SKKN Tích hợp kiến thức lịch sử, văn hóa cho học sinh lớp 10 thông qua dạy văn thuyết minh
- Mã tài liệu: MP0181 Copy
Môn: | Ngữ Văn |
Lớp: | 10 |
Bộ sách: | |
Lượt xem: | 864 |
Lượt tải: | 9 |
Số trang: | 39 |
Tác giả: | Lê Thị Minh Hương |
Trình độ chuyên môn: | Cử nhân đại học |
Đơn vị công tác: | THPT Nguyễn Xuân Ôn |
Năm viết: | 2021-2022 |
Số trang: | 39 |
Tác giả: | Lê Thị Minh Hương |
Trình độ chuyên môn: | Cử nhân đại học |
Đơn vị công tác: | THPT Nguyễn Xuân Ôn |
Năm viết: | 2021-2022 |
Sáng kiến kinh nghiệm “SKKN Tích hợp kiến thức lịch sử, văn hóa cho học sinh lớp 10 thông qua dạy văn thuyết minh” triển khai gồm các biện pháp nổi bật sau:
1. Thu thập tài liệu
2. Hướng dẫn học sinh viết bài văn thuyết minh
3. Hướng dẫn học sinh sử dụng hình ảnh, video,… thu thập được để làm bài thuyết trình
4. Tổ chức cho các nhóm thuyết trình
Mô tả sản phẩm
SÁNG KIẾN KINH NGHIỆM “TÍCH HỢP KIẾN THỨC VỀ LỊCH SỬ VÀ VĂN HÓA XỨ NGHỆ CHO HỌC SINH LỚP 10 THÔNG QUA DẠY VĂN THUYẾT MINH”
A. ĐẶT VẤN ĐỀ
I. Lý do chọn đề tài
Đổi mới giáo dục đang là vấn đề được toàn xã hội quan tâm. Đổi mới phương pháp dạy học đang trở thành nhu cầu tất yếu của ngành giáo dục Việt Nam nhằm hướng tới mục tiêu nâng cao chất lượng dạy và học. Đổi mới phương pháp giáo dục theo hướng hiện tại là phát huy tính tích cực chủ động, sáng tạo qua vận dụng kiến thức; tập trung dạy cách học, cách nghĩ, khuyến khích tự học, tạo cơ sở để người học tập cập nhật và đổi mới tri thức, kỹ năng phát triển năng lực. Một trong những phương pháp đổi mới đem lại hiệu quả cao trong nhà trường hiện nay đó là phương pháp dạy học theo chủ đề tích hợp. Dạy học theo chủ đề tích hợp là một trong những phương pháp thể hiện tính ưu việt, phát huy tính tích cực người học.
Phương pháp dạy học tích hợp cho phép giáo viên có thể liên kết những kiến thức của nhiều môn học trong cùng một tiết dạy. Riêng đối với môn ngữ văn, khi dạy học tích hợp giáo viên có thể liên hệ kiến thức của những môn học như lịch sử, địa lí, giáo dục công dân, tin học… để vừa dạy kiến thức, vừa rèn luyện kỹ năng sống, vừa giáo dục nhân cách lại có thể bồi đắp những giá trị về tâm hồn tình cảm cho học sinh .Từ đó học sinh có thể tiếp thu kiến thức, biết vận dụng vào cuộc sống và ngược lại từ cuộc sống để giải quyết các vấn đề liên quan đến môn học. Đồng thời làm cho việc học trở nên phong phú đã đa dạng và thu hút hơn đối với người học.
Ở chương trình ngữ văn 10, văn thuyết minh là một kiểu bài quan trọng. Kiểu bài này từ năm lớp 8, học sinh đã được tiếp cận. Lên nước 10, các em tiếp tục được học và tìm hiểu cũng như nâng cao kỹ năng làm bài. Đây là dạng bài văn hay, gắn liền với thực tế đời sống, cung cấp nhiều hiểu biết xã hội đồng thời thông qua bài văn thuyết minh giúp học sinh hình thành và phát triển nhiều năng lực phẩm chất, nhất là khi các em rèn luyện kỹ năng viết bài văn thuyết minh về một danh lam thắng cảnh hay một di tích lịch sử văn hóa địa phương.
Ở mỗi địa phương đều có nét đẹp riêng về lịch sử, văn hóa, con người. Đó chính là thế mạnh để nắm bắt và áp dụng vào thực tiễn giảng dạy trong nhà trường. Trong khi đó, đã từ lâu, xứ Nghệ luôn được biết đến là mảnh đất quê hương của nhiêu chí sĩ yêu nước như Phan Bội Châu, Nguyễn Xuân Ôn, Phan Đình Phùng và các lãnh đạo cộng sản như Hồ Chí Minh, Nguyễn Thị Minh Khai, Lê Hồng Phong, Hà Huy Tập, Nguyễn Duy Trinh,… Bên cạnh đó, Nghệ An còn nổi tiếng là xứ sở của các lễ hội truyền thống (lễ hội đền Cờn, lễ hội đền Quả Sơn, lễ hội đền Vua Mai, lễ hội đền Cuông…) và những di tích lịch sử văn hoá (Đền Cuông, Đền Quả Sơn, Thành Cổ Vinh…); những di tích cách mạng (Bảo tàng Xô Viết Nghệ Tĩnh, Truông Bồn…), di tích lưu niệm danh nhân ( Làng sen Quê Bác, khu lưu niệm cụ Phan Bội Châu…), và rất nhiều làng nghề truyền thống(làng nghề tương Nam Đàn, làng nghề gốm Đô Lương…) Chính vì vậy, văn hóa xứ Nghệ luôn được đánh giá là vô cùng phong phú và đặc sắc với những giá trị truyền thống tốt đẹp đặc trưng cho bản sắc dân tộc Việt
Xuất phát từ cơ sở đó, năm học 2021- 2022 này tôi đã lựa chọn đề tài “ Tích hợp kiến thức lịch sử, văn hóa xứ Nghệ cho học sinh lớp 10 thông qua dạy văn thuyết minh…” để nghiên cứu thực nghiệm và chia sẻ với đồng nghiệp.
II.Mục đích nghiên cứu
Tích hợp các kiến thức về lịch sử và văn hóa của địa phương (Nghệ An) cho học sinh lớp 10 thông qua dạy văn thuyết minh nhằm tăng sự say mê hứng thú cho các em trong các giờ học.Đồng thời giúp các em khám phá được nhiều vẻ đẹp lịch sử,văn hóa,con người ngay chính trên quê hương của mình qua đó góp phần bồi dưỡng các phẩm chất:tình yêu và niềm tự hào quê hương đất nước, giữ gìn và phát triển các giá trị văn hóa địa phương. Thông qua bài học giúp phát triển các năng lực người học như :năng lực giải quyết vấn đề, năng lực làm việc nhóm và đặc biệt là năng lực thuyết trình …Bởi trong cuộc sống hiện đại ngày nay nếu các em có kĩ năng thuyết trình tốt sẽ rất có lợi trong công việc và cuộc sống sau này.
III. Đối tượng nghiên cứu
Với dung lượng của một đề tài nhỏ, tôi sẽ tập trung nghiên cứu một số phương pháp dạy học tích hợp kiến thức về lịch sử và văn hóa địa phương xứ Nghệ cho học sinh lớp 10 thông qua 2 tiết dạy làm văn thuyết minh trong chương trình ngữ văn 10
+ Các hình thức kết cấu của văn bản thuyết minh
+ Luyện tập viết đoạn văn thuyết minh
Từ đó đưa ra cách giảng dạy văn thuyết minh có hiệu quả làm tiền đề áp dụng rộng rãi hơn cho những năm sau. Từ đó xác lập cách dạy văn thuyết minh đạt hiệu quả và giúp người học:
+ Biết cách xây dựng được kết cấu cho văn bản phù hợp với đối tượng thuyết minh
+ Viết được một đoạn văn thuyết minh có đề tài gần gũi và quen thuộc
trong cuộc sống
IV. Phương pháp nghiên cứu
+ Phương pháp xây dựng cơ sở lí thuyết: phần cơ sở lí luận
+ Phương pháp khảo sát thực tế, thu thập thông tin: phần cơ sở thực tiễn
+ Phương pháp thống kê, xử lí số liệu
+ Phương pháp thực hành
B.NỘI DUNG NGHIÊN CỨU
I. Cơ sở lí luận
Khái niệm Tích hợp được hiểu là sự kết hợp một cách hữu cơ, có hệ thống, ở những mức độ khác nhau các kiến thức, kĩ năng thuộc các môn học khác nhau hoặc các hợp phần của bộ môn thành một nội dung thống nhất, dựa trên cơ sở các mối liên hệ về lí luận và thực tiễn được đề cập đến trong các môn học hoặc các hợp phần của bộ môn đó.
Dạy học tích hợp có nghĩa là đưa những nội dung giáo dục có liên quan vào quá trình dạy học các môn học như: tích hợp giáo dục đạo đức, lối sống; giáo dục pháp luật; giáo dục chủ quyền quốc gia về biên giới, biển, đảo; giáo dục sử dụng năng lượng tiết kiệm và hiệu quả, bảo vệ môi trường, an toàn giao thông…
Tích hợp là một trong những xu thế dạy học hiện đại đang được quan tâm nghiên cứu và áp dụng trong chương trình giáo dục của nhiều nước trên thế giới và ở Việt Nam trong những năm gần đây.
Qua việc hoạt động tích hợp trong một tiết lên lớp, học sinh được rèn luyện thói quen tư duy, nhận thức vấn đề một cách có hệ thống và lôgic, đồng thời thấy được mối quan hệ biện chứng giữa các kiến thức được học trong chương trình.
Nhờ đó sẽ xóa bỏ lối dạy học theo kiểu khép kín, tách biệt giữa nhà trường và cuộc sống; cô lập giữa những kiến thức và kĩ năng vốn có mối liên hệ, bổ sung cho nhau hay tách rời kiến thức với các tình huống có ý nghĩa, những tình huống cụ thể mà HS sẽ gặp sau này.
Dạy học tích hợp sẽ phát huy được tính tích cực chủ động và sáng tạo của HS; buộc HS chủ động tự đọc, tự làm việc độc lập theo SGK, theo hướng dẫn của giáo viên.
Do đặc thù riêng của môn học, việc tích hợp trong giờ học Ngữ văn là hoạt động phức hợp đòi hỏi sự tích hợp các kĩ năng, năng lực liên môn để giải quyết nội dung gắn với thực tiễn.
Đó có thể là sự tích hợp tri thức, kĩ năng tiếng Việt và Làm văn để giúp HS thực sự cảm được cái hay, cái đẹp, sự tinh tế, độc đáo của tiếng mẹ đẻ, bồi dưỡng cho HS năng lực sử dụng tiếng Việt đúng và hay; chú trọng rèn luyện cho HS cách diễn đạt giản dị, trong sáng, chính xác, lập luận chặt chẽ, có suy nghĩ độc lập.
Đó cũng có thể là sự tích hợp những hiểu biết về lịch sử, văn hóa, xã hội, đạo đức, lối sống để đánh giá, lý giải một hiện tượng văn học, một chi tiết nghệ thuật hay để đề xuất một thái độ, một quan điểm sống…
Như vậy có thể thấy, phạm vi tích hợp trong giờ dạy Ngữ văn rất phong phú: Có thể tích hợp nội môn (giữa ba phân môn Văn –Tiếng Việt – Làm văn hay giữa những bài học có cùng chủ đề);
Có thể tích hợp liên môn như: tích hợp Văn – Lịch sử (Tích hợp mở rộng theo hướng vận dụng những kiến thức về hoàn cảnh lịch sử của từng thời kỳ, về nhân vật lịch sử. . để lý giải và khai thác giá trị, thành công cũng như hạn chế của tác phẩm);
Tích hợp Văn – Địa lý (Tích hợp mở rộng theo hướng vận dụng kiến thức hiểu biết về các địa danh để lý giải rõ một số chi tiết hình ảnh nghệ thuật ); Tích hợp Văn – Âm nhạc (hát, ngâm thơ, diễn kịch); Tích hợp Văn – Mỹ thuật (Khi dạy học một tác phẩm văn chương GV có thể cho học sinh vẽ tranh minh họa …)
Khi thiết kế giáo án giờ học theo quan điểm tích hợp, giáo viên cần phải chú trọng thiết kế các tình huống tích hợp và tương ứng là các hoạt động phức hợp để HS vận dụng phối hợp các tri thức và kĩ năng của các phân môn vào xử lí các tình huống đặt ra, qua đó học sinh chẳng những lĩnh hội được những tri thức và kĩ năng riêng rẽ của từng phân môn mà còn chiếm lĩnh tri thức và phát triển năng lực tích hợp.
Trong quá trình soạn giáo án, GV cần xác định rõ :
- Mục tiêu bài dạy .
- Những nội dung cần tích hợp.
- Phương pháp tích hợp và các phương tiên dạy học cần thiết.
- Thiết kế hệ thống câu hỏi theo trình tự hợp lý (định hướng phát triển năng lực HS)
Trong quá trình lên lớp GV có thể dạy học tích hợp theo nhiều cách khác nhau. Việc lưa chọn cách thức nào là tùy thuộc vào nội dung cụ thể của từng phân môn và từng bài học.
Việc tích hợp kiến thức lịch sử, văn hóa trong dạy học văn thuyết minh thực
TÀI LIỆU LIÊN QUAN
- 0
- 140
- 1
- [product_views]
- 3
- 120
- 2
- [product_views]
- 1
- 161
- 3
- [product_views]
- 5
- 103
- 4
- [product_views]
- 2
- 109
- 5
- [product_views]
100.000 ₫
- 6
- 451
- 6
- [product_views]
100.000 ₫
- 2
- 408
- 7
- [product_views]
100.000 ₫
- 6
- 502
- 8
- [product_views]
100.000 ₫
- 1
- 475
- 9
- [product_views]
100.000 ₫
- 3
- 509
- 10
- [product_views]