáo dục gia đình và giáo dục xã hội […]. Phát triển khả năng sáng tạo, tự học, khuyến khích học tập suốt đời”.
Thông tư 32/2018/TT-BGDDT ban hành chương trình giáo dục phổ thông mới cũng đã cụ thể hóa mục tiêu giáo dục phổ thông nhấn mạnh việc đổi mới phương pháp dạy học (PPDH) theo định hướng phát huy tính tích cực nhận thức của học sinh (HS) và trọng tâm là hình thành, phát triển năng lực tự học.
Từ những văn bản trên, chúng ta thấy, mục đích của đổi mới phương pháp dạy học trong chương trình GDPT 2018 chính là phát huy tính tích cực, chủ động, sáng tạo và vận dụng kiến thức; tập trung dạy cách học, cách nghĩ, khuyến khích tự học, tạo cơ sở để người học cập nhật và đổi mới tri thức, kĩ năng qua đó hình thành và phát triển năng lực, phẩm chất. Điều này cho thấy vai trò của người dạy vô cùng quan trọng. Giáo viên phải là người tích cực trong việc đổi mới hình thức, kỹ thuật dạy học theo hướng tích cực, chủ động nhằm giúp học sinh phát huy tính tích cực, tự giác, chủ động, sáng tạo, rèn luyện thói quen và khả năng tự học, tinh thần hợp tác, kỹ năng vận dụng kiến thức vào những tình huống khác nhau trong học tập và trong thực tiễn. Đặc biệt phải làm sao cho quá trình “Học” là quá trình kiến tạo; tìm tòi, khám phá, phát hiện, luyện tập, khai thác và xử lý thông tin, biến kiến thức sách vở thành hiểu biết thực tế. Một trong những hoạt động trong trường học hiện nay góp phần phát huy tính tích cực chủ động của học sinh chính là hoạt động nghiên cứu khoa học.
Nghiên cứu khoa học (NCKH) là một trong những hoạt động mang lại ý nghĩa vô cùng lớn cho cộng đồng xã hội, đồng thời là sân chơi để học sinh nâng cao khả năng tư duy, thỏa đam mê sáng tạo phát triển bản thân học sinh. NCKH có vai trò quan trọng đối với học sinh THPT trong việc giúp học sinh vận dụng kiến thức đã học vào giải quyết những vấn đề thực tiễn cuộc sống, đồng thời nâng cao khả năng tự học, tự nghiên cứu của học sinh; khơi dậy tiềm năng và phát huy tư duy sáng tạo, phát triển năng lực của HS. Có thể những nội dung nghiên cứu của HS không lớn như các nhà khoa học nhưng nó vẫn thể hiện được sự sáng tạo trong quá trình vận dụng kiến thức phổ thông vào đời sống thực tiễn. Do đó hiện nay, trong các trường THPT xuất hiện nhiều cuộc thi, nhiều sân chơi trí thức bổ ích, giúp học sinh bộc lộ khả năng nghiên cứu của mình như: cuộc thi khoa học kĩ thuật (KHKT), báo cáo dự án dạy học, báo cáo một chuyên đề trong hội thảo khoa học cấp trường, cuộc thi vận dụng kiến thức liên môn giải quyết các vấn đề thực tiễn.
- Viết báo cáo nghiên cứu vốn là một hoạt động của NCKH, là hoạt động thực hành giúp học sinh phát triển kỹ năng tìm hiểu, khám phá về đời sống xã hội và tự nhiên (con người, sự kiện, địa điểm, môi trường,…) qua tư liệu thu thập được và trình bày kết quả tìm hiểu, khám phá đó. Chương trình Sách giáo khoa Ngữ văn lớp 10 – Chương trình GDPT 2018 rất đề cao việc học tập nghiêng về nghiên cứu của học sinh THPT. Vì thế trong cuốn sách Chuyên đề học tập môn Ngữ văn có hẳn một chuyên đề: “Tập nghiên cứu và viết báo cáo về một vấn đề văn học dân gian”. Còn trong Sách giáo khoa Ngữ văn (Bộ Kết nối tri thức với cuộc sống) ở bài 4 “Sức sống của Sử thi” có phần rèn luyện kĩ năng Viết “Viết báo cáo nghiên cứu một vấn đề”. Điều đó cho thấy vai trò quan trọng của việc hướng dẫn học sinh tập nghiên cứu và viết báo cáo nghiên cứu đối với học sinh lớp 10 THPT. Tuy nhiên việc nghiên cứu trong sách Chuyên đề đang dừng lại ở việc tập nghiên cứu một vấn đề văn học dân gian chứ chưa hướng đến nghiên cứu một vấn đề trong đời sống. Hơn nữa, không phải tất cả các lớp đều chọn học Chuyên đề học tập môn Ngữ văn. Do đó trong quá trình dạy học, giáo viên cần mở rộng hướng dẫn học sinh nghiên cứu một vấn đề trong đời sống. Đây chính là cách nhận diện khả năng vận dụng kiến thức vào những tình huống khác nhau trong học tập và trong thực tiễn của học sinh không chỉ ở lĩnh vực Văn học mà có thể ở những lĩnh vực khác như Lịch sử, Địa lý, Hóa học, Vật lý…
- Nhiều năm qua, thực tiễn nghiên cứu khoa học trong học sinh THPT, đặc biệt là học sinh vùng nông thôn huyện Thanh Chương diễn ra còn đơn điệu, ít có hiệu quả. Nhiều em khi được hướng dẫn viết đề tài nghiên cứu KHKT hoặc nghiên cứu và trình bày các dự án dạy học, chuyên đề dạy học đều tỏ ra lúng túng hoặc nhận thức chưa đầy đủ về ý nghĩa của hoạt động nghiên cứu trong quá trình học tập của mình.
Nhằm đạt được những mục tiêu dạy học trong chương trình GDPT 2018, nhiều năm học qua, bản thân chúng tôi đã có những tìm tòi, đổi mới trong phương pháp dạy học, kỹ thuật dạy học, đổi mới cách kiểm tra, đánh giá học sinh… nhằm đạt được hiệu quả giáo dục tốt nhất. Tuy nhiên trong hoạt động nghiên cứu khoa học và hướng dẫn HS nghiên cứu khoa học vần còn nhiều hạn chế nhất định.
Đó chính là lý do chúng tôi quyết định chọn đề tài: Một số phương pháp hướng dẫn học sinh lớp 10 rèn luyện kỹ năng “Viết báo cáo nghiên cứu một vấn đề” (Bài 4 “Sức sống của Sử thi” – Ngữ văn 10).
II. ĐÓNG GÓP MỚI CỦA ĐỀ TÀI
- Đề tài đã phân tích và hệ thống nội dung từ cơ sở lý luận đến cơ sở thực tiễn, qua đó đề xuất được một số giải pháp mới giúp học sinh vừa tập nghiên cứu, viết báo cáo về một vấn đề văn học dân gian, vừa tập nghiên cứu, viết báo cáo một vấn đề trong đời sống để tạo ra được nhiều sản phẩm khoa học có giá trị.
- Xác định được các nguyên tắc xây dựng giải pháp giúp học sinh rèn luyện kỹ năng Viết báo cáo nghiên cứu.
- Trình bày được phương pháp thực nghiệm, kết quả cũng như bài học kinh nghiệm rút ra từ quá trình thực nghiệm.
III. PHẠM VI, ĐỐI TƯỢNG, MỤC ĐÍCH NGHIÊN CỨU
1. Phạm vi nghiên cứu
- Đề tài đề xuất một số phương pháp khi dạy tiết Thực hành kỹ năng Viết: “Viết báo cáo nghiên cứu một vấn đề” (thuộc Bài 4: Sức sống của Sử thi)
- Hướng dẫn học sinh nghiên cứu một vấn đề văn học dân gian từ đó biết nghiên cứu một vấn đề trong đời sống.
2. Đối tượng nghiên cứu
- Tiết thực hành kỹ năng Viết: “Viết báo cáo nghiên cứu một vấn đề” (thuộc Bài 4: Sức sống của Sử thi) trong chương trình Ngữ văn 10.
- Chuyên đề Ngữ văn: “Tập nghiên cứu và viết báo cáo về một vấn đề văn học dân gian” trong chương trình Ngữ văn 10 (Bộ Kết nối tri thức với cuộc sống).
- Học sinh lớp 10 năm học 2022 – 2023 trường THPT Nguyễn Sỹ Sách.
3. Mục đích nghiên cứu
3.1. Đối với giáo viên:
- Giúp giáo viên có điều kiện đào sâu hơn, nắm bắt chặt chẽ hơn kiến thức về lĩnh vực mình đang trực tiếp giảng dạy, kịp thời điều chỉnh, bổ sung những nội dung kiến thức chưa chuẩn xác trong bài giảng của mình.
- Trong quá trình hướng dẫn học sinh thực hiện các hoạt động nghiên cứu, sẽ giúp giáo viên bồi dưỡng năng lực nghiên cứu khoa học, góp phần phát triển năng lực sáng tạo, giúp bản thân rèn luyện và phát triển thêm tư duy độc lập, tư duy phản biện, biết bảo vệ lập trường khoa học của mình. Đây cũng là cơ sở cần thiết để tiến hành đổi mới nội dung, phương pháp giảng dạy.
- Từ việc hướng dẫn học sinh nghiên cứu, giáo viên có thể tham gia NCKH cấp trường, cấp tỉnh, nếu đạt kết quả tốt, sẽ là yếu tố quan trọng góp phần khẳng định chính bản thân trong đơn vị công tác.
Xem thêm:
- SKKN Phát triển năng lực đọc hiểu văn bản thông tin cho học sinh lớp 10 trong dạy học Ngữ văn (Bộ kết nối tri thức với cuộc sống) – KNTT
- SKKN Phát triển năng lực số cho học sinh vùng nông thôn thông qua dạy học các văn bản thơ trữ tình trong SGK Ngữ văn 10 (Bộ Kết nối tri thức với cuộc sống) – KNTT
- SKKN Rèn luyện, phát triển năng lực ngôn ngữ cho học sinh THPT Quỳnh Lưu 2 thông qua việc tổ chức hoạt động nói và nghe theo SGK Ngữ văn lớp 10 – Bộ Kết nối tri thức với cuộc sống – KNTT
TÀI LIỆU LIÊN QUAN
- 0
- 140
- 1
- [product_views]
- 3
- 120
- 2
- [product_views]
- 1
- 161
- 3
- [product_views]
- 5
- 103
- 4
- [product_views]
- 2
- 109
- 5
- [product_views]
100.000 ₫
- 6
- 451
- 6
- [product_views]
100.000 ₫
- 2
- 408
- 7
- [product_views]
100.000 ₫
- 6
- 502
- 8
- [product_views]
100.000 ₫
- 1
- 475
- 9
- [product_views]
100.000 ₫
- 3
- 509
- 10
- [product_views]