SKKN Sân khấu hóa các tác phẩm văn học dân gian trong chương trình Ngữ văn 10
- Mã tài liệu: MP0256 Copy
Môn: | Ngữ Văn |
Lớp: | 10 |
Bộ sách: | |
Lượt xem: | 1089 |
Lượt tải: | 7 |
Số trang: | 23 |
Tác giả: | Bùi Thị Thu Hương |
Trình độ chuyên môn: | Thạc sĩ giáo dục |
Đơn vị công tác: | THPT Trần Hưng Đạo |
Năm viết: | 2021-2022 |
Số trang: | 23 |
Tác giả: | Bùi Thị Thu Hương |
Trình độ chuyên môn: | Thạc sĩ giáo dục |
Đơn vị công tác: | THPT Trần Hưng Đạo |
Năm viết: | 2021-2022 |
Sáng kiến kinh nghiệm “SKKN Sân khấu hóa các tác phẩm văn học dân gian trong chương trình Ngữ văn 10” triển khai gồm các biện pháp nổi bật sau:
I. Lập kế hoạch tiến hành Sân khấu hóa các tác phẩm văn học dân gian
1. Xác định nhu cầu tổ chức hoạt động
2. Xác định mục tiêu của hoạt động
3. Xác định nội dung, cách thức của hoạt động
4. Lập kế hoạch chi tiết hoạt động
5. Kiểm tra và hoàn thiện hoạt động
II. Cách thức tổ chức hoạt động Sân khấu hóa các tác phẩm văn học dân gian
1. Xác định vấn đề cần giải quyết
2. Xác định mục tiêu bài học
3. Xây dựng nội dung bài học
4. Thiết kế tiến trình tổ chức các hoạt động dạy học
Mô tả sản phẩm
- Tên sáng kiến, lĩnh vực áp dụng
Là tác giả đề nghị xét công nhận sáng kiến “Sân khấu hóa các tác phẩm văn học dân gian trong chương trình Ngữ văn 10”
Lĩnh vực áp dụng: Giảng dạy môn Ngữ văn THPT
- Nội dung
- Giải pháp cũ thường làm
1.1. Dạy văn học dân gian theo kế hoạch giáo dục
Khung phân phối chương trình về cơ bản được chia theo từng tuần, mỗi tuần sẽ gồm các bài liên quan đến 3 phân môn: Văn bản, Tiếng Việt và Làm văn. Tùy thuộc vào nội dung kiến thức, mà thường sẽ có cả 3 phân môn này hoặc 2/3 phân môn sao cho đủ tổng số tiết của mỗi học kì hoặc của cả năm học. Như vậy, bài học sẽ được cấu trúc riêng rẽ, không có sự phối kết hợp chặt chẽ với nhau.
Tuần | Tiết | Tên bài |
6 | 18 | Hướng dẫn đọc thêm: Ra-ma buộc tội |
7 | 19 | Chọn sự việc, chi tiết tiêu biểu trong bài văn tự sự |
7 | 20, 21 | Bài viết số 2: Bài văn tự sự (làm trên lớp) |
8 | 22, 23 | Tấm Cám |
8 | 24 | Tự học có hướng dẫn: Miêu tả và biểu cảm trong văn tự sự |
9 | 25 | Tam đại con gà; Nhưng nó phải bằng hai mày |
9 | 26, 27 | Ca dao than thân, yêu thương, tình nghĩa (chỉ dạy bài 1, 4, 6) |
Trích Kế hoạch giáo dục môn Ngữ văn lớp 10
năm 2014 – 2015của Bộ giáo dục Đào tạo
* Ưu điểm:
– Thống nhất thực hiện Kế hoạch giáo dục trong toàn cấp học.
– Việc kiểm tra thực hiện kế hoạch giáo dục nhanh chóng và thuận lợi.
* Hạn chế:
– Nội dung kiến thức của khung vẫn còn rời rạc, chưa có mối liên quan, thống nhất nhiều đến nhau.
– Kế hoạch giáo dục chủ yếu tập trung vào khối lượng kiến thức truyền đạt cho học sinh chứ không phải hình thành các năng lực như định hướng của Bộ nêu ra trong nhiệm vụ, mục tiêu năm học.
– Đơn vị kiến thức còn hướng tới sự hàn lâm khoa học, chưa đáp ứng hoặc vượt quá khả năng tiếp thu, nhu cầu của học sinh.
1.2. Dạy tác phẩm văn học dân gian như đối với tác phẩm văn học viết
Văn học dân gian có đặc trưng riêng so với văn học viết. Khi dạy, giáo viên thường xóa nhòa ranh giới giữa việc nghiên cứu văn học dân gian với các khoa học liên quan như lịch sử, xã hội,văn hóa học, phong tục học… làm cho bài dạy mất đi những cái hay, cái đẹp. Không những thế, khi dạy tác phẩm văn học dân gian, giáo viên thường đơn giản hóa tác phẩm văn học dân gian mà biểu hiện thường thấy là diễn xuôi một cách khô khan, cứng nhắc tác phẩm (ca dao), hay tìm hiểu một cách hời hợt các nhân vật (truyện cổ tích, truyền thuyết…)
* Ưu điểm:
– Dạy học văn học dân gian như dạy một tác phẩm văn học viết phù hợp với phương pháp dạy học truyền thống: giáo viên là người cung cấp tri thức, học sinh là người thụ động tiếp nhận kiến thức.
– Dạy học văn học dân gian như dạy một tác phẩm văn học viết phù hợp với hình thức kiểm tra đánh giá trước đây (học thuộc, tái hiện).
* Hạn chế:
Dạy văn học dân gian như dạy một tác phẩm văn học viết chưa đúng thi pháp của tác phẩm văn học dân gian. Bởi mỗi thể loại lại có một đặc trưng riêng. Học sinh không phân biệt được văn học viết và văn học dân gian, không cảm nhận cái hay cái đẹp riêng của văn học dân gian theo từng đặc trưng thể loại. Như vậy, chưa đáp ứng được nhu cầu đổi mới trong dạy học đó là phát triển năng lực, học sinh tích cực chủ động trong các hoạt động; mặt khác lại không làm sáng tỏ được đặc điểm từng thể loại văn học dân gian.
1.3. Dạy tác phẩm văn học dân gian theo phương pháp truyền thống
Dạyhọc theo phương pháp truyền thống là cách dạy có từ lâu đời, giáo viên sẽ là người thuyết trình, giảng giải nội dung kiến thức còn học sinh là lắng nghe, ghi chép và học thuộc lượng kiến thức mà giáo viên cung cấp. Phương pháp này giáo viên sẽ là “trung tâm” của tiết học, còn học sinh là “khách thể, là quỹ đạo xung quanh”. Giáo án dạy chương trình cũng được thiết kế theo một đường thẳng từ trên xuống dưới, nội dung giảng dạy mang tính truyền thống và mang đặc điểm về sự tuyến tính cao.
Có nhiều phương pháp dạy học truyền thống khác nhau, như phương pháp thuyết trình thông báo – tái hiện, phương pháp thuyết trình nêu vấn đề, phương pháp đàm thoại, phương pháp đọc, phát vấn… Cho dù là phương pháp nào thì giáo viên cũng là người truyền đạt, chỉ đạo, kiểm tra các bước học tập còn học sinh là đối tượng tiếp nhận.
* Ưu điểm:
– Giáo viên thông báo được nội dung kiến thức của bài học theo một định hướng có sẵn.
– Tái hiện chính xác tri thức.
– Hình thành tư tưởng, tình cảm tốt đẹp thông qua ngôn ngữ và cách thức mà giáo viên giảng dạy.
* Hạn chế:
– Nặng về truyền đạt thông tin.
– Học sinh tiếp thu kiến thức một cách thụ động, giờ học buồn tẻ và kiến thức thiên về lý thuyết. Vì không có cơ hội thực hành nên học sinh khó có thể áp dụng những kiến thức đã học vào thực hiện.
– Ít phát triển tư duy độc lập và sáng tạo.
– Người học bị động, không/ ít có sự tương tác hai chiều.
– Ít/ khó hình thành những kĩ năng và định hướng năng lực cho học sinh.
- Giải pháp mới cải tiến
2.1. Những vấn đề lí luận chung
2.1.1. Khái lược về Sân khấu hóa các tác phẩm văn học
Tác giả Cao Ngọc trong bài viết “Cần cẩn trọng khi chuyển thể tác phẩm văn học” đã khẳng định: “Trong lịch sử nghệ thuật nói chung, các tác phẩm văn học kinh điển, nổi tiếng luôn có sức hấp dẫn với đông đảo công chúng. Đây được coi là một “mỏ vàng” cho các đạo diễn, biên kịch sân khấu. Những năm 50 của thế kỷ XX, truyện Kiều của Nguyễn Du do NSND Sỹ Tiến và Việt Dung viết kịch bản đã lập kỳ tích hơn1000 đêm diễn”. Sau đó, vở kịch được công chiếu tại Giơ – ne – vơ (Thụy Sĩ) và tiếp tục gặt hái những thành công vang dội, đích thân thị trưởng thành phố đã mời các nghệ sĩ của Việt Nam đến tòa thị chính để chiêu đãi trọng thể và mời ở lại biểu diễn vài ngày. Từ đó đến nay, việc chuyển thể tác phẩm văn học sang các loại hình sân khấu ngày càng trở nên phổ biến và gặt hái được những thành công nhất định. Các vở kịch chuyển thể từ các tác phẩm như Cô bé bán diêm, Tấm Cám, Dế mèn phiêu lưu kí… cũng được diễn khắp năm châu.
Trong công tác giảng dạy bộ môn Ngữ văn, từ năm 2002, Tiến sĩ Nguyễn Quang Trung (Tổ trưởng tổ Xã hội, Giáo viên Ngữ văn trường THPT chuyên Ngoại ngữ thuộc Đại học Ngoại ngữ – ĐHQG Hà Nội) là người đầu tiên tìm ra phương pháp sân khấu hóa tác phẩm văn học, “Trả tác phẩm về cho học sinh”. Tức là làm sao cho các em được tìm hiểu, được sống, được cháy hết mình trong mỗi tác phẩm bằng diễn xuất của mình. Đúng như một nhà giáo dục học người Mĩ đã nói: “Trước một vấn đề, thầy nói cho tôi, tôi sẽ quên, cho tôi xem, có thể tôi không nhớ nhưng cho tôi tham gia thì tôi sẽ hiểu. Tôi hiểu bởi thầy đã dạy tôi cách học mà tôi không bao giờ thấy trong bất kì quyển sách nào”. Bằng việc sân khấu hóa, học sinh được tư duy và học cách tư duy.
Từ đó các em hiểu sâu tác phẩm hơn, đồng thời rèn luyện kỹ năng làm việc nhóm, kỹ năng xây dựng một chuyên đề, phát huy năng lực tự học, ý thức tự giác, khả năng tra cứu do tự đọc, tự tìm tài liệu, đóng góp ý kiến và tổng hợp vấn đề, xây dựng phong cách tự tin, khả năng thuyết trình trước đám đông, khả năng diễn xuất…Đặc biệt, biện pháp này sẽ giúp học sinh hiểu bài sâu, nhớ bài lâu do được sống cùng tác phẩm, được hóa thân cùng các nhân vật.
Như vậy, Sân khấu hóa các tác phẩm văn học là hình thức chuyển thể các tác phẩm văn học, hoặc một phần tác phẩm thành loại hình sân khấu (kịch, hát, kể, múa…)
2.1.2. Lí do cần Sân khấu hóa các tác phẩm văn học dân gian
Sân khấu hóa tác phẩm văn học nói chung và sân khấu hóa các tác phẩm văn học dân gian nói riêng là một phương pháp dạy và học Văn ra đời cách đây đã lâu nhưng nó luôn đáp ứng được mục tiêu giáo dục: dạy học theo hướng tích cực, lấy học sinh làm trung tâm và định hướng phát triển năng lực cho học sinh.
Mặc dù ra đời cách đây gần 20 năm, nhưng ở mỗi tác phẩm, mỗi thế hệ học trò, chúng tôi luôn tìm ra được điểm khác biệt về cách diễn xuất, cách tìm hiểu tác phẩm, cách tư duy…của học sinh. Do đó, biện pháp này luôn luôn có một vị trí quan trọng trong việc đổi mới phương pháp dạy học.
2.1.3. Mục đích của việc Sân khấu hóa tác phẩm văn học dân gian
Thứ nhất, Sân khấu hóa tác phẩm văn học dân gian để cải tiến phương pháp dạy học cũ, lạc hậu, lỗi thời, không còn phù hợp với xã hội hiện đại và mục tiêu giáo dục.
Thứ hai, Sân khấu hóa tác phẩm văn học dân gian không chỉ hướng tới mục tiêu dạy học theo hướng tích cực, học sinh là trung tâm, chủ động trong bài học, hình thành nhiều kĩ năng và năng lực mà còn góp phần hướng các em tới các giá trị Chân-Thiện – Mỹ trong cuộc sống.
Thứ ba, học sinh sẽ có những trải nghiệm thực tế những tác phẩm mình học để tìm hiểu, cảm thông với những số phận, mảnh đời bất hạnh hay vui với niềm vui của nhân vật trong tác phẩm. Đây là một sân chơi bổ ích, thú vị để các em thể hiện khả năng diễn xuất, năng khiếu của bản thân trong lĩnh vực nghệ thuật
2.1.4. Vai trò của biện pháp Sân khấu hóa tác phẩm văn học dân gian
Thứ nhất, rèn luyện kĩ năng cảm thụ tác phẩm văn học đặc biệt là theo đặc trưng thể loại, giúp học sinh yêu thích bộ môn và tìm đến những giá trị nhân văn cao đẹp.
Thứ hai, tăng cường tính thực hành, gắn lý thuyết với thực tiễn đời sống.
Thứ ba, rèn luyện kĩ năng sử dụng ngôn ngữ, nói và viết tiếng Việt chuẩn, thành thạo hơn.
Thứ tư, giáo dục và vun đắp ở học sinh những tình cảm tốt đẹp về tình yêu thương con người, lòng yêu nước, yêu cuộc sống, biết quan tâm, chia sẻ với người khác…
Thứ năm, thông qua hoạt động Sân khấu hóa, củng cố thêm kiến thức, khắc sâu trọng tâm bài học.
Thứ sáu, phát hiện và bồi dưỡng năng khiếu nghệ thuật cho học sinh.
2.1.5. Hình thức Sân khấu hóa tác phẩm văn học dân gian
Có nhiều hình thức sân khấu hóa để chuyển từ một tác phẩm văn học dân gian hoặc một đoạn trích như kịch, múa, ngâm thơ, kể chuyện, hát…tùy vào nội dung và sự lựa chọn của mình mà học sinh chọn những loại hình sân khấu khác nhau.
Hình thức phù hợp và học sinh thường lựa chọn nhiều nhất đó là diễn kịch.
2.2. Vận dụng biện pháp Sân khấu hóa các tác phẩm văn học dân gian vào thực tiễn
2.2.1.Lập kế hoạch tiến hành Sân khấu hóa các tác phẩm văn học dân gian
* Bước 1: Xác định nhu cầu tổ chức hoạt động
– Căn cứ vào nhiệm vụ, mục tiêu và kế hoạch giáo dục, giáo viên cần tiến hành khảo sát nhu cầu và các điều kiện để tiến hành hoạt động. Chúng ta cần xác định rõ đối tượng thực hiện để có thể thiết Kế hoạt động vừa phù hợp đặc điểm lứa tuổi, vừa hạn chế tối đa những điều không phù hợp xảy ra đối với học sinh.
– Thông thường, để Sân khấu hóa được một tác phẩm/trích đoạn văn học dân gian mất khá nhiều thời gian. Vì vậy, giáo viên cần rà soát trước Kế hoạch dạy học để giao nhiệm vụ cho học sinh kịp thời.
– Mặt khác, không phải bất kì một tác phẩm văn học dân gian nào cũng có thể sân khấu hóa được. Giáo viên cần căn cứ vào các điều kiện vật chất, đối tượng học sinh, kế hoạch dạy học để lựa chọn tác phẩm phù hợp.
* Bước 2: Xác định mục tiêu của hoạt động
Việc xác định rõ ràng mục tiêu của hoạt động sẽ giúp:
– Tạo nên tính đúng đắn cho hoạt động.
– Kích thích tính tích cực hoạt động, năng động, chủ động của giáo viên và học sinh.
– Khối lượng và chất lượng kiến thức rõ ràng, học sinh dễ nắm bắt, giáo viên dễ dàng tổ chức lớp học.
– Dự đoán những kỹ năng, thái độcó thể được hình thành ở học sinh và các mức độ đạt được sau khi tham gia hoạt động.
* Bước 3: Xác định nội dung, cách thức của hoạt động
– Căn cứ vào từng chủ đề trong Kế hoạch giáo dục, căn cứ vào nhu cầu và các mục tiêu đã đề ra để xây dựng nội dung phù hợp cho các hoạt động.
TÀI LIỆU LIÊN QUAN
- 0
- 140
- 1
- [product_views]
- 3
- 120
- 2
- [product_views]
- 1
- 161
- 3
- [product_views]
- 5
- 103
- 4
- [product_views]
- 2
- 109
- 5
- [product_views]
100.000 ₫
- 6
- 451
- 6
- [product_views]
100.000 ₫
- 2
- 408
- 7
- [product_views]
100.000 ₫
- 6
- 502
- 8
- [product_views]
100.000 ₫
- 1
- 475
- 9
- [product_views]
100.000 ₫
- 3
- 509
- 10
- [product_views]