SKKN Nâng cao chất lượng giảng dạy môn tin học lớp 10 từ việc hỗ trợ sử dụng máy tính trong giờ học lý thuyết
- Mã tài liệu: MP1328 Copy
Môn: | TIN HỌC |
Lớp: | 10 |
Bộ sách: | Kết nối tri thức |
Lượt xem: | 533 |
Lượt tải: | 3 |
Số trang: | 16 |
Tác giả: | Đặng Thị Thu Hằng |
Trình độ chuyên môn: | Thạc sĩ giáo dục |
Đơn vị công tác: | THPT DTNT tỉnh Ninh Bình |
Năm viết: | 2022-2023 |
Số trang: | 16 |
Tác giả: | Đặng Thị Thu Hằng |
Trình độ chuyên môn: | Thạc sĩ giáo dục |
Đơn vị công tác: | THPT DTNT tỉnh Ninh Bình |
Năm viết: | 2022-2023 |
Sáng kiến kinh nghiệm “Nâng cao chất lượng giảng dạy môn tin học lớp 10 từ việc hỗ trợ sử dụng máy tính trong giờ học lý thuyết“triển khai gồm các biện pháp nổi bật sau:
Trong chương III “Soạn thảo văn bản”- sách giáo khoa tin học lớp 10 có nhiều nội dung có thể thực hiện bằng biện pháp trên. Chương này mục đích cuối cùng là học sinh hiểu thế nào là soạn thảo văn bản, thành thạo các kỹ năng cơ bản trong soạn thảo một văn bản đơn giản.
Trước khi học bài 16 – Định dạng văn bản đã có bài tập và thực hành 6, học sinh đã được thực hành ở phòng máy và đã soạn thảo được đoạn văn bản “Đơn xin nhập học”. Đoạn văn bản đó đã được lưu vào thư mục của các em trong máy tính. Đến tiết học này các em sẽ được học cách định dạng ngay trên máy tính với chính văn bản của mình (Để thuận lợi cho việc này tôi yêu cầu tất cả các giờ, học sinh ngồi cố định một máy tính
Mô tả sản phẩm
1. TÊN SÁNG KIẾN, LĨNH VỰC ÁP DỤNG
Tác giả đề nghị xét công nhận sáng kiến “Nâng cao chất lượng giảng dạy môn tin học lớp 10 từ việc hỗ trợ sử dụng máy tính trong giờ học lý thuyết”
Lĩnh vực áp dụng: Giáo dục.
2. NỘI DUNG
2.1. Giải pháp cũ thường làm:
2.1.1. Khái quát chương trình môn Tin học lớp 10.
Trong chương trình giáo dục phổ thông tổng thể mới 2018, môn Tin học lớp 10 bước đầu giúp học sinh làm quen với một số kiến thức và thao tác cơ bản về biết các thiết bị của máy tính, các kỹ năng sử dụng máy tính an toàn, soạn thảo văn bản đơn giản, sử dụng mạng internet hiệu quả và văn minh, …
Trong những năm gần đây, việc thay sách giáo khoa và mở các lớp bồi dưỡng, tập huấn của Bộ giáo dục và các Sở giáo dục đào tạo cũng là việc bồi dưỡng phương pháp giảng dạy mới đã tương đối hoàn chỉnh từ cấp Trung học cơ sở đến bậc Trung học phổ thông. Biện pháp giảng dạy trong quá trình lên lớp của giáo viên ở nhà trường có tầm quan trọng đặc biệt, vì người giáo viên dù có chuẩn bị nội dung phong phú và chu đáo đến đâu đi nữa, nếu không sử dụng biện pháp giảng dạy đúng thì chắc chắn sẽ làm cho khả năng tiếp thu kiến thức của học sinh bị hạn chế và kết quả không đạt được như mong muốn.
– Tin học nói chung và tin học lớp 10 nói riêng phần lớn là kết hợp lý thuyết với thực hành, nhưng nhiều giáo viên chỉ đơn thuần khai thác kiến thức như truyền thống, dạy lý thuyết trên lớp, đến bài thực hành học sinh mới được sử dụng máy tính, khi đó bài học trở nên khó gợi được hứng thú tích cực cho học sinh, vì học sinh gần như quên lý thuyết phải mở sách vở mới thao tác được trên máy tính.
2.1.2. Thực trạng nhà trường
Trường Trung học phổ thông Dân tộc nội trú Ninh Bình là trường chuyên biệt dành riêng cho con em các dân tộc thiểu số sống và học tập tập trung tại trường. Nhiệm vụ của nhà trường là đào tạo nguồn cán bộ người dân tộc thiểu số, là lực lượng lao động có trình độ, tay nghề phục vụ công cuộc cải tạo, xây dựng cuộc sống mới cho đồng bào dân tộc ít người tại các xã vùng sâu, vùng đặc biệt khó khăn của huyện Nho Quan.
Học sinh của trường đều là con em của đồng bào dân tộc thiểu số, do đó việc tiếp nhận kiến thức trên nhiều lĩnh vực khá khó khăn, các em thiếu điều kiện tiếp nhận thông tin, thiếu nhiều kĩ năng sống là nguyên nhân dẫn đến kết quả học tập của học sinh chưa cao. Bên cạnh đó, đặc điểm nổi bật trong nhận thức của nhiều học sinh là các em có tư duy trực quan thường tốt hơn tư duy trừu tượng, thói quen lao động trí óc thiếu bền bỉ, nhận thức các vấn đề dễ rơi vào tình trạng máy móc, dập khuôn, suy nghĩ thường mang tính chất một chiều, thụ động, …
Qua thực tế giảng dạy, tôi nhận thấy kiến thức tin học rất quan trọng, bổ ích và cần thiết đối với học sinh. Nhưng chương trình tin học đòi hỏi sự linh hoạt rất cao của giáo viên, đồng thời là sự nhạy bén, tư duy, quan sát và sáng tạo của học sinh. Tin học phải đi đôi với thực hành, yêu cầu học sinh phải vững lý thuyết để áp dụng và thực hành. Đặc biệt đối với tin học lớp 10 là cơ sở hình thành kiến thức, kỹ năng thực hành máy tính của bộ môn ở cấp Trung học phổ thông, giúp các em tìm kiếm được kiến thức và kỹ năng mới, bài tập thực hành tin học là công cụ hữu hiệu để kiểm tra đánh giá học sinh, giúp giáo viên phát hiện được trình độ nhận thức của học sinh, làm bộc lộ những khó khăn sai lầm của học sinh trong quá trình học tập. Đồng thời có biện pháp giúp các em mở mang kiến thức, giáo dục tư tưởng đạo đức, kỹ năng cho học sinh ngay từ những bài học đầu tiên.
Với kinh nghiệm giảng dạy ở những năm trước, tôi nhận thấy để có một kết quả giảng dạy môn tin học tốt, giáo viên cần phối hợp nhiều phương pháp giảng dạy, đối với mỗi bài học cần phải phối hợp nhiều phương pháp giảng dạy tương ứng, phù hợp thì học sinh mới tiếp thu bài tốt, hiệu quả tiết học cao hơn, các em dễ dàng vận dụng các kiến thức của lý thuyết với kỹ năng thực hành trên máy tính.
Trước khi thực hiện biện pháp, tôi đã khảo sát các lớp 10A, 10B, 10C, 10D tôi đang trực tiếp giảng dạy thông qua giờ dạy lý thuyết và thực hành. Kết quả tổng hợp như sau:
Mức độ Trước khi thực hiện giải pháp
Số học sinh Tỷ lệ
Đã sử dụng máy tính 32/135 23.7%
Thao tác chuột nhanh 5/135 3.7%
Thao tác chuột chậm 27/135 20%
Chưa biết thao tác 103/135 76.3%
2.1.2.1. Ưu điểm nổi bật
– Nhà trường có phòng tin học đã một phần đáp ứng được nhu cầu thực hành của học sinh.
– Có máy chiếu và các thiết bị hiện có đáp ứng được nhu cầu giảng dạy của giáo viên.
– Giáo viên có trình độ chuyên môn nghiệp vụ vững vàng, nhiệt huyết trong giảng dạy.
– Đa số học sinh có tinh thần ham học hỏi, yêu thích công nghệ thông tin.
2.1.2.2. Nhược điểm.
+ Tin học lớp 10 – chương trình phổ thông mới có rất nhiều kiến thức liên quan đến kỹ năng thực hành của học sinh, và chỉ qua giờ thực hành trên máy tính mới phát huy được tối đa kiến thức cũng như kỹ năng vận dụng của học sinh. Hiện nay, nhiều giáo viên đều dạy lý thuyết ở lớp học, áp dụng hình thức truyền thống: Thầy giảng – trò nghe, thầy đọc – trò viết. Tôi nhận thấy rằng hình thức dạy học này chưa thực sự mang lại hiệu quả. Trong quá trình giảng dạy ở trường, tôi thấy nếu vẫn áp dụng hình thức cũ vào dạy học ở một số bài tin học lớp 10 thì hiệu quả bài dạy chưa phát huy năng lực học sinh. Tuần này học lý thuyết, tuần sau mới được thực hành, các giờ thực hành theo kế hoạch lại không nhiều nên học sinh sau khi học lý thuyết sẽ rất nhanh quên, muốn thực hành được phải xem lại sách vở hoặc nhờ giáo viên hướng dẫn.
– Do số lượng máy tính không nhiều nên mỗi tiết thực hành có từ 2 đến 3 học sinh ngồi cùng một máy, vì thế các em có ít thời gian để thực hành làm bài tập một cách đầy đủ.
– Cấu hình máy tính thấp, máy tính hay bị lỗi ảnh hưởng rất nhiều đến chất lượng học tập của học sinh, đặc biệt là các giờ thực hành mạng máy tính.
– Nhà trường chỉ có 01 giáo viên tin học nên việc trao đổi chuyên môn gặp rất nhiều khó khăn.
TÀI LIỆU LIÊN QUAN
100.000 ₫
- 0
- 457
- 2
- [product_views]
100.000 ₫
- 5
- 502
- 3
- [product_views]
100.000 ₫
- 4
- 448
- 4
- [product_views]
100.000 ₫
- 9
- 416
- 5
- [product_views]
100.000 ₫
- 4
- 488
- 6
- [product_views]
100.000 ₫
- 4
- 590
- 7
- [product_views]
100.000 ₫
- 2
- 521
- 8
- [product_views]
100.000 ₫
- 7
- 492
- 9
- [product_views]
100.000 ₫
- 7
- 493
- 10
- [product_views]