SKKN Rèn luyện kỹ năng sử dụng phần mềm đồ họa trong chương trình tin học 10 theo định hướng STEM
- Mã tài liệu: MP1168 Copy
Môn: | Tin học |
Lớp: | 10 |
Bộ sách: | Kết nối tri thức |
Lượt xem: | 484 |
Lượt tải: | 8 |
Số trang: | 73 |
Tác giả: | Nguyễn Thị Minh Châu |
Trình độ chuyên môn: | Thạc sĩ giáo dục |
Đơn vị công tác: | THPT Diễn Châu 2 |
Năm viết: | 2019-2020 |
Số trang: | 73 |
Tác giả: | Nguyễn Thị Minh Châu |
Trình độ chuyên môn: | Thạc sĩ giáo dục |
Đơn vị công tác: | THPT Diễn Châu 2 |
Năm viết: | 2019-2020 |
Sáng kiến kinh nghiệm “Rèn luyện kỹ năng sử dụng phần mềm đồ họa trong chương trình tin học 10 theo định hướng STEM”triển khai gồm các biện pháp nổi bật sau:
4.1.1. Thiết kế đồ họa
4.1.2. Phần mềm đồ họa inkscape
4.1.3. Các đối tượng đồ họa của hình vẽ
4.1.4. Các đối tượng hình khối
4.1.5. Thiết lập màu tô, màu vẽ và tô màu cho đối tượng
Mô tả sản phẩm
PHẦN I. ĐẶT VẤN ĐỀ
1. LÝ DO CHỌN ĐỀ TÀI
Ngày nay, chúng ta phải công nhận sự tiến bộ của Khoa học, Công Nghệ, Kỹ thuật và Toán học (STEM) là động lực mạnh mẽ cho sự phát triển kinh tế của các quốc gia. Vì vậy, trên khắp thế giới các quốc gia đều tập trung đầu tư vàoSTEM với hy vọng đào tạo những công dân có năng lực tạo sự phát triển và tăng trưởng bền vững cho nền kinh tế và có thể giải quyết các vấn đề như sự nóng lên toàn cầu, ô nhiễm môi trường, dân số quá đông, sản xuất nông nghiệp, đa dạng sinh học, suy giảm năng lượng, nguồn nước,… Trong giáo dục của nhiều nước, STEM tích hợp xem là rất quan trọng trong việc phát triển năng lực học sinh nhằm tạo ra những công dân đáp ứng được yêu cầu của thế kỷ XXI.
Những năm gần đây giáo dục STEM đang trở thành xu hướng chính ở các nước phát triển bởi tính ưu việt của nó. Cách thức dạy học mới đáp ứng được yêu cầu của dạy học hiện đại, giúp học sinh tư duy đa chiều, trang bị cho các em kiến thức, kĩ năng cần thiết để giải quyết những vấn đề trong cuộc sống cũng như định hình nghề nghiệp trong tương lai.
Giáo dục STEM được Bộ Giáo dục và Đào tạo chỉ đạo từ nhiều năm trước với phương pháp “tích hợp, liên môn”, nhiều chủ đề thuộc lĩnh vực khoa học tự nhiên và xã hội được giáo viên thực hiện theo định hướng mới đã đạt được những kết quả tích cực. Tuy vậy, việc dạy học trong trường phổ thông hiện nay vẫn còn nặng về lí thuyết, ít chú trọng thực hành, dẫn đến tình trạng học vẹt, thuộc lý thuyết nhưng không ứng dụng được vào thực tế, dẫn đến học sinh học thụ động, chán học, lười học, chưa nắm được bản chất của sự kiện, hiện tượng. Từ năm học 2016 – 2017, thực hiện công văn của Bộ Giáo dục và Đào tạo về đổi mới dạy học theo định hướng giáo dục STEM, Sở Giáo dục và Đạo tạo tổ chức các buổi tập huấn về giáo dục STEM, nhà trường cũng hướng dẫn các tổ chuyên môn thực hiện đổi mới phương pháp giảng dạy, tăng cường thời gian thực hành và trải nghiệm thực tế, các tổ bộ môn cũng xây dựng và tổ chức nhiều tiết dạy minh họa thu được những kết quả khả quan.
Bản thân là giáo viên dạy môn Tin học, tôi đã tích cực nghiên cứu và dạy thực nghiệm một số chủ đề theo định hướng STEM, tổ chức học sinh hoạt động ngoài giờ lên lớp, hướng nghiệp, dạy nghề bằng hình thức câu lạc bộ trải nghiệm giáo dục STEM, thu được những hiệu ứng tích cực.
Dưới sự chỉ đạo của bộ giáo dục, trong thời gian qua sở GD&ĐT Nghệ An đã tập huấn cho giáo viên và triển khai thí điểm về phương pháp giáo dục STEM vào một số trường phổ thông trên địa bàn tỉnh. Bản thân là giáo viên dạy môn Tin học, tôi đã tích cực nghiên cứu và dạy thực nghiệm một số chủ đề theo định hướng STEM, tổ chức học sinh hoạt động ngoài giờ lên lớp, hướng nghiệp, dạy nghề bằng hình thức câu lạc bộ trải nghiệm giáo dục STEM, thu được những hiệu ứng tích cực. Là một giáo viên, bản thân chúng tôi cũng đã học tập, nghiên cứu và đã vận dụng phương pháp dạy học này và tôi mạnh dạn đề xuất một chủ đề bài học STEM định hướng ICT cho chủ đề 4 ứng dụng tin học trong Tin học 10 kết nối tri thức mà tôi đã áp dụng và đạt hiệu quả tích cực đó là “Rèn luyện kỹ năng sử dụng phần mềm đồ họa trong chương trình tin học 10 theo định hướng STEM” nhằm góp một phần nhỏ trong việc đổi mới giáo dục theo hướng tiếp cận năng lực của học sinh và mong muốn được trao đổi những kinh nghiệm của bản thân với các đồng nghiệp và nhận được sự góp ý, xây dựng để đề tài được hoàn thiện.
2. MỤC ĐÍCH NGHIÊN CỨU
- Nghiên cứu và đề xuất một số giải pháp dạy và học theo định hướng giáo dục STEM, giúp giáo viên nhận thức đúng đắn về giáo dục STEM, có kế hoạch tự học, tự bồi dưỡng nhằm nâng cao trình độ chuyên môn, thực hành đáp ứng yêu cầu của chương trình phổ thông mới.
- Giúp giáo viên hiểu và vận dụng phương pháp dạy học STEM để có thể thiết kế các chủ đề theo bài học STEM.
- Qua dạy học STEM truyền đạt kiến thức cơ bản, rèn luyện các kĩ năng tư duy và kĩ năng thực hành cho học sinh nhằm phát huy tính sáng tạo và tính hiệu quả trong học tập.
- Rèn luyện cho học sinh các kỹ năng sử dụng các phần mềm đồ hoạ, kỹ năng thuyết trình, kỹ năng tìm kiếm thông tin trên internet, phát triển năng lực hợp tác, năng lực giải quyết vấn đề và sự sáng tạo trong quá trình học tập và tạo ra sản phẩm.
- Học sinh gắn kết được nội dung học tập với yêu cầu thực tiễn. Từ đó khắc sâu được kiến thức lý thuyết, tạo hứng thú học tập, kích thích sự sáng tạo, tránh thói quen thụ động.
- Giúp các em có niềm đam mê và yêu thích môn Tin học.
3. NHIỆM VỤ NGHIÊN CỨU
- Xác định cơ sở lí luận của đề tài: Xuất phát từ chủ trương của Đảng, Nhà nước và các cấp về đổi mới căn bản, toàn diện giáo dục đào tạo, về giáo dục STEM; xuất phát từ ưu thế của giáo dục STEM trong thời đại cách mạng công nghiệp 4.0.
- Phân tích thực trạng việc dạy và học STEM trong các trường phổ thông nói chung và trường THPT Diễn Châu 2 những năm gần đây.
- Đề ra những giải pháp hợp lý giúp giáo viên và học sinh tiếp cận dễ dàng với cách dạy và học theo định hướng STEM.
4. PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU
- Phương pháp lí luận: Căn cứ vào chủ trương, chính sách của Đảng và Nhà nước, của Bộ Giáo dục và Đào tạo, Sở Giáo dục và Đào tạo về đổi mới phương pháp dạy học, về định hướng giáo dục STEM.
- Phương pháp nghiên cứu thực tiễn: quan sát, điều tra, thực nghiệm, so sánh, tổng hợp nhằm đưa ra giải pháp mới.
- Phương pháp nghiên cứu lý thuyết: Phân tích, tổng hợp tài liệu liên quan đến nội dung nghiên cứu.
- Phương pháp điều tra: Khảo sát tình hình dạy học sử dụng phương pháp dạy học STEM của giáo viên trong nhà trường.
- Phương pháp trao đổi thực nghiệm: Trao đổi trong đồng nghiệp để bổ sung, hoàn thiện nội dung.
- Phương pháp thực nghiệm: Tiến hành dạy thể nghiệm để từ đó đánh giá mức độ tiếp thu, hứng thú và khả năng sáng tạo của học sinh.
5. ĐỐI TƯỢNG VÀ PHẠM VI NGHIÊN CỨU
5.1. Đối tượng nghiên cứu
- Phân tích, đánh giá thực trạng và đề xuất giải pháp dạy học nội dung theo định hướng ICT, chủ đề 4, tin học ứng dụng – Tin học 10 theo bài học STEM.
- Với chủ đề này tôi đã dạy thực nghiệm ở lớp 10A1, 10A2, 10A5, 10C1, 10C6 – Trường THPT Diễn Châu 2 và đồng nghiệp dạy môn tin cũng đã áp dụng cho các lớp mình dạy.
5.2. Phạm vi nghiên cứu
- Tổ chức dạy học chủ đề: “Thiết kế Poster giới thiệu về trường THPT Diễn Châu 2” theo bài học STEM.
- Tài liệu tập huấn STEM do sở GD&ĐT Nghệ An ban hành.
6. ĐIỂM MỚI CỦA ĐỀ TÀI
- Giúp giáo viên nhận thức đúng đắn về giáo dục STEM và tính ưu việt của dạy – học theo định hướng STEM, từ đó có kế hoạch tự bồi dưỡng, tự nghiên cứu để đáp ứng yêu cầu mới của giáo dục, đào tạo.
TÀI LIỆU LIÊN QUAN
100.000 ₫
- 0
- 457
- 2
- [product_views]
100.000 ₫
- 5
- 502
- 3
- [product_views]
100.000 ₫
- 4
- 448
- 4
- [product_views]
100.000 ₫
- 3
- 533
- 5
- [product_views]
100.000 ₫
- 9
- 416
- 6
- [product_views]
100.000 ₫
- 4
- 488
- 7
- [product_views]
100.000 ₫
- 4
- 590
- 8
- [product_views]
100.000 ₫
- 2
- 521
- 9
- [product_views]
100.000 ₫
- 7
- 492
- 10
- [product_views]