SKKN Rèn luyện phương pháp học tự chủ và tư duy phản biện cho học sinh THPT thông qua hoạt động Vận dụng trong môn Ngữ văn
- Mã tài liệu: MP0279 Copy
Môn: | Ngữ Văn |
Lớp: | 10, 11, 12 |
Bộ sách: | |
Lượt xem: | 1078 |
Lượt tải: | 4 |
Số trang: | 37 |
Tác giả: | Đặng Thị Thu Phương |
Trình độ chuyên môn: | Cử nhân đại học |
Đơn vị công tác: | PTDTNT THPT Miền Tâ |
Năm viết: | 2021-2022 |
Số trang: | 37 |
Tác giả: | Đặng Thị Thu Phương |
Trình độ chuyên môn: | Cử nhân đại học |
Đơn vị công tác: | PTDTNT THPT Miền Tâ |
Năm viết: | 2021-2022 |
Sáng kiến kinh nghiệm “SKKN Rèn luyện phương pháp học tự chủ và tư duy phản biện cho học sinh THPT thông qua hoạt động Vận dụng trong môn Ngữ văn” triển khai gồm các biện pháp nổi bật sau:
1. Sáng kiến “Rèn luyện phương pháp học chủ động và tư duy phản biện cho HS THPT thông qua hoạt động Vận dụng trong môn Ngữ văn”
2. Thiết kế hoạt động “Vận dụng”
3. Chuyển giao nhiệm vụ hấp dẫn
4. Tổ chức, điều hành hoạt động thu hút
Mô tả sản phẩm
DANH MỤC CÁC TỪ VIẾT TẮT
STT | Kí hiệu chữ viết tắt | Chữ viết đầy đủ |
1 | PTDTNT | Phổ thông dân tộc nội trú |
2 | THPT | Trung học phổ thông |
3 | CT GDPT | Chương trình giáo dục phổ thông |
4 | GV | Giáo viên |
5 | HS | Học sinh |
6 | PP GD | Phương pháp giảng dạy |
7 | GD&ĐT | GD&ĐT |
8 | GVPT | Giáo viên phổ thông |
9 | NCBH | Nghiên cứu bài học |
10 | SHCM | Sinh hoạt chuyên môn |
11 | SGK | Sách giáo khoa |
12 | HTKT | Hình thành kiến thức |
MỤC LỤC | Trang |
I. Thông tin chung về sáng kiến | 4 |
1. Tên sáng kiến | 4 |
2. Lĩnh vực áp dụng sáng kiến: Giáo dục và Đào tạo | 4 |
3. Phạm vi áp dụng sáng kiến | 4 |
4. Thời gian áp dụng sáng kiến | 4 |
5. Tác giả | 4 |
II. Mô tả giải pháp sáng kiến | 4 |
1. Tình trạng giải pháp đã biết | 4 |
2. Nội dung giải pháp đề nghị công nhận là sáng kiến | 11 |
3. Khả năng áp dụng của giải pháp | 28 |
4. Hiệu quả, lợi ích thu được hoặc dự kiến có thể thu được do áp dụng giải pháp | 28 |
5. Những người tham gia tổ chức áp dụng sáng kiến lần đầu | 34 |
6. Các thông tin cần được bảo mật | 34 |
7. Các điều kiện cần thiết để áp dụng sáng kiến | 34 |
8. Tài liệu kèm theo | 34 |
III. Cam kết không sao chép hoặc vi phạm bản quyền | 35 |
Tài liệu tham khảo | 36 |
- MÔ TẢ SÁNG KIẾN
- Tình trạng giải pháp đã biết
- Giải pháp đã biết
1.1.1. Về đổi mới phương pháp dạy học và vận dụng các hoạt động học tích cực trong dạy học Ngữ văn THPT ở trường PTDTNT THPT Miền Tây và các trường trên địa bàn thị xã Nghĩa Lộ
- Ngày 26 tháng 12 năm 2018, Bộ Giáo dục và Đào tạo (GD&ĐT) đã ban hành Chương trình giáo dục phổ thông (CT GDPT) tổng thể (Ban hành kèm theo Thông tư số 32/2018/TT-BGDĐT). Chương trình đã thể hiện quan điểm đổi mới, hướng tới mục tiêu “góp phần chuyển nền giáo dục nặng về truyền thụ kiến thức sang nền giáo dục phát triển toàn diện cả về phẩm chất và năng lực, hài hòa đức, trí, thể, mĩ và phát huy tốt nhất tiềm năng của mỗi học sinh”. Đồng thời, trong những năm qua, Sở GD&ĐT tỉnh Yên Bái đã có những bước chuẩn bị tích cực tạo sự chuyển đổi ngay trong quá trình thực hiện CT GDPT hiện hành, nhằm nâng cao chất lượng giáo dục theo hướng phát triển năng lực và phẩm chất người học. Sở giáo dục và đào tạo đã mở các lớp bồi dưỡng chuyên môn về đổi mới phương pháp dạy học và kiểm tra đánh giá theo định hướng phát triển năng lực người học. Gần đây nhất là chương trình bồi dưỡng các Modun cho GVPT của ETEP. Trên tinh thần đó, những năm qua nhóm chuyên môn Ngữ văn ở trường PTDTNT THPT Miền Tây và các trường trên địa bàn thị xã Nghĩa Lộ đã nghiên cứu, sắp xếp và xây dựng kế hoạch giáo dục phù hợp với yêu cầu đổi mới, tinh giản, tinh giảm những kiến thức trùng lặp, cấu trúc lại các bài học và đơn vị kiến thức một cách khoa học. Đặc biệt trong môn Ngữ văn, cấu trúc lại đảm bảo sự tích hợp dựa trên 2 trục năng lực cơ bản là đọc hiểu (tiếp nhận văn bản) và tập làm văn (tạo lập văn bản).
- Qua thực tế sinh hoạt chuyên môn theo hướng NCBH ở trường PTDTNT THPT Miền Tây, nhóm chuyên môn đã thảo luận, biên soạn theo tinh thần đổi mới, đó là: tạo điều kiện để HS được chủ động học, tự đánh giá quá trình học của cá nhân; GV tổ chức quá trình học tập của HS trên cơ sở trải nghiệm và kiến tạo, hướng tới dạy học phân hóa, cá thể hóa; nội dung và kế hoạch học tập được thực hiện linh hoạt; HS là chủ thể hoạt động trong môi trường học tập dân chủ và thân thiện; việc học tập của HS có sự hỗ trợ tích cực từ nhiều phía. Bài học được tổ chức qua 4 hoạt động: khởi động – hình thành kiến thức – luyện tập – vận dụng. Mạch nội dung bài học được cấu trúc dựa trên trục thể loại và kiểu văn bản, các kiến thức tiếng Việt và Làm văn được dạy tích hợp một phần với các bài đọc văn.
1.1.2. Về thực trạng giáo viên vận dụng thiết kế và tổ chức các hoạt động học tích cực trong dạy học môn Ngữ văn ở thị xã Nghĩa Lộ hiện nay
- Dạy văn trong trường THPT đang là một thử thách lớn đối với GV hiện nay. Dạy như thế nào cho hay, hiệu quả cao, tạo sự hứng thú, say mê cho HS quả thực là cả một vấn đề lớn. Việc HS không thích thú với môn văn cũng có nhiều lí do, tuy nhiên có một nguyên nhân khá quan trọng đó là: Thầy cô giáo chưa thực sự tạo ra sự cuốn hút đối với HS bằng bài giảng của mình. Thầy cô chưa thực sự có những bước ngoặt đột phá trong việc đổi mới phương pháp, vẫn nặng về phương pháp truyền thống thế nên việc dạy và học chưa thực sự hiệu quả. Việc tổ chức các hoạt động học tích cực như Khởi động – Hình thành kiến thức – Luyện tập – Vận dụng được Sở GD&ĐT Yên Bái chỉ đạo khuyến khích áp dụng vào dạy học môn Ngữ văn từ năm học 2015-2016. Tuy nhiên, trên thực tế GV vận dụng rất ít hoặc chỉ sử dụng vào giờ Hội giảng, có đoàn kiểm tra về dự giờ hoặc có lãnh đạo nhà trường, đồng nghiệp dự giờ thăm lớp, hoặc là những tiết học được lựa chọn để SHCM theo hướng NCBH (sản phẩm của cả nhóm CM đầu tư thiết kế, biên soạn và cử một GV dạy thực nghiệm mẫu).
- Trong quá trình nghiên cứu đề tài này, tôi đã tham gia khảo sát và dự giờ SHCM cụm, dự giờ thao giảng, dự giờ trong các hoạt động giúp đỡ trường bạn tại các trường THPT thị xã Nghĩa Lộ (trường Trung cấp nghề DTNT, trường THPT thị xã
Nghĩa Lộ) nhận thấy một số đặc điểm chung: Hầu hết GV tập trung toàn bộ sự sáng tạo, đổi mới và thời gian vào thiết kế, tổ chức, điều hành 2 hoạt động: Khởi động – Hình thành kiến thức khá tốt, giờ học có sự lôi cuốn học sinh. Tuy nhiên hoạt động Vận dụng hầu như bị GV bỏ quên vì hết thời gian tiết học hoặc nếu có thì rất nhiều GV nhầm lẫn giữa hoạt động Luyện tập với hoạt động Vận dụng (bản chất hai HĐ này rất khác nhau). Ví dụ trong SGK môn Văn thường có bài tập nâng cao dành cho HS khá giỏi và kí hiệu là *, nhiều GV lại xếp ngay vào là hoạt động Vận dụng và yêu cầu cả lớp về nhà làm. Thực chất đây chỉ là phần Luyện tập nâng cao chứ không phải bài tập Vận dụng.
Có GV chuẩn bị được hoạt động Vận dụng khá tốt nhưng lại không biết cách chuyển giao nhiệm vụ thu hút HS mà chỉ dừng lại ở việc thầy/cô nhắc về nhà thực hiện. Thậm chí có GV thực hiện vội vàng, qua loa, không hấp dẫn, không có sự liên kết xâu chuỗi với vấn đề đã đặt ra ở hoạt động Khởi động hoặc trong hoạt động Hình thành kiến thức để giải quyết vấn đề trong thực tiễn ở hoạt động Vận dụng một cách thỏa đáng. Cuối giờ GV chỉ dành thời gian ít ỏi để hướng dẫn HS luyện tập cho có.
TÀI LIỆU LIÊN QUAN
- 0
- 140
- 1
- [product_views]
- 3
- 120
- 2
- [product_views]
- 1
- 161
- 3
- [product_views]
- 5
- 103
- 4
- [product_views]
- 2
- 109
- 5
- [product_views]
100.000 ₫
- 6
- 451
- 6
- [product_views]
100.000 ₫
- 2
- 408
- 7
- [product_views]
100.000 ₫
- 6
- 502
- 8
- [product_views]
100.000 ₫
- 1
- 475
- 9
- [product_views]
100.000 ₫
- 3
- 509
- 10
- [product_views]