SKKN Sử dụng phương pháp đọc thẩm mĩ nhằm nâng cao hiệu quả giờ học khi dạy học phần đọc bài 2: Vẻ đẹp của thơ ca (Chương trình Ngữ văn 10 – Bộ sách Kết nối tri thức với cuộc sống) – KNTT
- Mã tài liệu: MP0305 Copy
Môn: | Ngữ Văn |
Lớp: | 10 |
Bộ sách: | Kết nối tri thức |
Lượt xem: | 414 |
Lượt tải: | 2 |
Số trang: | 107 |
Tác giả: | Nguyễn Thị Hồng Hiền |
Trình độ chuyên môn: | Cử nhân đại học |
Đơn vị công tác: | THPT Quỳnh Lưu 2 |
Năm viết: | 2022-2023 |
Số trang: | 107 |
Tác giả: | Nguyễn Thị Hồng Hiền |
Trình độ chuyên môn: | Cử nhân đại học |
Đơn vị công tác: | THPT Quỳnh Lưu 2 |
Năm viết: | 2022-2023 |
Sáng kiến kinh nghiệm “Sử dụng phương pháp đọc thẩm mĩ nhằm nâng cao hiệu quả giờ học khi dạy học phần đọc bài 2: Vẻ đẹp của thơ ca (Chương trình Ngữ văn 10 – Bộ sách Kết nối tri thức với cuộc sống) – KNTT”triển khai gồm các biện pháp nổi bật sau:
2.2.1. Biện pháp 1: Chuẩn bị các điều kiện dạy học đọc thẩm mĩ thơ trữ tình theo hướng dẫn nhập cảm xúc cho giáo viên và học sinh
2.2.2. Biện pháp 2: Xây dựng quy trình tổ chức hoạt động dạy học phù hợp để nuôi dưỡng và phát triển tình cảm thẩm mĩ cho học sinh
2.2.3. Biện pháp 3: Xây dựng hệ thống câu hỏi và bài tập phù hợp để khơi gợi, phát triển tình cảm thẩm mĩ cho học sinh
2.2.4. Biện pháp 4: Sử dụng linh hoạt các hình thức kiểm tra, đánh giá nhằm phát triển kĩ năng đọc thẩm mĩ cho học sinh
2.3. Tính cấp thiết và tính khả thi của đề tài
Mô tả sản phẩm
MỞ ĐẦU
- Lí do chọn đề tài
1.1. Bước sang thế kỉ XXI, thế giới có nhiều chuyển biến mạnh mẽ về mọi mặt trong đó có lĩnh vực giáo dục. Trong nhà trường phổ thông, hướng tiếp cận nội dung không còn phù hợp nữa. Cùng với sự bùng nổ thông tin và khối tri thức nhân loại nên giáo dục không thể chỉ hướng theo nội dung mà còn phải chú ý tới cách dạy, cách học. Vì vậy hơn bao giờ hết, việc đổi mới giáo dục theo hướng phát triển năng lực cho người học là mục tiêu cần thiết để giúp HS có thể tự khám phá kiến thức, tự khẳng định mình trong một cộng đồng rộng lớn, đa dạng, phức tạp, có nhiều đổi mới và để tạo ra sự thích ứng cao trước mọi hoàn cảnh của cuộc sống. Yêu cầu này đã được nêu ra từ Nghị quyết số 88/2014/QH13 “tạo chuyển biến căn bản, toàn diện về chất lượng và hiệu quả giáo dục phổ thông; kết hợp dạy chữ, dạy người và định hướng nghề nghiệp; góp phần chuyển nền nền giáo dục nặng về truyền thụ kiến thức sang nền giáo dục phát triển toàn diện cả về phẩm chất và năng lực, hài hòa trí, đức, thể, mỹ và phát huy tốt nhất tiềm năng của mỗi học sinh”. Luật Giáo dục 2019 cũng xác định mục tiêu giáo dục “nhằm phát triển toàn diện con người Việt Nam…, phát huy tiềm năng, khả năng sáng tạo của mỗi cá nhân; nâng cao dân trí, phát triển nguồn nhân lực, bồi dưỡng nhân tài, đáp ứng yêu cầu của sự nghiệp xây dựng, bảo vệ Tổ quốc và hội nhập quốc tế”.
1.2 Là môn học thuộc lĩnh vực giáo dục ngôn ngữ và văn học, mang tính công cụ, thẩm mĩ, nhân văn, môn Ngữ văn góp phần tạo tiền đề cho việc học tập các môn học khác. Chương trình GDPT môn Ngữ văn 2018 đã xác định mục tiêu chương trình: “Hình thành và phát triển cho HS những phẩm chất chủ yếu: Yêu nước, nhân ái, chăm chỉ, trung thực và trách nhiệm; Bồi dưỡng tâm hồn, hình thành nhân cách và phát triển cá tính” và “Góp phần giúp HS phát triển các năng lực chung: năng lực tự chủ và tự học, năng lực giao tiếp và hợp tác, năng lực giải quyết vấn đề và sáng tạo”. Để từ đó HS “biết tiếp nhận, đánh giá các văn bản văn học nói riêng, các sản phẩm giao tiếp và các giá trị thẩm mĩ nói chung trong cuộc sống”. Như vậy, có thể thấy, môn Ngữ văn có vai trò lớn trong việc giúp HS hình thành và phát triển phẩm chất tốt đẹp cùng với các năng lực cốt lõi, năng lực chuyên môn để giúp các em sống, học tập và làm việc hiệu quả. Trong dạy học môn Ngữ văn đọc và hiểu được xem là khâu “đột phá”, và “khởi điểm của môn Ngữ văn là dạy học sinh đọc hiểu trực tiếp văn bản”. Điểm mới trong dạy học môn Ngữ văn theo Chương trình 2018 chính là nhằm hình thành và phát triển cho HS cách đọc, kĩ năng đọc để HS có thể đọc hiểu các văn bản cùng loại. Bên cạnh đó, HS cần được bồi dưỡng giáo dục về cái đẹp, về lòng trắc ẩn cùng các giá trị nhân văn… Sử dụng phương pháp dạy đọc thẩm mĩ trong dạy học văn góp phần đạt được mục tiêu ấy. Dạy đọc thẩm mĩ sẽ hướng tới phát triển năng lực, phẩm chất và nhân cách của HS, trước hết là năng lực tư duy, bồi dưỡng tâm hồn, cảm xúc và cả những giá trị nhân văn của con người, hướng tới các giá trị Chân – Thiện – Mĩ.
- Trong chương trình Ngữ văn THPT, thơ trữ tình là một trong những thể
loại chính của văn bản nghệ thuật, thường chiếm số lượng lớn TP và xuất hiện trong đề thi nên hầu như các tài liệu liên quan đến dạy học môn Ngữ văn như chương trình, SGK, SGV, sách bài tập, sách tham khảo… hiện nay vẫn chủ yếu tập trung dạy đọc theo hướng cung cấp kiến thức về nội dung TP là chính. Hơn nữa thơ trữ tình được xem là văn bản nghệ thuật đặc biệt bởi đặc trưng của thể loại. Thơ trữ tình là tiếng nói tình cảm xuất phát từ trái tim người viết, tác động trực tiếp vào trái tim người đọc, tạo ra hiệu ứng “đồng cảm”, nói hộ tấm lòng, nghĩ suy, trăn trở… của người đọc bằng nghệ thuật ngôn từ. Vì vậy, nếu chỉ áp dụng đơn thuần cách đọc để cung cấp kiến thức về nội dung và hình thức của TP vào dạy học thì người đọc sẽ chỉ tiếp cận được tác phẩm ở mức độ giống như các loại văn bản thông thường khác. Với TP thơ trữ tình nói riêng, rất cần có những yêu cầu đọc phù hợp, do đó trên cơ sở đọc để hiểu nội dung thì cần phải chú ý đến yêu cầu đọc để suy ngẫm, để thưởng thức, để ngộ ra, để hiểu chính mình… Đó là cách đọc hướng tới sự tác động qua lại, xuyên thấm lẫn nhau giữa hình tượng văn học và thế giới tâm hồn người đọc, tức đọc thẩm mĩ. Tuy nhiên, thực tế việc sử dụng phương pháp đọc thẩm mĩ trong dạy học thơ trữ tình hầu như không được chú ý và ít được giáo viên quan tâm. Điều đó phần nào giảm sự hứng thú của HS trong học thơ.
Xuất phát từ những lí do trên chúng tôi chọn nghiên cứu và triển khai đề tài Sử dụng phương pháp đọc thẩm mĩ nhằm nâng cao hiệu quả giờ học khi dạy học phần đọc bài 2: Vẻ đẹp của thơ ca (Chương trình Ngữ văn 10 – Bộ sách Kết nối tri thức với cuộc sống) với mong muốn nâng cao hiệu quả giờ dạy học bài 2 nói riêng và thơ trữ tình nói chung, góp phần nâng cao cảm xúc thẩm mỹ cho HS.
2. Lịch sử nghiên cứu vấn đề
Một trong những mục tiêu quan trọng của việc dạy học tiếng mẹ đẻ nói chung, dạy học Ngữ văn nói riêng là rèn luyện cho HS sử dụng thành thạo bốn kĩ năng cơ bản, đó là: nghe, nói, đọc, viết. Trong bốn kĩ năng này, học càng lên cao thì kĩ năng về “đọc” (trong đó có đọc hiểu) càng được quan tâm chú ý hơn. Ở Việt Nam, thuật ngữ “Đọc hiểu” được xuất hiện trong Chương trình, sách giáo khoa phổ thông từ năm 2000. Nó thể hiện sự đổi mới tư tưởng dạy học Ngữ văn của nước ta.
Theo quan điểm của tác giả Trần Đình Sử trong bài viết “Đọc hiểu văn bản – một khâu đột phá trong dạy học TP văn chương”, thì “Dạy văn là dạy cho HS năng lực đọc, kĩ năng đọc để giúp các em có thể đọc hiểu bất cứ văn bản nào cùng loại… Do đó, hiểu bản chất môn Văn là môn dạy đọc văn vừa thể hiện cách hiểu thực sự bản chất của văn học, vừa hiểu đúng thực chất việc dạy văn là dạy năng lực, phát triển năng lực chủ thể của HS”. Tuy nhiên từ đặc trưng của môn Ngữ văn trong nhà trường phổ thông vừa là môn học công cụ, vừa là môn học nghệ thuật, có chức năng giáo dục thẩm mĩ, do vậy môn Ngữ văn có vai trò quan trọng trong việc phát triển năng lực cho HS, đặc biệt là năng lực đọc hiểu văn bản.
Tác Tác giả Nguyễn Thanh Bình khi nói về bản chất của việc hoạt động đọc hiểu văn bản trong môn Ngữ văn trong bài “Dạy học đọc hiểu TP văn chương theo loại thể trong nhà trường THPT” đã nhấn mạnh: “Bản chất của hoạt động đọc hiểu văn chương là quá trình lao động sáng tạo mang tính thẩm mĩ nhằm phát hiện ra những giá trị của TP trên cơ sở phân tích đặc trưng văn bản. Đọc văn chương với bất kì hình thức nào cũng là một dạng thức lao động… Hoạt động đọc văn đòi hỏi người đọc trước hết phải huy động khả năng tri giác ngôn ngữ để tìm hiểu không chỉ các tầng ý nghĩa của lớp từ và câu mà còn thức tỉnh cảm xúc, khơi dậy năng lực liên tưởng, tưởng tượng để tái hiện thế giới nghệ thuật của TP”.
Như vậy, có thể thấy, hoạt động đọc hiểu trong môn Ngữ văn có những điểm khác cơ bản so với hoạt động đọc hiểu ở các bộ môn khoa học khác đó là hoạt động sáng tạo mang tính thẩm mỹ hay nói cách khác đó là đọc thẩm mỹ. Sự khác nhau đó thể hiện rất rõ ở việc khi đọc hiểu các bộ môn khoa học khác người đọc tập trung cơ bản vào những gì được tiếp thu thông tin, được duy trì, được “mang đi”, và được “áp dụng”. Khi đó, người đọc cần ngôn ngữ rõ ràng và dễ hiểu. Ngược lại, đọc thẩm mĩ quan tâm đến điều xảy ra trong suốt sự kiện đọc thực tế. Đọc thẩm mĩ liên quan đến trải nghiệm những gì đang đọc. Khi đó, người đọc được “sống với TP”. Tác giả Nguyễn Thị Hạnh trong bài viết “Một số cơ sở khoa học để xác định nội dung học tập trong chương trình môn Ngữ văn ở trường phổ thông sau 2015” đăng trên Tạp chí Khoa học giáo dục, số 96, tháng 3 năm 2013 đã cho rằng mục tiêu chung của môn Ngữ văn nhằm: “Phát triển cho học sinh các kĩ năng, đọc, viết, nghe, nói tiếng Việt để HS bộc lộ được bản thân một cách chuẩn mực, sáng tạo và ấn tượng, để HS giao tiếp có hiệu quả trong các tình huống ở nhà trường và ngoài xã hội; Phát triển cho HS kĩ năng đọc truyện, đọc thơ, đọc kịch với tinh thần phê phán và sáng tạo, góp phần phát triển cho HS cảm xúc thẩm mĩ, nuôi dưỡng cho HS tinh thần tôn trọng các di sản văn hóa của dân tộc và của nhân loại… ”. Năng lực đọc thẩm mỹ càng quan trọng hơn khi đọc hiểu thơ trữ tình.
Trong nhiều tài liệu đã có những nghiên cứu về thơ và dạy học thơ ở trường THPT. Trong cuốn Giáo trình Lí luận văn học, tác giả Trần Đình Sử phân tích khá đầy đủ khái niệm chung về thơ ca, trong đó tác giả nhấn mạnh: “Thơ là loại hình văn học sớm nhất của nhân loại. Thơ ra đời hầu như cùng một lúc với nhạc, họa, múa, nhảy trong các cuộc tế lễ thần linh, ma thuật thời nguyên thủy”. Lamactine thì cho rằng: Thơ là sự hiện thân cho những gì thầm kín nhất của con tim và thiêng liêng nhất của tâm hồn con người và cho những hình ảnh tươi đẹp nhất, âm thanh huyền diệu nhất trong thiên nhiên. Còn Nguyễn Thị Thu Hằng khẳng định: “Thơ là sự bộc lộ trực tiếp thế giới chủ quan của con người, bao gồm cảm xúc, tâm trạng, ý nghĩ qua hệ thống ngôn từ giàu hình ảnh, nhịp điệu, hàm súc và cô đọng”. Chính vì vậy, trong cuốn sách “Dạy học phát triển năng lực môn Ngữ văn trung học phổ thông” do tác giả Đỗ Ngọc Thống chủ biên đã định hướng cách đọc hiểu văn bản thơ “Đọc văn bản thơ không chỉ có nhiệm vụ tượng thanh các con chữ mà còn tượng hình lên trong “nội quan” của người đọc thế giới hình tượng và chủ thể trữ tình – người phát ngôn, bộc bạch, thổ lộ, giãi bày… trong thơ” và “người dạy phải có các cách thức khơi gợi học sinh liên tưởng, tưởng tượng, kết nối với thực tiễn và kinh nghiệm của bản thân để lí giải và đồng cảm với nhân vật trữ tình”. Tác giả Nguyễn
Viết Chữ trong cuốn “Phương pháp dạy học TP văn chương (theo loại thể)” cũng đã trình bày một số phương pháp, biện pháp dạy học tác phẩm văn học theo đặc trưng loại thể, trong đó có thơ trữ tình. Theo tác giả, khi dạy TP văn chương nói chung và thơ trữ tình nói riêng phải xác định được “chất của loại trong thể”. Nếu xác định sai thể loại sẽ khiến giáo viên lúng túng, tựa như “mở nhầm cửa, khiến người dạy, người học không đến được hành lang đầy châu báu”.
Tóm lại, có thể thấy rằng, đã có khá nhiều công trình nghiên cứu về các vấn đề liên quan đến hoạt động đọc hiểu văn bản, dạy học tác phẩm thơ trữ tình ở trường THPT và các vấn đề liên quan. Tuy nhiên, tôi nhận thấy rằng, chưa có công trình nào đề cập đến các biện pháp tổ chức dạy học đọc thẩm mĩ khi dạy bài 2: Vẻ đẹp của thơ ca (Ngữ văn 10 – Bộ sách Kết nối trí thức với cuộc sống).Việc tìm hiểu, nghiên cứu để nâng cao hiệu quả đọc thẩm mĩ trong dạy học tác phẩm thơ trữ tình nói chung và khi dạy bài 2: Vẻ đẹp thơ ca nói riêng sẽ góp một phần quan trọng trong dạy học môn Ngữ văn, nhất là trong bối cảnh chương trình GDPT 2018 vừa được đưa vào thực hiện như hiện nay.
Xem thêm:
- SKKN Sử dụng rubric trong đánh giá kĩ năng đọc hiểu văn bản nghị luận của học sinh lớp 10 theo chương trình ngữ văn 2018 – KNTT
- SKKN Thiết kế giáo án vận dụng phương pháp lớp học đảo ngược trong tiết NÓI VÀ NGHE: THẢO LUẬN VỀ MỘT VẤN ĐỀ VĂN HỌC CÓ Ý KIẾN KHÁC NHAU Ngữ văn 10 (KNTT) nhằm phát triển năng lực tự học cho học sinh – KNTT
- SKKN Thiết kế Rubric đánh giá năng lực trong tổ chức dạy học hoạt động Đọc- Viết ở chương trình Ngữ văn 10 THPT – bộ Kết nối tri thức với cuộc sống – KNTT
TÀI LIỆU LIÊN QUAN
- 0
- 140
- 1
- [product_views]
- 3
- 120
- 2
- [product_views]
- 1
- 161
- 3
- [product_views]
- 5
- 103
- 4
- [product_views]
- 2
- 109
- 5
- [product_views]
100.000 ₫
- 6
- 451
- 6
- [product_views]
100.000 ₫
- 2
- 408
- 7
- [product_views]
100.000 ₫
- 6
- 502
- 8
- [product_views]
100.000 ₫
- 1
- 475
- 9
- [product_views]
100.000 ₫
- 3
- 509
- 10
- [product_views]