SKKN Rèn kỹ năng chứng minh trong kiểu bài nghị luận về vấn đề lí luận văn học cho học sinh giỏi quốc gia
- Mã tài liệu: MP0264 Copy
Môn: | Ngữ Văn |
Lớp: | 10, 11, 12 |
Bộ sách: | |
Lượt xem: | 1178 |
Lượt tải: | 9 |
Số trang: | 37 |
Tác giả: | Trần Thị Hồng Huyền |
Trình độ chuyên môn: | Cử nhân đại học |
Đơn vị công tác: | THPT Gia Viễn B |
Năm viết: | 2021-2022 |
Số trang: | 37 |
Tác giả: | Trần Thị Hồng Huyền |
Trình độ chuyên môn: | Cử nhân đại học |
Đơn vị công tác: | THPT Gia Viễn B |
Năm viết: | 2021-2022 |
Sáng kiến kinh nghiệm “SKKN Rèn kỹ năng chứng minh trong kiểu bài nghị luận về vấn đề lí luận văn học cho học sinh giỏi quốc gia” triển khai gồm các biện pháp nổi bật sau:
I. Chọn dẫn chứng
1. Tiêu chí đầu tiên của dẫn chứng có lẽ phải là phù hợp với luận đề.
2. Tiêu chí thứ hai là chọn dẫn chứng phù hợp với người viết
3. Tiêu chí thứ ba là chọn dẫn chứng tiêu biểu, điển hình
4. Tiêu chí thứ tư để lựa chọn dẫn chứng là tính toàn diện
5. Tiêu chí thứ năm khi huy động dẫn chứng phải là tính chính xác
II. Phân tích dẫn chứng
Mô tả sản phẩm
SÁNG KIẾN KINH NGHIỆM:
RÈN KĨ NĂNG CHỨNG MINH TRONG KIỂU BÀI NGHỊ LUẬN VỀ VẤN ĐỀ
LÍ LUẬN VĂN HỌC CHO HỌC SINH GIỎI QUỐC GIA
PHẦN MỞ ĐẦU
1. Lí do chọn đề tài
Đối với mọi môn học, trong đó có Ngữ Văn, ngoài kiến thức học sinh luôn cần được trang bị kĩ năng làm bài. Kiến thức là nguyên liệu, kĩ năng mới là thứ tạo ra thành phẩm. Kĩ năng làm cho kiến thức được vận dụng một cách đúng đắn, hiệu quả, thậm chí đắc địa. Ngược lại, có kiến thức mà thiếu kĩ năng thì nhiều khi công học tập cũng bằng không. Bởi kiến thức nhiều mà thiếu kĩ năng thì người học sẽ bị sa lầy, không thể làm chủ những điều mình có. Tựa như kị sĩ không điều khiển nổi con ngựa bất kham. Với học sinh giỏi, điều này càng đúng, bởi với lượng kiến thức nhiều hơn hẳn so với học sinh đại trà, các em mà không có kĩ năng hoàn thiện thì chẳng khác gì bị “tẩu hỏa nhập ma”. Đó là cách nói vui nhưng hoàn toàn có cơ sở.
Trong những kĩ năng cần trang bị, học sinh giỏi phải nắm được cách làm kiểu bài nghị luận xã hội và nghị luận văn học. Ở mỗi kiểu bài này, các em lại phải chia nhỏ thành những kĩ năng cụ thể hơn để rèn luyện như giải thích, phân tích, chứng minh, bàn luận, mở rộng, phản đề, so sánh, liên hệ,… Kĩ năng nào cũng quan trọng, cần thiết, bởi chỉ cần mắc lỗi ở bất cứ khâu nào thì bài văn cũng mất giá trị, thậm chí sai lầm, thất bại. Tuy nhiên, trong đó, có lẽ kĩ năng được sử dụng nhiều nhất, chiếm dung lượng lớn nhất, đòi hỏi học sinh phải khổ luyện hơn cả chính là thao tác chứng minh. Dù đây luôn là phần chiếm nhiều điểm nhất trong đáp án nhưng thực tế học sinh lại hay mất điểm ở chính phần này. Khi làm bài, có bao tinh hoa, tâm huyết, các em đều dồn cả vào phần chứng minh. Nhưng tiếc thay, đôi khi, đây cũng chính là chỗ khiến học sinh phải luyến tiếc, day dứt, ân hận vì những sai lầm, ngộ nhận khi “lầm đường lạc lối”. Điều đó thôi thúc chúng tôi nghiên cưu chuyên đề này để đi sâu vào cách làm phần chứng minh trong bài thi học sinh giỏi.
Đề thi quốc gia môn Văn trong nhiều năm trở lại đây đều theo cấu trúc hai câu. Trong đó, câu nghị luận văn học có xu hướng ra vào kiểu bài nghị luận về một ý kiến, một nhận định mang tính lí luận văn học. Đó không phải là sự trùng hợp ngẫu nhiên mà là xu thế tất yếu. Cách ra đề này đương nhiên không phải là sự lựa chọn hoàn hảo hay bất biến. Thế nhưng, nó giúp đánh giá năng lực học sinh giỏi Văn một cách khá chính xác, toàn diện, hiệu quả. Bởi các em cần phải huy động cả kiến thức tác phẩm lẫn vốn lí luận văn học. Đặc biệt, người viết phải vận dụng cùng lúc nhiều thao tác khác nhau một cách tuần tự, lớp lang, chặt chẽ mà vẫn không thể thiếu sự linh hoạt, sáng tạo. Chinh phục được câu hỏi này các em sẽ khẳng định được rất nhiều điều về năng lực làm văn nghị luận. Một trong những kĩ năng mấu chốt giúp học sinh thành công ở kiểu bài này chính là thao tác chứng minh.
Vì những lí do trên, chúng tôi mong muốn qua chuyên đề này đi sâu vào việc nghiên cứu cách “Rèn kỹ năng chứng minh trong kiểu bài nghị luận về vấn đề lí luận văn học cho học sinh giỏi quốc gia”.
2. Mục đích nghiên cứu
Mục đích của chúng tôi khi nghiên cứu chuyên đề này được xác định rất rõ ràng như sau. Trước hết, người viết muốn tìm hiểu những khó khăn, vướng mắc, những lỗi sai mà học sinh cũng như chính giáo viên hay mắc phải khi làm phần chứng minh trong kiểu bài nghị luận về vấn đề lí luận văn học. Đó là thực trạng đã tồn tại từ lâu nhưng vẫn chưa được tháo gỡ, giải quyết một cách triệt để, nhất là với những học sinh ở các tỉnh, các trường còn có chất lượng giải chưa cao. Đây là mối quan tâm, thậm chí day dứt của chính chúng tôi sau nhiều năm tham gia công tác bồi dưỡng học sinh giỏi.
Buồn nhất là khi thấy học sinh đã miệt mài, chăm chỉ ôn luyện, đã tích lũy được nhiều kiến thức sâu sắc từ sách vở, từ những chuyên gia uy tín hàng đầu vậy mà cuối cùng bài thi vẫn không có kết quả như mong muốn. Lỗi do đâu, chắc chắn không phải do thiếu kiến thức, không phải do lười biếng hay chủ quan. Sau nhiều năm quan sát, đúc kết với những thất bại thấm thía, chúng tôi nhận ra rằng một trong những nguyên nhân chính dẫn tới kết quả đó là vì học sinh chưa được rèn kĩ năng đúng đắn, hiệu quả. Trong đó, kĩ năng chứng minh lại là khâu yếu nhất, nan giải nhất. Chuyên đề này, trước hết phải đi vào những hạn chế, khiếm khuyết, sai lầm đó để hiểu rõ thực trạng.
Sau đấy, mục tiêu tiếp theo của chúng tôi chính là tìm cách đưa ra những giải pháp, phương pháp phù hợp, thiết thực, hiệu quả, tối ưu để giúp học sinh thao gỡ, khắc phục nhược điểm, nâng cao kĩ năng làm bài nghị luận văn học ở phần chứng minh. Phần này sẽ được đúc kết từ kinh nghiệm của bản thân, của đồng nghiệp, của các chuyên gia cũng như từ tài liệu tham khảo mà chúng tôi có dịp được tiếp cận, nghiên cứu. Đương nhiên, với năng lực và thời gian có hạn, chúng tôi không kì vọng có thể làm được tất cả. Nhưng chí ít, người viết cũng muốn đem đến một vài ý kiến dù nhỏ bé nhưng hữu ích cho học sinh, cho các thầy cô giáo. Có thể, nhiều điều chúng tôi viết ra trong chuyên đề này chưa hoàn toàn đúng, chưa thực sự mới, chưa phải là cách làm hay nhất nhưng mong rằng vẫn sẽ có ích ít nhiều. Xét cho cùng, đây chính là một cơ hội để người viết nói riêng và tất cả chúng ta nói chung cùng một lần nhìn lại vấn đề này, cùng chia sẻ, lắng nghe, tham khảo, học hỏi với đồng nghiệp để làm tốt hơn công việc của mình.
Cuối cùng, chuyên đề này còn hướng tới việc xây dựng một hệ thong để thi nhằm giúp học sinh rèn luyện kĩ năng làm phần chứng minh trong kiểu bài nghị luận về vấn đề lí luận văn học cho học sinh giỏi quốc gia. Đây sẽ là minh chứng rõ ràng, dễ thấy và thiết thực nhất cho kết quả nghiên cứu của người viết. Hi vọng những đề văn được tập hợp vào đây sẽ là những bài tập bổ ích để các em học sinh có thể luyện tập, thực hành ngay sau khi tiếp nhận xong phần lí thuyết của chuyên đề.
3. Phạm vi nghiên cứu
Ngay từ đầu, chúng tôi đã xác định phạm vi nghiên cứu của chuyên đề gói gọn trong việc rèn kỹ năng chứng minh trong kiểu bài nghị luận về vấn đề lí luận văn học cho học sinh giỏi quốc gia. Những kĩ năng khác như giải thích, bàn luận, phản đề, so sánh,… vẫn sẽ được nhắc tới nhưng chủ yếu là để đối chiếu, làm cơ sở để nổi bật cách làm phần chứng minh. Chúng tôi cũng không có tham vọng nghiên cứu kĩ năng chứng minh trong văn nghị luận nói chung mà chỉ dám đi sâu vào một kiểu bài cụ thể là nghị luận về vấn đề lí luận văn học. Việc khoanh vùng như vậy vừa đảm bảo tính chọn lọc, tính vừa sức vừa giúp chúng tôi đào sâu nghiên cứu đến nơi đến chốn.
PHẦN NỘI DUNG
CHƯƠNG I: CƠ SỞ LÍ LUẬN
1. Kĩ năng chứng minh trong văn nghị luận
Văn nghị luận chứng minh là dạng văn sử dụng hệ thống dẫn chứng có định hướng để làm rõ vấn đề. Văn chứng minh là một cách gọi ước lệ chỉ bài văn, đoạn văn nghị luận sử dụng phương pháp chứng minh. Trong nhà trường, kiểu bài chứng minh có nhiệm vụ rèn luyện cho học sinh năng lực viết bài văn, đoạn văn chứng minh.
Về phương pháp làm bài, một bài làm văn nghị luận chứng minh phải đạt được các yêu cầu sau:
Thứ nhất, phải xác định rõ đối tượng, vấn đề chứng minh (ý kiến gì, luận điểm nào). Nói cách khác, học sinh phải đọc kĩ đề bài để xác nhận rõ vấn để cần chứng minh là gì, diễn đạt điều ấy thành ý kiến, luận điểm. Phương pháp chứng minh là khẳng định ý kiến đó đúng hay sai, hay có mặt nào đúng, mặt nào sai. Nếu không xác định điều này cho rõ sẽ là cắm đầu đi về phia trước mà không biết mình sẽ đi đâu.
Thứ hai, phải có lí lẽ dẫn chứng chính xác, đáng tin cậy, đầy đủ. phù hợp để tiến hành chứng minh. Đây chính là bước huy động các kiến thức, bao gồm các lí lẽ, các dẫn chứng cần thiết để chứng minh (chú ý huy động sao cho phù hợp). Các lí lẽ, dẫn chứng mà không thuyết phục thì bài chứng minh không đứng vững được.
Thứ ba, sau khi đã có ý kiến (luận điểm) và các lí lẽ dẫn chứng (luận cứ), người làm bài chứng minh còn phải biết tổ chức, phân tích sao cho các lí lẽ, dẫn chứng phát huy sức mạnh chứng minh của nó thì mới có sức thuyết phục. Phải biết phân tích, khai thác dẫn chứng, lí lẽ, chứ không giản đơn là liệt kê hay kể lể dông dài, hời hợt.
Thứ tư, bài văn chứng minh phải có thứ tự, lớp lang, phân biệt cái gì là chính, cái gì là phụ. Nói đúng hơn, người viết cần biết lập dàn bài để nhận rõ cái gì cần chứng minh trước, cái gì cần chứng minh sau, cái gì cần tô đậm, cái gì cần bổ sung. Cái chính phải được nói nhiều, nói rõ, cái phụ chỉ cần nhắc đến để bổ sung cho cái chính. Khi viết đoạn văn, bài văn nghị luận chứng minh, học sinh có thể trình bày luận
TÀI LIỆU LIÊN QUAN
100.000 ₫
- 6
- 451
- 1
- [product_views]
100.000 ₫
- 2
- 408
- 2
- [product_views]
100.000 ₫
- 6
- 502
- 3
- [product_views]
100.000 ₫
- 1
- 475
- 4
- [product_views]
100.000 ₫
- 3
- 509
- 5
- [product_views]
100.000 ₫
- 2
- 416
- 6
- [product_views]
100.000 ₫
- 4
- 477
- 7
- [product_views]
100.000 ₫
- 7
- 484
- 8
- [product_views]
100.000 ₫
- 3
- 599
- 9
- [product_views]
100.000 ₫
- 4
- 508
- 10
- [product_views]