SKKN Nâng cao năng lực dạy học chuyên đề học tập “Đọc, viết và giới thiệu một tập thơ, một tập truyện hoặc một tiểu thuyết” trong chương trình Ngữ văn 10 – THPT 2018 bằng phương pháp dạy học dự án – KNTT
- Mã tài liệu: MP0313 Copy
Môn: | Ngữ Văn |
Lớp: | 10 |
Bộ sách: | Kết nối tri thức |
Lượt xem: | 468 |
Lượt tải: | 6 |
Số trang: | 98 |
Tác giả: | Lê Thị Hồng Dung |
Trình độ chuyên môn: | Thạc sĩ giáo dục |
Đơn vị công tác: | THPT Anh Sơn |
Năm viết: | 2022-2023 |
Số trang: | 98 |
Tác giả: | Lê Thị Hồng Dung |
Trình độ chuyên môn: | Thạc sĩ giáo dục |
Đơn vị công tác: | THPT Anh Sơn |
Năm viết: | 2022-2023 |
Sáng kiến kinh nghiệm “Nâng cao năng lực dạy học chuyên đề học tập “Đọc, viết và giới thiệu một tập thơ, một tập truyện hoặc một tiểu thuyết” trong chương trình Ngữ văn 10 – THPT 2018 bằng phương pháp dạy học dự án – KNTT”triển khai gồm các biện pháp nổi bật sau:
3.1. Định hướng xây dựng hệ thống ngữ liệu cho chuyên đề học tập
3.1.1. Căn cứ lựa chọn ngữ liệu
3.1.2. Xây dựng hệ thống ngữ liệu:
3.2. Định hướng quy trình, phương pháp dạy học và kiểm tra đánh giá chuyên đề học tập theo hướng phát triển phẩm chất, năng lực cho học sinh bằng phương pháp dạy học dự án
3.2.1. Quy trình xây dựng chuyên đề học tập “Đọc, viết và giới thiệu một tập thơ, một tập truyện ngắn hoặc một tiểu thuyết”
3.2.2. Vận dụng phương pháp dạy học dự án để xây dựng chuyên đề học tập “Đọc, viết và giới thiệu một tập thơ, một tập truyện ngắn hoặc một tiểu thuyết” theo hướng phát triển phẩm chất, năng lực cho học sinh
Mô tả sản phẩm
PHẦN I. ĐẶT VẤN ĐỀ
- Lí do chọn đề tài
Hình thành và phát triển phẩm chất, năng lực cho học sinh được xác định là một trong những yếu tố cơ bản nhất của việc đổi mới chương trình giáo dục phổ thông hiện nay. Những quan điểm và đường lối chỉ đạo của Nhà nước về việc tập trung phát triển phẩm chất, năng lực cho học sinh trong chương trình giáo dục nói chung, giáo dục phổ thông nói riêng được thể hiện trong nhiều văn bản như Nghị quyết 88, Quyết định 404, Nghị quyết 29 Hội nghị Trung ương 8 khóa XI. Đây là cơ sở, tiền đề pháp lý, đồng thời xác định nhiệm vụ trọng tâm, cơ bản nhất của việc đổi mới giáo dục phổ thông nói chung, đổi mới đồng bộ phương pháp dạy học, kiểm tra đánh giá theo định hướng năng lực người học nói riêng.
Chương trình Ngữ văn 2018, ngoài mục đích hướng tới cho học sinh cơ hội khám phá bản thân và thế giới xung quanh, biết đồng cảm, chia sẻ, có đời sống tâm hồn phong phú còn phát triển các năng lực cần thiết như giao tiếp, hợp tác, tự học, giải quyết vấn đề… Hình thức dạy học chuyên đề trong Chương trình Ngữ văn 2018 có vai trò quan trọng trong việc rèn luyện cho học sinh các phẩm chất và năng lực cần thiết khi học môn Ngữ văn và giải quyết mọi tình huống, vấn đề trong cuộc sống sau này. Hệ thống chuyên đề sẽ giúp học sinh phát huy tính tích cực, tự lực, khuyến khích các em tự nghiên cứu tài liệu, trao đổi, tranh luận cũng như bộc lộ suy nghĩ của mình; rèn luyện các năng lực cho học sinh ngay trong nhà trường phổ thông.
Tổ chức xây dựng và dạy học chuyên đề học tập là một hoạt động dạy học mang tính tích cực. Việc tổ chức các hoạt động dạy học khoa học, hợp lý, phù hợp sẽ giúp học sinh có điều kiện bộc lộ năng lực sáng tạo cá nhân, năng lực khám phá, vận dụng và giải quyết các vấn đề trong cuộc sống, từ đó giúp hình thành và phát triển tư duy văn học. Là một giáo viên, từ vốn am hiểu về thực tế dạy học, cùng sự
“đón đầu” tiếp nhận chương trình Ngữ văn 2018, mong muốn đem đến cho các em học sinh tình yêu môn Ngữ văn, cũng như góp phần trao đổi với đồng nghiệp về đổi mới phương pháp dạy học theo hướng phát triển phẩm chất, năng lực của học sinh, hướng đến mục tiêu đào tạo những công dân năng động, sáng tạo, tự tin, đáp ứng yêu cầu của đất nước trong thời kỳ hội nhập, tôi mạnh dạn chọn vấn đề: “Nâng cao năng lực dạy học chuyên đề học tập “Đọc, viết và giới thiệu một tập thơ, một tập truyện hoặc một tiểu thuyết” trong chương trình Ngữ văn 10 – THPT 2018 bằng phương pháp dạy học dự án” làm đề tài sáng kiến kinh nghiệm.
- Mục đích nghiên cứu
Xây dựng chuyên đề học tập nhằm giúp học sinh tăng cường kiến thức về văn học và ngôn ngữ; phát triển năng lực sáng tạo cá nhân, kĩ năng khám phá, vận dụng kiến thức vào giải quyết các vấn đề trong thực tiễn cuộc sống, đáp ứng nhu cầu, sở thích và định hướng nghề nghiệp.
Lựa chọn xây dựng và tổ chức dạy học chuyên đề học tập bằng phương pháp dạy học dự án nhằm định hướng trao đổi với đồng nghiệp trong việc dạy học chuyên đề để rèn luyện và phát triển các kỹ năng, năng lực cần thiết cho học sinh, từ đó góp phần nâng cao chất lượng dạy học môn Ngữ văn theo Chương trình 2018 trung học phổ thông.
- Khách thể và đối tượng nghiên cứu
3.1. Khách thể nghiên cứu
- Học sinh lớp 10 (những lớp có học chuyên đề học tập)
- Chương trình Chuyên đề học tập Ngữ văn lớp 10, bộ sách Kết nối tri thức
3.2. Đối tượng nghiên cứu
Thực trạng dạy học chuyên đề học tập Ngữ văn và những giải pháp để nâng cao năng lực dạy học chuyên đề “Đọc, viết và giới thiệu một tập thơ, một tập truyện ngắn hoặc một tiểu thuyết” ở lớp 10
- Giả thuyết khoa học:
- Một số học sinh chưa thích học môn Ngữ văn và chuyên đề học tập Ngữ văn nên kết quả điểm số đạt được không như mong đợi và không phát triển dược toàn diện phẩm chất, năng lực của bản thân.
- Nếu các phương pháp và kĩ thuật dạy học hiện đại như dạy học dự án… được sử dụng trong chuyên đề học tập nói riêng và dạy học môn Ngữ văn nói chung thì sẽ tạo được hứng thú cho người học từ đó càng làm cho học sinh thêm yêu thích môn Ngữ văn, chất lượng môn học càng được nâng cao. Mặt khác, dạy học theo dự án sẽ giúp rèn luyện, hình thành phẩm chất và các kỹ năng mềm cần như hợp tác, giải quyết vấn đề…
- Nhiệm vụ và phạm vi nghiên cứu
5.1. Nhiệm vụ nghiên cứu * Về nội dung:
- Nghiên cứu lý luận: tập trung vào 3 vấn đề sau:
+ Sự đổi mới của chương trình GDPT môn Ngữ văn 2018
+ Vị trí, đặc điểm của hệ thống chuyên đề học tập trong chương trình Ngữ văn 2018
+ Một số phương pháp, kĩ thuật dạy học tích cực: dạy học nhóm, dạy học dự án, kĩ thuật phòng tranh…
- Tiến hành khảo sát, đánh giá thực trạng của giáo viên và học sinh trong việc xây dựng, tổ chức dạy học ba chuyên đề học tập môn Ngữ văn ở lớp 10 trong năm học 2022-2023
- Đề xuất các giải pháp để nâng cao năng lực dạy học chuyên đề học tập qua:
Thiết kế kế hoạch bài dạy, tiến hành thực nghiệm sư phạm để xem xét khả năng ứng dụng của đề tài trong việc nâng cao hiệu quả dạy học chuyên đề học tập 3
Ngữ văn 10 theo Chương trình 2018
* Về thời gian: Tháng 9 năm 2022 đến tháng 3 năm 2023
5.2. Phạm vi nghiên cứu
Chuyên đề học tập 3 “Đọc, viết, giới thiệu một tập thơ, một tập truyện hoặc một tiểu thuyết”
- Phương pháp nghiên cứu
- Phương pháp nghiên cứu lý luận: Tác giả sử dụng phương pháp phân tích, tổng hợp, khái quát hóa, thu thập dữ liệu thông tin qua các bài nghiên cứu được đăng tải trên báo, tạp chí hoặc một số trang Internet uy tín cũng như các công trình nghiên cứu khác được công bố có liên quan đến vấn đề. Từ đó, đưa ra các nhóm giải pháp để nâng cao hứng thú trong giờ dạy học chuyên đề học tập môn Ngữ văn và yêu thích học môn Văn.
- Phương pháp khảo sát, điều tra, nghiên cứu thực tiễn: Sử dụng phiếu khảo sát để tìm hiểu thực trạng và nhu cầu mong muốn đối với việc dạy học chuyên đề học tập môn Ngữ văn… cho gần 20 giáo viên và gần 400 học sinh đại diện cho 3 trường THPT Anh Sơn 1, THPT Anh Sơn 2, THPT Anh Sơn 3 và các vùng lân cận.
- Phương pháp thực nghiệm: thực nghiệm các giải pháp đề xuất qua việc tổ chức dạy học chuyên đề 3 bằng phương pháp dạy học dự án.
- Phương pháp thống kê toán học: Dùng phần mềm Excel để xử lý số liệu khảo sát.
- Phương pháp phân tích, tổng hợp: Với kết quả khảo sát và các dữ liệu thu được từ, người nghiên cứu xem xét và phân tích, tổng hợp từng chủ đề căn cứ theo nội dung nghiên cứu nhằm đưa ra kết luận chính xác thực trạng hành vi ứng xử của học sinh đối với chuyên đề học tập nói riêng và môn Ngữ văn nói chung. Từ đó, làm căn cứ đưa ra giải pháp để cuối cùng tiến hành kiểm nghiệm sau khi thực hiện một số giải pháp tạo hứng thú cho giờ học chuyên đề học tập môn Ngữ văn.
- Những luận điểm cần bảo vệ của đề tài
- Kinh nghiệm tổ chức dạy học chuyên đề 3 sách Kết nối tri thức Ngữ văn 10 theo hướng phát huy khả năng tự chủ việc học, từ đó hình thành các kỹ năng cần thiết để học sinh có khả năng độc lập tiếp cận văn bản ngoài sách giáo khoa
- Tổ chức hoạt động dạy học tạo sự hứng thú cho học sinh, đưa văn về gần với cuộc sống
- Đóng góp mới của đề tài
Trên cơ sở nghiên cứu thực trạng học chuyên đề học tập, đề tài đưa ra những
giải pháp cụ thể thiết thực để tăng thêm hứng thú cho học sinh trong quá trình dạy học chuyên đề học tập, giúp tổ chức giờ dạy học đạt hiệu quả cao góp phần phát triển phẩm chất, năng lực của học sinh qua những dự án đầy sáng tạo với những sản phẩm có ý nghĩa, thể hiện được mối quan hệ hai chiều giữa văn học và đạt cuộc sống. Đồng thời, khơi gợi được tình yêu đối với bộ môn Ngữ văn- môn học gần gũi với cuộc sống, có tác dụng làm phong phú thêm đời sống tinh thần. Cụ thể:
–Tổ chức trò chơi ô chữ đi tìm “Tôi là ai” trong hoạt động khởi động để tạo sự hứng khởi cho học sinh giờ học.
–Tổ chức đọc phần Tri thức ngữ văn một cách sinh động hấp dẫn với hình thức “Đi tìm mảnh ghép”
- Tổ chức giờ đọc một tập thơ, một tập truyện, một tiểu thuyết phát huy khả năng tự học, tính tích cực chủ động với hình thức tổ chức trò chơi “Hẹn hò” với những phiếu đọc sách từ các nhóm đọc: tập thơ “Tháp nắng” của Inrasara, Sự mất ngủ của lửa” của Nguyễn Quang Thiều; Tập truyện “Vang bóng một thời” của Nguyễn Tuân; Tiểu thuyết “Cây cam ngọt của tôi”, “Tuổi thơ dữ dội”, “Nhà giả kim”..
–Cụ thể hóa các hướng viết nghiên cứu, thưởng thức, trải nghiệm và giới thiệu, quảng bá tạo hứng thú qua các sản phẩm dự án theo nhóm học tập.
- Tổ chức giới thiệu tập thơ, tập truyện, tiểu thuyết qua hình thức tọa đàm “Giai điệu văn chương”.
TÀI LIỆU LIÊN QUAN
- 0
- 140
- 1
- [product_views]
- 3
- 120
- 2
- [product_views]
- 1
- 161
- 3
- [product_views]
- 5
- 103
- 4
- [product_views]
- 2
- 109
- 5
- [product_views]
100.000 ₫
- 6
- 451
- 6
- [product_views]
100.000 ₫
- 2
- 408
- 7
- [product_views]
100.000 ₫
- 6
- 502
- 8
- [product_views]
100.000 ₫
- 1
- 475
- 9
- [product_views]
100.000 ₫
- 3
- 509
- 10
- [product_views]