SKKN Thiết kế và sử dụngbài tập PISA trong dạy học Chủ đề 7: Thông tin giữa các tế bào, chu kì tế bào và phân bào – Sinh học 10 SGK Cánh Diều nhằm phát triển phẩm chất và năng lực cho học sinh
- Mã tài liệu: MP0806 Copy
Môn: | Sinh Học |
Lớp: | 10 |
Bộ sách: | Cánh diều |
Lượt xem: | 479 |
Lượt tải: | 2 |
Số trang: | 51 |
Tác giả: | Đặng Thị Thu Phương |
Trình độ chuyên môn: | Thạc sĩ giáo dục |
Đơn vị công tác: | THPT Lê Hứu Trác |
Năm viết: | 2022-2023 |
Số trang: | 51 |
Tác giả: | Đặng Thị Thu Phương |
Trình độ chuyên môn: | Thạc sĩ giáo dục |
Đơn vị công tác: | THPT Lê Hứu Trác |
Năm viết: | 2022-2023 |
Sáng kiến kinh nghiệm “Thiết kế và sử dụngbài tập PISA trong dạy học Chủ đề 7: Thông tin giữa các tế bào, chu kì tế bào và phân bào – Sinh học 10 SGK Cánh Diều nhằm phát triển phẩm chất và năng lực cho học sinh”triển khai gồm các biện pháp nổi bật sau:
2.1. Cơ sở, nguyên tắc và quy trình xây dựng bài tập PISA 11
2.2. Xây dựng bài tập và hướng dẫn chấm theo PISA “Chủ đề 7: Thông tin giữa các tế bào, chu kì tế bào và phân bào – Sinh học 10 SGK Cánh Diều”
2.3. Sử dụng bài tập theo PISA “Chủ đề 7: Thông tin giữa các tế bào, chu kì tế bào và phân bào – Sinh học 10 SGK Cánh Diều”
2.3.1 Sử dụng trong các khâu của tiến trình dạy học 35
2.3.2 Sử dụng kết hợp bài tập PISA trong kĩ thuật, phương pháp dạy học tích cực
2.3.3 Sử dụng để kiểm tra định kì và ôn thi tốt nghiệp THPT Quốc gia
Mô tả sản phẩm
PHẦN I: ĐẶT VẤN ĐỀ
1. Lí do chọn đề tài
Đổi mới phương pháp dạy học đang thực hiện bước chuyển từ chương trình giáo dục tiếp cận nội dung sang tiếp cận phẩm chất và năng lực của người học, nghĩa là từ chỗ quan tâm đến việc HS học được cái gì đến chỗ quan tâm HS vận dụng được cái gì qua việc học, phát huy tính chủ động, sáng tạo của người học. Để thực hiện được điều đó, đòi hỏi giáo viên phải tổ chức dạy học theo phương pháp dạy học tích cực, cần có một hệ thống bài tập định hướng năng lực để đặt học sinh vào các tình huống xuất phát từ thực tiễn, gần gũi với đời sống, dễ cảm nhận và các em sẽ có nhu cầu được tìm hiểu, tích cực tương tác, chủ động tham gia,… Khi đó học sinh vừa phải vận dụng những kiến thức, kĩ năng đã được học ở nhà trường, vừa sử dụng những kinh nghiệm của bản thân thu được từ những trải nghiệm bên ngoài nhà trường (gia đình, cộng đồng và xã hội) để giải quyết vấn đề của thực tiễn. Như vậy, thông qua việc hoàn thành một nhiệm vụ trong bối cảnh thực tế, hình thành được phẩm chất, năng lực cũng như những giá trị, tình cảm của người học.
PISA – Programme for International Student Assessment – Chương trình giá học sinh quốc tế do hiệp hội các nước phát triển (OECD) khởi xướng và chỉ đạo. Các câu hỏi của PISA (đánh giá học sinh theo chuẩn quốc tế) đều dựa trên các tình huống của đời sống thực, hướng đến rèn luyện khả năng vận dụng kiến thức, phát triển khả năng lập luận, giải quyết vấn đề liên quan đến khoa học cho HS. Dạng thức của câu hỏi phong phú, chất liệu được sử dụng để xây dựng các câu hỏi đa dạng như: Bảng, biểu đồ, tranh ảnh quảng cáo, văn bản, bài báo (Ministry og Education and Training, 2015).
Sinh học là bộ môn khoa học mang tính thực nghiệm cao. Chính vì vậy, dạy học nói chung và dạy học bộ môn sinh học nói riêng, vai trò của việc vận dụng kiến thức vào thực tế rất cấp thiết và mang tính thời sự. Trong quá trình dạy học môn sinh học, chúng tôi nhận thấy quan điểm của PISA trong việc đánh giá học sinh phù hợp với định hướng phát triển năng lực phẩm chất cho học sinh.
Xu hướng sử dụng bài thi đánh giá năng lực theo chuẩn Quốc tế ngày càng được các trường đại học hàng đầu Việt Nam dùng để xét tuyển và dự kiến sẽ tiếp tục tăng trong những năm tiếp theo, đòi hỏi giáo viên và học sinh phải kịp thời thích ứng. Vì vậy việc thiết kế và sử dụng hệ thống câu hỏi theo quan điểm PISA là cần thiết trong bối cảnh Việt Nam đang đổi mới căn bản và toàn diện Giáo dục.
Năm học 2021-2022 chúng tôi đã xây dựng được bộ câu hỏi PISA Phần B: Chuyển hóa vật chất và năng lượng ở động vật – Sinh học 11 trong đề tài nghiên cứu khoa học và qua kết quả đạt được chúng tôi càng thấy rõ tính cấp thiết, khả thi của đề tài.
Xuất phát từ những lí do trên, chúng tôi chọn đề tài: “Thiết kế và sử dụng bài tập PISA trong dạy học Chủ đề 7: Thông tin giữa các tế bào, chu kì tế bào và phân bào – Sinh học 10 SGK Cánh Diều nhằm phát triển phẩm chất và năng lực cho học sinh”.
2. Mục đích nghiên cứu
- Thiết kế và sử dụng bài tập PISA trong dạy học trong dạy học Chủ đề 7: “Thông tin giữa các tế bào, chu kì tế bào và phân bào – sinh học 10 nhằm phát triển phẩm chất và năng lực cho học sinh”.
- Nâng cao năng lực cho giáo viên về đánh giá năng lực học sinh theo chuẩn quốc tế.
3. Phạm vi và đối tượng nghiên cứu
- Đề tài được thực hiên trong nội dung dạy học chủ đề 7: Thông tin giữa các tế bào, chu kì tế bào và phân bào – Sinh học 10 và có sự tích hợp các môn học khác.
- Đối tượng: 4 lớp 10 gồm 170 HS tại đơn vị công tác trong năm học 2022-2023.
4. Phương pháp nghiên cứu
- Phương pháp nghiên cứu lý thuyết: Sử dụng phối hợp các phương pháp phân tích, tổng hợp, hệ thống hóa … trong nghiên cứu tài liệu lý luận có liên quan.
- Phương pháp tham vấn chuyên gia: Tham vấn các chuyên gia là giảng viên trường đại học Vinh cùng các giáo viên phổ thông về quy trình thiết kế và sử dụng bài tập tiếp cận PISA, xây dựng câu hỏi phát triển năng lực.
- Thực nghiệm: Tổ chức thực nghiệm sư phạm để xem xét tính khả thi của đề tài.
- Phương pháp thu thập và xử lí số liệu.
PHẦN II. NỘI DUNG NGHIÊN CỨU CHƯƠNG 1: CƠ SỞ LÝ LUẬN VÀ CƠ SỞ THỰC TIỄN XÂY DỰNG BÀI TẬP PISA
1.1. Cơ sở lý luận của việc xây dựng bài tập theo PISA
1.1.1. Bài tập PISA là gì?
PISA – “Programme for International Student Assessment – Chương trình đánh giá HS quốc tế” do Tổ chức hợp tác và phát triển kinh tế (OECD) khởi xướng và chỉ đạo, đối tượng đánh giá là HS trong độ tuổi kết thúc giai đoạn giáo dục bắt buộc ở hầu hết các quốc gia (15 năm 3 tháng đến 16 năm 2 tháng). PISA nổi bật nổi bật nhờ quy mô toàn cầu và tính chu kì 3 năm 1 lần. Mục tiêu tổng quát của PISA nhằm kiểm tra xem ở độ tuổi kết thúc giai đoạn giáo dục bắt buộc, HS đã chuẩn bị được những kiến thức kỹ năng gì. Chương trình hướng vào việc giải quyết và đo lường sự hiểu biết và khả năng giải quyết vấn đề trong cuộc sống hàng ngày của HS.
Bài tập PISA chú trọng đánh giá khả năng HS vận dụng kiến thức và kỹ năng của mình khi đối mặt với những tình huống và thử thách liên quan đến kiến thức và kỹ năng đó. Bài tập PISA xây dựng 1 khung đánh giá năng lực riêng không dựa trên bất cứ chương trình giáo dục của một quốc gia nào về 3 mảng chính: Năng lực toán học, năng lực đọc hiểu và năng lực khoa học. Qua mỗi chu kì các năng lực được bổ sung thêm như: Năng lực giải quyết vấn đề, năng lực tài chính, năng lực sử dụng máy vi tính, năng lực công dân toàn cầu. Mỗi kì đánh giá sẽ có một lĩnh vực được lựa chọn để đánh giá sâu hơn, gọi là lĩnh vực trọng tâm và sử dụng làm căn cứ để xếp loại chất lượng của các quốc gia. Kết quả của PISA giúp cung cấp các dữ liệu so sánh nhằm giúp các nước cải thiện các chính sách và kết quả giáo dục. PISA cũng khảo sát các mối quan hệ giữa việc học của học sinh và các yếu tố khác để hiểu rõ sự khác biệt về kết quả trong mỗi nước và giữa các nước.
1.1.2. Đặc điểm bài tập PISA
Bài tập PISA đánh giá năng lực thông qua các Unit (bài tập) bao gồm phần dẫn “stimulus material” (có thể trình bày dưới dạng chữ, bảng, biểu đồ, tranh ảnh quảng cáo, văn bản, bài báo…) và theo sau đó là một số câu hỏi (item) được kết hợp cùng dựa trên một phần dẫn chung.
Câu hỏi được xây dựng dựa trên:
- Năng lực thành phần: Giải thích hiện tượng khoa học, Đánh giá và thiết kế các câu hỏi truy vấn khoa học, Phân tích và giải thích dữ liệu và các bằng chứng khoa học.
- Bối cảnh tình huống: Sức khỏe – bệnh tật; chất lượng dân số; chất lượng môi trường; khoa học và công nghệ. Đánh giá PISA không phải là đánh giá các ngữ cảnh (context), mà đánh giá về các phẩm chất và các năng lực (competencies), đánh giá kết quả về việc sử dụng thành công kiến thức và kĩ năng khoa học trong các tình huống, ngữ cảnh cụ thể đó.
- Cấp độ kiến thức: Kiến thức nội dung, kiến thức thực hành, siêu kiến thức
- Cấp độ nhận thức: Cấp độ thấp, cấp độ trung bình, cấp độ cao.
Các kiểu câu hỏi được sử dụng trong các Unit:
- Câu hỏi trắc nghiệm khách quan nhiều lựa chọn (Multiple choice)
- Câu hỏi Có – Không, Đúng – Sai phức hợp (Yes – No; True – False complex)
- Câu hỏi đóng vai trò trả lời (dựa trên những trả lời có sẵn)
- Câu hỏi mở đòi hỏi trả lời ngắn (Short response question)
- Câu hỏi mở đòi hỏi trả lời dài (khi chấm sẽ phải tách ra từng phần để cho điểm) (Open – constructed response question)
1.1.3. Đánh giá năng lực khoa học theo quan điểm PISA
NL khoa học theo PISA được thể hiện qua việc HS có kiến thức khoa học và sử dụng kiến thức để nhận ra các vấn đề khoa học, giải thích các hiện tượng khoa học và rút ra các kết luận trên cơ sở chứng cứ về các vấn đề liên quan đến khoa học; Hiểu những đặc tính của khoa học như một dạng tri thức của loài người và là hoạt động tìm tòi, khám phá của con người; Nhận thức được vai trò của khoa học; Sẵn sàng tham gia- như một công dân tích cực, vận dụng hiểu biết khoa học vào giải quyết các vấn đề liên quan.
Với khái niệm của PISA về NLKH, nhận thấy NLKH được PISA mô tả gồm bốn yếu tố liên quan đến nhau: kiến thức, năng lực, bối cảnh và thái độ. Mối quan hệ giữa bốn yếu tố này được thể hiện qua hình 1:
Xem thêm:
- SKKN Kết hợp phần mềm Class123 với một số ứng dụng khác nhằm phát huy tính tích cực học tập cho HS trong dạy học Hóa học 10-THPT – CÁNH DIÊU
- SKKN Vận dụng giáo dục STEM trong dạy học chủ đề tách ảnh và thiết kế đồ họa với kênh alpha (Tin học 10 – sách Cánh Diều) nhằm phát huy năng lực sáng tạo của học sinh THPT
- SKKN ‘Đa dạng hoá hoạt động dạy học luyện tập, vận dụng nhằm phát triển năng lực, phẩm chất học sinh trong chương trình Địa lí 10 – CÁNH DIỀU
TÀI LIỆU LIÊN QUAN
- 8
- 178
- 1
- [product_views]
- 2
- 103
- 2
- [product_views]
- 2
- 189
- 4
- [product_views]
- 0
- 172
- 7
- [product_views]
- 8
- 191
- 8
- [product_views]
100.000 ₫
- 6
- 401
- 9
- [product_views]
100.000 ₫
- 1
- 477
- 10
- [product_views]