SKKN Phát triển năng lực số cho học sinh trong dạy học Tin học 10 THPT để đáp ứng yêu cầu chuyển đổi số trong giáo dục
- Mã tài liệu: MP1179 Copy
Môn: | Tin học |
Lớp: | 10 |
Bộ sách: | Kết nối tri thức |
Lượt xem: | 590 |
Lượt tải: | 4 |
Số trang: | 97 |
Tác giả: | Bùi Thị Thanh Huyền |
Trình độ chuyên môn: | Thạc sĩ giáo dục |
Đơn vị công tác: | THPT Quỳnh Lưu 1 |
Năm viết: | 2019-2020 |
Số trang: | 97 |
Tác giả: | Bùi Thị Thanh Huyền |
Trình độ chuyên môn: | Thạc sĩ giáo dục |
Đơn vị công tác: | THPT Quỳnh Lưu 1 |
Năm viết: | 2019-2020 |
Sáng kiến kinh nghiệm “Phát triển năng lực số cho học sinh trong dạy học Tin học 10 THPT để đáp ứng yêu cầu chuyển đổi số trong giáo dục”triển khai gồm các biện pháp nổi bật sau:
3.2.1. Giải pháp 1: Đổi mới phương pháp dạy học môn Tin học
3.2.2. Giải pháp 2: Đổi mới hoạt động kiểm tra, đánh giá trong dạy học môn Tin học
3.2.3. Giải pháp 3: Xây dựng nguồn học liệu số giúp học sinh tự học
3.2.4. Giải pháp 4: Thành lập nhóm đam mê lập trình Quỳnh Lưu 1
3.2.5. Giải pháp 5: Tăng cường phát huy tính tích cực, chủ động học tập của học sinh
Mô tả sản phẩm
PHẦN I. ĐẶT VẤN ĐỀ
- Lý do chọn đề tài
Với sự phát triển không ngừng của công nghệ, chuyển đổi số đang là xu hướng của xã hội và diễn ra hết sức mạnh mẽ, sâu rộng trên toàn thế giới trong nhiều lĩnh vực. Ở nước ta, Đảng và nhà nước đã có nhiều quyết sách khẳng định chuyển đổi số là quá trình tất yếu của Việt Nam để phát triển kinh tế – xã hội trong giai đoạn mới. Chuyển đổi số đã và đang tạo ra nhiều thay đổi tích cực với ngành giáo dục tại Việt Nam.
Những năm gần đây ngành giáo dục đang đẩy mạnh áp dụng công nghệ chuyển đổi số trong giảng dạy. Sự phát triển mạnh mẽ của mạng xã hội, ứng dụng di động đã tạo điều kiện cho chuyển đổi số trong giáo dục phát triển mạnh mẽ hơn, tạo cơ hội cho mọi người có thể học và tương tác ở mọi lúc, mọi nơi. Ngành giáo dục đã phát triển mô hình dạy học trực tuyến, để người học có thể học mọi nơi, mọi lúc, chủ động trong việc học tập hiệu quả hơn. Để nguồn lao động hiện tại và tương lai đáp ứng được những yêu cầu mới thì ngành giáo dục cần được nâng cao hơn nữa chất lượng. Nghị quyết số 29 – NQ/TW đã nêu rõ quan điểm chỉ đạo “…Chuyển mạnh từ quá trình giáo dục chủ yếu trang bị kiến thức sang phát triển toàn diện năng lực và phẩm chất người học. Học đi đôi với hành, lí luận gắn với thực tiễn…”, đặc biệt là vấn đề ứng dụng công nghệ thông tin (CNTT) và phát triển năng lực số cho học sinh (HS).
Vai trò và vị trí của công nghệ thông tin trong lĩnh vực giáo dục cũng như ứng dụng công nghệ thông tin và thúc đẩy giáo dục công nghệ thông tin, giáo dục các kĩ năng số ngày càng quan trọng khi đặt trong bối cảnh chuyển đổi số đang diễn ra với tốc độ nhanh chưa từng có. Chuyển đổi số trong giáo dục trở thành nhiệm vụ cấp bách khi quốc gia phải đối diện với nhiều thách thức từ dịch bệnh Covid 19 như hiện nay. Yêu cầu phải chuyển đổi từ dạy và học theo cách truyền thống sang việc dạy và học trên nền tảng số là một xu thế tất yếu. Sử dụng thành thạo các thiết bị công nghệ số đối với cả người học và người dạy là tiền đề hướng đến thực hiện các mục tiêu giáo dục trong thời đại công nghệ số. Sự bùng nổ về công nghệ giáo dục đã, đang và sẽ thúc đẩy mạnh mẽ sự phát triển của nền giáo dục mang tính chuyển đổi sâu sắc vì con người. Với tầm quan trọng trên, ngày 03/06/2020, Thủ tướng Chính phủ ký quyết định số 749/QĐ – TTg về việc phê duyệt “Chương trình Chuyển đổi số quốc gia đến năm 2025, định hướng đến năm 2030” trong đó giáo dục là lĩnh vực được ưu tiên chuyển đổi số thứ hai nhằm đáp ứng yêu cầu của thời đại số hóa và toàn cầu hóa, biến quá trình đào tạo thành quá trình tự đào tạo.
Với tất cả các lí do trên, chúng tôi chọn đề tài: “Phát triển năng lực số cho học sinh trong dạy học Tin học 10 THPT để đáp ứng yêu cầu chuyển đổi số trong giáo dục”.
- Mục đích nghiên cứu
Phát triển năng lực số và kĩ năng chuyển đổi số cho học sinh THPT để đáp ứng chương trình giáo dục phổ thông mới.
- Đối tượng nghiên cứu
Học sinh lớp 10 trường THPT Quỳnh Lưu 1 năm học 2022-2023.
- Nhiệm vụ nghiên cứu
Để đạt được mục đích nghiên cứu của đề tài, cần phải thực hiện các nhiệm vụ sau: – Tìm hiểu và phân tích năng lực số, khung năng lực số của học sinh trung học, yêu cầu và nhiệm vụ của chuyển đổi số trong giáo dục
- Phân tích thực trạng dạy học và nhu cầu ứng dụng ICT trong dạy học hiện nay
- Phân tích được khả năng của HS và GV về ứng dụng chuyển đổi số trong tổ chức dạy học nói chung và môn Tin học nói riêng
- Xây dựng năng lực số trong chương trình Tin học 10 THPT 2018
- Đưa ra các giải pháp để phát triển năng lực số cho học sinh
- Xây dựng KHBD minh họa phát triển năng lực số cho học sinh;
- Tổng quan những vấn đề về lí luận dạy học theo hướng phát triển năng lực cho học sinh hiện nay. Từ đó vận dụng tổ chức dạy học nhằm phát triển năng lực số cho HS lớp 10 để đáp ứng yêu cầu chuyển đổi số trong giáo dục.
- Phương pháp nghiên cứu
Để thực hiện được nhiệm vụ trên, chúng tôi sử dụng các phương pháp nghiên cứu sau:
- Phương pháp thu thập, nghiên cứu tài liệu về chuyển đổi số: Nghiên cứu cơ sở lý luận của chuyển đổi số và một số giải pháp nâng cao năng lực số cho học sinh.
Nguồn tài liệu được sử dụng có thể gồm các dạng: các văn bản Nghị định, Nghị quyết; các tài liệu tập huấn chuyên môn của Bộ giáo dục và đào tạo; các tài liệu về bài giảng điện tử, một số phần mềm hỗ trợ cho thiết kế bài giảng, một số phần mềm xử lý số liệu, phân tích và xử lí video, kiểm tra đánh giá, …; một số trang báo điện tử về giáo dục về ứng dụng phát triển năng lực số trong dạy học, sách giáo khoa Tin học lớp 10 nhằm thu thập thông tin, số liệu liên quan phục vụ cho việc nghiên cứu đề tài.
- Phương pháp điều tra, khảo sát: Tìm hiểu thực tế việc ứng dụng công nghệ thông tin – truyền thông (CNTT-TT) cũng như định hướng dạy học theo hướng phát triển năng lực số cho học sinh, thông qua các phiếu điều tra khảo sát HS lớp 10 về thực trạng, nhu cầu ứng dụng ICT và hiệu quả của việc ứng dụng ICT trong dạy học môn Tin học để xây dựng kế hoạch dạy học theo hướng chuyển đổi số nhằm phát huy năng lực số cho HS.
- Phương pháp phân tích, tổng hợp: Trên cơ sở những số liệu đã thu thập, phân tích, tổng hợp, so sánh các số liệu phục vụ mục đích nghiên cứu thực trạng ứng dụng chuyển đổi số trong chương trình Tin học lớp 10. Sản phẩm của việc xử lý này được phân tích, tổng hợp hay hệ thống hóa bằng bảng số liệu, biểu đồ…
- Phương pháp quan sát: Trong quá trình thực hiện đề tài, GV trực tiếp quan sát quá trình HS học tập tại lớp để tìm hiểu thái độ, hứng thú, tính tích cực, kĩ năng giải quyết vấn đề của HS để từ đó rút ra được ưu khuyết điểm mà phương pháp đang áp dụng, trên cơ sở đó điều chỉnh để đạt được kết quả như đề tài mong muốn.
- Tính mới của đề tài
- Góp phần làm sáng tỏ cơ sở lí luận về phát triển năng lực số cho học sinh. – Phân tích thực trạng việc dạy học và nhu cầu ứng dụng ICT trong dạy học hiện nay, cũng như phân tích được khả năng của HS và GV trong ứng dụng chuyển đổi số trong tổ chức dạy học nói chung và môn Tin học nói riêng.
- Xây dựng năng lực số trong chương trình Tin học 10 THPT 2018
- Đưa ra các giải pháp để phát triển năng lực số cho học sinh
- Khảo sát sự cấp thiết và tính khả thi của các giải pháp đã đề xuất
- Thiết kế 02 KHBD Tin học 10 THPT (Sách kết nối tri thức với cuộc sống – NXBGD) minh họa cho việc chuyển đổi số trong dạy học tin học 10.
- Tổ chức dạy học theo hướng chuyển đổi số nhằm phát triển năng lực số cho HS THPT thông qua chương trình Tin học 10 góp phần đổi mới phương pháp dạy học, đáp ứng yêu cầu chương trình giáo dục phổ thông tổng thể theo định hướng vận dụng kiến thức vào thực tiễn, chú trọng phát triển phẩm chất và năng lực người học.
PHẦN II. NỘI DUNG NGHIÊN CỨU
- Cơ sở lý luận
- Khái niệm năng lực số và Khung năng lực số
- Năng lực số là gì?
Năng lực số (Digital Literacy) đề cập đến kiến thức, kỹ năng và thái độ cho phép trẻ phát triển và phát huy tối đa khả năng trong thế giới công nghệ số ngày càng lớn mạnh trên phạm vi toàn cầu, một thế giới mà trẻ vừa được an toàn, vừa được trao quyền theo cách phù hợp với lứa tuổi cũng như phù hợp với văn hóa và bối cảnh địa phương. (Theo UNICEF – 2019)
- Các yếu tố ảnh hưởng đến năng lực số cho học sinh
Môi trường xã hội của học sinh: Cơ sở hạ tầng hạn chế (như điều kiện kết nối Internet khó khăn và tỷ lệ hộ gia đình có máy tính thấp), chi phí cao cho việc sử dụng hạ tầng CNTT-TT, chất lượng công nghệ thấp hoặc không có nội dung trực tuyến bằng ngôn ngữ địa phương. Hơn nữa, trong khi bối cảnh công nghệ đang thay đổi nhanh chóng, nếu quá trình cải cách chương trình giáo dục diễn ra chậm sẽ dẫn đến sự lạc hậu về công nghệ.
Hoàn cảnh gia đình: Là nhân tố quan trọng ảnh hưởng đến NLS của học sinh. “Hiểu biết của cha mẹ về vai trò của CNTT-TT đối với tương lai của trẻ, các cuộc thảo luận về các cơ hội và rủi ro của Internet và các hoạt động truyền thông hàng ngày đối với trẻ, tất cả đã hình thành nên phương thức giáo dục trong đó trẻ hòa nhập xã hội bằng cách sử dụng phương tiện truyền thông số tại nhà”.
Các nhà trường: Đóng một vai trò quan trọng trong việc phát triển các NLS bao gồm khả năng sáng tạo khi tích hợp công nghệ kỹ thuật số như một công cụ học tập tích cực. Các nhà trường cũng như các trung tâm học tập cộng đồng là chìa khóa để nâng cao nhận thức, xây dựng kỹ năng tư duy phản biện và khả năng thích nghi cũng như có ảnh hưởng đến chiến lược công nghệ hỗ trợ trung gian của các gia đình.
Vai trò của tổ chức, cá nhân: Trong việc hỗ trợ phát triển NLS cho trẻ em ngày càng được thừa nhận, các nỗ lực trong thiết kế các thiệt bị và dịch vụ giúp trao quyền và bảo vệ trẻ em thông qua việc áp dụng việc xóa mù công nghệ số hiệu quả và các cơ chế an toàn (Kidkin và Rudkron 2018) cũng như về khả năng hỗ trợ các sáng kiến nhằm thúc đẩy xóa mù công nghệ số, như Sáng kiến An toàn của Google.
TÀI LIỆU LIÊN QUAN
100.000 ₫
- 0
- 457
- 2
- [product_views]
100.000 ₫
- 5
- 502
- 3
- [product_views]
100.000 ₫
- 4
- 448
- 4
- [product_views]
100.000 ₫
- 3
- 533
- 5
- [product_views]
100.000 ₫
- 9
- 416
- 6
- [product_views]
100.000 ₫
- 4
- 488
- 7
- [product_views]
100.000 ₫
- 2
- 521
- 8
- [product_views]
100.000 ₫
- 7
- 492
- 9
- [product_views]
100.000 ₫
- 7
- 493
- 10
- [product_views]