SKKN Thiết kế và tổ chức hoạt động trải nghiệm theo chủ đề nhằm nâng cao kết quả học tập: bài 6- phép toán, biểu thức, câu lệnh gán, sgk lớp 11 môn tin học
- Mã tài liệu: MP1095 Copy
Môn: | Tin học |
Lớp: | 11 |
Bộ sách: | |
Lượt xem: | 199 |
Lượt tải: | 4 |
Số trang: | 56 |
Tác giả: | Trần Thị Bảo |
Trình độ chuyên môn: | Cử nhân đại học |
Đơn vị công tác: | THPT Thái Hòa |
Năm viết: | 2021-2022 |
Số trang: | 56 |
Tác giả: | Trần Thị Bảo |
Trình độ chuyên môn: | Cử nhân đại học |
Đơn vị công tác: | THPT Thái Hòa |
Năm viết: | 2021-2022 |
Điểm trung bình của bài kiểm tra sau tác động của nhóm thực nghiệm là 7,93. Điểm trung bình của bài kiểm tra sau tác động của nhóm đối chứng là 6,97. Độ chênh lệch điểm số giữa hai nhóm là 0,96. Qua đó cho thấy điểm trung bình của nhóm thực nghiệm và nhóm đối chứng có sự khác biệt rõ rệt. Nhóm thực nghiệm có điểm trung bình cao hơn nhóm đối chứng.
Chênh lệch giá trị trung bình chuẩn của hai bài kiểm tra là SMD = 1,002. Cho thấy mức độ ảnh hưởng của tác động đến kết quả học tập của nhóm thực nghiệm là rất lớn.
Phép kiểm chứng T–test độc lập điểm trung bình bài kiểm tra sau tác động của hai nhóm là p = 0,000018 < 0,05. Kết quả này khẳng định sự chênh lệch điểm trung bình của hai nhóm không phải do ngẫu nhiên mà là do tác động gây ra.
Tác động có ý nghĩa rất lớn đối với tất cả các đối tượng học sinh : yếu, TB, khá. Số học sinh có điểm kém không còn, đặc biệt số học sinh có điểm khá, giỏi tăng lên rõ rệt.
Việc áp dụng thiết kế và tổ chức hoạt động trải nghiệm theo chủ đề đã góp phần giải quyết hiện trạng chất lượng học tập bộ môn ở lớp 11A. Với thành công ban đầu, tôi có thể mở rộng phương pháp này cho các chương bài ở các khối lớp khác nhau.
Mô tả sản phẩm
A. ĐẶT VẤN ĐỀ
I. Lí do chọn đề tài
Để nâng cao chất lượng giảng dạy, phục vụ sự nghiệp phát triển của đất nước, trong các năm qua, ngành GD & ĐT đã phát động cuộc vận động đổi mới phương pháp nâng cao tính tích cực, sáng tạo của người học trong quá trình dạy học.
Qua chỉ thị 15/CT của Bộ Giáo dục và Đào tạo cũng chỉ rõ: “Đổi mới phương pháp giảng dạy và học tập trong trường sư phạm nhằm tích cực hoá hoạt động học tập, phát huy tính chủ động, sáng tạo và năng lực tự học, tự nghiên cứu của học sinh. Giáo viên giữ vai trò chủ đạo trong việc tổ chức, điều khiển, định hướng quá trình dạy học, còn học sinh giữ vai trò chủ động trong quá trình học tập và tham gia nghiên cứu khoa học”. Để dạy và học theo hướng tích cực cần: giảm diễn giảng thông báo, tăng cường diễn giảng nêu vấn đề, nâng cao chất lượng thực hành trong phòng tin học, tăng cường các bài tập nghiên cứu khoa học Tin học, giải quyết các tình huống có vấn đề, tăng thời gian tự học, kết hợp với sử dụng công nghệ thông tin trong giảng dạy. Muốn vậy, mỗi giáo viên cần chú trọng dạy cho học sinh cách học.
Đứng trước yêu cầu của đổi mới giáo dục, yêu cầu của xã hội về “chuẩn đầu ra” của người học. Hoạt động tổ chức trải nghiệm theo chủ đề sẽ chính thức bắt buộc trong chương trình sách giáo khoa mới. Để góp phần vào công cuộc đổi mới đó, giải pháp của tôi là: Thiết kế và tổ chức hoạt động trải nghiệm theo chủ đề nhằm nâng cao kết quả học tập:Bài 6- Phép toán, Biểu thức, Câu lệnh gán, “SGK lớp11môn Tin học NXBGD”.
1. Hiện trạng
Trong chương trình Tin học 11, “Bài 6: Phép toán, biểu thức, câu lệnh gán” đòi hỏi học sinh phải biết các khái niệm: phép toán, biểu thức số học, hàm số học chuẩn và biểu thức quan hệ; biết được cấu trúc và chức năng của lệnh gán trong NNLT Pascal. Qua quá trình giảng dạy thực tế, tôi nhận thấy đa số học sinh chỉ nhớ qua loa, không hiểu nhiều về phép toán, biểu thức, câu lệnh gán và học bài theo cách học thuộc lòng nên kỹ năng vận dụng rất hạn chế . Vì thế, rất khó khăn khi học những kiến thức tiếp theo, đặc biệt kết quả học tập “Bài 6:
Phép toán, Biểu thức, Câu lệnh gán” của học sinh các lớp 11 trường THPT Thái Hòa chưa cao.
2. Nguyên nhân
Qua quá trình tìm hiểu, phân tích thực trạng trên, tôi đã rút ra một số nguyên nhân như sau:
– Học sinh vẫn có suy nghĩ Tin học là môn phụ nên chưa quan tâm, đầu tư, tập trung khi học môn này. – Đối với kiến thức về ngôn ngữ lập trình nói chung và kiến thức “Bài 6: Phép toán, biểu thức, câu lệnh gán” nói riêng tương đối trừu tượng, khó học, cần thời gian để áp dụng lý thuyết vào thực hành mới hiểu được cấu trúc câu lệnh nên học sinh thường khó hiểu, khó nhớ dẫn tới kết quả học tập bài này chưa cao.
– Phụ huynh học sinh chưa quan tâm nhiều đến việc học bộ môn Tin học. – Giáo viên chưa mạnh dạn áp dụng phương pháp dạy học phát huy tính tích cực của học sinh. Phương pháp giảng dạy thực tế chưa giúp HS trả lời được các câu hỏi liên quan đến kiến thức “Bài 6: Phép toán, Biểu thức, Câu lệnh gán”. Các em chỉ dừng lại ở mức nhận biết kiến thức hàn lâm đơn giản. Giáo viên đưa ra hệ thống câu hỏi gợi mở dẫn dắt học sinh tìm hiểu vấn đề. Học sinh suy nghĩ, trả lời câu hỏi của giáo viên, phát hiện và giải quyết vấn đề, kết quả là học sinh thuộc bài nhưng hiểu chưa sâu sắc về các kiến thức đó. Đặc biệt là các em học sinh yếu, kém thường không nhớ được các kiến thức đã học, dễ bị nhầm lẫn các kiến thức với nhau. Đối với các học sinh khá, các em có thể nhớ kiến thức bằng cách học thuộc lòng nhưng chưa hiểu rõ bản chất nên khả năng vận dụng các kiến thức cũng chưa cao.
Có nhiều nguyên nhân dẫn đến kết quả học tập “Bài 6: Phép toán, biểu thức, câu lệnh gán” của học sinh chưa cao. Trong những nguyên nhân trên, theo tôi việc giáo viên chưa mạnh dạn thay đổi phương pháp tích cực để phát huy tính tích cực, chủ động của học sinh vì vậy kết quả học tập chưa cao, các em chưa nhận thức đúng vai trò của môn Tin học trong nhà trường và cuộc sống là nguyên nhân tôi quan tâm nhất.
3. Giải pháp thay thế
Để khắc phục hiện trạng trên, tôi đã áp dụng đến nhiều giải pháp thay thế như: Tăng cường bài tập về nhà, tích cực kiểm tra, đánh giá. Ứng dụng CNTT vào giảng dạy, áp dụng phương pháp dạy học tích cực nhằm phát huy tính chủ động tìm hiểu kiến thức của học sinh. Trong quá trình đó, tôi nhận thấy việc thiết kế và tổ chức hoạt động trải nghiệm theo chủ đề giúp học sinh hứng thú và tích cực hoạt động trong giờ học đồng thời phát triển năng lực tư duy sáng tạo góp phần nâng cao kết quả học tập. Vì vậy tôi đã áp dụng giải pháp: Thiết kế và tổ chức hoạt động trải nghiệm theo chủ đề trong việc dạy bài mới, bài thực hành, làm bài tập.
Về vấn đề đổi mới phương pháp dạy học trong đó có sử dụng giải pháp dạy học theo chủ đề đã có nhiều bài viết đã được trình bày.
Ví dụ:
Đề tài: Vận dụng dạy học chủ đề trong môn Tin học của cô: Huỳnh Thị Hương, Trường THPT Cẩm Thuỷ 1(Thanh Hóa) đã đạt giải B cấp Tỉnh.
Đề tài: Vận dụng dạy học chủ đề trong dạy học ở môn Tin học 10 của thầy: Nguyễn Văn Minh, Trường THPT Nguyễn Trãi (Thái Bình) đạt giải B cấp Tỉnh.
Đề tài: Sử dụng dạy học theo hướng chủ đề nhằm phát triển năng lực học sinh trong dạy học ở môn Tin học của thầy: Hoàng Văn Hải, Trường THPT Ngô Quyền( Nam Định) đạt giải B cấp Tỉnh.
Các đề tài này đều đề cập tới định hướng, tác dụng, kết quả của việc dạy học theo chủ đề và chủ yếu bàn về sử dụng kỹ thuật dạy học theo chủ đề và phát triển năng lực học sinh như thế nào trong dạy học nói chung mà chưa có tài liệu, đề tài nào đi sâu vào việc dạy bài mới cụ thể trong chương trình Tin học THPT.
Nhìn chung các công trình nghiên cứu, các bài viết trên dù ở những góc độ nghiên cứu khác nhau song đều đề cập đến việc sử dụng dạy học theo chủ đề và phát triển năng lực học sinh góp phần nâng cao chất lượng các môn học ở trường THPT. Các công trình, các bài viết trên là nguồn tài liệu tham khảo quý báu giúp tôi mạnh dạn nghiên cứu đề tài: Thiết kế và tổ chức hoạt động trải nghiệm theo chủ đề nhằm nâng cao kết quả học tập:Bài 6- Phép toán, Biểu thức, Câu lệnh gán, “SGK lớp11môn Tin học NXBGD”.
3.1.Vấn đề nghiên cứu
Việc thiết kế và tổ chức hoạt động trải nghiệm theo chủ đề có nâng cao kết quả học tập “Bài 6: Phép toán, Biểu thức, Câu lệnh gán” cho học sinh lớp 11A trường THPT Thái Hòa không?
3.2.Giả thuyết nghiên cứu
Có, việc thiết kế và tổ chức hoạt động trải nghiệm theo chủ đề sẽ nâng cao kết quả học tập của học sinh lớp 11A trường THPT Thái Hòa.
II. PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU
1.Phạm vi nghiên cứu
Chủ đề : Cụ thể là “Bài 6: Phép toán, biểu thức, câu lệnh gán” – Chương II – Tin học 11 bậc THPT.
2.Thời gian, địa điểm thực hiện dự án
– 1 tuần, từ ngày 27/09/2021 đến 02/10/2021.
– Ở nhà học sinh và lớp học.
3.Khách thể nghiên cứu
Khách thể được tôi sử dụng để nghiên cứu là nhóm 43 học sinh lớp 11A và nhóm 45 học sinh lớp11I trường THPT Thái Hòa vì đối tượng này có nhiều thuận lợi cho việc nghiên cứu KHSPƯD về cả phía giáo viên và học sinh:
– Về phía giáo viên: Bản thân tôi là giáo viên đã có nhiều năm kinh nghiệm giảng dạy, yêu nghề và có trách nhiệm trong công tác giảng dạy.
– Về phía học sinh:
+ Về ý thức học tập: Học sinh hai lớp đều tích cực, chủ động.
+ Về kết quả học tập tôi lấy bài kiểm tra khảo sát chất lượng đầu năm (thời gian: 20 phút) học kỳ I của môn Tin học 11 trong năm học 2021-2022: hai lớp này tương đương nhau về tỉ lệ học sinh Giỏi, Khá, Trung bình, Yếu, Kém. Cụ thể như sau:
Bảng 1: Giới tính và xếp loại học lực bài kiểm tra khảo sát chất lượng đầu năm(thời gian: 20 phút) học kỳ I – môn Tin học của học sinh lớp 11 trườngTHPT Thái Hòa.
Sỉ HS số Nữ Kết quả kiểm tra trước tác động
Giỏi Khá TB Y, K
Lớp 11A
(Nhóm thực nghiệm) 43 39 12 13 6 2
Lớp 11I
(Nhóm đối chứng) 45 18 8 15 8 2
4. Thiết kế nghiên cứu
Chọn hai lớp 11I là lớp đối chứng và lớp 11A là lớp thực nghiệm. Tôi dùng bài kiểm tra khảo sát chất lượng đầu năm(thời gian: 20 phút) làm bài kiểm tra trước tác động. Kết quả cho thấy điểm trung bình của hai lớp có sự khác nhau, do đó tôi dùng phép kiểm chứng T-test để kiểm chứng sự chênh lệch giữa điểm số trung bình của hai lớp trước khi thực hiện tác động. Kết quả như sau:
Bảng 2: Kiểm chứng để xác định hai nhóm tương đương.
Đối chứng Thực nghiệm
Giá trị trung bình 7,05 6,98
Chênh lệch điểm TB 0,07
T-test độc lập trước tác 0,436
động (p)
T-test độc lập trước tác động p= 0,436 > 0,05; từ đó kết luận chênh lệch điểm trung bình của hai nhóm thực nghiệm và đối chứng không có ý nghĩa. Như vậy, chênh lệch giá trị trung bình của kết quả trước tác động có khả năng xảy ra một cách ngẫu nhiên, nên hai nhóm được xem là tương đương nhau.
Bảng 3: Mô tả thiết kế nghiên cứu
Nhóm Kiểm tra trước tác động Tác động Kiểm tra sau tác động
Lớp 11A(Thực nghiệm) 01 Dạy học theo cách thiết kế,tổ chức hoạt động trải nghiệm theo chủ đề “Bài 6: Phép toán, biểu thức, câu lệnh gán”. 03
Lớp 11I(Đối chứng) 02 Dạy học theo cách không thiết kế, tổ chức hoạt động trải nghiệm theo chủ đề “Bài 6: Phép toán, biểu thức, câu lệnh gán”. 04
Ở thiết kế này, tôi sử dụng phép kiểm chứng T-test độc lập.
5. Quy trình nghiên cứu
5.1. Chuẩn bị của giáo viên
– Lớp 11A (lớp thực nghiệm): Thiết kế kế hoạch bài học, tổ chức hoạt đông trải nghiệm theo chủ đề “Bài 6: Phép toán, biểu thức, câu lệnh gán”.
– Lớp 11I (lớp đối chứng): Thiết kế kế hoạch bài học, tổ chức hoạt động trải nghiệm không theo chủ đề “Bài 6: Phép toán, biểu thức, câu lệnh gán”. Quy trình chuẩn bị bài như các tiết dạy bình thường.
– Tiến hành dạy thực nghiệm theo kế hoạch dạy học của nhà trường và theo thời khóa biểu để đảm bảo tính khách quan.
– Tin học 11, chương 2: Chương trình đơn giản – Bài 6: Phép toán, biểu thức, câu lệnh gán, dạy 1 tiết. Tuần 5, tiết phân phối chương trình : 6. Học kỳ I, năm học 2021 – 2022.
5.2. Chuẩn bị của học sinh
Ở lớp thực nghiệm giáo viên phân công nhiệm vụ cho các nhóm trong lớp, các nhóm làm bài trên ứng dụng Microsoft PowerPoint, sau đó các nhóm nộp cho giáo viên và cuối cùng là chuẩn bị báo cáo trước lớp.
5.3. Tiến trình thực nghiệm
Bước 1: Xây dựng kế hoạch thực hiện chủ đề. * Xác định mục tiêu của bài học bao gồm:
– Về kiến thức
+ Biết các khái niệm: phép toán, biểu thức số học, hàm số học chuẩn và biểu thức quan hệ.
+ Biết được cấu trúc và chức năng của lệnh gán trong NNLT Pascal.
– Về kĩ năng: Rèn luyện cho HS các kĩ năng:
+ Thu thập thông tin, hình ảnh và xử lý.
+ Thuyết trình.
+ Hoạt động nhóm. + Thiết kế PowerPoint + Đặt câu hỏi.
+ Tư duy tổng hợp khái quát.
+ Vận dụng lí thuyêt vào thực tiễn – Về thái độ:
+ Xác định thái độ nghiêm túc trong học tập khi làm quen với nhiều qui định nghiêm ngặt trong lập trình.
+ Tạo sự ham muốn giải các bài tập bằng lập trình, trước mắt thấy được ích lợi của lập trình, phục vụ tính toán và giải được một số bài toán.
– Các năng lực chính hướng tới:
+ Năng lực chung: năng lực giải quyết vấn đề, năng lực tư duy sáng tạo, năng lực hợp tác, năng lực tự quản lý (bản thân và nhóm), năng lực sử dụng ngôn ngữ, năng lực tự học, năng lực giao tiếp và năng lực sử dụng CNTT-TT.
+ Năng lực chuyên môn: năng lực tính toán, năng lực khoa học máy tính cơ bản (Hình thành năng lực sử dụng phần mềm Pascal, sử dụng máy tính để học tập), năng lực trao đổi thông tin.
Bước 2: Thiết kế tiến trình tổ chức hoạt động trải nghiệm theo chủ đề (bao gồm các bước để thực hiện kế hoạch dạy học)
– GV chuẩn bị các kế hoạch dạy học cho chủ đề. Khởi động cho chủ đề, chuyển giao nhiệm vụ học tập cho HS.( HS thực hiện ngoài giờ lên lớp).
– HS thực hiện theo yêu cầu nhiệm vụ học tập của nhóm mình.GV có góp ý, hướng dẫn. ( HS thực hiện ngoài giờ lên lớp).
– Các nhóm báo cáo( thuyết trình bằng powerpoint) việc thực hiện nhiệm vụ thông tiết dạy trên lớp. GV đánh giá nhiệm vụ thực hiện của các nhóm. Tổng kết lại các kiến thức cần đạt được trong bài.
Bước 3: Thực hiện kế hoạch tổ chức hoạt động trải nghiệm theo chủ đề theo các tiến trình đã thiết kế :
– Sau khi đã học xong bài 5, để chuẩn bị kế hoạch dạy học cho chủ đề “Bài 6: Phép toán, biểu thức, câu lệnh gán” – Chương II – Tin học 11. GV khởi động cho chủ đề, chuyển giao nhiệm vụ học tập. Ở tuần này, trước tiên tôi giới thiệu chủ đề, tóm tắt nội dung chủ đề cho HS nắm bắt.Sau đó, GV thành lập 4 nhóm theo đơn vị tổ (HS tự bầu nhóm trưởng và thư kí cho nhóm mình). GV chuyển giao nhiệm vụ cho HS bằng phiếu định hướng hoạt động (phụ lục 3/trang 23). Các nhóm sẽ phân công nhiệm vụ cho từng thành viên trong nhóm.
+ HS làm việc cá nhân và làm việc nhóm(làm việc ở nhà): đọc tài liệu, tìm hiểu nội dung lý thuyết và đưa ra các ví dụ theo kế hoạch và những định hướng của GV đã nêu ra. GV Chuẩn bị kế hoạch thực hiện chủ đề, soạn giảng giáo án, phiếu đánh giá thuyết trình, thiết kế đề kiểm tra và đáp án.
+ Yêu cầu các nhóm trưởng báo cáo về tiến độ công việc của nhóm mình, sự hoạt động của các thành viên trong nhóm với công việc được giao như thế nào? đồng thời nêu các khó khăn, vướng mắc trong quá trình tìm hiểu chủ đề nhóm.
Giúp đỡ các nhóm thông qua việc đưa ra các câu gợi ý để học sinh có thể giải quyết tốt các vướng mắc của nhóm mình thông qua các kênh gmail, facebok,zalo…
+ Các nhóm soạn thảo nội dung của nhóm mình bằng ứng dụng Microsoft PowerPoint rồi gửi cho giáo viên.
– Báo cáo, thuyết trình (bằng PowerPoint )việc thực hiện nhiệm vụ của nhóm thông tiết dạy trên lớp. Các nhóm thuyết trình nội dung đã chuẩn bị theo từng hoạt động của tiết dạy. Nhóm báo cáo lắng nghe và thực hiện theo yêu cầu của nhóm khác. Còn GV lắng nghe các nhóm trình bày ghi nhận, đánh giá và cho điểm theo phiếu đánh giá (phụ lục 4/trang 24). Giáo viên tổng kết các hoạt động và tóm lại các kiến thức cần đạt được trong bài. Với cách dạy học theo: thiết kế, tổ chức trải nghiệm theo chủ đề “Bài 6:
Phép toán, biểu thức, câu lệnh gán” có nhiều thuận lợi khi các em học sinh đều có facebook, gmail, zalo, sử dụng thành thạo Microsoft PowerPoint…Tôi thấy các em học sinh tiếp thu kiến thức mới một cách chủ động, sáng tạo, tạo sự yêu thích môn học. Ngoài ra, các em còn tích lũy thêm nhiều kĩ năng khác trong cuộc sống như: hợp tác, thống kê, tổng hợp, sử dụng các ứng dụng CNTT
6. Đo lường và thu thập dữ liệu
6.1. Quy trình đo lường
– Bài kiểm tra trước tác động là bài kiểm tra khảo sát chất lượng đầu năm(thời gian: 20 phút) học kỳ I, kiểm tra chung cho 2 lớp 11A và 11I (phụ lục 5/trang 25). – Bài kiểm tra sau tác động là bài kiểm tra 15 phút sau khi học xong “Bài 6:
Phép toán, biểu thức, câu lệnh gán”. Bài kiểm tra sau tác động gồm 2 phần (phần I: trắc nghiệm(7đ), gồm có 11 câu; phần II: Tự luận(3đ), gồm có 3 câu.
– Tổ chức cho hai lớp kiểm tra cùng một thời điểm và chấm bài theo hướng dẫn đã xây dựng.
6.2. Kiểm chứng độ tin cậy của dữ liệu
Sau khi cho HS làm bài kiểm tra, tôi tiến hành chấm bài theo đáp án đã xây dựng. Thu thập số liệu, đánh giá số liệu.
Để kiểm chứng độ tin cậy của dữ liệu, tôi sử dụng phương pháp kiểm tra nhiều lần, một nhóm đối tượng sẽ làm một bài kiểm tra hai lần ở 2 thời điểm khác nhau. Sau đó, tôi tính hệ số tương quan pearson (r) để đo mức độ tương quan giữa điểm số của 2 lần kiểm tra sau tác động. Kết quả như sau:
Bảng 4: Hệ số tương quan của 2 lần kiểm tra sau tác động trên cùng 1 nhóm
Nhóm thực nghiệm Nhóm đối chứng
Kiểm tra sau tác động Giá trị r Mức độ tương quan Giá trị r Mức độ tương quan
0,88 Rất lớn 0,83 Rất lớn
Từ số liệu của bảng trên và đối chiếu bảng Hopkins cho thấy mức độ tương quan điểm số của hai lần kiểm tra là rất lớn. Dữ liệu thu được là đáng tin cậy. Do vậy, tôi chọn bài kiểm tra sau tác động (lần 1) để sử dụng làm kết quả nghiên cứu của đề tài.
6.3. Kiểm chứng độ giá trị của dữ liệu
Để kiểm chứng độ giá trị của dữ liệu tôi sử dụng phương pháp kiểm tra độ giá trị nội dung bằng cách ra đề kiểm tra và sau đó lấy ý kiến đóng góp của giáo viên đồng môn Tin học, giáo viên có kinh nghiệm để bổ sung, chỉnh sửa.
Sau đó tổ chức chấm bài theo đáp án đã xây dựng.
III. PHÂN TÍCH DỮ LIỆU VÀ BÀN LUẬN
1. Phân tích dữ liệu
Sau khi có kết quả các bài kiểm tra, tôi dùng các công cụ kiểm chứng T- test độc lập, mức độ ảnh hưởng để kiểm chứng sự chênh lệch giữa điểm số trung bình của hai nhóm sau khi tác động nhằm kiểm chứng giả thuyết của đề tài.
Bảng 5 – Phân tích dữ liệu kiểm tra trước và sau tác động
Nhóm ĐC (Lớp 11I) Nhóm TN
(Lớp 11A)
Trước TĐ Sau TĐ Trước TĐ Sau TĐ
Giá trị trung bình 7,05 6,97 6,98 7,93
Độ lệch chuẩn 1,50 0,96 1,53 0,78
Trung vị 7,0 7,0 7,0 8,0
Mốt 7,0 6,0 7,0 8,0
T-test độc lập trước TĐ (p) 0,436
T-test độc lập sau TĐ
(p) 0,000018
T-test phụ thuộc trong 1 nhóm 0,360463 0,000005
Tương quan dữ liệu (r) 0,83 0,88
Độ giá trị của dữ liệu r 0,73 0,89
Mức độ ảnh hưởng (SMD) 1,002
* Trả lời vấn đề nghiên cứu: Từ bảng phân tích dữ liệu trên, ta thấy:
– Phép kiểm chứng T-test độc lập điểm trung bình của bài kiểm tra sau tác động của nhóm thực nghiệm và nhóm đối chứng là p = 0,000018 < 0,05; cho thấy sự chênh lệch điểm trung bình của hai nhóm có ý nghĩa, không phải do ngẫu nhiên mà do tác động.
– Phép kiểm chứng T-test phụ thuộc của nhóm thực nghiệm của bài kiểm tra trước tác động và sau tác động là p = 0,000005 < 0,05. Kết quả đó cho thấy chênh lệch điểm trung bình của bài kiểm tra trước tác động và sau tác động là có ý nghĩa, không phải do ngẫu nhiên mà do tác động.
Còn ở nhóm đối chứng, phép kiểm chứng T-test phụ thuộc của bài kiểm tra trước tác động và sau tác động là p = 0,360463 > 0,05; cho thấy chênh lệch điểm trung bình của bài kiểm tra trước tác động và sau tác động là không có ý nghĩa, điều này khẳng định thêm sự tiến bộ tích cực mà tác động mang lại.
– Qua kiểm chứng độ giá trị của dữ liệu với công thức r = correl (array 1, array 2) hệ số r giữa hai lần kiểm tra trước và sau tác động của nhóm ĐC là r = 0,73; Nhóm TN là r = 0,89; giá trị này nằm trong giới hạn 0,7 – 0,9. Dựa theo bảng tham chiếu Hopkins cho thấy mức độ tương quan của dữ liệu của nhóm ĐC và TN là Rất lớn. Điều này có ý nghĩa là trong cả hai nhóm, những HS làm tốt bài kiểm tra trước tác động cũng sẽ đạt kết quả cao bài kiểm tra sau tác động. – Theo bảng trên ta thấy chênh lệch giá trị trung bình chuẩn (SMD) của hai bài kiểm tra là SMD = 1,002; theo bảng tiêu chí Cohen điều này có nghĩa mức độ ảnh hưởng của tác động là rất lớn.
Giả thuyết của đề tài: Thiết kế và tổ chức hoạt động trải nghiệm theo chủ đề nhằm nâng cao kết quả học tập:Bài 6- Phép toán, Biểu thức, Câu lệnh gán, “SGK lớp11môn Tin học NXBGD”.đã được kiểm chứng.
Biểu đồ so sánh điểm trung bình môn trước và sau tác động của 2 nhóm
2. Bàn luận
Điểm trung bình của bài kiểm tra sau tác động của nhóm thực nghiệm là 7,93. Điểm trung bình của bài kiểm tra sau tác động của nhóm đối chứng là 6,97. Độ chênh lệch điểm số giữa hai nhóm là 0,96. Qua đó cho thấy điểm trung bình của nhóm thực nghiệm và nhóm đối chứng có sự khác biệt rõ rệt. Nhóm thực nghiệm có điểm trung bình cao hơn nhóm đối chứng.
Chênh lệch giá trị trung bình chuẩn của hai bài kiểm tra là SMD = 1,002. Cho thấy mức độ ảnh hưởng của tác động đến kết quả học tập của nhóm thực nghiệm là rất lớn.
Phép kiểm chứng T–test độc lập điểm trung bình bài kiểm tra sau tác động của hai nhóm là p = 0,000018 < 0,05. Kết quả này khẳng định sự chênh lệch điểm trung bình của hai nhóm không phải do ngẫu nhiên mà là do tác động gây ra.
Tác động có ý nghĩa rất lớn đối với tất cả các đối tượng học sinh : yếu, TB, khá. Số học sinh có điểm kém không còn, đặc biệt số học sinh có điểm khá, giỏi tăng lên rõ rệt.
Việc áp dụng thiết kế và tổ chức hoạt động trải nghiệm theo chủ đề đã góp phần giải quyết hiện trạng chất lượng học tập bộ môn ở lớp 11A. Với thành công ban đầu, tôi có thể mở rộng phương pháp này cho các chương bài ở các khối lớp khác nhau.
Nghiên cứu về việc thiết kế và tổ chức trải nghiệm theo chủ đề có thể được áp dụng mở rộng trên rất nhiều bài học của chương trình: Tin học lớp 10, Tin học lớp 11, Tin học lớp 12. Tuy nhiên, do giới hạn về thời gian nên tôi chỉ mới thiết kế bài dạy và tổ chức hoạt động trải nghiệm theo chủ đề ở “Bài 6: Phép toán, biểu thức, câu lệnh gán” trong chương trình Tin học 11. Cũng qua tham khảo ý kiến của các đồng nghiệp khác và theo định hướng đổi mới chương trình giáo dục của BGD&ĐT thì việc thiết kế và tổ chức hoạt động trải nghiệm theo chủ đề là phù hợp với định hướng đổi mới, phù hợp với nhu cầu phát triển của xã hội, với trình độ các em học sinh hiện nay. Với phương pháp này học sinh rất thích thú trong giờ học, khả năng tiếp thu bài cao hơn hẳn.
3. Hạn chế
Để thực hiện phương pháp này GV cần nhiều thời gian hơn để chuẩn bị cho việc thiết kế và tổ chức hoạt động trải nghiệm theo chủ đề. GV phải sử dụng tốt một số phần mềm ứng dụng hỗ trợ dạy học (Kỹ năng ứng dụng CNTT).
Việc dạy học theo phương pháp này bắt buộc cả GV và HS phải có sự chuẩn bị chu đáo, HS phải chủ động và tích cực hợp tác trong mọi hoạt động để tiết học không bị nhàm chán.
TÀI LIỆU LIÊN QUAN
100.000 ₫
- 0
- 457
- 2
- [product_views]
100.000 ₫
- 5
- 502
- 3
- [product_views]
100.000 ₫
- 4
- 448
- 4
- [product_views]
100.000 ₫
- 3
- 533
- 5
- [product_views]
100.000 ₫
- 9
- 416
- 6
- [product_views]
100.000 ₫
- 4
- 488
- 7
- [product_views]
100.000 ₫
- 4
- 590
- 8
- [product_views]
100.000 ₫
- 2
- 521
- 9
- [product_views]
100.000 ₫
- 7
- 492
- 10
- [product_views]