SKKN Sử dụng một số kỹ thuật dạy học tích cực để phát triển năng lực hợp tác cho học sinh trong môn giáo dục công dân tại trường Trung học phổ thông Nguyễn Trường Tộ – Hưng Nguyên
- Mã tài liệu: MP0988 Copy
Môn: | GDKT&PL |
Lớp: | 12 |
Bộ sách: | |
Lượt xem: | 510 |
Lượt tải: | 5 |
Số trang: | 94 |
Tác giả: | Trần Thị Kim Anh |
Trình độ chuyên môn: | Thạc sĩ giáo dục |
Đơn vị công tác: | THPT Nguyễn Trường Tộ |
Năm viết: | 2022-2023 |
Số trang: | 94 |
Tác giả: | Trần Thị Kim Anh |
Trình độ chuyên môn: | Thạc sĩ giáo dục |
Đơn vị công tác: | THPT Nguyễn Trường Tộ |
Năm viết: | 2022-2023 |
Sáng kiến kinh nghiệm “Sử dụng một số kỹ thuật dạy học tích cực để phát triển năng lực hợp tác cho học sinh trong môn giáo dục công dân tại trường Trung học phổ thông Nguyễn Trường Tộ – Hưng Nguyên”triển khai gồm các biện pháp nổi bật sau:
3.1. Sử dụng kỹ thuật XYZ để dạy khởi động phần: “Công dân với pháp luật” – Giáo dục công dân lớp 12
3.2. Sử dụng kĩ thuật KWL trong hoạt động hình thành kiến thức phần: “Công dân với pháp luật” môn giáo dục công dân lớp 12
3.3. Sử dụng kĩ thuật khăn trải bàn trong hoạt động hình thành kiến thức phần: “Công dân với pháp luật” môn giáo dục công dân lớp 12
3.4. Sử dụng kỹ thuật phòng tranh với kỹ thuật sơ đồ tư duy và kỹ thuật mảnh ghép cải tiến (báo cáo theo trạm) trong hoạt động luyện tập, vận dụng phần: “Công dân với pháp luật” môn giáo dục công dân 12
Mô tả sản phẩm
PHẦN I. ĐẶT VẤN ĐỀ
1. LÝ DO CHỌN ĐỀ TÀI.
Xuất phát từ yêu cầu thực tiễn đổi mới phương pháp dạy học phát triển phẩm chất, năng lực của chương trình giáo dục phổ thông 2018.
Việc thực hiện đổi mới chương trình giáo dục phổ thông đòi hỏi phải đổi mới đồng bộ từ mục tiêu, nội dung, phương pháp, phương tiện dạy học đến cách thức đánh giá kết quả dạy học, trong đó khâu đột phá là đổi mới phương pháp dạy học.
Phương pháp dạy học cần hướng vào việc tổ chức cho người học học tập trong hoạt động và bằng hoạt động tự giác, tích cực, chủ động và sáng tạo. Định hướng này có thể gọi tắt là học tập trong hoạt động và bằng hoạt động hay ngắn gọn hơn là hoạt động hóa người học. Đổi mới phương pháp dạy học môn giáo dục công dân theo hướng tích cực hóa hoạt động học tập của học sinh nhằm khơi dậy và phát triển các phẩm chất và năng lực cốt lõi, hình thành cho học sinh tư duy tích cực độc lập sáng tạo, rèn luyện kỹ năng vận dụng kiến thức vào thực tiễn; tác động đến tình cảm, đem lại niềm vui, hứng thú học tập cho học sinh.
Xuất phát từ mục tiêu chương trình giáo dục phổ thông 2018 về phát triển năng lực hợp tác – một trong những năng lực cốt lõi cho học sinh Trung học phổ thông.
Việc đổi mới phương pháp và kĩ thuật dạy học để đạt được mục tiêu phát triển phẩm chất và năng lực người học của chương trình giáo dục phổ thông mới 2018 đã và đang là động lực thúc đẩy quá trình dạy học tương tác – một hướng dạy học tiếp cận tổng hợp, tập trung vào người học trong mối quan hệ tương tác giữa người dạy, người học và môi trường nhằm phát huy hết các năng lực của học sinh trong đó có năng lực hợp tác. Năng lực hợp tác là một năng lực quan trọng, đó là biết lắng nghe, học hỏi, chia sẻ, biết chủ động đề xuất mục đích hợp tác để giải quyết các vấn đề do bản thân hoặc người khác đề xuất; biết lựa chọn hình thức làm việc nhóm với quy mô phù hợp với yêu cầu và nhiệm vụ. Năng lực hợp tác là một trong những năng lực cốt lõi của nội dung đổi mới chương trình hiện nay. Sự hợp tác giữa người dạy với người học, người học với người học, là yếu tố quyết định nên chất lượng, hiệu quả của dạy học.
Xuất phát từ thực trạng dạy học bộ môn giáo dục công dân theo định hướng phát triển năng lực hợp tác cho học sinh Trung học phổ thông thông qua các kỹ thuật dạy học tích cực theo nhóm.
Nhìn chung tư tưởng chủ đạo của đổi mới phương pháp là tập trung vào các hoạt động của trò; trò tự nghiên cứu, tìm tòi, khám phá; tăng cường giao lưu trao đổi giữa trò và trò. Tuy nhiên trên thực tế, việc đổi mới phương pháp, kỹ thuật dạy học còn rất chậm. Giáo viên chưa chủ động trong việc vận dụng linh hoạt các phương pháp và kỹ thuật dạy học tích cực. Việc vận dụng sáng tạo, linh hoạt các phương pháp và KTDHTC là yếu tố quan trọng để bồi dưỡng và phát triển phẩm chất, năng lực cốt lõi cho học sinh. Trong đó, việc tổ chức dạy học theo nhóm là một hình thức tổ chức dạy học đóng vai trò quan trọng thúc đẩy sự phát triển các năng lực cốt lõi nói chung, đặc biệt là sự phát triển năng lực hợp tác cho học sinh. Mặc dù vậy, do hạn chế về thời lượng, cách dạy, cách học chưa thực sự thu hút… nên chưa phát huy được năng lực, phẩm chất của người học về kiến thức trong môn giáo dục công dân. Công tác dạy học chưa có sự kết hợp phù hợp giữa PPDH với KTDHTC nên chưa đem lại hiệu quả như mong muốn. Vì vậy, hiện nay việc đổi mới phương pháp, KTDHTC nhằm phát triển phẩm chất, năng lực hợp tác cho người học là rất cần thiết.
Xuất phát từ vai trò của một số kĩ thuật dạy học tích cực theo nhóm trong việc bồi dưỡng và phát triển các năng lực cốt lõi nói chung và năng lực hợp tác nói riêng cho học sinh trung học phổ thông thông qua một số KTDHTC trong dạy học môn giáo dục công dân. Với những lý do trên, tôi chọn đề tài “Sử dụng một số kỹ thuật dạy học tích cực để phát triển năng lực hợp tác cho học sinh trong môn giáo dục công dân tại trường Trung học phổ thông Nguyễn Trường Tộ – Hưng Nguyên”.
2. TÍNH MỚI, ĐÓNG GÓP CỦA ĐỀ TÀI.
Đề tài xây dựng được các hình thức tổ chức hoạt động dạy học thông qua việc sử dụng một số KTDHTC với phương pháp dạy học theo nhóm để áp dụng trong môn giáo dục công dân phù hợp với các cấp độ năng lực tư duy, từ đó lựa chọn được quy trình rèn luyện hiệu quả sẽ giúp cải thiện các kỹ năng cấu thành năng lực hợp tác cho học sinh tại trường Trung học phổ thông Nguyễn Trường Tộ – Hưng Nguyên.
Thông qua việc sử dụng một số KTDHTC hợp lý, bổ trợ cho phương pháp dạy học hợp tác theo nhóm áp dụng cho từng hoạt động để bồi dưỡng và phát triển năng lực hợp tác cho học sinh tại trường Trung học phổ thông Nguyễn Trường Tộ – Hưng Nguyên. Một trong những năng lực cốt lõi và tất yếu cần được bồi dưỡng và phát triển cho học sinh Trung học phổ thông hiện nay. Những KTDHTC tôi nêu ra ở đây hoàn toàn là những kinh nghiệm, những tâm huyết mà bản thân đã đúc kết lại trong quá trình giảng dạy và hướng dẫn học sinh thực hiện và đã được kiểm định qua thực tế tại trường Trung học phổ thông Nguyễn Trường Tộ – Hưng Nguyên.
3. MỤC ĐÍCH, ĐỐI TƯỢNG NGHIÊN CỨU.
- Mục đích của đề tài: “Sử dụng một số kỹ thuật dạy học tích cực để phát triển năng lực hợp tác cho học sinh trong môn giáo dục công dân tại trường Trung học phổ thông Nguyễn Trường Tộ – Hưng Nguyên”.
- Xây dựng quy trình bồi dưỡng năng lực hợp tác cho học sinh thông qua các hình thức tổ chức và kỹ thuật dạy học tích cực theo nhóm.
- Góp phần quan trọng cho công tác đổi mới căn bản, toàn diện giáo dục đào tạo theo hướng phát huy năng lực, phẩm chất người học của nhà trường.
- Đối tượng: Học sinh lớp 12 tại trường Trung học phổ thông Nguyễn Trường Tộ – Hưng Nguyên.
4. PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU.
- Phương pháp nghiên cứu xây dựng cơ sở lý thuyết.
Nghiên cứu các vấn đề lí luận có liên quan đến đề tài.
- Phương pháp điều tra khảo sát thực tế, thu thập thông tin
Là phương pháp tổng hợp và kết luận về nội dung nghiên cứu qua các số liệu đã khảo sát và thực nghiệm. Đề xuất ý kiến về những biện pháp để nâng cao chất lượng sáng kiến.
- Phương pháp thống kê, so sánh, xử lý số liệu
Thống kê và xử lý số liệu kết quả học tập của học sinh trước, trong và sau khi áp dụng sáng kiến kinh nghiệm.
- Phương pháp phân tích đánh giá tổng hợp
Căn cứ vào số liệu đã được khảo sát, kết hợp với luận chứng của đề tài. Tôi tiến hành lập kế hoạch thực nghiệm phương pháp phân tích để đạt hiệu quả cao nhất.
- Phương pháp thực nghiệm khoa học
Hướng dẫn học sinh thực hiện các kỹ thuật dạy học tích cực, tiến hành thực nghiệm để kiểm tra kết quả, đánh giá sự cấp thiết và tính khả thi của đề tài.
5. CẤU TRÚC CỦA ĐỀ TÀI.
Phần I. Đặt vấn đề.
Phần II. Nội dung.
Phần III. Kết luận
TÀI LIỆU LIÊN QUAN
- 2
- 193
- 1
- [product_views]
- 7
- 107
- 2
- [product_views]
- 0
- 174
- 3
- [product_views]
100.000 ₫
- 3
- 517
- 4
- [product_views]
100.000 ₫
- 2
- 559
- 5
- [product_views]
100.000 ₫
- 9
- 539
- 6
- [product_views]
100.000 ₫
- 1
- 462
- 7
- [product_views]
100.000 ₫
- 6
- 557
- 8
- [product_views]
100.000 ₫
- 8
- 528
- 9
- [product_views]
100.000 ₫
- 8
- 481
- 10
- [product_views]