SKKN Rèn luyện tư duy tích cực cho học sinh THPT thông qua dạy học chủ đề 3 – Hoạt động trải nghiệm, hướng nghiệp 10 – CÁNH DIỀU
- Mã tài liệu: MP1198 Copy
Môn: | HĐTN - HN |
Lớp: | 10 |
Bộ sách: | Cánh diều |
Lượt xem: | 533 |
Lượt tải: | 0 |
Số trang: | 63 |
Tác giả: | Trần Thị Tuyết |
Trình độ chuyên môn: | Cử nhân đại học |
Đơn vị công tác: | THPT Lê Viết Thuật |
Năm viết: | 2019-2020 |
Số trang: | 63 |
Tác giả: | Trần Thị Tuyết |
Trình độ chuyên môn: | Cử nhân đại học |
Đơn vị công tác: | THPT Lê Viết Thuật |
Năm viết: | 2019-2020 |
Sáng kiến kinh nghiệm “Rèn luyện tư duy tích cực cho học sinh THPT thông qua dạy học chủ đề 3 – Hoạt động trải nghiệm, hướng nghiệp 10 – CÁNH DIỀU”triển khai gồm các biện pháp nổi bật sau:
2.1. Tạo dựng hứng thú và thói quen đọc sách
2.2. Thường xuyên và tích cực tham gia các trò chơi
2.3. Tổ chức các hoạt động phát triển kĩ năng nói và viết
2.4. Tổ chức các hoạt động giao lưu, sinh hoạt tập thể, cộng đồng
2.5. Khám phá những cách nhìn khác
Mô tả sản phẩm
I. ĐẶT VẤN ĐỀ
1. Lý do chọn đề tài
Chương trình giáo dục phổ thông (Ban hành kèm theo TT số 32/2018/ TTBGDĐT ngày 26/12/2018 của Bộ GD&ĐT) đã nêu rõ về đặc điểm môn Hoạt động trải nghiệm, hướng nghiệp:
Hoạt động trải nghiệm, hướng nghiệp là hoạt động giáo dục, tạo cơ hội cho học sinh tiếp cận thực tế, thể nghiệm các cảm xúc tích cực, khai thác những kinh nghiệm đã có và huy động tổng hợp kiến thức, kĩ năng của các môn học để thực hiện những nhiệm vụ được giao hoặc giải quyết những vấn đề của thực tiễn đời sống nhà trường, gia đình, xã hội phù hợp với lứa tuổi.
Hoạt động trải nghiệm, hướng nghiệp giúp chuyển hóa những kinh nghiệm đã trải qua thành tri thức mới, hiểu biết mới, kĩ năng mới góp phần phát huy tiềm năng sáng tạo và khả năng thích ứng với cuộc sống, môi trường và nghề nghiệp tương lai.
Hoạt động trải nghiệm, hướng nghiệp góp phần hình thành, phát triển các phẩm chất chủ yếu, năng lực chung và năng lực đặc thù cho học sinh.
Nội dung hoạt động trải nghiệm, hướng nghiệp được xây dựng dựa trên các mối quan hệ của cá nhân học sinh với bản thân, với xã hội, với tự nhiên và với nghề nghiệp.
Việc thay đổi tư duy ở lứa tuổi học trò khi mà những suy nghĩ, định kiến còn chưa hoàn chỉnh là vô cùng cần thiết. Bởi giai đoạn này, học sinh sẽ được gia đình và nhà trường quan tâm, giúp đỡ và có những biện pháp hiệu quả để phát triển tư duy phản biện và tư duy tích cực. Nhưng trên thực tế, tư duy phản biện chỉ mới phổ biến tại Việt Nam trong khoảng thời gian gần đây vì vậy việc được áp dụng trong trường học còn chưa được chú trọng và quan tâm.
Xuất phát từ thực tiễn tổ chức giáo dục Hoạt động trải nghiệm, hướng nghiệp 10 ở trường THPT chủ đề 3: “Tư duy phản biện và tư duy tích cực” sách Cánh Diều với mong muốn góp phần tạo hứng thú, nâng cao kết quả học tập của học sinh chúng tôi chọn đề tài:
“RÈN LUYỆN TƯ DUY TÍCH CỰC CHO HỌC SINH THPT THÔNG QUA DẠY HỌC CHỦ ĐỀ 3- HOẠT ĐỘNG TRẢI NGHIỆM, HƯỚNG NGHIỆP 10 ” (SGK Cánh Diều)
- Mục đính nghiên cứu
Đề tài này nghiên cứu với mục đích là:
- Nhằm tìm hiểu tầm quan trọng và tình hình thực tế dạy hoc môn Hoạt động trải nghiệm, hướng nghiệp 10 ở THPT.
- Tìm hiểu cách tư duy phản biện và cách tư duy tích cực
- Rèn luyện tư duy phản biện và tư duy tích cực, từ đó góp phần xây dựng quan điểm sống tích cực.
- Đề xuất các giải pháp, hoạt động giúp học sinh phát triển và rèn luyện tư duy phản biện và tư duy tích cực ở trường THPT.
3. Đối tượng nghiên cứu
- Nghiên cứu lý luận về các nội dung trong chương trình GDPT 2018. – Nghiên cứu quan điểm về Tư duy phản biện, tư duy tích cực; Năng lực tư duy phản biện và tư duy tích cực của học sinh THPT từ đó có định hướng trong quá trình dạy học. – Nghiên cứu thực tiễn: Thực trạng về kỹ năng tư duy phản biện và tư duy tích cực của học sinh trong một số nhà trường THPT; Thực trạng việc rèn luyện kỹ năng tư duy phản biện và tư duy tích cực của học sinh THPT.
- Nghiên cứu tầm quan trọng các hoạt động nhằm rèn luyện tư duy phản biện, thể hiện được quan điểm sống tích cực trong cuộc sống. Cho học sinh thấy được mối liên hệ của kiến thức đang học với thực tiễn cuộc sống.
- Nghiên cứu những biện pháp sư phạm hướng đến rèn luyện và năng cao kỹ năng tư duy phản biện và tư duy tích cực.
- Thực nghiệm sư phạm: Vận dụng trong quá trình dạy học để rút ra hiệu quả.
- Phương pháp nghiên cứu
-Phương pháp nghiên cứu lí luận:
Nhóm tác giả thu thập dữ liệu thông qua các bài nghiên cứu được đăng trên sách, báo, tạp chí, tài liệu lí luận liên quan hoặc trên một số trang Internet uy tín liên quan đến đề tài.
– Phương pháp nghiên cứu thực nghiệm gồm:
+Phương pháp điều tra bằng bảng hỏi
Đây là phương pháp nghiên cứu chính của đề tài.
Xây dựng mẫu phiếu thăm dò mở và đóng dành cho học sinh THPT về sử dụng tư duy thường ngày cũng như khảo sát mức độ mong muốn được thay đổi, phát triển bản thân theo hướng tư duy phản biện và tư duy tích cực + Điều tra bằng phiếu trắc nghiệm.
Chúng tôi đã tiến hành khảo sát đánh giá thực trạng, để có cơ sở thực tiễn đề xuất các biện pháp nhằm phổ biến rộng rãi tư duy phản biện, truyền động lực cũng như thúc đẩy tinh thần xây dựng một hệ thống tư duy rõ ràng và hiệu quả.
+ Phương pháp phỏng vấn:
Nhằm thu thập thêm thông tin hỗ trợ cho quá trình điều tra bằng bảng hỏi, chúng tôi tiến hành phỏng vấn một số học sinh và giáo viên trong trường để tìm hiểu thực trạng và các giải pháp nâng cao tính thực tế, gần gũi và phù hợp của đề tài và đem lại hiệu quả tích cực.
+ Phương pháp quan sát:
Tiến hành quan sát diễn biến tâm lí, thái độ, hành vi khi ở nhà (chuẩn bị cho bài học, làm bài tập …), ở trường hay từ những hoạt động mà học sinh tham gia để hiểu rõ hơn về đối tượng được nhắm tới. Qua quan sát chúng tôi mong rằng có những phân tích rõ ràng về sự đón nhận cũng như khả năng phân tích, thay đổi lối suy nghĩ theo hướng tích cực của học sinh THPT.
+ Phương pháp xử lý số liệu
Sử dụng các công thức toán thống kê như: số trung bình cộng, số trung bình, hệ số tương quan …để thu thập, xử lý số liệu định lượng kết quả nghiên cứu xây dựng cơ sở thực tiễn rút ra những nhận xét khoa học cho đề tài.
– Phương pháp thực nghiệm sư phạm:
Tăng cường hình thức tổ chức các hoạt động có tính khám phá; tính thể nghiệm tương tác; tính cống hiến; nghiên cứu… nhằm rèn luyện tư duy phản biện và tư duy tích cực cho học sinh.
5. Đóng góp đề tài
-Góp phần thực hiện thành công đổi mới chương trình GDPT 2018 về phát triển năng lực tự chủ, tự học, giao tiếp và hợp tác, giải quyết vấn đề và sáng tạo được biểu hiện qua các năng lực đặc thù: năng lực thích ứng với cuộc sống, năng lực thiết kế và tổ chức hoạt động, năng lực định hướng nghề nghiệp.
- Mỗi học sinh chỉ ra được những đặc điểm tính cách, quan điểm sống của bản thân và biết cách phát huy điểm mạnh, hạn chế điểm yếu.
- Học sinh hình thành được tư duy phản biện khi đánh giá sự vật hiện tượng
- Học sinh nhận diện được khả năng điều chỉnh tư duy theo hướng tích cực cho bản thân
- Phát huy điểm mạnh, khắc phục điểm yếu của bản thân. Từ đó thể hiện quan điểm sống tích cực, lan tỏa những điều tích cực tới người xung quanh.
- Đề tài có thể làm tài liệu tham khảo cho các giáo viên nhằm nâng cao hiệu quả dạy học môn Hoạt động trải nghiệm, hướng nghiệp 10 ở trường THPT.
II. NỘI DUNG
1. Cơ sở của đề tài
1.1. Cơ sở lí luận
1.1.1 Tư duy phản biện
1.1.1.1. Quan niệm về tư duy phản biện (TDPB)
Có nhiều ý kiến, quan điểm về TDPB, sau khi tìm hiểu chúng tôi đưa ra những nét chung nhất:
TDPB là cách suy nghĩ có chủ định xây dựng và hoàn thiện với thái độ hoài nghi tích cực trong việc phân tích và đánh giá một thông tin đã có theo các cách nhìn khác cho vấn đề đã đặt ra, nhằm đi đến một phán đoán hay kết luận vấn đề bằng những lập luận có căn cứ.
Trong đó:
+ Suy nghĩ có chủ định xây dựng và hoàn thiện: là cách suy nghĩ có thiện chí.
+ Thái độ hoài nghi tích cực thể hiện ở chỗ: luôn đánh dấu hỏi trên mọi vấn đề, mọi khía cạnh, mọi giả thuyết…cho đến khi thu thập đủ chứng cứ để có thể rút ra kết luận chính xác.
+ Có cách nhìn khác: thể hiện cách nhìn đa chiều đối với sự vật hiện tượng, xem xét vấn đề dưới nhiều góc độ khác nhau, tiếp cận vấn đề từ nhiều quan điểm khác nhau.
+ Lập luận có căn cứ: là những lập luận dựa trên những tiền đề đúng, phù hợp với thực tiễn và hợp logic (các tiêu chuẩn vốn có trong tư duy).
- Tiêu chuẩn tư duy: được định nghĩa bao gồm tính rõ ràng, tính chính xác, tính liên quan, tính logic đứng từ nhiều quan điểm vừa đủ chi tiết, sự tập trung các ý quan trọng, đầy đủ, công bằng và sự suy nghĩ có chiều sâu.
- Tiêu chuẩn tư duy cần được áp dụng vào các lập luận,luận điểm đầy đủ:
+ Mục đích lý luận: Mục tiêu trung tâm và kết quả tôi sẽ hoàn thành những gì?
+ Câu hỏi phải đặt ra: Tôi đang xem xét, phân tích những vấn đề gì của lý luận?
Xem thêm:
- SKKN Sử dụng một số công cụ đánh giá trong hoạt động trải nghiệm hướng nghiệp lớp 10 nhằm phát triển năng lực học sinh ở trường THPT – CÁNH DIỀU
- SKKN Tổ chức một số hoạt động trải nghiệm hướng nghiệp nhằm nâng cao phẩm chất và năng lực cho HS lớp 10 – CÁNH DIỀU
- SKKN PDF – Thiết kế và sử dụng phiếu học tập để dạy – học chủ đề “Thị trường và cơ chế thị trường” (GDKT&PL lớp 10 – sách Cánh diều) nhằm phát triển năng lực tự học cho học sinh
TÀI LIỆU LIÊN QUAN
100.000 ₫
- 5
- 589
- 1
- [product_views]
100.000 ₫
- 2
- 498
- 2
- [product_views]
100.000 ₫
- 8
- 463
- 3
- [product_views]
100.000 ₫
- 0
- 458
- 4
- [product_views]
100.000 ₫
- 2
- 511
- 5
- [product_views]
100.000 ₫
- 7
- 541
- 6
- [product_views]
100.000 ₫
- 2
- 440
- 7
- [product_views]
100.000 ₫
- 3
- 566
- 8
- [product_views]
100.000 ₫
- 9
- 533
- 9
- [product_views]
100.000 ₫
- 8
- 409
- 10
- [product_views]