SKKN Tạo hứng thú cho học sinh khi học môn Tin học 10
- Mã tài liệu: MP1145 Copy
Môn: | Tin học |
Lớp: | 10 |
Bộ sách: | Cánh diều |
Lượt xem: | 470 |
Lượt tải: | 5 |
Số trang: | 32 |
Tác giả: | Lê Thị Mỹ Dung |
Trình độ chuyên môn: | Thạc sĩ giáo dục |
Đơn vị công tác: | THPT Đô Lương 3 |
Năm viết: | 2020-2021 |
Số trang: | 32 |
Tác giả: | Lê Thị Mỹ Dung |
Trình độ chuyên môn: | Thạc sĩ giáo dục |
Đơn vị công tác: | THPT Đô Lương 3 |
Năm viết: | 2020-2021 |
Sáng kiến kinh nghiệm “SKKN Tạo hứng thú cho học sinh khi học môn Tin học 10 “ triển khai gồm các biện pháp nổi bật sau:
2.1. Khơi dậy niềm đam mê học Tin học thông qua định hướng nghề nghiệp cho học sinh
2.2. Tạo hứng thú cho học sinh bằng cách gợi động cơ học tập
2.3. Tổ chức các trò chơi học tập
2.4. Hệ thống kiến thức bằng sơ đồ tư duy
2.5. Vận dụng các tình huống, minh họa từ thực tế
Mô tả sản phẩm
Phần 1. ĐẶT VẤN ĐỀ
1. Lí do chọn đề tài
Năm học 2022-2023 trường THPT Đô Lương 3 có 13 lớp 10 gồm 556 học sinh. Học sinh của trường chủ yếu là 9 xã vùng hạ huyện gồm Thịnh Sơn, Hoà Sơn, Tân Sơn, Thái Sơn, Quang Sơn, Thượng Sơn, Minh Sơn, Nhân Sơn, Mỹ Sơn, nơi đây các trường THCS học sinh chưa được học môn Tin học. Chương trình giáo dục phổ thông 2018 thì môn Tin học là môn lựa chọn nên các em ít quan tâm đến môn học này, bên cạnh những học sinh vui thích, đam mê với việc học tập thì cũng có một bộ phận không nhỏ các em không thích học, chán học, nguyên nhân là do mất hứng thú học tập. Tình trạng này đã ảnh hưởng không nhỏ tới kết quả học tập của các em nói riêng và chất lượng giáo dục ở trường THPT Đô Lương 3 nói chung, điều này có ảnh hưởng lớn tới tương lai của các em. Bởi vì hứng thú học tập, nhất là hứng thú với môn học thường có liên hệ chặt chẽ với việc chọn nghề.
Tạo hứng thú cho người học luôn là một vấn đề quan trọng trong hoạt động dạy – học. Bởi vì, như chúng ta biết, dạy – học là một hoạt động phức tạp, trong đó chất lượng, hiệu quả cơ bản phụ thuộc vào người học. Và điều này lại phụ thuộc vào nhiều yếu tố như: năng lực nhận thức, động cơ học tập, sự quyết tâm,…; nó còn phụ thuộc vào môi trường học tập, người tổ chức quá trình dạy học, sự hứng thú trong học tập.
Các nhà nghiên cứu tâm lí học cho rằng, hứng thú là thái độ đặc biệt của cá nhân đối với đối tượng nào đó. Sự hứng thú biểu hiện trước hết ở sự tập trung chú ý cao độ, sự say mê của chủ thể hoạt động. Trong bất kì công việc gì, nếu có hứng thú làm việc, con người sẽ có cảm giác dễ chịu với hoạt động, làm nảy sinh khát vọng hành động một cách có sáng tạo. Ngược lại, nếu không có hứng thú, dù là hoạt động gì cũng sẽ không đem lại hiệu quả cao. Đối với các hoạt động nhận thức, sáng tạo, hoạt động học tập, khi không có hứng thú, kết quả sẽ không là gì hết, thậm chí xuất hiện cảm xúc tiêu cực.
Việc học có tính chất đối phó, miễn cưỡng, người học may mắn chỉ tiếp thu được một lượng kiến thức rất ít, không sâu, không bản chất. Vì thế rất dễ quên. Khi có hứng thú, say mê trong nghiên cứu, học tập thì việc lĩnh hội tri thức trở nên dễ dàng hơn; ngược lại, khi nắm bắt được vấn đề, tức là tìm hiểu được bài thì người học lại có thêm hứng thú. Việc tạo hứng thú cho người học được xem là yêu cầu bắt buộc đối với bất cứ ai làm công tác giảng dạy, đối với bất cứ bộ môn khoa học nào.
Xuất phát từ yêu cầu của việc đổi mới phương pháp dạy học tin học theo hướng tiếp cận năng lực. Kết hợp dạy lý thuyết với thực hành, khuyến khích làm dự án, bài tập; yêu cầu học sinh làm ra sản phẩm số của cá nhân và của nhóm bạn học trong và ngoài trường. Xuất phát từ việc “Xây dựng trường học thân thiện, học sinh tích cực”. Từ thực tiễn giảng dạy tin học cũng như việc học của học sinh và những lí do trên mà chúng tôi chọn đề tài “Tạo hứng thú cho học sinh khi học môn Tin học 10 ở trường THPT Đô Lương 3”.
2. Mục đích nghiên cứu
Nghiên cứu thực trạng hứng thú học tập của học sinh lớp 10 trường THPT Đô Lương 3 đối với môn Tin học. Từ đó tìm ra hình thức thích hợp, xây dựng những giải pháp gây hứng thú học tập nhằm phát huy tốt năng lực của học sinh lớp 10A1, 10T2 đối với môn Tin học nói riêng và đi đến áp dụng cho học sinh các lớp khối 10 đối với môn Tin học (thậm chí với cả một số môn học khác nói chung) nhằm nâng cao chất lượng học tập của học sinh THPT Đô Lương 3.
3. Đối tượng, khách thể và phạm vi nghiên cứu của đề tài
Đối tượng nghiên cứu: Đặc điểm hứng thú học tập đối với môn tin học 10 của học sinh THPT Đô Lương 3.
Khách thể nghiên cứu: Học sinh lớp 10 trường THPT Đô Lương 3, huyện Đô Lương, tỉnh Nghệ An.
Phạm vi nghiên cứu: 87 học sinh (43 học sinh lớp 10A1 và 44 học sinh lớp 10T5) trường THPT Đô Lương 3, huyện Đô Lương, tỉnh Nghệ An.
4. Phương pháp nghiên cứu
+ Nghiên cứu lý luận chung.
+ Khảo sát điều tra, quan sát thực tế dạy học.
+ Thực nghiệm sư phạm
+ Tổng hợp, so sánh, đúc rút kinh nghiệm.
5. Đóng ghóp của đề tài
– Khắc phục tình trạng học sinh học thụ động trong việc tiếp thu kiến thức, chưa có mục đích và phương pháp học tập đúng đắn, để tạo hứng thú cho học sinh
– Những giải pháp sáng kiến góp phần phát huy năng lực học sinh, nâng cao chất lượng dạy và học trong môn Tin học 10. Phát huy tính tích cực, chủ động, sáng tạo của học sinh, chuyển từ chương trình giáo dục tiếp cận nội dung sang tiếp cận năng lực của người học. Xuất phát từ việc “Xây dựng trường học thân thiện, học sinh tích cực”.
Phần 2. NỘI DUNG NGHIÊN CỨU
I. NHỮNG ĐIỀU KIỆN CỤ THỂ KHI THỰC HIỆN ĐỀ TÀI
Chương trình THPT 2018 môn Tin học là môn lựa chọn. Học sinh lớp 10 năm học 2022-2023 ỏ trường THPT Đô Lương 3 gồm các xã vùng hạ huyện, khi các em học ở trường THCS thì môn Tin học chưa được đưa vào chương trình. Vì thế mà các em đang lưỡng lự có lựa chọn môn Tin học để học trong chương trình mới không? Đa số các em không chon môn Tin học do mới được làm quên nên còn bỡ ngỡ, gia đình các em chủ yếu làm ruộng nên khi đăng ký học sẽ không có điều kiện mua máy tính để thực hành.
Năm học 2022 – 2023 tôi được phân công giảng dạy môn Tin học khối 10 và 12, trong đó có lớp mà tôi thử nghiệm để nghiên cứu cho đề tài này là lớp 10A1. Nhìn chung các em đều ngoan và có thái độ kính trọng thầy cô giáo, cả hai lớp đề thuộc nhóm lớp cơ bản tự nhiên.
Với đặc thù rất quan trọng của môn Tin học cho học sinh phổ thông là thực hành trên máy tính là bắt buộc và là một cấu thành của bài giảng lý thuyết; Đối với môn tin học sẽ là rất khó dạy khi giáo viên hoàn toàn không được dùng máy tính để minh họa hay thực hành các thao tác mẫu của bài học. Nếu thầy và trò trên lớp được học tập hoàn toàn với phấn và bảng (học chay), cộng thêm với điều kiện gia đình, sự quan tâm về tinh thần từ phía gia đình đối với các em không được đồng đều, sự khập khiễng về ý thức, nhận thức giữa học sinh ở thị trấn và nông thôn cũng gây không ít khó khăn cho cả thầy và trò trong quá trình dạy và học.
II. TỔNG QUAN VỀ NHỮNG VẤN ĐỂ NGHIÊN CỨU 1. Cơ sở lí luận
Tạo hứng thú cho người học luôn là một vấn đề quan trọng trong hoạt động dạy – học. Bởi vì, như chúng ta biết, dạy – học là một hoạt động phức tạp, trong đó chất lượng, hiệu quả cơ bản phụ thuộc vào người học. Và điều này lại phụ thuộc vào nhiều yếu tố như: năng lực nhận thức, động cơ học tập, sự quyết tâm,…; nó còn phụ thuộc vào môi trường học tập, người tổ chức quá trình dạy học, sự hứng thú trong học tập.
Các nhà nghiên cứu tâm lí học cho rằng, hứng thú là thái độ đặc biệt của cá nhân đối với đối tượng nào đó. Sự hứng thú biểu hiện trước hết ở sự tập trung chú ý cao độ, sự say mê của chủ thể hoạt động. Trong bất kì công việc gì, nếu có hứng thú làm việc, con người sẽ có cảm giác dễ chịu với hoạt động, làm nảy sinh khát vọng hành động một cách có sáng tạo. Ngược lại, nếu không có hứng thú, dù là hoạt động gì cũng sẽ không đem lại hiệu quả cao. Đối với các hoạt động nhận thức, sáng tạo, hoạt động học tập, khi không có hứng thú, kết quả sẽ không là gì hết, thậm chí xuất hiện cảm xúc tiêu cực.
Việc học có tính chất đối phó, miễn cưỡng, người học may mắn chỉ tiếp thu được một lượng kiến thức rất ít, không sâu, không bản chất. Vì thế rất dễ quên.
Khi có hứng thú, say mê trong nghiên cứu, học tập thì việc lĩnh hội tri thức trở nên dễ dàng hơn; ngược lại, khi nắm bắt được vấn đề, tức là tìm hiểu được bài thì người học lại có thêm hứng thú. Chính vì vậy, việc tạo hứng thú cho người học được xem là yêu cầu bắt buộc đối với bất cứ ai làm công tác giảng dạy, đối với bất cứ bộ môn khoa học nào.
Bộ môn Tin học 10 năm nay là nội dung mới lạ với nhiều khái niệm, thuật ngữ, cấu trúc dữ liệu mà học sinh mới tiếp xúc lần đầu. Chính vì vậy việc tạo hứng thú cho học sinh học sẽ góp phần nâng cao hiệu quả học tập và định hướng nghề nghiệp tương lai tốt cho các em sau này.
2. Cơ sở thực tiễn
Qua quan sát và đúc kết tôi nhận thấy học sinh lớp 10 không hứng thú với môn học qua một số nguyên nhân sau:
– Môn Tin học 10 theo chương trình mới có tính mở, thay đổi hướng tiếp cận, học sinh chưa thích ứng kịp do thói quen cũ là còn thụ động trong học tập.
– Năng lực tư duy còn hạn chế do các em lười suy nghĩ và do đặc thù bộ môn tin cần có tư duy cao, tính kiên trì nhẫn nại.
– Một số học sinh thao tác với máy tính chưa thành thạo do không có máy tính ở nhà và cơ sở vật chất phòng máy tin học còn thiếu không đủ để mỗi em thực hành trên 1 máy tính.
– Thái độ học tập còn thờ ơ, phương pháp học tập chưa được tốt. hầu hết các em trong giờ học thường thiếu sự tập trung, có thái độ thụ động và thờ ơ trong việc học tập.
– Do yếu tố tâm lí học sinh coi môn tin học là môn phụ nên không cố gắng nỗ lực
– Nhiều giáo viên Tin học chưa có phương pháp, kĩ thuật dạy học phù hợp để khơi gợi niềm yêu thích hứng thú môn học cho học sinh.
3. Căn cứ đề xuất giải pháp
Qua nghiên cứu của nhà tâm lí học ta biết hứng thú là động lực thúc đẩy chủ thể tạo sản phẩm góp phần vào sự phát triển của xã hội. Khi làm việc phù hợp với hứng thú dù phải khó khăn người cảm thấy thoải mái đạt hiệu quả cao. Trong hoạt động học tập, hứng thú có vai trò hết sức quan trọng, nếu không có hứng thú thi hoạt động khó đạt hiệu quả cao.
Trong trường Trung học phổ thông hiện nay, bên cạnh học sinh vui thích, đam mê với việc học tập thì có bộ phận không nhỏ học sinh không thích học, chán học, nguyên nhân mất hứng thú học tập. Song nguyên nhân có lẽ quan niệm môn học phụ nên đa số em không để ý đến cái hay và mặt tích cực trong bộ môn này. Về phía giáo viên, mặt nào đó chưa có phương pháp dạy học thật sự phù hợp, chưa tạo hứng thú cho học sinh yêu thích bộ môn này.
Xuất phát từ yêu cầu của việc đổi phương pháp là phát huy tính tích cực, chủ động, sáng tạo của học sinh, chuyển từ chương trinh giáo dục tiếp cận nội dung sang tiếp cận năng lực của người học. Xuất phát từ việc “Xây dựng trường học thân thiện, học sinh tích cực”. Từ thực tiễn giảng dạy Tin học cũng như việc học của học sinh năm qua, tôi nhận thấy việc tạo cho học sinh hứng thú học tập là một điều hết sức cần thiết, bản thân nhận thấy việc tạo hứng thú cho học sinh học tập môn Tin học là một trong những giải pháp hết sức quan trọng góp phần phát huy năng lực học sinh, nâng cao chất lượng dạy học
III. QUÁ TRÌNH HÌNH THÀNH VÀ NỘI DUNG GIẢI PHÁP 1. Quá trình hình thành
Trong Luật giáo dục điều 28 quy định: “Phương pháp giáo dục phổ thông phải phát huy tính tích cực, tự giác, chủ động, sáng tạo của học sinh, phù hợp với đặc điểm từng lớp học, môn học; bồi dưỡng phương pháp tự học, khả năng làm việc theo nhóm, rèn luyện kĩ năng vận dụng kiến thức vào thực tiễn; tác động đến tình cảm, đem lại niềm vui, hứng thú học tập cho học sinh”.
Là một giáo viên nhiều năm công tác tại trường THPT, tôi luôn trăn trở làm thế nào để kết hợp hài hòa giữa học sinh Giỏi, khá, trung bình, yếu, kém. Điều đó nảy sinh trong tôi những trăn trở: Làm thế nào để nâng cao chất lượng bộ môn Tin học? Làm thế nào để học sinh hứng thú, say mê khi học? Với mong muốn của tôi hiện nay là tích cực hóa hoạt động của học sinh, khơi dậy và phát triển khả năng tự học, nhằm hình thành cho học sinh tư duy tích cực, độc lập, sáng tạo. Vì vậy, người giáo viên phải hết sức năng động, sáng tạo, vận dụng hợp lí các phương pháp dạy học phù hợp với hoàn cảnh thực tế của lớp của trường với mục tiêu khắc phục cách dạy truyền thống, truyền thị một chiều, áp đặt, học thụ động và từng bước đưa học sinh vào tình huống dạy học có vấn đề phù hợp với mục tiêu bài dạy và phù hợp với từng nội dung bài dạy. Đây chính là động lực giúp tôi đi sâu nghiên cứu đề tài “Tạo hứng thú cho học sinh khi học môn Tin học 10 ở trường THPT Đô Lương 3”.
2. Nội dung giải pháp
2.1. Khơi dậy niềm đam mê học Tin học thông qua định hướng nghề nghiệp cho học sinh.
Ở cấp trung học phổ thông, Tin học là môn học mang tính thiết thực, không còn hàn lâm, được lựa chọn theo nguyện vọng và định hướng nghề nghiệp. Học sinh sẽ được phân hóa theo 2 định hướng “Tin học ứng dụng” và “Khoa học máy tính”.
Đây là câu hỏi trăn trở của tôi cũng như biết bao giáo viên dạy tin học trong nhà trường THPT. Làm thế nào để học sinh và phụ huynh hiểu rõ về tầm quan trọng của môn học này. Cần giúp học sinh tiếp cận về ngành công nghệ thông tin một cách nhẹ nhàng và dễ nhất, không quá khắc nghiệt theo một chương trình giảng dạy mang tính máy móc. Cần giúp học sinh phân biệt được những khả năng kì diệu của ngành công nghệ thông tin mang lại cho xã hội và cuộc sống mà chính bản thân các em có thể tự làm được.
Từ đó xây dựng ý chí phấn đấu học tập cho các em ngay từ khi các em còn ngồi trên ghế nhà trường.
Qua việc tiếp cận với học sinh, tôi sẽ phần thành 2 đối tượng học sinh. Đối tượng thứ nhất là học sinh có tố chất tư duy tôi có thể lựa chọn đào tạo về mặt kiến thức ngôn ngữ lập trình chuẩn bị cho việc ôn luyện học sinh giỏi. Đối tượng thứ hai là học sinh đại trà. Các em sẽ tìm hiểu đến các phần mềm và khai thác phần mềm – một sản phẩm của lập trình để có thêm những trang bị kiến thức tư duy về mặt toán học, sau này khi các em bước chân vào đại học có thể tiếp tục phát triển con đường công nghệ thông tin. Lấy công nghệ thông tin làm công cụ hỗ trợ đắc lực, biết phân tích công việc và dùng nó cho việc tạo ra sản phẩm hỗ trợ tích cực trong công việc và công tác nghiên cứu sâu hơn.
+ Nhóm đối tượng được đào tạo kiến thức về ngôn ngữ lập trình, các em sẽ học các kiến thức cơ bản về lập trình thông qua một ngôn ngữ lập trình cụ thể là
Python. Các em có thể lập trình giải được các bài toán đơn giản, các bài toán có ứng dụng trong thực tiễn.
Ví dụ: Viết chương trình tính tiền điện, tính điểm trung bình môn học, lập trình trò chơi
+ Nhóm đối tượng là học sinh đại trà các em chủ yếu học sử dụng và khai thác phần mềm.
Ví dụ 1: Sau khi học xong phần mềm soạn thảo Word, các em sẽ biết được cách soạn thảo một văn bản hành chính, biết chèn tranh ảnh khi cần thiết hay biết thiết kế các tấm thiệp mời đẹp cho riêng mình.
Ví dụ 2: Tự thiết kế các tấm biển quảng cáo trên máy tính.
Ngoài ra, khi học ngành tin học ứng dụng các em cũng có khả năng thiết kế xây dựng và bảo trì website, xây dựng và thiết kế các ứng dụng cho các doanh nghiệp, công ty về phần mềm. Từ các phần mềm gốc các em có thể vận hành và phát triển nâng cấp các ứng dụng phần mềm của công ty, của doanh nghiệp để được tối ưu nhất cho người dùng và mang lại lợi ích tốt nhất cho người sử dụng ứng dụng tin học đó.
2.2. Tạo hứng thú cho học sinh bằng cách gợi động cơ học tập
Việc học tập tự giác, tích cực, chủ động và sáng tạo đòi hỏi học sinh phải có ý thức về những mục tiêu đặt ra và tạo được động lực bên trong thúc đẩy bản thân họ hoạt động để đạt mục tiêu đó. Điều này được thực hiện trong dạy học không chỉ đơn giản bằng việc nêu mục tiêu mà quan trọng hơn còn là gợi động cơ.
Gợi động cơ là làm cho học sinh có ý thức về ý nghĩa của những hoạt động và của đối tượng hoạt động. Gợi động cơ nhằm làm cho những mục tiêu sư phạm biến thành những mục tiêu của cá nhân học sinh, chứ không phải là sự vào bài, đặt vấn đề một cách hình thức.
Gợi động cơ không phải chỉ là việc làm ngắn ngủi lúc bắt đầu dạy một tri thức nào đó (thường là một bài học) mà phải xuyên suốt quá trình dạy học. Vì vậy, có thể phân biệt gợi động cơ mở đầu, gợi động cơ trung gian và gợi động cơ kết thúc. Sau đây là một trong những cách gợi động cơ xuất phát từ nội dung môn Tin học theo từng giai đoạn như sau:
a. Gợi động cơ mở đầu:
Có thể gợi động cơ mở đầu xuất phát từ thực tế hoặc nội bộ môn Tin học.
Việc xuất phát từ thực tế không những có tác dụng gợi động cơ mà góp phần hình thành thế giới quan duy vật biện chứng. Nhờ đó, giúp học sinh nhận thức rõ nội dung bài học.
Mặc dù Tin học phản ánh thực tế một cách toàn bộ và nhiều tầng. Tuy nhiên không phải bất cứ nội dung nào, hoạt động nào cũng có thể gợi động cơ xuất phát từ thực tế. Gợi động cơ từ nội bộ Tin học là nêu vấn đề Tin học xuất phát từ nhu cầu Tin học, từ những phương thức tư duy và hoạt động Tin học. Gợi động cơ theo cách này là cần thiết vì: Việc xuất phát từ thực tế không phải bao giờ cũng thực hiện được.
Thông thường khi bắt đầu nội dung lớn, chẳng hạn như một phân môn hay một chương chúng ta nên cố gắng xuất phát từ thực tế. Còn đối với từng bài hay từng phần của thì tính tới khả năng gợi động cơ từ nội bộ Tin học. Sau đây là một số ví dụ:
VD1: Khi dạy bài 6: Câu lệnh rẽ nhánh
Để mô tả cấu trúc rẽ nhánh, Python dùng câu lệnh If có 2 dạng:
– Dạng thiếu: if <điều kiện>:
Câu lệnh hay nhóm câu lệnh
– Dạng đủ: if <điều kiện>:
Câu lệnh hay nhóm câu lệnh 1 else:
Câu lệnh hay nhóm câu lệnh 2
Trước khi đưa đến cấu trúc hai câu lệnh thì ta có thể gợi động cơ mở đầu bằng cả 2 cách: Xuất phát từ thực tế và từ nội bộ Tin học.
Với cách xuất phát từ thực tế, có thể lấy ví dụ: Một lần Nam nói: “Nếu trời không mưa vào ngày chủ nhật thì Nam đi đá bóng”. Đây là một hoạt động phụ thuộc vào điều kiện. Câu nói của Nam cho biết nếu điều kiện được thỏa mãn (điều kiện đúng) thì có một việc làm cụ thể được thực hiện. Nhưng không đề cập đến nếu điều kiện không thỏa mãn hay điều kiện sai (trời mưa vào ngày chủ nhật) thì sẽ thực hiện việc gì? Cách diễn đạt như vậy gọi là dạng thiếu Nếu….; Và cấu trúc dùng để mô tả mệnh đề trên là cấu trúc dạng thiếu. Python dùng câu lệnh If dạng thiếu để mô tả, câu lệnh như sau:
If <điều kiện>:
Câu lệnh hay nhóm câu lệnh
Ngoài ra, có thể gợi động cơ xuất phát từ nội bộ môn Tin học, chẳng hạn nêu ra tình huống sau: Nhập vào máy từ bàn phím số nguyên a bất kì. Thông báo ra màn hình a là số chẵn. Ta giải thích cho học sinh một số là số chẵn nếu nó chia hết cho 2: a % 2 == 0 đó chính là điều kiện. Vậy nếu điều kiện a % 2 == 0 đúng thì thông báo ra màn hình a là số chẵn bằng lệnh print (“a la so chan”). Còn nếu điều kiện a % 2 = = 0 sai thì không thực hiện câu lệnh nào? Cách diễn đạt như trên gọi là dạng thiếu
VD2: Khi dạy bài 7: Câu lệnh lặp.
Sau khi trình bày xong câu lệnh lặp với số lần biết trước, tôi đưa ra ví dụ yêu cầu học sinh viết chương trình in ra màn hình các số chẵn trong phạm vi từ 1 đến 10.
Tôi đưa ra cách gợi động cơ xuất phát từ nội bộ môn Tin học: Để thực hiện được yêu cầu trên, ta phải kiểm tra các số từ 1 đến 10. Nếu số nào chia hết cho 2 thì viết ra màn hình số đó. Vậy ta cần bao nhiêu câu lệnh để kiểm tra? Như vậy, ta phải viết lặp đi lặp lại 10 câu lệnh. Giả sử bài toán trên yêu cầu viết ra các số chẵn trong phạm vi từ 1 đến 100 thì cần bao nhiêu câu lệnh? 100 câu lệnh. Vậy để xóa bỏ sự hạn chế này, ta chỉ cần sử dụng câu lệnh lặp với số lần biết trước for
– Lặp 10 lần for i in range (1, 11): if i % 2 == 0: print (i);
– Lặp 100 lần:
for i in range (1, 101):
if i % 2 == 0: print (i);
b. Gợi động cơ trung gian:
Gợi động cơ trung gian là gợi động cơ cho những bước trung gian hoặc cho những hoạt động tiến hành trong những bước đó để đạt được mục tiêu. Gợi động cơ trung gian có ý nghĩa to lớn đối với sự phát triển năng lực độc lập giải quyết vấn đề. Sau đây là những cách để gợi động cơ trung gian:
– Hướng đích cho học sinh.
– Quy lạ về quen.
– Xét tính tương tự. – Khái quát hóa.
* Hướng đích cho học sinh
Hướng đích cho học sinh là hướng vào những mục tiêu đề ra, vào hiệu quả dự kiến của những hoạt động của họ nhằm đạt được mục tiêu đó.
Hướng đích là làm sao cho đối với tất cả những gì học sinh nói và làm, các em đều biết rằng những cái đó nhằm mục tiêu gì trong quá trình tìm hiểu và mô tả con đường đi đến đích, luôn biết hướng tới những quyết định và hoạt động của mình vào mục đích đã đặt ra.
VD: Khi hướng dẫn học sinh viết thuật toán giải phương trình bậc nhất dạng tổng quát: ax + b = 0
Tôi hướng cho học sinh các bước thực hiện như sau:
Bước 1: Xác định bài toán:
– Input: các số a, b
– Output: Nghiệm của pt bậc nhất.
Bước 2: Nêu ý tưởng giải bài toán (các trường hợp của b và c)
– a = 0: + b =0 phương trình có vô số nghiệm. + b <> 0 phương trình vô nghiệm
– a<> 0 phương trình có một nghiệm x -b/a
Bước 3: Viết thuật toán
B1: Nếu a =0 thì chuyển tới B3.
B2: Tính nghiệm pt x -b/a rồi chuyển tới B4.
B3: Nếu b <>0 thì thông báo phương trình vô nghiệm, ngược lại thì thông báo phương trình có vô số nghiệm. B4: Kết thúc.
* Quy lạ về quen
Gợi động cơ trung gian với các quy lạ về quen là một yếu tố quan trọng vì khi đưa ra vấn đề nào đó dựa trên cơ sở của kiến thức đã học để học sinh có suy nghĩ logic và cuối cùng là đưa ra được vấn đề mới này về dạng quen thuộc để học sinh nhận dạng. Khi đó kiến thức mới này sẽ được học sinh tiếp thu một cách dễ dàng.
VD: Xét bài toán: Viết chương trình tính Cnk.
– Học sinh đã biết công thức:
– Bài toán này ta quy về bài toán quen thuộc là viết chương trình tính n!.
* Xét tính tương tự:
Giáo viên cần cho học sinh hiểu được: Kiến thức bài trước là cơ sở cho bài sau, kiến thức chương trước là cơ sở, bàn đạp để học sinh tìm tòi kiến thức chương sau.
VD1: Khi học sinh viết được chương trình tính n! thì tương tự ta yêu cầu học sinh viết chương trình tính an.
– Đoạn chương trình tính n!:
gt=1 for i in range (1, n): gt = gt*i
– Đoạn chương trình tính an :
lt =1
For i in range (1,n): lt = lt*a
VD2: Sau khi học sinh đã biết cách viết chương trình tìm giá trị lớn nhất của dãy số nguyên A cho trước thì học sinh có thể giải được các bài tập tương tự như tìm giá trị nhỏ nhất của dãy số nguyên A cho trước.
* Khái quát hóa
VD1: Xuất phát từ bài toán: Viết chương trình nhập 2 số nguyên a, b khác nhau từ bàn phím và in ra màn hình số lớn nhất trong 2 số đó.
– Học sinh đã biết cách viết chương trình như sau: a = int(input (“nhập a:”)) b = int(input(“nhập b:”)) if a > b:
print (“so lon nhat la:”, a) else:
print (“so lon nhat la:”, b) Tiếp theo yêu cầu học sinh viết chương trình in ra màn hình số lớn nhất trong 3 số a, b, c khác nhau nhập từ bàn phím.
Để giải bài toán trên tôi hướng dẫn học sinh như sau:
+ Ta sử dụng thêm biến Max để lưu số lớn nhất.
+ Ban đầu Max gán bằng a.
+ Sử dụng lệnh If dạng đủ để kiểm tra 2 số còn lại. Nếu số nào lớn hơn thì biến Max nhận giá trị mới.
+ Đoạn chương trình:
max = a if b > c:
max = b else:
max:= c
print (“so lon nhat la: “, max)
Sau khi thực hiện được chương trình tìm số lớn nhất trong 3 số thành công. Khái quát: yêu cầu học sinh giải bài toán: Viết chương trình nhập dãy gồm N số nguyên: A1, A2,..An. In ra màn hình số lớn nhất trong dãy đó.
TÀI LIỆU LIÊN QUAN
100.000 ₫
- 0
- 457
- 2
- [product_views]
100.000 ₫
- 5
- 502
- 3
- [product_views]
100.000 ₫
- 4
- 448
- 4
- [product_views]
100.000 ₫
- 3
- 533
- 5
- [product_views]
100.000 ₫
- 9
- 416
- 6
- [product_views]
100.000 ₫
- 4
- 488
- 7
- [product_views]
100.000 ₫
- 4
- 590
- 8
- [product_views]
100.000 ₫
- 2
- 521
- 9
- [product_views]
100.000 ₫
- 7
- 492
- 10
- [product_views]