SKKN Rèn luyện kĩ năng sử dụng ngôn ngữ cho học sinh thpt qua các loại văn bản
- Mã tài liệu: MP0257 Copy
Môn: | Ngữ Văn |
Lớp: | 10, 11, 12 |
Bộ sách: | |
Lượt xem: | 684 |
Lượt tải: | 4 |
Số trang: | 83 |
Tác giả: | Nguyễn Thị Thu Hằng |
Trình độ chuyên môn: | Thạc sĩ giáo dục |
Đơn vị công tác: | THPT Bình Minh |
Năm viết: | 2021-2022 |
Số trang: | 83 |
Tác giả: | Nguyễn Thị Thu Hằng |
Trình độ chuyên môn: | Thạc sĩ giáo dục |
Đơn vị công tác: | THPT Bình Minh |
Năm viết: | 2021-2022 |
Sáng kiến kinh nghiệm “SKKN Rèn luyện kĩ năng sử dụng ngôn ngữ cho học sinh thpt qua các loại văn bản” triển khai gồm các biện pháp nổi bật sau:
1. Kĩ năng sử dụng ngôn ngữ trong văn bản hành chính
2. Kĩ năng sử dụng ngôn ngữ trong văn bản báo chí
3. Kĩ năng sử dụng ngôn ngữ trong văn bản chính luận
4. Kĩ năng sử dụng ngôn ngữ trong văn bản khoa học
5. Kĩ năng sử dụng ngôn ngữ trong văn bản sinh hoạt và văn bản nghệ thuật
Mô tả sản phẩm
- Tên sáng kiến, lĩnh vực áp dụng
– Là nhóm tác giả đề nghị xét công nhận sáng kiến:
RÈN LUYỆN KĨ NĂNG SỬ DỤNG NGÔN NGỮ CHO HỌC SINH THPT QUA CÁC LOẠI VĂN BẢN
Lĩnh vực áp dụng: Phương pháp dạy học môn Ngữ Văn THPT
- Nội dung
2.1. Giải pháp cũ thường làm
– Qua quá trình công tác và giảng dạy cũng như khảo sát thực tế tại một số trường THPT, chúng tôi nhận thấy các em học sinh vẫn chưa thoát li được kiểu tiếp thu kiến thức một chiều và vẫn làm theo kiểu truyền thống, tư duy sử dụng ngôn ngữ thiếu linh hoạt và tính sáng tạo. Nguyên nhân của thực trạng này có thể do các em bị áp đặt suy nghĩ từ khi còn ở các cấp học trước. Để đáp ứng yêu cầu của GV, các em phải làm làm đúng như những gì đã được hướng dẫn.
– Các bài học về tình huống giao tiếp và rèn kỹ năng sử dụng ngôn ngữ được sắp xếp tản mạn, chưa sát với thực tế. Mặt khác, việc không phân tách các loại văn bản để rèn cho HS khiến cho HS thiếu kỹ năng nhận diện và sử dụng ngôn ngữ ứng với lĩnh vực đời sống được va chạm để từ đó tạo lập loại văn bản tương ứng.
– Việc tích hợp các bài học cùng chủ đề nhằm nâng cao kỹ năng sử dụng ngôn ngữ cho HS chưa được quan tâm đúng mức hoặc việc thực hiện ở một số bài học còn mang tính hình thức. Học sinh không có hứng thú tìm hiểu, áp dụng.
– Các phương pháp, kỹ thuật tổ chức dạy học tích cực nhằm củng cố khả năng vận dụng ngôn ngữ cho học sinh chưa được áp dụng thường xuyên.
Những lí do trên cùng với yêu cầu đổi mới phương pháp dạy học ngày càng trở nên cần thiết và là vấn đề cấp bách đang được các nhà giáo dục tìm cách khắc phục. Đó là cơ sở để chúng tôi đề xuất biện pháp RÈN LUYỆN KĨ NĂNG SỬ DỤNG NGÔN NGỮ CHO HỌC SINH THPT QUA CÁC LOẠI VĂN BẢN.
2.2. Đề xuất một số biện pháp rèn luyện kỹ năng sử dụng ngôn ngữ cho học sinh THPT qua các kiểu văn bản.
2.2.1. Cơ sở đề xuất biện pháp (Bản chất của giải pháp):
Rèn luyện kỹ năng sử dụng ngôn ngữ là một quá trình cân nhắc phức tạp, vận dụng tích cực tư duy vào việc phân tích, tổng hợp, đánh giá sự việc…từ sự quan sát, kinh nghiệm, chứng cứ, thông tin và lí lẽ nhằm đưa ra nhận định về sự việc hay hiện tượng và hình thành cách ứng xử của mỗi cá nhân. Nó gắn với một loạt các kĩ năng và thái độ. Hiện nay, GV đã đưa ra rất nhiều hình thức và kỹ thuật tổ chức dạy học hiện đại, những tình huống có vấn đề đòi hỏi HS không thể sử dụng các bài văn mẫu mà phải hoạt động tư duy một cách độc lập, huy động các kiến thức liên môn ở mức độ cao và sâu hơn. Vì vậy, muốn đạt được mục tiêu thì HS cần phải trang bị cho mình cách thức vận dụng ngôn ngữ một cách nhạy bén.
Việc rèn luyện sử dụng ngôn ngữ ở từng kiểu văn bản vẫn còn những tồn tại sau:
+ Phần lớn học sinh không nắm được cách viết, trình bày những văn bản hành chính thông dụng. Ngay cả văn bản hành chính thông dụng như đơn xin phép nghỉ học các em cũng viết một cách vụng về. Hướng dẫn thực hành không được chú ý thường xuyên nên việc thực hiện bài học mang tính hình thức do nằm cuối chương trình Ngữ văn 12.
+ Khi dạy về ngôn ngữ báo chí, giáo viên phụ thuộc chủ yếu vào sánh giáo khoa, ít cập nhật những tin tức báo chí mới cho học sinh, cách khai thác và xử lí thông tin, sử dụng các phương tiện diễn đạt ở phong cách ngôn ngữ báo chí cũng chưa được chú trọng dẫn đến học sinh thiếu kĩ năng khai thác và lựa chọn thông tin chính thống, diễn đạt về từ, câu chưa phù hợp với phong cách ngôn ngữ báo chí, làm hạn chế kĩ năng sử dụng ngôn ngữ của học sinh.
+ Các phong cách chính luận, khoa học và nghệ thuật đòi hỏi người tiếp nhận và vận dụng có kiến thức chuyên sâu, vốn hiểu biết phong phú. Cho nên, việc vận dụng từ ngữ ở những kiểu văn bản này khiến học sinh gặp nhiều khó khăn.
+ Đối với ngôn ngữ nghệ thuật và ngôn ngữ sinh hoạt, Chương trình hiện hành chưa giúp học sinh nắm bắt được kỹ năng cần thiết phải sử dụng ngôn ngữ như thế nào để đảm bảo tính văn hóa, lịch sự trong hoạt động giao tiếp thường ngày. Trong bối cảnh mạng xã hội phát triển đa dạng như hiện nay, việc học sinh bị hạn chế trong sử dụng ngôn ngữ sinh hoạt liên quan đến các phát ngôn đã phải tự gánh chịu nhiều hậu quả đáng tiếc. Chương trình cũng chưa chú trọng cho học sinh nắm bắt được kỹ năng cần thiết phải sử dụng ngôn ngữ nghệ thuật như thế nào để thể hiện sự tế nhị, linh hoạt sáng tạo trong hoạt động giao tiếp thường ngày.
2.2.2. Các phương diện phản ánh tính mới mẻ, sáng tạo của giả pháp: Quá trình rèn luyện kỹ năng sử dụng ngôn ngữ cho học sinh qua các kiểu văn bản có thể xác lập các bước cụ thể sau:
2.2.2.1. Tiếp cận và khai thác thông tin liên quan đến vấn đề, tình huống đặt ra.
Bước 1: Xác định ngữ cảnh (bối cảnh ngôn ngữ):
Ngữ cảnh là bối cảnh ngôn ngữ, mà ở đó người nói (người viết) sản sinh lời nói thích ứng. Còn người nghe (người đọc) căn cứ vào đó để lĩnh hội đúng và đầy đủ lời nói. Các nhân tố của ngữ cảnh bao gồm nhân vật giao tiếp, bối cảnh ngoài ngôn ngữ, Văn cảnh. Xác định ngữ cảnh có vai trò quan trọng đối với quá trình sản sinh lời nói, câu văn và cả quá trình lĩnh hội lời nói, câu văn.
Bước 2: Xác định đề tài, chủ đề:
Đề tài là lĩnh vực đời sống được nhà văn nhận thức, lựa chọn, khái quát, bình giá và thể hiện trong văn bản. Còn chủ đề là vấn đề cơ bản được nêu ra trong văn bản. Chủ đề thể hiện điều quan tâm cũng như chiều sâu nhận thức của nhà văn đối với cuộc sống. Tầm quan trọng của chủ đề không phụ thuộc vào khuôn khổ văn bản. Mỗi văn bản có thể có một hoặc nhiều chủ đề tùy quy mô cũng như ý định của tác giả.
Bước 3: Xác định từ ngữ và biểu đạt nghĩa của các từ ngữ
Khi đọc một văn bản, người đọc cần xác định những từ chìa khóa trong đó. Nếu như không tìm ra được những từ khóa này thì việc đọc khó thành công, đọc xong mà không hiểu nội dung của văn bản đó viết gì, không nắm bắt được ý tưởng. Vì vậy, nhiều giáo viên cho học sinh gạch chân các từ quan trọng. Tuy nhiên, nhiều học sinh không nhận biết từ nào là từ khóa để gạch chân. Để hướng dẫn học sinh cách để đánh dấu những từ khóa trong một văn bản để giúp HS có được một công cụ hiệu quả để học sinh bước đầu làm việc với văn bản. Ví dụ như đối với các văn bản nghệ thuật, nội dung đánh dấu chính là “nhãn tự” của một bài thơ, hoặc từ ngữ được lặp đi lặp lại gắn liền thông điệp nghệ thuật trong văn bản, các hành động, lời nói, cử chỉ, điệu bộ…. của nhân vật, hoặc của người kể chuyện. Do đặc điểm sách giáo khoa không đủ lề rộng có thể ghi phần đánh dấu nên giáo viên có thể chuyển doạn văn bản trọng tâm cho học sinh đánh dấu thành các phiếu bài tập.
Bước 4: Trình bày quan điểm, cách hiểu của HS về văn bản:
Để học sinh có thể trình bày quan điểm, cách nghĩ của mình có thể thông qua việc đặt ra các tình huống có vấn đề. Tình huống là những sự kiện, vụ việc, hoàn cảnh có mâu thuẫn, có vấn đề cần được giải quyết. Tình huống “có vấn đề”: là trở ngại về trí tuệ của con người, xuất hiện khi ta chưa biết cách giải thích hiện tượng, sự việc hay một quá trình nào đó của thực tế. Tình huống có vấn đề là một phương pháp giáo dục nhằm phát triển năng lực tư duy, sáng tạo, giải quyết vấn đề của HS. Phương pháp này có ý nghĩa quan trọng, phát huy tính tích cực, sáng tạo của HS, giúp các em có cách nhìn toàn diện hơn trước các hiện tượng, sự việc nảy sinh trong hoạt động, cuộc sống hàng ngày. Để phương pháp này thành công thì vấn đề đưa ra phải sát với mục tiêu hoạt động, kích thích HS tích cực tìm tòi cách giải quyết.
Một cách nữa để học sinh có thể nói lên quan điểm của mình, và cũng là cách rất tốt để rèn học sinh sử dụng ngôn ngữ hiệu quả đó là cho học sinh hùng biện, phản biện. Hùng biện là khả năng dùng lời nói lập luận chặt chẽ, cách thức diễn giải phù hợp để thuyết phục người nghe trong quá trình giao tiếp có định hướng; sao cho người nghe nắm được, thấu hiểu được và tin tưởng mình, sẵn sàng hành động theo ý đồ của người nói. Phương pháp hùng biện, tranh biện có vai trò lớn trong việc phát huy năng lực nhận thức, tư duy độc lập của học sinh, nâng cao hiệu quả học tập. Các em được nhìn nhận vấn đề dưới góc độ của bản thân, nhiều chiều, có tư duy phản biện. Và là một cách thức hiệu quả để rèn kĩ năng sử dụng ngôn ngữ cho học sinh.
Quan điểm của học sinh có thể được trình bày qua phiếu bài tập. Phiếu bài tập là một tờ giấy phát cho học sinh, trong đó, giáo viên nêu lên những yêu cầu tìm hiểu bài học. Các mẫu phiếu bài tập có thể được thiết kế dưới dạng sơ đồ, biểu, bản đồ. Phiếu bài tập được dùng trong tất cả các môn để học sinh làm bài tập khi ở nhà hoặc trên lớp. Các phiếu bài tập của mỗi học sinh sẽ được giáo viên chấm điểm và được học sinh lưu lại. Trong giờ học tác phẩm văn chương, giáo viên và học sinh sử dụng dạng phiếu bài tập riêng gọi là bài tập phân vai. Đó là một bộ bài tập được giao cho các nhóm học sinh, mỗi thành viên trong nhóm luân phiên thực hiện một bài tập trong bộ bài tập đó, sau đó, thảo luận trong nhóm để bổ sung kiến thức cho nhau.
- Tổ chức hoạt động rèn luyện kỹ năng sử dụng ngôn ngữ cho học sinh
Rèn luyện kĩ năng sử dụng ngôn ngữ qua các kiểu văn bản chính là việc ta cho học sinh được trải nghiệm ngôn ngữ đó ở các hoạt động nghe- nói- đọc- viết.
- Thông qua hoạt động đọc:
Nhà nghiên cứu Trần Đình Sử từng nhấn mạnh: “Đọc là một quá trình hoạt động tâm lí nhằm tiếp nhận ý nghĩa từ kí hiệu ngôn ngữ được in hay được viết”. Trong đó, nội dung then chốt của việc đọc như sau: Một, đọc là quá trình tiếp nhận ý nghĩa từ văn bản, tất phải hiểu ngôn ngữ của văn bản; phải dựa vào tính tích cực của chủ thể (hứng thú, nhu cần, năng lực) và tác dụng qua lại giữa chủ thể và văn bản. Hai, đọc là quá trình giao tiếp và đối thoại với người tạo ra văn bản (tác giả, xã hội, văn hóa). Ba, đọc là quá trình tiêu dùng văn hóa văn bản (hưởng thụ, giải trí, học tập). Bốn, đọc là quá trình tạo ra các năng lực người (năng lực hiểu mình, hiểu văn hóa và hiểu thế giới). Như thế đọc là một hoạt động văn hóa có tầm nhân loại và ý nghĩa giáo dục sâu sắc. Các cấp độ đọc: Cấp độ thứ nhất: đọc để ghi nhớ chữ viết, kĩ tự. Cấp độ cao nhất: đọc để tiếp nhận thông
TÀI LIỆU LIÊN QUAN
- 0
- 140
- 1
- [product_views]
- 3
- 120
- 2
- [product_views]
- 1
- 161
- 3
- [product_views]
- 5
- 103
- 4
- [product_views]
- 2
- 109
- 5
- [product_views]
100.000 ₫
- 6
- 451
- 6
- [product_views]
100.000 ₫
- 2
- 408
- 7
- [product_views]
100.000 ₫
- 6
- 502
- 8
- [product_views]
100.000 ₫
- 1
- 475
- 9
- [product_views]
100.000 ₫
- 3
- 509
- 10
- [product_views]