SKKN Cách tiếp cận tác phẩm tự sự dân gian trong chương trình Ngữ văn 10 theo đặc trưng thể loại
- Mã tài liệu: MP0211 Copy
Môn: | Ngữ Văn |
Lớp: | 10 |
Bộ sách: | |
Lượt xem: | 868 |
Lượt tải: | 12 |
Số trang: | 22 |
Tác giả: | Lê Thị Thu Ngọc |
Trình độ chuyên môn: | Thạc sĩ giáo dục |
Đơn vị công tác: | THPT Lưu Đình Chất |
Năm viết: | 2020-2021 |
Số trang: | 22 |
Tác giả: | Lê Thị Thu Ngọc |
Trình độ chuyên môn: | Thạc sĩ giáo dục |
Đơn vị công tác: | THPT Lưu Đình Chất |
Năm viết: | 2020-2021 |
Sáng kiến kinh nghiệm “SKKN SKKN Cách tiếp cận tác phẩm tự sự dân gian trong chương trình Ngữ văn 10 theo đặc trưng thể loại” triển khai gồm các biện pháp nổi bật sau:
1/ Sử thi dân gian – “Chiến thắng Mtao Mxây” (trích sử thi“Đăm Săn”) .
2/ Truyền thuyết – “Truyện An Dương Vương và Mị Châu – Trọng Thủy”.
3/ Truyện cổ tích – “Tấm Cám”.
4/ Truyện cười – “Tam đại con gà” và “Nhưng nó phải bằng hai mày”
Mô tả sản phẩm
MỤC LỤC
TT | NỘI DUNG | Trang |
1 | A. PHÂN MỞ ĐẦU | 1 |
2 | I/ Lí do chọn đề tài: | 1 |
3 | II/ Mục tiêu, nhiệm vụ của đề tài: | 1 |
4 | III/ Đối tượng và phạm vi nghiên cứu : | 1 |
5 | IV/ Phương pháp nghiên cứu: | 2 |
6 | B. PHẦN NỘI DUNG. | 3 |
7 | I/ Cơ sở lý luận: | 3 |
8 | II/ Thực trạng của việc dạy học truyện dân gian trong chương trình ngữ văn 10: | 3 |
9 | 1/ Thuận lợi | 3 |
10 | 2/ Khó khăn | 4 |
11 | III/ Cách tiếp cận một số tác phẩm VHDG trong chương trình ngữ văn 10 theo đặc trưng thể loại : | 4 |
12 | 1/ Sử thi dân gian – “Chiến thắng Mtao Mxây” (trích sử thi“Đăm Săn”) . | 4 |
13 | 2/ Truyền thuyết – “Truyện An Dương Vương và Mị Châu – Trọng Thủy”. | 7 |
14 | 3/ Truyện cổ tích – “Tấm Cám”. | 9 |
15 | 4/ Truyện cười – “Tam đại con gà” và “Nhưng nó phải bằng hai mày” | 12 |
16 | IV/ Giáo án thể nghiệm và hiệu quả thể nghiệm | 14 |
17 | 1. Giáo án thể nghiệm | 14 |
2. Hiệu quả thể nghiệm | 18 | |
18 | C. PHẦN KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ | 20 |
- PHẦN MỞ ĐẦU
I/ LÍ DO CHỌN ĐỀ TÀI
Văn học dân gian (VHDG) là một trong những bộ phận hợp thành nền văn học Việt Nam. VHDG là sản phẩm tinh thần của ông cha ta từ thuở sơ khai, phản ánh phong tục tập quán, thói quen, cách cảm, nếp nghĩ và cả những tư tưởng, tình cảm. VHDG chiếm một vị trí không nhỏ trong thời lượng chương trình ngữ văn lớp 10. Những bài học dân gian gắn chặt với mạch nguồn cảm xúc của biết bao thế hệ, nuôi dưỡng tâm hồn hướng thiện của mỗi con người Việt. Hơn thế, VHDG còn đóng vai trò quan trọng đối với việc hình thành bản sắc văn hóa dân tộc, góp phần nâng cao ý thức trân trọng di sản văn học cho thế hệ sau.
Qua thực tế giảng dạy cho thấy đa số HS chưa thật sự trân trọng cái hay, cái đẹp từ VHDG. Có thể do các em đã quen tiếp xúc với nền văn hóa hiện đại và đang bị cuốn hút vào cuộc cách mạng khoa học kĩ thuật với sự bùng nổ của công nghệ thông tin nên VHDG đối với các em có một khoảng cách vô cùng lớn. Cũng có thể, đa phần giáo viên (GV) khai thác các tác phẩm VHDG, đặc biệt là các tác phẩm tự sự dân gian theo kiểu diễn xuôi, dạy sơ sài nên HS chưa nhận ra cái hay, nét độc đáo của văn bản từ đó kéo theo thái độ không hứng thú học, không tích cực, sáng tạo trong tiếp nhận. Vì vậy dẫn đến tình trạng HS hết sức mơ hồ về kiến thức, thậm chí nhầm lẫn các chi tiết của tác phẩm này với các tác phẩm khác. Do vậy khi làm bài kiểm tra HS thường suy luận chủ quan, nhiều lúc còn “ sáng tạo” thêm những chi tiết mới so với văn bản gốc.
Từ thực tế này, là một GV dạy học môn Ngữ văn, tôi luôn luôn trăn trở làm thế nào để góp phần nâng cao chất lượng dạy học bộ phận VHDG, nhất là những tác phẩm tự sự dân gian. Với mục đích tạo hứng thú trong các tiết học VHDG, giúp các em biết cách đọc đúng, hiểu đúng, nắm chắc được kiến thức theo đặc trưng của từng thể loại, biết phát hiện và rung động trước vẻ đẹp của tác phẩm góp phần quan trọng bồi dưỡng tư tưởng, tình cảm cho HS
Xuất phát từ những lí do trên tôi mạnh dạn lựa chọn đề tài thể hiện một vài kinh nghiệm nhỏ trong quá trình dạy học của mình, đó là: “Cách tiếp cận tác phẩm tự sự dân gian trong chương trình ngữ văn 10 theo đặc trưng thể loại”. Hy vọng với đề tài này, Tôi sẽ có những đóng góp mới và tích cực hơn trong công tác giảng dạy bộ phận VHDG ở các trường THPT hiện nay.
II/ MỤC ĐÍCH NGHIÊN CỨU:
Đưa ra phương pháp, cách thức dạy học truyện dân gian có hiệu quả qua một số tác phẩm theo đặc trưng thể loại cụ thể, phù hợp với từng lớp, đối tượng HS nhằm góp phần nâng cao chất lượng dạy học trong xu thế đổi mới phương pháp dạy học như hiện nay.
III/ ĐỐI TƯỢNG VÀ PHẠM VI NGHIÊN CỨU:
- Đối tượng nghiên cứu:
+ Phương pháp, cách thức dạy học truyện dân gian trong chương trình Ngữ văn 10.
+ HS lớp 10B4, 10B2; 10A1, 10A5 Trường THPT Lưu Đình Chất
- Phạm vi nghiên cứu:
Những tác phẩm (đoạn trích) thuộc thể loại truyện dân gian Việt Nam được học trong chương trình Ngữ văn 10 – Chương trình chuẩn (không bao gồm các bài đọc thêm và truyện dân gian nước ngoài).
IV/ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU:
– Phương pháp tiếp cận văn bản.
– Phương pháp phân tích.
– Phương pháp so sánh, đối chiếu.
– Phương pháp điều tra khảo sát thực tế
– Phương pháp thực nghiệm
– Phương pháp thống kê, xử lý số liệu
- PHẦN NỘI DUNG:
I/ CƠ SỞ LÍ LUẬN:
Văn học dân gian (VHDG) là một bộ phận của nền văn hóa nói chung, của nền văn học dân tộc nói riêng. Nó giữ một vị trí rất quan trọng trong chương trình văn học của nhà trường phổ thông. VHDG góp phần bồi dưỡng vẻ đẹp tâm hồn, giáo dục nhân cách cho HS, đồng thời qua VHDG HS có điều kiện tốt nhất, hiệu quả nhất và nhanh nhất để tiếp cận với nền văn hóa của dân tộc.
Vậy VHDG là gì? “VHDG còn được gọi là văn chương bình dân hay văn chương truyền miệng. Khái niệm chỉ những sáng tác nghệ thuật ngôn từ của nhân dân lao động, phát sinh từ thời kì nguyên thủy và phát triển mạnh mẽ trong các xã hội có giai cấp cho đến cả thời hiện đại. VHDG tồn tại và phát triển trong mối liên quan chặt chẽ với các hoạt động lao động và sinh hoạt gia đình, sinh hoạt xã hội của nhân dân và thể hiện thành những sinh hoạt VHDG”. [1]
Hệ thống thể loại của VHDG gồm có: thần thoại, sử thi, truyền thuyết, truyện cổ tích, truyện ngụ ngôn, truyện cười, tục ngữ, câu đố, ca dao, vè, truyện thơ, chèo. [2, tr17-18]
Dựa vào đặc trưng của thể loại, người ta chia VHDG thành hai nhóm: tự sự dân gian hay còn gọi là truyện dân gian (thần thoại, sử thi, truyền thuyết, truyện cổ tích, truyện ngụ ngôn, truyện cười, truyện thơ) và trữ tình dân gian (tục ngữ, câu đố, ca dao, vè, chèo)
Dạy học VHDG nói chung và truyện dân gian nói riêng không chỉ giúp HS tiếp nhận được những tri thức vô cùng phong phú thuộc đủ mọi lĩnh vực của đời sống: tự nhiên, xã hội và con người mà còn góp phần hình thành ở các em những phẩm chất tốt đẹp như lòng yêu quê hương, đất nước, tinh thần dũng cảm, đức kiên trung, vị tha, tính cần kiệm, óc thực tiễn,… Đồng thời qua việc tìm hiểu cái hay, cái đẹp của một số tác phẩm truyện dân gian, bồi dưỡng tình cảm yêu quý và trân trọng giá trị văn học truyền thống cho HS.
Trên tinh thần thấy được vai trò quan trọng của VHDG, từ năm học 2006-2007 cấu trúc SGK Ngữ văn 10 (chương trình chuẩn), phần VHDG đưa vào 11 tác phẩm (cả VHDG Việt Nam và VHDG nước ngoài), các tác phẩm được sắp xếp theo thể loại, từ tự sự dân gian hay còn gọi là truyện dân gian (sử thi, truyền thuyết, truyện cổ tích, truyện cười, truyện thơ) và trữ tình dân gian (ca dao). Cách sắp xếp này làm nổi bật vai trò của thể loại, đồng thời phù hợp với việc dạy và học văn theo đặc trung thể loại, thuận lợi cho HS làm văn, nhất là văn nghị luận.
II/ THỰC TRẠNG CỦA VIỆC DẠY HỌC TRUYỆN DÂN GIAN TRONG CHƯƠNG TRÌNH NGỮ VĂN 10:
1/ Thuận lợi :
Chương trình VHDG được sắp xếp theo thể loại, có sự so sánh, đối chiếu với các văn bản VHDG nước ngoài.
TÀI LIỆU LIÊN QUAN
- 0
- 140
- 1
- [product_views]
- 3
- 120
- 2
- [product_views]
- 1
- 161
- 3
- [product_views]
- 5
- 103
- 4
- [product_views]
- 2
- 109
- 5
- [product_views]
100.000 ₫
- 6
- 451
- 6
- [product_views]
100.000 ₫
- 2
- 408
- 7
- [product_views]
100.000 ₫
- 6
- 502
- 8
- [product_views]
100.000 ₫
- 1
- 475
- 9
- [product_views]
100.000 ₫
- 3
- 509
- 10
- [product_views]