SKKN Nâng cao năng lực số cho học sinh thông qua việc vận dụng linh hoạt các phần mềm trong quá trình dạy học chương trình Tin học 10

Giá:
100.000 đ
Môn: Tin học
Lớp: 10
Bộ sách: Kết nối tri thức với cuộc sống
Lượt xem: 290
Lượt tải: 6
Số trang: 82
Tác giả: Nguyễn Thị Thanh Bình
Trình độ chuyên môn: Thạc sĩ giáo dục
Đơn vị công tác: THPT Quỳnh Lưu 3
Năm viết: 2019-2020
Số trang: 82
Tác giả: Nguyễn Thị Thanh Bình
Trình độ chuyên môn: Thạc sĩ giáo dục
Đơn vị công tác: THPT Quỳnh Lưu 3
Năm viết: 2019-2020

Sáng kiến kinh nghiệm “SKKN Nâng cao năng lực số cho học sinh thông qua việc vận dụng linh hoạt các phần mềm trong quá trình dạy học chương trình Tin học 10” triển khai gồm các biện pháp nổi bật sau:

2.1. Lựa chọn hệ thống phần mềm vận dụng trong quá trình dạy học Tin học 10
2.1.2. Lựa chọn phần mềm, công cụ số phù hợp với nội dung dạy học theo từng chủ đề trong chương trình Tin học 10
2.2. Vận dụng linh hoạt các phần mềm vào bài học cụ thể trong chương trình Tin học 10
2.2.1. Vận dụng linh hoạt công cụ số vào Bài 21-Câu lệnh lặp while thuộc chủ đề 5 trong Tin học 10
2.2.2. Đánh giá, nhận xét quá trình vận dụng công cụ số trong dạy học chương trình Tin học 10 và hướng phát triễn toàn ngành giáo dục

Mô tả sản phẩm

PHẦN I: MỞ ĐẦU

1. Lí do chọn đề tài.
Trong cuộc cách mạng công nghiệp lần thứ 4, sự bùng nổ của công nghệ thông tin (CNTT), mạng internet và thiết bị kỹ thuật số trong vài thập kỷ gần đây đã làm thay đổi cách giao tiếp, làm việc và chia sẻ thông tin của con người. Công nghệ kỹ thuật số đang nhanh chóng xâm nhập vào công cuộc đổi mới trong giáo dục nhằm đào tạo những con người khác biệt trong hội nhập Quốc tế.
Ở Việt Nam, Bộ chính trị đã ban hành Nghị quyết sô 52-NQ/TW ngày
27/09/2017 về chủ trương, chính sách chủ động tham cuộc cách mạng công  nghiệp lần thứ 4, trong đó nhấn mạnh yêu cầu cấp bách cần đẩy nhanh quá trình chuyển đổi số. Trên cơ sở đó, ngày 03/06/2020 thủ tướng chính phủ ký quyết định số 749/QĐ-TT về việc phê duyệt “Chương trình chuyển đối số quốc gia đến năm 2025, định hướng đến năm 2030”. Ngày 19/08/2022, Bộ giáo dục và đào tạo thực hiện chỉ thị số 1112/CT-BGDĐT về việc thực hiện nhiệm vụ trọng tâm của năm học 2022-2023, trong đó việc thực hiện nhiệm vụ ứng dụng CNTT, chuyển đổi số gắn với nhu cầu thực tiễn về triễn khai ứng dụng CNTT và chuyển đổi số trong  giáo dục, chú trọng rèn luyện kỹ năng phù hợp giúp HS thực hiện hiệu quả chương trình GDPT 2018.
Chương trình GDPT 2018 theo định hướng phát triễn phẩm chất và năng lực người học thông qua nội dung giáo dục với những kiến thức và kỹ năng cơ bản, thiết thực mà hiện đại; chú trọng thực hành vận dụng kiến thức, kỹ năng đã học để giải quyết các vấn đề trong học tập và đời sống thông qua các phương pháp, hình thức tổ chức dạy học phát huy tính chủ động và sáng tạo của mỗi HS. Giúp em các  hình thành và phát triễn những năng lực tổng hợp như: ngôn ngữ, tính toán, khoa học, công nghệ, thẩm mĩ, thể chất và đặc biệt là năng lực tin học (hay năng lực số).
Trong bối cảnh hiện nay, ngành giáo dục đã và đang từng bước thực hiện chương trình giáo dục phổ thông mới. Từng cá nhân GV đang từng bước đưa thế hệ học trò hội nhập môi trường công nghệ 4.0 bằng cách vận dụng công nghệ số vào quá trình dạy học. Tuy nhiên, việc không linh hoạt chúng có thể dẫn đến nhàm chán hoặc lựa chọn công cụ chưa phù hợp cũng không mang lại hiệu quả cao.
Về hệ thống phần mềm thay đổi đến chóng mặt, học sinh ít được có cơ hội để vận dụng  linh hoạt các phần mềm vào để thực hiện nhiệm vụ học tập làm cho các em bị tụt hậu so với nước bạn. Vậy làm thế nào để đào tạo thế hệ học trò của chúng ta bắt nhịp với thế giới khi đang là học sinh THPT?
Mặt nữa, việc ứng dụng công nghệ số linh hoạt, phù hợp trong dạy học không những giúp người học hứng thú, phấn khích hơn mà còn tạo ra những tiền đề thuận lợi để tổ chức một môi trường dạy học mới thể hiện:
Thứ nhất: Môi trường học tập tạo khả năng tương tác cao trong tổ chức hoạt động với người học, xây dựng được các nhóm học tập của học sinh theo năng lực, trình độ, sở thích, hứng thú…v.v.
Thứ hai: Môi trường học tập linh hoạt giúp người học có cơ hội, lịch biểu và thời gian học tập mở, không bị giới hạn trong khuôn khổ thời gian tiếp xúc với người học trên lớp; đa dạng hóa các hình thức học tập dựa trên việc khai thác tối đa việc học tập trực tiếp kết hợp khai thác học liệu trực tuyến.
Thứ ba: Môi trường học tập có tính cạnh tranh xã hội, thúc đẩy phát triễn năng lực cá nhân tổng thể theo chương trình giáo dục phổ thông 2018; quá trình dạy học thông qua việc đánh giá khả năng thực hiện sản phẩm, làm bài kiểm tra, thi đấu của người học bằng nhiều hình thức và công cụ số khác nhau.
Là môn học đi đầu trong ngành mũi nhọn, đảm bảo vừa nâng cao chất lượng dạy học, giáo dục đáp ứng yêu cầu nhiệm vụ chương trình giáo dục phổ thông 2018; vừa giúp cho người học có được tâm thế, hành trang số sẵn sàng thay đổi, linh hoạt và sáng tạo công cuộc đổi mới, hội nhập Quốc tế. Đồng thời đóng góp một phần hệ thống các công cụ số giúp đồng nghiệp tham khảo và vận dụng linh hoạt trong quá trình dạy học. Chúng tôi tiến hành thực hiện đề tài: “Nâng cao năng lực số cho học sinh thông qua việc vận dụng linh hoạt các phần mềm trong quá trình dạy học chương trình Tin học 10”.
2. Mục đích nghiên cứu:
Đề tài nghiên cứu việc vận dụng linh hoạt các phần mềm trong quá trình dạy học chương trình Tin học 10 không những góp phần nâng cao hiệu quả dạy học và đáp ứng chương trình giáo dục phổ thông mới 2018 mà còn giúp HS hình thành, phát triễn năng lực tổng hợp, đặc biệt là năng lực số, phẩm chất hiện đại linh hoạt, nhanh nhẹn và sáng tạo trong cuộc cách mạng công nghiệp lần thứ 4.
3. Nhiệm vụ nghiên cứu
– Nghiên cứu chương trình sách giáo khoa Tin học 10 thuộc bộ sách kết nối tri thức với cuộc sống của nhà xuất giáo dục.
– Nghiên cứu các phần mềm có thể vận dụng trong quá trình học tập.
– Nghiên cứu về thực trạng dạy học tại trường THPT và điều kiện dạy học
– Khảo sát tính cấp thiết và khả thi của đề tài
– Xây dựng cơ sở lí luận, cơ sở thực tiễn và các giải pháp của đề tài
– Tiến hành thực nghiệm và đánh giá kết quả thực nghiệm
4. Tổng quan sáng kiến
4.1. Phạm vi nghiên cứu của đề tài
– Thực trạng về học sinh và giáo viên trường nơi chúng tôi công tác và lân cận
– Thiết kế và vận dụng linh hoạt công nghệ số vào dạy học chương trình Tin học 10 trường THPT
4.2. Kế hoạch nghiên cứu.
STT Thời gian Nội dung công việc Sản phẩm
1 Từ 01/06 đến 01/07/2022 – Đọc tài liệu và nghiên cứu về kỹ năng số và công nghệ số trong dạy học.
– Tìm hiểu chương sách giáo khoa Tin học 10
– Khảo sát tình hình thực tiễn tại các trường THPT  – Tuyển tập các dạng tài liệu về công nghệ số
– Hệ thống các công cụ số cần vận dụng trong quá trình dạy học
– Kết quả khảo sát
2 Từ 02/07/2022 đến 02/10/2022 – Trao đổi với đồng nghiệp về đề tài của mình.
– Thảo luận thống nhất đặt tên đề tài, đăng kí đề tài
– Xây dựng đề cương của đề tài – Nắm được ý kiến của đồng nghiệp – Tên đề tài SKKN
– Viết phần mở đầu
– Viết cơ sở lý luận
3 Từ 03/10/2022 đến 30/12/2022 -Thực nghiệm tại lớp ở trường – nơi tôi công tác.
– Mở rộng ở một số trường
THPT khác lân cận  – Video bài dạy và các hình ảnh thực nghiệm – Viết phần trọng tâm của đề tài: Giải pháp và hiệu quả đề tài
4 Từ 01/01/2023 đến 20/04/2023 –  Khảo sát thực tiễn và kết quả thực nghiệm – Viết phần kết luận
– Hoàn thiện đề tài
5. Phương pháp nghiên cứu
– Nghiên cứu lý thuyết:
+ Tài liệu lý luận về công nghệ số, dịch vụ số trên đám mây và vấn đề chuyển đổi công nghệ số trong dạy học.
+ Tài liệu về xây dựng kế hoạch bài dạy; tài liệu các công cụ số có thể vận dụng trong quá trình dạy học;
+ Tài liệu chương trình sách giáo khoa, sách giáo viên, sách bài tập của chương trình Tin học 10 thuộc bộ sách kết nối tri thức với cuộc sống;
+ Các công văn hướng dẫn tực hiện nhiệm vụ năm học; chương trình giáo dục phổ thông 2018; Kế hoạch dạy học môn tin học 10;
+ Tài liệu tập huấn về việc xây dựng  kỹ năng chuyển đổi số cho giáo viên các cấp do cô Nguyễn Tùng Lâm và thầy Tôn Quang Cường – Trường Đại học Quốc gia Hà Nội vào ngày 27/6/2022.
Tài liệu về hội thảo nâng cao năng lực nghiên cứu khoa học của cán bộ, giáo viên trong bối cảnh chuyển đổi số của sở giáo dục và đào tạo Nghệ an ngày 24 tháng 10 năm 2022…v.v.
– Nghiên cứu thực tiễn:
+ Phương pháp khảo sát: Khảo sát thực tiễn về tính mới và sự cấp thiết của đề tài và kết quả đạt được của học sinh sau thực nghiệm bằng các câu hỏi qua google form; Khảo sát thực tế về điều kiện dạy học nơi trường công tác.
+ Phương pháp thực nghiệm sư phạm: Trải nghiệm việc thiết kế và vận dụng các công cụ số trong dạy học chương trình tin học 10 để kiểm chứng việc chuyển đổi số trong quá trình dạy học có thực sự giúp học sinh nâng cao được năng lực số sau mỗi bài học. + Công cụ số được sử dụng có thực sự mang lại hiệu quả cao trong dạy học. Đối chiếu kết quả thực nghiệm với lý luận để rút ra những kết luận khái quát, khoa học, mang tính phổ biến trong bối cảnh số.
6. Tính mới và đóng góp của đề tài
Thiết kế, xây dựng hệ thống kế hoạch dạy học có tính mới: Vận dụng linh hoạt các công cụ số trong cả quá trình dạy học nhằm nâng cao năng lực số cho học sinh THPT trong thời đại công nghệ 4.0.
Hệ thống công cụ số được vận dụng vào chương trình Tin học 10 thuộc bộ sách kết nối tri thức với cuộc sống của Nhà xuất bản giáo dục Việt Nam–Chương trình sách giáo khoa mới trong chương trình GDPT 2018.
Một số phần mềm đa số các em đều chưa thực hiện bao giờ thư: Camtasia, flashBack, Mindmaster và chưa vận  dụng  đa dạng, thuần thục về các phần mềm canva, quizizz, google form, Azota…
Cải tiến đột phá trong khâu thiết kế hoạch dạy học về phương pháp sử dụng công cụ số hỗ trợ dạy học trực tiếp không những thu hút mà còn sinh động, phù hợp với yêu cầu của cấp trên trong bối cảnh số hiện nay.
Khai thác nội lực tích cực nhiều mặt của HS nhằm đạt đến cảm xúc hạnh phúc của người học.
Không những giúp học sinh đạt được những năng lực trên mà còn đóng góp một phần hệ thống công cụ số giúp đồng nghiệp tham khảo về quá trình vận dụng linh hoạt phần mềm trong quá trình dạy học môn Tin học nói riêng và toàn ngành giáo dục nói chung.

PHẦN II. NỘI DUNG
CHƯƠNG  1 CƠ SỞ LÝ LUẬN VÀ THỰC TIỄN VỀ VIỆC SỬ DỤNG CÁC PHẦN MỀM TRONG DẠY HỌC CHƯƠNG TRÌNH TIN HỌC 10 NHẰM NÂNG CAO NĂNG LỰC SỐ CHO HỌC SINH TRUNG HỌC PHỔ THÔNG

1.1. Cơ sở lý luận
1.1.1. Về hệ thống chương trình Tin hoc 10 thuộc bộ sách kết nối tri thức với cuộc sống.
Tiếp cận chương trình giáo dục Tin học phổ thông 2018 với mục tiêu hình thành năng lực cho HS bao gồm: năng lực chung (tự chủ và tự học; giao tiếp và hợp tác;giải quyết vấn đề và sáng tạo) và năng lực đặc thù môn Tin học. Năm năng lực đặc thù môn Tin học như là năm thành phần được hòa quyện với ba mạch kiến thức và bảy chủ đề thể hiện trong sơ đồ sau:

Hình 1. Sơ đồ tổng quát chương trình Tin học GDPT 2018
Còn chương trình Tin học 10 thuộc bộ sách kết nối tri thức sẽ định hướng theo hai mạch kiến thức cơ bản: Tin học ứng dụng (ICT) và khoa học máy tính (CS) bao gồm sáu chủ đề:A,B,D,E,F,G. Cụ thể:
Chủ đề 1(A): Máy tính và xã hội tri thức gồm 7 bài(từ bài 1 đến bài 7) tìm hiểu về thông tin và dữ liệu, thực hành thiết bị số thông dụng.
Chủ đề 2(B): Mạng máy tính và internet gồm 3 bài(từ bài 8 đến bài 10) tìm hiểu sơ lược về không gian mạng và khai thác tài nguyên trên internet.
Chủ đề 3(D): Đạo đức, pháp luật và văn hóa trong môi trường số gồm một bài 11 ứng xử trên môi trường số, nghĩa vụ tôn trọng bản quyền.
Chủ đề 4(E): Ứng dụng Tin học gồm 4 bài (từ bài 12 đến bài 15) ứng dụng phần mềm Inskcape để hoàn thiện đồ họa vecter
Chủ đề 5(F): Giải quyết vấn đề với sự trợ giúp của máy tính gồm 17 bài (từ bài 16 đến bài 32) dùng ngôn ngữ lập trình python để giải bài toán trên máy tính.
Chủ đề 6(G): Hướng nghiệp với Tin học gồm 2 bài (bài 33, bài 34) định hướng nghề nghiệp tương lai cho HS.
Với định hướng ICT: chủ đề 1 có bài 1, bài 2 và bài 7(không có bài 3 đến bài 6) và chủ đề 2 đến chủ đề 6.
Với định hướng CS: chủ đề 1,2,3,5,6(không có chủ đề 4).
Mỗi một bài trong chủ đề được thiết kế theo kết cấu trúc như sau:

Hình 2. Tổng quan kết cấu mỗi bài học trong chương trình Tin học 10
1.1.2. Về hệ thống các phần mềm vận dụng vào quá trình dạy học trực tiếp trong bối cảnh số
1.1.2.1. Phần mềm cơ bản trong chương trình Tin học 10
Trong sách giáo khoa Tin học 10 đã hướng dẫn một số phần mềm cơ bản như:
– Phần mềm dịch đa ngữ Google Translate hay còn gọi là google dịch, có địa chỉ là: https://translate.google.com;
– Phần mềm thiết kế đồ họa vectơ Inkscape, các link tải phù hợp cho từng loại hệ điều hành Windows:
+ Windows XP Inkscape0.92.3:  https://inkscape.org/release/inkscape-0.92.3/
+ Windows 7 Inkscape 0.92.4:  https://inkscape.org/release/inkscape-0.92.4/
+ Windows 8 trở lên Inkscape 1.x:
https://inkscape.org/release/1.2.1/windows/
– Phần mềm Python cốt lõi soạn thảo chương trình giải bài toán trên máy tính điện tử theo ngôn ngữ lập trình python, các link tải phù hợp cho từng loại Hệ điều hành Window như:
+ WinXP Python 3.4.4: https://www.python.org/downloads/release/python-344/
+ Win7 Python 3.8.5: https://www.python.org/downloads/release/python-385/
+ Win8 trở lên Python 3.10: https://www.python.org/downloads/windows/
1.1.2.2. Phần mềm tương tác thông minh trong quá trình dạy học
Trên thực tế có rất nhiều công cụ tương tác thông minh khác nhau như Kahoot, quizizz… Trong đó, Quizizz là công cụ tạo trắc nghiệm tạo nên tính thách đấu giữa các đội chơi được ưu tiên. Ngoài ra có phần mềm cắt, ghép các đoạn phim, ảnh thành video để tương tác tích cực như: Camtasia.
1.1.2.3. Phần mềm thiết kế, trình bày, hệ thống kiến thức bài giảng.
Công cụ hỗ trợ tạo bài trình giảng như: MS powerpoint, google slide, canvar giúp chúng ta tạo các bài giảng sinh động và đa dạng sắc màu.
Công cụ hệ thống kiến thức: Mindmaster giúp chúng ta tạo sơ đồ tư duy để hệ thống và ghi nhớ kiến thức sau mỗi kiến thức bài học.
Công cụ hỗ trợ tạo video bài giảng để học sinh tham khảo sau giờ học trên lớp như phần mềm quay màn hình FlashBack
1.1.2.4. Phần mềm luyện tập, kiểm tra đánh giá kết nối trực tuyến.
Công cụ kiểm tra đánh giá học sinh trực tuyến như: ngoài công cụ quizizz còn có công cụ Azota và google form…
1.2. Cơ sở thực tiễn
1.2.1. Thực trạng về việc sử dụng phần mềm trong dạy học tại trường trung học phổ thông
1.2.1.1. Về giáo viên:
Từ quan tâm việc HS tiếp thu được gì sang HS tự tìm kiến thức, vận dụng công nghệ số để tạo ra được sản phẩm số. Qua việc tiến hành khảo sát tình hình thực tế một số trường THPT trong huyện, chúng tôi thấy rõ thực trạng:
– Về xây dựng hệ thống bài giảng theo hướng truyền thụ kiến thức một chiều; hoặc giao nhiệm vụ cho học sinh hoạt động nhóm để trình bày các sản phẩm bằng các công cụ thủ công như: bảng phụ, giấy A0, cắt ghép các mảnh nhỏ…v.v.
– Một bộ phận nhỏ giáo viên đang còn ì, chưa chịu thay đổi, đang sử dụng phương pháp đơn thuần truyền thụ kiến thức một chiều từ thầy sang trò.
– Đa số GV đã sử dụng công cụ số để hướng dẫn học sinh xây dựng tình huống,  hình thành kiến thức , thực hiện nhiệm vụ học tập nhưng chưa đa dạng, chưa linh hoạt, chưa thường xuyên và hiệu quả sử dụng chưa.
– GV đã tthực hiện chương trình tin học phổ thông 2018 với chương trình tin học 10, tiếp cận chương trình tin học 11. Nhưng còn đang bối rồi trong phương pháp thực hiện kiến thức chương trình nên hiệu quả bài học còn chưa cao
Kết quả khảo sát thực trạng 50 GV THPT trong huyện qua biểu mẫu với câu

Biểu đồ 1. Kết quả khảo sát GV các trường Quỳnh Lưu, Hoàng mai
Qua biểu đồ 1(bên phải) ta thấy thực tại ta thấy mức độ vận dụng công cụ số linh hoạt trong quá trình dạy học còn thấp. Chính vậy, việc áp dụng phương pháp  này để nâng cao năng lực số cho cả GV và HS là rất cần thiết.
1.2.1.2. Về học sinh
Năng lực của mỗi HS là khác nhau. Một số HS khá, giỏi rất năng động, sáng tạo, tích cực học tập, tiếp thu bài tốt, tham gia nhiệt tình vào các hoạt động học tập; luôn sẵn sàng tiếp nhận và thực hiện nhiệm vụ được giao; luôn sẵn sàng và lĩnh hội kiến thức và công cụ mới. Ngược lại HS yếu, kém lại rất lười học, tiếp thu bài học một cách thụ động; sợ phải nhận nhiệm vụ và không muốn tiếp nhận thêm công cụ và kiến thức mới.
Có những KHDH tạo được nhiều hứng thú cho HS khá, giỏi, nhưng số HS yếu, kém lại không đủ khả năng tham gia tích cực, ngược lại có nhiều KHDH được sự hưởng ứng nhiệt tình của những HS yếu, kém, nhưng lại gây nhàm chán cho số HS khá, giỏi. Như vậy, để thiết kế và sử dụng KHDH vận dụng công nghệ số trong dạy học phù hợp với nhu cầu HS trong lớp là việc làm cần thiết và còn nhiều sự trăn trở của mỗi GV.
Trong bối cảnh hiện nay, nhu cầu và cuộc sống của người dân ngày được nâng cao. Việc mỗi học sinh có một điện thoại thông minh là điều không khó, nhưng số học sinh có máy vi tính để làm việc lại không nhiều. Việc lựa chọn công cụ phù hợp cho cả 2 thiết bị đều quan trọng.
Nội dung và kết quả khảo sát thực trạng 87 HS(40 HS lớp 10A1 và 47 HS lớp 10D3) tại trường THPT Quỳnh lưu 3. Câu hỏi dành cho lớp 10A1 qua biểu mẫu:

Kết quả khảo sát 40 HS lớp 10A1 thể hiện qua Biểu đồ 2 như sau:

Biểu đồ 2. Kết quả khảo sát thực trạng  học sinh tại lớp10A1
Qua biểu đồ 2 cho thấy, thực trạng HS ít được dùng và mong muốn được dùng các công cụ số trong quá trình dạy học tăng. Chứng tỏ, cần phải tạo cơ hội cho HS thực hiện nhiệm vụ này. Với lớp10D3 có 47 HS, qua thăm dò ý kiến, đa số các em ít được làm việc với công cụ số và mức độ mong muốn dùng thì thấp hơn lớp 10A1. Vì vậy, tôi chọn lớp 10A1-LTN còn 10D3- LĐC.
1.2.1.3. Tại đơn vị công tác và các trường lân cận
Trong năm học, đã lắp đặt hệ thống internet bao phủ khắp trường học. Trong học kỳ 1, hệ thống mạng đang còn chập chờn nên việc triễn khai vận dụng công cụ số còn gây khó khăn. Tuy nhiên, hệ thống đã ổn định vào đầu học kỳ 2, tạo điều kiện thuận lợi cho việc triễn khai ứng dụng công cụ số thường xuyên hơn trong quá trình dạy học.
Trường học đã lắp đặt hệ thống máy chiếu, ti vi trên mọi phòng học tạo điều kiện cho GV triễn khai vận dụng công cụ số trong quá trình dạy học.
Qua thăm dò, tham quan trường bạn và các trường lân cận trong huyện chúng tôi thấy hệ thống lắp đặt hệ thống mạng intenet, máy chiếu, ti vi đầy đủ và phổ rộng. Điều này cho thấy việc vận dụng công cụ số sẽ thuận lợi và mang lại hiệu quả.
Mọi trường học, đang triễn khai thực hiện chương trình giáo dục phổ thông 2018 đầu tiên trên chương trình lớp 10 THPT. Vì vậy mà việc vận dụng công cụ số vào chương trình Tin học 10 tạo cho bước đầu hình thành và phát triễn công nghệ ngày hoàn thiện hơn.
1.2.2. Yêu cầu của việc sử dụng công cụ số trong quá trình dạy học Tin học 10.
1.2.2.1. Đối với giáo viên
Phân tích nội dung chương trình môn Tin học  và tìm ra mối quan hệ giữa kết cấu bài học với các công cụ số cần vận dụng để giải quyết vấn đề trong từng bước của quá trình dạy học.
Tìm hiểu hệ điều hành, thông số kỹ thuật phù hợp với công cụ số lựa chọn để thực hiện nhiệm vụ trên máy vi tính hay điện thoại thông minh.
Vận dụng thường xuyên, phù hợp, linh hoạt các công cụ số cả quá trình dạy học giúp học sinh rèn luyện thuần thục, hình thành kỹ năng, kỹ xảo và tạo nên bản năng cho HS.
Như vậy việc sử dụng hệ thống công cụ số trong dạy học tin học thuộc chương trình GDPT 2018 đòi hỏi người GV không chỉ có kiến thức, vững chắc về bộ môn, sử dụng các phương pháp dạy học tích cực hình thành năng lực cho HS mà còn am hiểu về công nghệ số phù hợp với nội dung, phương pháp dạy học và thông số kỹ thuật thiết bị sử dụng.
1.2.2.2. Đối với học sinh:
Phân tích và lựa chọn công cụ số phù hợp với các thông số của hệ điều hành,  công cụ vật lý hiện đại để cài đặt và sử dụng trong quá trình học tập chương trình Tin học 10.
HS tích cực thực hiện nhiệm vụ được giao trước trong và sau giờ học: trước giờ HS cần dùng công cụ số để hoàn thành nhiệm vụ tạo ra sản phẩm đạt yêu cầu; Trong giờ học thì tố chức giao tiếp hợp tác, trình bày sản phẩm một cách hiệu quả và tối ưu nhất; Sau giờ học chỉnh sữa lại để tạo sản phẩm đạt trên chuẩn.
Từ đó, người học sẽ lĩnh hội được kiến thức một cách chủ động, đồng thời hình thành và phát triển cho họ những phẩm chất, năng lực cần thiết nhất. Nâng cao được năng lực số cho trong thời đại công nghệ 4.0.
1.2.3. Những thuận lợi và khó khăn khi thực hiện đề tài
Thuận lợi:
– Lãnh đạo các trường tạo điều kiện về thời gian và CSVC;
– Kết nối internet phủ sóng toàn trường;
– Đồng nghiệp và học sinh  LTN hưởng ứng cao khi đề  xuất tiếp cận công cụ số trong quá trình dạy học
– Năm học 2022-2023, được dạy 2 lớp khối 10 gồm lớp 10A1 và lớp 10D3  với chất lượng tốt, nhiệt tình, thích thực hiện nhiệm vụ thuận lợi cho việc khảo sát và thực nghiệm, đối chứng;
– Hè năm 2022 tôi được tập huấn về công nghệ số trong dạy học do sở tổ chức Khó khăn:
– Lớn nhất là hệ thống mạng không ổn định, tốc độ còn yếu do lắp nối tiếp các điểm đặt, cần đề xuất lắp các điểm song song và đầu tư gói tốc độ cao hơn
– Năng lực số của HS còn non, điều này càng cần phải vận dụng thường xuyên để HS rèn luyện nhiều.
– Năng lực công nghệ số của bản thân còn hạn chế, cần phải tự nâng cao bản thân về năng lực này.
– Chỉ một số bộ phận HS có máy tính xách tay, nên khó khăn khi thực nghiệm cần sử dụng máy tính.

CHƯƠNG 2 THIẾT KẾ VÀ SỬ DỤNG LINH HOẠT CÁC PHẦN MỀM TRONG DẠY HỌC TIN HỌC 10 NHẰM PHÁT TRIỂN NĂNG LỰC SỐ CHO HỌC SINH THỰC HIỆN CHƯƠNG TRÌNH GIÁO DỤC PHỔ THÔNG 2018
Bối cảnh hiện nay, ngành giáo dục đã và đang đổi mới căn bản và toàn diện.
Mỗi giáo viên đang từng bước đưa thế hệ học trò hội nhập môi trường công nghệ 4.0. Tuy nhiên, việc không đa dạng hóa các công cụ có thể dẫn đến nhàm chán hoặc lựa chọn công cụ chưa phù hợp cũng sẽ không mang lại hiệu quả cao. Vậy làm thế nào để chọn được công cụ phù hợp mỗi bước của quá trình dạy học, phù hợp nội dung dạy học? Làm sao để học sinh cảm thấy hứng thú và phấn khích hơn trong quá trình thực hiện nhiệm vụ. Dưới đây là nội dung giải pháp giải quyết vấn đề được nêu ở trên.
2.1. Lựa chọn hệ thống phần mềm vận dụng trong quá trình dạy học Tin học 10
2.1.1. Cơ sở lý luận và nguyên tắc.
2.1.1.1. Cơ sở lý luận về quá trình dạy học cho một bài học trong chương trình Tin học 10
– Chương trình Tin học 10 thuộc chương trình giáo dục phổ thông 2018 gồm có 6 chủ đề cơ bản, cấu trúc mỗi bài học của chủ được thiết kế như sau:
Bước 1: Khởi động:
Hoạt động này nhằm giúp học sinh (HS) huy động những kiến thức, kĩ năng, kinh nghiệm của bản thân về các vấn đề có nội dung liên quan đến bài học mới.
Bước này thường tổ chức dưới nhiều hình thức khác nhau như: Trò chơi: tia chớp, ô chữ, đấu trí, hát và chuyển vật, hát và làm theo thuyền trưởng; phân tích video, tình huống, mẫu chuyện hay một vấn đề bất kỳ trong cuộc sống…v.v.
Bước 2: Hình kiến thức cần đạt trong bài học:
Hoạt động giúp HS tìm hiểu nội dung kiến thức của bài học, rèn luyện năng lực tiếp nhận và truyền đạt kiến thức. Cung cấp cho HS cơ sở khoa học của những kiến thức được đề cập đến trong  bài học.
Hoạt động này thường tổ chức cho HS bằng cách nêu nhiệm vụ. Các em thực hiện nhiệm vụ bằng cách xây dựng hệ thống kiến thức bằng công cụ số để tạo bài giảng slide như powerpoint, canvar, google slide..vv ‘
Bước 3: Luyện tập:
Hoạt động yêu cầu HS phải vận dụng những kiến thức vừa tiếp thu được ở bước 2 để giải quyết những bài tập, tình huống liên quan đến bài học. Qua đó GV kiểm tra HS đã nắm được kiến thức bài học hay chưa. Đây là những hoạt động luyện tập, thực hành,… giúp cho các em thực hiện tất cả những hiểu biết ở trên lớp và biến những kiến thức thành kĩ năng.
Cùng với hoạt động này, học sinh có cơ hội tìm tòi một số bài tập theo chủ đề và vận dụng công cụ số để tạo ra hệ thống bài tập mẫu để kiếm tra và đánh giá như: Azota,Plicker, Quizizz, google form…
Thực hành (nếu có): Một số bài học có cả phần thực hành, một số bài không có phần tực hành. Nếu có phần thực hành, HS sẽ luyện tập kỹ năng thành tiết thực hành nhưng không đặt trọng tâm phần thực hành trong quá trình dạy lý thuyết trên lớp.
Bước 4: Vận dụng:
Hoạt động vận dụng nhằm tạo cơ hội cho HS vận dụng những kiến thức, kĩ năng, thể nghiệm giá trị đã được học vào trong cuộc sống thực tiễn ở gia đình, nhà trường và cộng đồng.
Hoạt động này khuyến khích HS tiếp tục tìm hiểu thêm để mở rộng kiến thức, nhằm giúp HS hiểu rằng ngoài kiến thức đã học trong nhà trường còn rất nhiều điều cần phải tiếp tục học hỏi, khám phá.
2.1.1.2. Cơ sở lựa chọn phần mềm trong quá trình dạy học cho một bài học 2.1.1.2.1. Lựa chọn phần mềm cho bước khởi động
Mỗi bài học hay chủ đề có thể có nhiều cách khởi động khác nhau như tạo video, tạo trò chơi, đi tìm báo vật, một hình ảnh…, mỗi một cách khởi động sẽ có nhiểu công cụ số khác nhau để thể hiện nội dung.
Trong dề tài này, chúng tôi định hướng trọng tâm đến việc khởi động bằng một video tình huống do học sinh tạo ra. Theo cách này, Có rất nhiều phần mềm để cắt ghép, chỉnh sửa video như Camtasia, cupcut, youcut… Trong quá trình dạy học, chúng tôi lựa chọn công cụ có lợi thế và phù hợp hơn là Camtasia.
Camtasia (Camtasia Studio) là phần mềm quay/tạo video do TechSmith phát triển. Phần mềm sẽ giúp bạn dễ dàng ghi lại các thông tin, hoạt động trên màn hình máy tính và chỉnh sửa video đơn giản trên phần mềm. Tại Camtasia sẽ có hai tính năng chính là Ghi màn hình và Chỉnh sửa video. Camtasia tích hợp đầy đủ mọi tính năng mà bạn cần để ghi & lưu lại video lẫn âm thanh từ máy tính với chất lượng cao, sắc nét. Đầu tiên bạn muốn ghi lại màn hình đoạn video nào đó thì chỉ cần bấm nút “Record” màu đỏ ở trên cùng bên trái của màn hình.
Camtasia cũng là phần mềm chỉnh sửa video không thua kém gì chuyên nghiệp nhưng lại hoàn toàn dễ sử dụng. Và các tính năng chỉnh sửa video của Camtasia thực sự ấn tượng và đóng vai trò quan trọng, giúp phần mềm này nổi bật so với các loại phần mềm tương tự khác. Với Camtasia, bạn có thể:
– Nhập tập tin video và âm thanh
– Tách clip hoặc xóa chúng hoàn toàn
– Chèn hàng trăm biểu tượng vào video của bạn một cách dễ dàng
– Thêm đồ họa chuyển động
– Tận dụng các công cụ nhận dạng giọng nói để dễ dàng thêm phụ đề
Nếu bạn thường xuyên sử dụng điện thoại thông minh của mình để quay video, bạn cũng có thể tận dụng lợi thế của việc Camtasia hoạt động với một ứng dụng đồng hành có tên là Fuse. Fuse có sẵn trên cả Android và iOS và nó cho phép bạn gửi video trực tiếp từ điện thoại của mình đến Camtasia và có thể chỉnh sửa.
Có rất nhiều phiên bản khác nhau của Camtasia, phiên bản càng cao thì đòi hỏi phải mua bản quyền. Để không vi phạm bản quyền của tác giả và tiết kiệm, chúng tôi chọn phiên bản Camtasia 8 được miễn phí 30 ngày.
Sử dụng công cụ hỗ trợ Camtasia8 để cắt ghép video:
Bước 1: Tải và cài đặt thông qua đường link:  https://taimienphi.vn/download-techsmith-camtasia-studio-1747/8.1.2-phien-ban
Bước 2: Cắt, ghép và xuất video theo yêu cầu
Bước 2.1: Khởi động phần mềm Camtasia từ màn hình

Hình 3. Màn hình giao diện Camtasia8

Bước 2.2: Chèn video vào camtasia:
Chọn Import media trong Media Bin. Chọn tệp Open

Hình 4. Hộp thoại chọn video và hình ảnh
Bước 2.3: Cắt, ghép các video thành video thô hoàn chỉnh
Cắt: dùng công cụ Cut, spin để cắt bỏ phần không dùng.
Ghép: Bạn thực hiện thả lần lượt các video trong phần Media Bin xuống các track trên thanh Timeline
Hình 5. Track và công cụ Edit video
Bước 2.4: Tạo hiệu ứng chuyển cảnh trong Catasia.
Từ biểu tượng hộp thoại menu  chọn Transitions.  Trong bảng hiện ra bạn chọn hiệu ứng chuyển cảnh mà mình mong muốn.  Kéo và thả hiệu ứng vào vị trí bạn muốn tạo hiệu ứng chuyển cảnh
Hình 6. Hiệu ứng chuyển cảnh video
Bước 2.5: Chèn chữ vào video trong Camtasia.
MoreCaption gõ chữ và các định dạng thông số
Bước 2. 6: Chèn nhạc vào Camtasia. Đầu tiên bạn cần thêm Audio vào phầm Media Bin  kéo và thả audio xuống và thả vào các track tương tự như chèn video và ảnh.
Hình 7. Khung tạo chữ cho video
Bước 2.7: Xuất video bằng camtasia.
Chọn Produre and share… Next Gõ tên video:Production nameFinish

Hình 8. Chọn loại video cần xuất Hình 9. Hộp thoại gõ tên video xuất
Quá trình xuât đạt 100%  Chọn Finish
Hình 11. Mã QR video hướng dẫn tạo
Hình 10. Hộp thoại sau xuất video  video bằng camtasia

Ưu điểm:
– Ưu điểm của Camtasia là dễ sử dụng khi xét đến sự phong phú của các tính năng mà phần mềm này cung cấp.

 

0/5 (0 Reviews)
0/5 (0 Reviews)

TÀI LIỆU LIÊN QUAN

SKKN Hệ thống bài tập rèn luyện kĩ năng sử dụng cấu trúc lặp trong dạy học lập trình cho học sinh trung học phổ thông
10.11
TIN HỌC
4.5/5

100.000 

10
TIN HỌC
4.5/5

100.000 

10
TIN HỌC
4.5/5

100.000 

10
Tin học
4.5/5

100.000 

Theo dõi
Thông báo của
guest
Phản hồi nội tuyến
Xem tất cả bình luận
Set your categories menu in Theme Settings -> Header -> Menu -> Mobile menu (categories)
Shopping cart

KẾT NỐI NGAY VỚI KIẾN EDU

Chúng tôi luôn sẵn sàng lắng nghe và đưa ra giải pháp phù hợp nhất cho vấn đề của bạn.

0886945229

Email

kienedu.com@gmail.com

Đây chỉ là bản XEM THỬ - khách hàng vui lòng chọn mua tài liệu và thanh toán để nhận bản đầy đủ

TẢI TÀI LIỆU

Bước 1: Chuyển phí tải tài liệu vào số tài khoản sau với nội dung: Mã tài liệu

Chủ TK: Ngô Thị Mai Lan

STK Agribank: 2904281013397 Copy
* (Nếu khách hàng sử dụng ngân hàng Agribank thì chuyển tiền vào STK Agribank để tránh bị lỗi treo giao dịch)
STK TPbank: 23665416789 Copy
tài khoản tpbank kienedu

Bước 2: Gửi ảnh chụp giao dịch vào Zalo kèm mã tài liệu để nhận tài liệu qua Zalo hoặc email

Nhắn tin tới Zalo Kiến Edu (nhấn vào đây để xác nhận và nhận tài liệu!)