SKKN Sử dụng phần mềm mã nguồn mở nukeviet thiết kế Website cho trường
- Mã tài liệu: MP1121 Copy
Môn: | Tin học |
Lớp: | 10,11,12 |
Bộ sách: | |
Lượt xem: | 433 |
Lượt tải: | 6 |
Số trang: | 57 |
Tác giả: | Lê Thị Bảo Ngọc |
Trình độ chuyên môn: | Thạc sĩ giáo dục |
Đơn vị công tác: | THPT Đặng Thúc Hứa |
Năm viết: | 2021-2022 |
Số trang: | 57 |
Tác giả: | Lê Thị Bảo Ngọc |
Trình độ chuyên môn: | Thạc sĩ giáo dục |
Đơn vị công tác: | THPT Đặng Thúc Hứa |
Năm viết: | 2021-2022 |
Sáng kiến kinh nghiệm “SKKN Sử dụng phần mềm mã nguồn mở nukeviet thiết kế Website cho trường“ triển khai gồm các biện pháp nổi bật sau:
II.3.2.1. Tiến hành cài đặt mã nguồn NukeViet
II.3.2.2. Quản trị hệ thống NukeViet
II.3.2.3. Quản trị các Module
II.3.2.4. Cài đặt máy chủ Web server
II.3.2.5. Làm việc với CSDL MySQL
II.3.2.6. Đăng kí tên miền, host và đưa Web lên Internet
II.3.2.7. Hướng dẫn sử dụng
II.3.2.8. Đánh giá một số kết quả đạt được
Mô tả sản phẩm
PHẦN I. MỞ ĐẦU
1. Lí do chọn đề tài:
1.1. Lí do khách quan:
Hiện nay, chúng ta đang sống trong thời đai Công nghệ 4.0 với sự bùng nổ và phát triển của CNTT. Sự tăng trưởng nhanh chóng của Internet trong mọi lĩnh vực của đời sống hiện tại, khiến nó trở thành một phần không thể thiếu trong cuộc sống của chúng ta. Từ thương mại cho tới bệnh viện, đến trường học tất cả đều chịu sự thay đổi nhanh chóng để bắt kịp nhịp độ phát triển của thế giới công nghệ số. Tính đến tháng 1/2021, dân số Việt Nam đạt mốc 97.8 triệu dân, trong đó có khoảng 68.17 triệu người đang sử dụng Internet (chiếm 70.3% dân số) thông qua các nền tảng, ứng dụng khác nhau. Một số trường học đã, đang lựa chọn cách quản lí, quảng bá và kết nối cộng đồng thông qua mạng xã hội, tuy nhiên cách này đang tồn tại không ít hạn chế.
Bên cạnh đó, nhiều trường học đã nhận ra tầm quan trọng của việc xây dựng Website để tạo sự hiện diện trên Internet. Đưa việc giáo dục lên mạng đã không chỉ phục vụ cho các đối tượng HS mà còn là một cách hiệu quả để phục vụ các GV, nhân viên, cha mẹ HS và cả những HS hiện đã và đang học trên ngôi trường mến yêu của mình.
Các website giáo dục không chỉ cung cấp thông tin hàng tuần, hàng tháng của Đảng bộ, nhà trường, công đoàn, đoàn thanh niên, hội phụ huynh mà còn cung cấp các chương trình hỗ trợ HS, lấy ý kiến thăm dò một cách công khai, dân chủ….
Thiết kế website cho các trường học ngày càng trở lên cần thiết, ngày càng nhiều các trường học hiểu ra sức hút từ sự hiện diện online của mình. Đây là cơ sở cũng là điều kiện căn bản để xây dựng trường học thông minh trong tương lai gần. Website của một trường học đòi hỏi không chỉ là 1 website động, hấp dẫn mà còn cần có nhiều thông tin hữu ích đáp ứng nhu cầu khai thác của nhiều người dùng với nhiều mục đích khác nhau.
Việc sử dụng nền tảng mã nguồn mở vào việc xây dựng một Website đang trở thành một xu hướng lớn trên thế giới. Phần mềm mã nguồn mở là những phần mềm được cung cấp dưới cả dạng mã và nguồn, không chỉ là miễn phí về giá mua mà chủ yếu là miễn phí về bản quyền: người dùng có quyền sửa đổi, cải tiến, phát triển, nâng cấp theo một số nguyên tắc chung đã được quy định. Nhờ đó bỏ dần các rào cản về bản quyền, dễ dàng can thiệp, điểm đặc biệt là mã nguồn mở có một cộng đồng lớn người sử dụng tham gia đóng góp, xây dựng và hoàn thiện nó ngày một tốt hơn. Mã nguồn mở được kỳ vọng làm thay đổi diện mạo của ngành CNTT.
1.2. Lí do chủ quan:
Qua quá trình tìm hiểu tôi nhận thấy được các lợi ích mà Website mang lại cho trường học như sau:
Tiếp cận được với các nền khoa học giáo dục tiên tiến trên thế giới.
Cung cấp được đầy đủ thông tin của nhà trường, GV và HS.
Cập nhật đầy đủ, kịp thời kế hoạch giáo dục, thời khóa biểu, lịch thi,…
Giải đáp thắc mắc, yêu cầu của GV, phụ huynh và HS, cựu HS một cách nhanh chóng, hiệu quả.
Xây dựng được kho đề thi, giáo án… cho GV, HS tham khảo và học tập.
Các cấp quản lý dễ dàng theo dõi, đôn đốc việc thực hiện nhiệm vụ năm học cũng như các thông tư, nghị định.
Tiết kiệm chi phí: in ấn, phone, fax …
Tạo “bộ mặt” trường học ấn tượng, hiện đại và chuyên nghiệp để quảng bá ngôi trường trên toàn quốc cũng như là trên thế giới.
Chính vì thế, tôi chọn đề tài “Sử dụng phần mềm mã nguồn mở NukeViet thiết kế Website cho trường” làm đề tài nghiên cứu của mình.
2. Mục đích nghiên cứu:
– Xây dựng một website tương đối hoàn chỉnh phục vụ có hiệu quả cho nhà trường. Đảm bảo mọi chức năng hoạt động tốt, mang lại hiệu quả cao trong quá trình dạy và học cũng như việc trao đổi thông tin giữa nhà trường, GV và phụ huynh, HS.
+ Nhằm ứng dụng CNTT vào trường học tạo điều kiện cho GV, HS tiếp cận với Internet và sử dụng Internet phục vụ cho quá trình dạy và học.
+ Website là kênh thông tin tiện lợi của Nhà trường. Nó cung cấp một cách nhanh chóng và kịp thời thông tin, thông báo, kế hoạch,… của Nhà trường. Nó là cầu nối giữa Nhà trường, GV và HS giúp giảm thiểu quy trình, thủ tục hành chính.
Đồng thời nó là nơi trao đổi kinh nghiệm, nơi tổ chức các hoạt động phục vụ cho quá trình dạy và học, là công cụ hữu ích để kết nối và chia sẻ tài liệu, giáo án và tài nguyên trên Internet.
+ Nhờ có Website mà việc quản lý, cập nhật điểm cho HS được thực hiện một cách trực tuyến và công khai. HS dễ dàng tra cứu những thông tin mình cần và GV kịp thời điều chỉnh những thông tin bị sai lệch.
+ Website là dịp để giới thiệu hình ảnh, truyền thống lịch sử Nhà trường qua nhiều thế hệ dạy và học, đồng thời quảng bá hình ảnh nhà trường với các đơn vị bạn cũng như ra toàn thế giới trong thời kỳ hội nhập hiện nay.
+ Thông qua Website mà phụ huynh HS, các cơ quan ban ngành, đoàn thể, chính quyền địa phương biết được hoạt động dạy và học của Nhà trường, cũng như tình hình học tập của con em mình.
+ Việc xây dựng Website nhằm mục đích cuối cùng là nâng cao chất lượng giáo dục và đào tạo của Nhà trường, đặc biệt trong tình hình diễn biến phức tạp của dịch bênh Covid 19 hiện nay.
– Việc sử dụng mã nguồn mở Nukeviet để xây dựng website cũng nhằm mục đích giới thiệu Nukeviet đến với đông đảo mọi người đặc biệt là học sinh yêu môn Tin học. Giúp mọi người có hiểu biết nhiều hơn về hệ quản trị nội dung mã nguồn mở này và cùng nhau xây dựng cho Nukeviet ngày càng phát triển. Việc sử dụng một hệ quản trị nội dung hoàn toàn do người Việt xây dựng cũng là một đóng góp tích cực giúp cho ngành CNTT nước ta ngày càng phát triển.
3. Đối tượng, phạm vi nghiên cứu: – Toàn bộ mã nguồn mở Nukeviet.
– Xây dựng và quản lý hệ thống Website cho trường trên mã nguồn miễn phí Nukeviet.
– Thời gian: Năm học 2021 – 2022
4. Nhiệm vụ nghiên cứu:
– Thấy được vai trò quan trọng của việc xây dựng hệ thống website trong trường học.
– Đẩy mạnh ứng dựng công nghệ thông tin trong nhà trường.
– Xây dựng và quản lý Website riêng cho trường mình.
– Giúp GV và HS tra cứu thời khóa biểu, lịch hoạt động trực tuyến.
– Tạo kênh thông tin để kết nối các thế hệ giáo viên và học sinh của nhà trường.
– Phát huy tính dân chủ, công khai, minh bạch trong trường học từ đó làm tốt cuộc vận động 2 không với 4 nội dung do bộ giáo dục và đào tạo phát động.
5. Phương pháp nghiên cứu:
– Nghiên cứu mã nguồn Nukeviet, một số Module cũng như cách cài đặt.
– Tìm hiểu cách sử dụng, thiết lập Host, Domain trên Internet;
– Tìm hiểu cách viết bài, đăng tin lên Website;
PHẦN II. NỘI DUNG NGHIÊN CỨU
1. Cơ sở của đề tài:
1.1. Cơ sở lý luận:
Website gồm một hoặc nhiều trang web – một loại siêu văn bản (Siêu văn bản là văn bản tích hợp nhiều phương tiện khác nhau như: văn bản, hình ảnh, âm thanh, video, . . . và các liên kết tới các siêu văn bản khác. Siêu văn bản thường được tạo ra bằng ngôn ngữ đánh dấu siêu văn bản HTML) trong hệ thống WWW được tổ chức dưới một địa chỉ truy cập trên Internet. Trang web được mở ra đầu tiên khi truy cập Website được gọi là trang chủ (Homepage) của Website đó.
Đặc điểm tiện lợi của Website là thông tin dễ dàng cập nhật, thay đổi, người sử dụng có thể xem thông tin ngay tức khắc, ở bất kỳ nơi nào, tiết kiệm chi phí in ấn, gửi bưu điện, fax, thông tin không giới hạn (muốn đăng bao nhiêu thông tin cũng được, không giới hạn số lượng thông tin, hình ảnh…) và không giới hạn phạm vi khu vực sử dụng (toàn thế giới có thể truy cập).
1.2. Cơ sở thực tiễn:
Với thời đại bùng nổ thông tin và cao trào của cuộc cách mạng 4.0, nền giáo dục lại càng phải tỏ ra là ngành đi đầu của thời đại, chính vì vậy ngày 25 ngày 01 năm 2017 thủ tướng Chính phủ ban hành quyết định số 117/QĐ-TTg về việc tăng cường ứng dụng CNTT trong Giáo dục và đào tạo. Đồng thời, công văn số 3946/BGDĐT-CNTT về việc hướng dẫn nhiệm vụ CNTT năm học 2019-2020 của Bộ Giáo dục và Đào tạo ban hành ngày 30 tháng 8 năm 2019, đã chỉ đạo như sau: đẩy mạnh ứng dụng CNTT hỗ trợ đổi mới nội dung, phương pháp dạy và học, kiểm tra đánh giá trong tất cả các môn học. Phát động GV xây dựng bài giảng eLearning, ngân hàng câu hỏi trực tuyến, tư liệu, tài liệu, sách điện tử đóng góp vào kho bài giảng e-Learning, ngân hàng câu hỏi trắc nghiệm trực tuyến, kho học liệu… góp phần đổi mới căn bản và toàn diện phương pháp giảng dạy, từng bước hình thành nguồn tài nguyên giáo dục mở phục vụ cho học sinh, giáo viên, cán bộ quản lý và phụ huynh HS có thể học, nghiên cứu mọi lúc, mọi nơi.
Vì vậy việc tạo ra Website để quản lý thông tin và quảng bá hình ảnh của trường học là một lựa chọn thông minh, phù hợp với xu thế phát triển của thời đại và yêu cầu của nền giáo dục nước nhà, đặc biệt là trong bối cảnh dịch bệnh Covid19 đang diễn biến rất phức tạp.
2. Thực trạng của việc xây dựng và quản lí Website tại trường học hiện nay
2.1. Thực trạng:
Hiện nay, trường THPT Đặng Thúc Hứa chưa có trang Web riêng để quảng bá cũng như để cập nhật thông tin, thông báo, hoạt động của nhà trường. Hệ thống quản lý của trường hoạt động chủ yếu trên giấy tờ; mọi thông báo, thay đổi của trường chủ yếu được đăng ở bảng tin nhà trường, hoặc thông qua hệ thống loa phát thanh của các xã trong vùng, hoặc thông qua mạng xã hội (Facebook), nhóm Zalo, nhóm Mesenger,… các hoạt động giao lưu, kỷ niệm,… cũng chỉ được lưu lại trên trang Facebook cá nhân hoặc ở phòng truyền thống làm kỉ niệm. Điều này có thể gây bất tiện cho HS và phụ huynh, đặc biệt là con em những xã cách xa trường như Thanh Khê, Thanh Hà, Thanh Thủy,… Cựu HS của trường làm ăn xa, GV từng công tác tại nhà trường, hoặc những người quan tâm đến nhà trường muốn tìm hiểu, theo dõi các hoạt động của nhà trường cũng khó khăn. (Vì thông tin đăng tải trên trên facebook chỉ hiển thị khi có sự tương tác, nếu không có sự tương tác thì bài sẽ trôi nên nhiều người không thể cập nhật được thông tin thường xuyên.)
Trên thực tế thì trước đây, nhà trường đã đăng kí một trang trực thuộc của sở Giáo dục và Đào Tạo Nghệ An với địa chỉ c3dangthuchua@nghean.edu.vn, nhưng do đây là trang tổng hợp, mỗi trường chỉ là một box nhỏ, lượng băng thông lớn, lượng người truy cập ít và phí duy trì không đủ cho nên trang web này chỉ tồn tại trong một thời gian ngắn. Một số GV của trường cũng đã đăng kí trang riêng nhưng lại đăng kí tên miền của thư viện violet (ví dụ như thpt-dangthuchuanghean.violet.vn), các trang này chủ yếu là trang đăng tải thông tin cá nhân của GV, các chuyên mục và thông tin đăng tải không nhiều, cho nên không thu hút được lượt người truy cập.
Nhà trường cũng đã đăng kí một trang web quản lý điểm để đăng tải thông tin và điểm của học sinh, đây là trang quản lý điểm chung của ngành. Do vậy, trang này không thể gọi là trang web riêng của trường THPT Đặng Thúc Hứa.
2.2. Nguyên nhân của thực trạng:
Trường đóng trên địa bàn miền núi không có điều kiện cũng như chi phí để lập website, rồi việc dùy trì hoạt động, nâng cấp, bảo trì hệ thống cũng là một vấn đề. Mà các GV, nhân viên trong nhà trường không có người nào được đào tạo chuyên sâu về thiết kế và quản trị Web.
2.3. Quan điểm của bản thân trước thực trạng:
Trong xu thế hội nhập và phát triển của đất nước, cùng với sự phát triển như vũ bão của ngành CNTT. Đặc biệt là việc ứng dụng CNTT vào lĩnh vực giáo dục, đào tạo trong bối cảnh ứng phó với dịch bệnh Covid19 hiện nay. Việc thiết kế website trường học là một việc thiết thực và vô cùng hữu ích đối với các trường học và đơn vị giáo dục. Đây là kênh thông tin để quảng bá hình ảnh và các hoạt động của nhà trường, đồng thời cũng là kênh thông tin để kết nối các thế hệ HS thân yêu của trường.
Việc thiết kế một trang Website cũng không phải là một việc dễ, nhưng trong thời đại CNTT hiện nay việc sử dụng mã nguồn mở để xây dựng Website là một lựa chọn phù hợp với xu thế của thời đại.
Vì vậy tôi đã lựa chọn đề tài “Sử dụng phần mềm mã nguồn mở NukeViet thiết kế Website cho trường”.
3. Giải pháp sử dụng phần mềm mã nguồn mở NukeViet xây dựng website cho trường
3.1. Chuẩn bị và giới thiệu về NukeViet:
3.1.1. Chuẩn bị môi trường thử nghiêm:
Khi học thiết kế Web nói chung và thiết kế Web bằng mã nguồn mở
Nukeviet nói riêng, ta nên sử dụng máy chủ ảo – Localhost trước để thử nghiệm.
Sau khi hoàn thiện, nếu trang hoạt động tốt trên Locolhost thì khi đó chúng ta đưa Website lên môi trường Internet để hoạt động, lúc này chúng ta có thể sử dụng Host free hoặc mua tên miền và Host để hoạt động ổn đinh, lâu dài.
Vậy Localhost là gì? Localhost vận hành như thế nào? Và ta nên chọn chương trình nào làm Localhost để thử nghiệm?
– Localhost cơ bản như một Webserver bao gồm: Apache, MySQL, PHP và PHPmyadmin. Chúng được cài đặt và sử dụng trên chính chiếc máy tính của bạn, dùng chính ổ cứng máy tính để làm không gian lưu trữ và cài đặt trang web. Mục đích chính để giúp bạn học tập và thực hành trên đó mà chưa cần mua Host.
– Sau khi cài đặt Localhost vào máy tính, thì máy tính của bạn đã có một môi trường giống như Webserver để chạy ứng dụng website với địa chỉ là http://127.0.0.1. Đây là địa chỉ IP dạng Localhost, ngoài ra bạn cũng có thể chạy localhost với đường dẫn là http://localhost
– Mỗi khi cần sử dụng bạn sẽ cần mở bảng điều khiển của Localhost lên và kích hoạt cho nó khởi động các ứng dụng đi kèm.
– Có rất nhiều chương trình tạo máy chủ ảo như: Xampp, Ampps, WampServer, DesktopServer, … Trong đó tôi lựa chọn Xampp, vì:
+ Xampp là chương trình tạo máy chủ ảo được tích hợp sẵn Apache, PHP, MySQL, FTP Server, Mail Server và các công cụ như phpMyAdmin.
+ Xampp có chương trình quản lý khá tiện lợi, cho phép chủ động bật/tắt hoặc khởi động lại các dịch vụ máy chủ bất kỳ lúc nào. Đặc biệt là tính ổn định và tương tích với Nukeviet. Hơn nữa XAMPP hoàn toàn miễn phí, dễ sử dụng và hỗ trợ các hệ điều hành thông dụng như Windows, Mac, Linux.
Để tải và cài đặt XAMPP, đầu tiên ta vào Google gõ Xammp download rồi truy cập vào địa chỉ https://www.apachefriends.org/download.html và chọn phiên bản XAMPP phù hợp với hệ điều hành của máy tính mình đang sử dụng để download về và cài đặt.
Khi cài đặt Xampp, ở phần chọn đường dẫn, ta chọn đường dẫn cần lưu cài đặt của XAMPP (ta nên chọn ổ đĩa D:\ hoặc E:\ và ta phải nhớ đường dẫn này để khi cài đặt Web lên Localhost thì phải truy cập vào thư mục này) rồi tiếp tục ấn Next. Sau khi cài xong, ấn nút Finish để kết thúc cài đặt và mở bảng điều khiển của XAMPP.
Tiếp theo vào thư mục Start\All Programs\XAMMP\XAMMP Control Panel để bật bảng điều khiển của XAMPP.
Ta thấy hai ứng dụng Apache và MySQL có nút Start, đó là dấu hiệu bảo 2 ứng dụng này chưa được khởi động, khi đó ta ấn vào nút Start của từng ứng dụng để khởi động Webserver Apache và MySQL Server lên để chạy Localhost. Nếu cả hai ứng dụng chuyển sang màu xanh (Nút chuyển sang chữ Stop) như hình dưới là đã khởi động thành công.
TÀI LIỆU LIÊN QUAN
100.000 ₫
- 0
- 457
- 2
- [product_views]
100.000 ₫
- 5
- 502
- 3
- [product_views]
100.000 ₫
- 4
- 448
- 4
- [product_views]
100.000 ₫
- 3
- 533
- 5
- [product_views]
100.000 ₫
- 9
- 416
- 6
- [product_views]
100.000 ₫
- 4
- 488
- 7
- [product_views]
100.000 ₫
- 4
- 590
- 8
- [product_views]
100.000 ₫
- 2
- 521
- 9
- [product_views]
100.000 ₫
- 7
- 492
- 10
- [product_views]