SKKN Phương pháp xây dựng đề kiểm tra định kì môn Ngữ văn lớp 10 theo hướng phát triển phẩm chất năng lực học sinh (CTST)
- Mã tài liệu: MP0304 Copy
Môn: | Ngữ Văn |
Lớp: | 10 |
Bộ sách: | Chân trời sáng tạo |
Lượt xem: | 549 |
Lượt tải: | 7 |
Số trang: | 54 |
Tác giả: | Bùi Thị Minh Hương |
Trình độ chuyên môn: | Cử nhân đại học |
Đơn vị công tác: | THPT Ngô Gia Tự. |
Năm viết: | 2022-2023 |
Số trang: | 54 |
Tác giả: | Bùi Thị Minh Hương |
Trình độ chuyên môn: | Cử nhân đại học |
Đơn vị công tác: | THPT Ngô Gia Tự. |
Năm viết: | 2022-2023 |
Sáng kiến kinh nghiệm “Phương pháp xây dựng đề kiểm tra định kì môn Ngữ văn lớp 10 theo hướng phát triển phẩm chất năng lực học sinh (CTST)”triển khai gồm các biện pháp nổi bật sau:
2.2.2. Một số vấn đề kiểm tra, đánh giá theo hướng phát triển phẩm chất, năng lực học sinh (Chương trình Giáo dục phổ thông 2018)
2.2.3. Phương pháp biên soạn đề kiểm tra đánh giá theo hướng phát triển phẩm chất, năng lực
2.2.3.1. Phương pháp biên soạn đề phần Đọc
2.2.3.2. Phương pháp biên soạn đề phần Viết
2.2.4. Hệ thống đề minh họa
Mô tả sản phẩm
Năm học 2022 – 2023 là năm đầu tiên thực hiện Chương trình Giáo dục phổ thông 2018 ở bậc Trung học phổ thông, đánh dấu bước ngoặt trong sự phát triển của nghành giáo dục. Việc dạy học truyền thống gắn với truyền thụ tri thức một chiều chuyển sang dạy học theo hướng phát triển phẩm chất năng lực. Điều này phù hợp với xu thế của thế giới và đòi hỏi của thực tiễn, hoàn cảnh hiện nay nhưng cũng đặt ra nhiều thách thức đối với ngành giáo dục, đòi hỏi sự thực hiện nghiêm túc, nỗ lực vượt lên những khó khăn để ổn định việc dạy và học trong nhà trường.
Cùng với việc thay đổi về dạy học, việc kiểm tra đánh giá cũng phải thay đổi theo, phù hợp với yêu cầu mới. Kiểm tra, đánh giá theo chương trình 2006 chủ yếu mang tính huy động những kiến thức học sinh đã được học trong sách giáo khoa, nghĩa là học sinh học thuộc các văn bản, bài học đã được giáo viên truyền thụ, từ đó ghi nhớ và chép lại trong bài kiểm tra. Giáo viên cũng trên cơ sở ghi nhớ của học sinh để đánh giá. Tuy nhiên, Chương trình Giáo dục phổ thông 2018 do đặc trưng thực hiện một chương trình, nhiều bộ sách giáo khoa cho nên không lấy sách giáo khoa làm căn cứ để kiểm tra, đánh giá mà lấy chương trình làm cơ sở. Kiểm tra, đánh giá theo Chương trình 2018 thực hiện theo hướng phát triển phẩm chất năng lực. Đối với môn Ngữ văn, vấn đề kiểm tra, đánh giá theo hướng phát triển phẩm chất, năng lực đặt ra nhiều thách thức bởi giáo viên phần đông vẫn quen với kiểu kiểm tra, đánh giá và biên soạn đề theo quán tính, truyền thống.
Mặt khác, Bộ Giáo dục và Đào tạo đã đưa ra và đang lắng nghe ý kiến đóng góp về Dự thảo thi tốt nghiệp trung học phổ thông năm 2025 – năm đầu tiên thi theo chương trình mới 2018. Chính vì vậy, việc kiểm tra, đánh giá định kì cũng phải hướng đến mục tiêu kì thi tốt nghiệp trung học phổ thông năm 2025 để giáo viên và học sinh có hướng ôn tập, chuẩn bị tốt nhất, sẵn sàng cho kì thi.
Từ những lí do trên, chúng tôi quyết định lựa chọn đề tài nghiên cứu:
Phương pháp xây dựng đề kiểm tra định kì môn Ngữ văn lớp 10 theo hướng phát triển phẩm chất năng lực học sinh (Chương trình Giáo dục phổ thông 2018).
1.2. Tổng quan về đề tài và tính mới của đề tài
Đề tài tập trung triển khai phương pháp biên soạn đề kiểm tra, đánh giá theo hướng phát triển các phẩm chất, kĩ năng đọc và viết của Ngữ văn lớp 10 (Chương trình Giáo dục phổ thông 2018).
Đề tài đưa ra một số gợi ý về ma trận, đặc tả đề kiểm tra theo các đơn vị kiến thức. Đồng thời, biên soạn một số đề minh họa theo hai phần: Đọc (các văn bản thuộc các thể loại được học trong chương trình lớp 10) và Viết (các bài nghị luận/ bài viết thuộc các kiểu bài được học trong chương trình lớp 10).
Tính mới của đề tài được thể hiện ở chỗ: triển khai các cách thức, phương pháp xây dựng đề kiểm tra định kì đi kèm với ma trận đề thi, các đặc tả đơn vị kiến thức đáp ứng yêu cầu kiểm tra đánh giá mới của Bộ Giáo dục và Đào tạo (theo Công văn số 3175/BGDĐT-GDTrH ngày 21 tháng 7 năm 2022). Đây là năm đầu tiên thực hiện chương trình mới ở bậc trung học phổ thông nên đề tài được đặt ra mới mẻ và có tính thực tiễn trong hoạt động dạy học cũng như kiểm tra, đánh giá môn Ngữ văn lớp 10.
2.1. Cơ sở lí luận và thực tiễn
Đề tài Phương pháp xây dựng đề kiểm tra định kì môn Ngữ văn lớp 10 theo hướng phát triển phẩm chất năng lực học sinh (Chương trình Giáo dục phổ thông 2018) được thực hiện dựa trên những cơ sở lí luận và thực tiễn khách quan. Chúng tôi dựa trên cơ sở mục tiêu, nội dung và cách thức đánh giá của Chương trình Giáo dục phổ thông 2018 nói chung và yêu cầu đổi mới kiểm tra, đánh giá môn Ngữ văn nói riêng của Bộ Giáo dục và Đào tạo. Đồng thời, chúng tôi cũng xem xét đến các hình thức kiểm tra, đánh giá của của các nước đặt vào xu thế hội nhập hiện nay.
Thứ nhất, chúng tôi xác định rõ căn cứ xác định mục tiêu, nội dung đổi mới và cách thức đánh giá của Chương trình Giáo dục phổ thông 2018.
Yêu cầu trong các nghị quyết về đổi mới giáo dục của Đảng và Nhà nước.
Yêu cầu đổi mới căn bản giáo dục đào tạo, trong đó có đổi mới về đánh giá đã được nêu trong Nghị quyết số 29 của Trung ương Đảng, Nghị quyết số 88 Quốc hội và Quyết định số 404 của Thủ tướng Chính phủ. Nghị quyết số 29 của Trung ương Đảng yêu cầu: “Đổi mới căn bản hình thức và phương pháp thi, kiểm tra và đánh giá kết quả giáo dục, đào tạo, bảo đảm trung thực, khách quan. Việc thi, kiểm tra, đánh giá kết quả giáo dục, đào tạo cần từng bước theo các tiêu chí tiên tiến được xã hội và cộng đồng giáo dục thế giới tin cậy và công nhận. Phối hợp sử dụng kết quả đánh giá trong quá trình học với đánh giá cuối học kì, cuối năm học; đánh giá của người dạy với tự đánh giá của người học; đánh giá của nhà trường với đánh giá của gia đình và của xã hội. Đổi mới phương thức thi và công nhận tốt nghiệp trung học phổ thông theo hướng giảm áp lực và tốn kém cho xã hội mà vẫn bảo đảm độ tin cậy, trung thực, đánh giá đúng năng lực học sinh, làm cơ sở cho việc tuyển sinh giáo dục nghề nghiệp và giáo dục đại học”.
Nghị quyết số 88 của Quốc hội và Quyết định 404 của Chính phủ cũng đều nêu rõ định hướng và yêu cầu đổi mới đánh giá. Những yêu cầu đó đã trở thành cơ sở quan trọng trong việc đổi mới đánh giá kết quả học tập của học sinh trong môn học Ngữ văn.
Thứ hai, yêu cầu đổi mới kiểm tra, đánh giá cũng được quy định riêng với môn Ngữ văn. Ngày 21/7/2023, Bộ Giáo dục và Đào tạo có Công văn số 3175/BGDDT-GDTrH hướng dẫn đổi mới về dạy học và kiểm tra, đánh giá môn Ngữ văn ở trường phổ thông nhằm khắc phục tình trạng dạy học nặng về thuyết giảng, đọc chép và thuộc lòng theo văn mẫu. Công văn nhấn mạnh việc kiểm tra, đánh giá môn Ngữ văn cần đảm bảo nguyên tắc phát huy được những mặt tích cực trong cá tính, trí tưởng tượng, năng lực ngôn ngữ, năng lực văn học, năng lực tư duy hình tượng và tư duy logic của học sinh. Giáo viên cần tập trung thiết kế và sử dụng các câu hỏi, bài tập yêu cầu học sinh vận dụng kiến thức đã học và kĩ năng đọc, viết, nói, nghe vào bối cảnh ngữ liệu mới. Tạo cơ hội để học sinh khám phá những tri thức mới, đề xuất ý tưởng và tạo ra sản phẩm mới. Gợi mở những liên tưởng, tưởng tượng, huy động được vốn sống vào quá trình đọc, viết, nói, nghe.
TÀI LIỆU LIÊN QUAN
- 0
- 140
- 1
- [product_views]
- 3
- 120
- 2
- [product_views]
- 1
- 161
- 3
- [product_views]
- 5
- 103
- 4
- [product_views]
- 2
- 109
- 5
- [product_views]
100.000 ₫
- 6
- 451
- 6
- [product_views]
100.000 ₫
- 2
- 408
- 7
- [product_views]
100.000 ₫
- 6
- 502
- 8
- [product_views]
100.000 ₫
- 1
- 475
- 9
- [product_views]
100.000 ₫
- 3
- 509
- 10
- [product_views]