SKKN Ứng dụng công nghệ số vào thiết kế kế hoạch bài dạy/chủ đề trong dạy học trực tuyến và trực tiếp nhằm phát triển phẩm chất, năng lực và năng lực số cho học sinh trung học phổ thông
- Mã tài liệu: MP1096 Copy
Môn: | Tin học |
Lớp: | 11 |
Bộ sách: | |
Lượt xem: | 421 |
Lượt tải: | 10 |
Số trang: | 68 |
Tác giả: | Lê Thị Trà |
Trình độ chuyên môn: | Thạc sĩ giáo dục |
Đơn vị công tác: | THPT Đô Lương |
Năm viết: | 2021-2022 |
Số trang: | 68 |
Tác giả: | Lê Thị Trà |
Trình độ chuyên môn: | Thạc sĩ giáo dục |
Đơn vị công tác: | THPT Đô Lương |
Năm viết: | 2021-2022 |
Sáng kiến kinh nghiệm “SKKN Ứng dụng công nghệ số vào thiết kế kế hoạch bài dạy/chủ đề trong dạy học trực tuyến và trực tiếp nhằm phát triển phẩm chất, năng lực và năng lực số cho học sinh trung học phổ thông“ triển khai gồm các biện pháp nổi bật sau:
3.1.Một số công cụ hỗ trợ thiết kế dạy học theo các hoạt động
3.2.Một số phần mềm hỗ trợ dạy học online
3.3.Ứng dụng công nghệ số vào thiết kế các hoạt động dạy học trực tiếp và trực tuyến
3.4.Thiết kế kế hoạch bài dạy/Chủ đề dạy học
3.4.1.Thiết kế chủ đề dạy học “Chương trình con”
3.4.2.Thiết kế kế hoạch bài dạy “Soạn thảo, dịch, thực hiện
Mô tả sản phẩm
PHẦN I. ĐẶT VẤN ĐỀ
1. Lý do chọn đề tài
Nâng cao chất lượng đào tạo là một nhu cầu bức thiết trong xã hội ngày nay, đối với các cơ sở giáo dục. Nó tác động mạnh mẽ đến chất lượng đào tạo nguồn lực cho sự phát triển xã hội. Trong rất nhiều các giải pháp nhằm nâng cao chất lượng đào tạo thì giải pháp đổi mới phương pháp dạy học được xem là khâu vô cùng quan trọng, là then chốt, có tính đột phá cho việc thực hiện chương trình giáo dục phổ thông mới. Tuy nhiên, hiện nay việc dạy học của chúng ta gặp không ít khó khăn khi tình hình dịch bệnh Covid diễn biến rất phức tạp. Thực tế tại trường THPT Đô Lương 1 cũng như nhiều trường học trên cả nước cho thấy các trường luôn phải tính đến nhiều phương án dạy học để phù hợp với tình hình thực tiễn. Tại các trường có những lớp hôm nay đang học trực tiếp nhưng ngày mai lại phải học trực tuyến do có học sinh bị F1; vất vả cho cả học sinh và giáo viên khi phải chuẩn bị kế hoạch bài dạy để phù hợp với từng tiết dạy, từng bài học tương ứng với từng hình thức dạy học. Vấn đề đặt ra là làm thế nào để vừa đổi mới phương pháp dạy học vừa đáp ứng được các hình thức tổ chức dạy học một cách hiệu quả nhất, thiết thực nhất.
Theo công văn Số 3699/BGDĐT-GDTrH của Bộ Giáo Dục và Đào Tạo ngày 27 tháng 8 năm 2021 chỉ rõ: “Năm học 2021-2022, ngành Giáo dục tiếp tục tăng cường quán triệt thực hiện các chủ trương, đường lối của Đảng, pháp luật của Nhà nước về đổi mới giáo dục trung học và tiếp tục thực hiện mục tiêu kép: vừa bảo đảm an toàn về phòng, chống dịch Covid-19, vừa hoàn thành nhiệm vụ năm học.”
Hiện nay mạng máy tính; các thiết bị như máy tính, máy tính bảng, thiết bị smart phone rất phổ biến trong giáo viên và mỗi gia đình học sinh đã tạo điều kiện thuận lợi cho việc dạy và học.
Qua khảo sát tại trường trung học phổ thông Đô Lương 1 cho thấy nhiều giáo viên ở tất cả các môn học chưa biết đến một số phần mềm hỗ trợ việc thiết kế kế hoạch bài dạy cũng như tổ chức dạy học như: Nearpod; padlet; quizizz; kahoot… Trong lúc đó khoa học luôn phát triển, công nghệ được cải tiến hàng ngày góp phần thúc đẩy xã hội phát triển, đòi hỏi Giáo dục cũng phải thay đổi nhằm đáp ứng được yêu cầu cấp thiết đó. Nói cách khác giáo dục phải trang bị cho người học những phẩm chất và năng lực cần thiết để trở thành người Việt Nam phát triển toàn diện, phát huy tốt nhất tiềm năng, khả năng sáng tạo của mỗi cá nhân. Với mong muốn đẩy mạnh ứng dụng CNTT hỗ trợ đổi mới nội dung, phương pháp dạy và học Chúng tôi đã chọn đề tài “Ứng dụng công nghệ số vào thiết kế kế hoạch bài dạy/chủ đề trong dạy học trực tuyến và trực tiếp nhằm phát triển phẩm chất, năng lực và năng lực số cho học sinh trung học phổ thông”, giúp giáo viên ở tất cả các môn học ứng dụng công nghệ số vào dạy học một cách hiệu quả nhất; góp phần tạo ra nguồn lao động đáp ứng yêu cầu của cuộc cách mạng Công nghiệp lần thứ 4 đưa Việt Nam trở thành quốc gia Công nghiệp hóa, hiện đại hóa và hội nhập quốc tế sâu rộng.
2. Mục đích nghiên cứu
Đề tài giúp giáo viên có thêm một số công cụ để thiết kế kế hoạch bài dạy/chủ đề dạy học, nhằm phát triển năng lực toàn diện cho học sinh.
Ứng dụng công nghệ số một cách linh hoạt trong dạy học trực tiếp và trực tuyến.
Từ những tiết học với các yêu cầu cần đạt trong từng hoạt động, giúp học sinh có được kỹ năng làm việc theo nhóm và kỹ năng thuyết trình; kỹ năng đánh giá; kỹ năng hợp tác; kỹ năng sử dụng công nghệ thông tin vào học tập.
3. Nhiệm vụ và phạm vi nghiên cứu
3.1. Nhiệm vụ nghiên cứu
Trên cơ sở mục đích nghiên cứu ở trên, chúng tôi đề ra các nhiệm vụ và kế hoạch nghiên cứu cụ thể như sau:
– Nghiên cứu cơ sở lý luận và cơ sở thực tiễn của đề tài
– Khảo sát thực trạng việc thiết kế kế hoạch bài dạy dạy học trực tuyến và trực tiếp ở trường THPT nơi công tác.
– Nghiên cứu và hướng dẫn sử dụng một số phần mềm ứng dụng; một số website để thiết kế các hoạt động trong kế hoạch dạy học.
– Phân tích mục tiêu, nội dung chủ đề “Chương trình con” – Tin học 11.
– Phân tích mục tiêu, nội dung bài dạy “Soạn thảo, dịch, thực hiện và hiệu chỉnh chương trình” – Tin học 11.
– Áp dụng một số phần mềm, website đã nghiên cứu để thiết kế một kế hoạch bài dạy và một chủ đề dạy học áp dụng được cho cả dạy học trực tiếp và dạy học trực tuyến nhằm phát triển phẩm chất, năng lực và năng lực số cho học sinh.
– Thực nghiệm sư phạm.
Bảng phân công nhiệm vụ nghiên cứu của tác giả như sau
Nội dung nghiên cứu Người thực hiện
– Nghiên cứu cơ sở lý luận và cơ sở thực tiễn GV1 + GV2
– Khảo sát thực nghiệm tình hình ứng dụng CNTT trong các hoạt động dạy học và khảo sát kết quả dạy thực nghiệm về mức độ hiểu bài và hứng thú của học sinh GV1: Khảo sát nhóm toán, lý, hóa, sinh và lớp 11T1, 11A1
GV2: Khảo sát nhóm văn, sử, địa, GDCD, anh và dạy lớp 11T3, 11T5
– Nghiên cứu và phân loại các phần mềm ứng dụng trong dạy học GV1 + GV2
– Thiết kế kế hoạch dạy học chủ đề “chương trình con” và kế hoạch dạy học bài “Soạn thảo, dịch, thực hiện và hiệu chỉnh chương trình” GV1 + GV2
– Dạy học thực nghiệm GV1: Dạy lớp 11T1, 11A1
GV2: Dạy lớp 11T3, 11T5
3.2. Phạm vi nghiên cứu
Đề tài được nghiên cứu trong quá trình dạy học tại trường THPT nơi công tác.
4. Phương pháp nghiên cứu
4.1. Nhóm phương pháp nghiên cứu lý luận – Nghiên cứu các Nghị quyết của Đảng, Nhà nước, Bộ giáo dục và đào tạo, Sở giáo dục và đào tạo của tỉnh liên quan đến đề tài nghiên cứu.
– Các tài liệu về lý luận dạy học Tin học, tài liệu hướng dẫn chuyên môn.
– Các phương pháp, kỹ thuật dạy học nhằm phát triển năng lực của học sinh. – Tham khảo từ các tài liệu về dạy học trực tuyến.
4.2. Nhóm phương pháp nghiên cứu thực tiễn
– Quan sát, thăm lớp, dự giờ, trao đổi với giáo viên và học sinh. – Khảo sát thực nghiệm.
– Thực nghiệm sư phạm.
– Phân tích tổng hợp và rút kinh nghiệm từ thực tiễn.
4.3. Phương pháp thực nghiệm
– Thực nghiệm tại một số lớp khối 11 trường THPT nơi chúng tôi công tác giảng dạy.
4.4. Nhóm phương pháp xử lý thông tin
– Sử dụng toán học thống kê, phần mềm EXCEL, và một số phần mềm liên quan.
5. Tính mới và đóng góp của đề tài – Giúp học sinh tiếp cận với công nghệ số, ứng dụng công nghệ thông tin và truyền thông trong học và tự học đáp ứng yêu cầu cần đạt về năng lực đặc thù môn Tin học trong chương trình GDPT 2018.
– Góp phần đổi mới phương pháp giáo dục phát huy tính tích cực, chủ động, sáng tạo của học sinh, bồi dưỡng cho học sinh phương pháp tự học, vận dụng kĩ năng, vận dụng kiến thức,… đem lại niềm vui, hứng thú và trách nhiệm học tập cho học sinh.
– Giúp giáo viên không chỉ nắm chắc kiến thức mình dạy mà còn không ngừng nâng cao năng lực CNTT, đổi mới phương pháp dạy học, hình thức dạy học góp phần nâng cao hiệu quả và chất lượng dạy học. Phù hợp với tình hình thực tế hiện nay.
– Giúp Giáo viên có cách nhìn nhận mới, hướng tiếp cận mới trong quá trình thiết kế bài dạy, tạo cơ hội dạy học, học tập mọi lúc, mọi nơi, cá nhân hóa việc dạy và học.
– Giúp giải quyết vấn đề thay đổi nhanh hình thức dạy học; hỗ trợ dạy và học ở trường THPT.
– Nâng cao kiến thức bộ môn, đóng góp một phần nhỏ bé vào việc đổi mới PPDH tại nhà trường, nâng cao được chất lượng dạy học.
– Giúp học sinh đam mê học môn Tin học.
PHẦN II. NỘI DUNG ĐỀ TÀI
1. Cơ sở lý luận
1.1. Lý luận về giảng dạy phát triển phẩm chất năng lực cho học sinh
Một trong những định hướng cơ bản của việc đổi mới giáo dục là chuyển từ nền giáo dục mang tính hàn lâm, xa rời thực tiễn sang một nền giáo dục chú trọng việc hình thành năng lực hành động, phát huy tính chủ động, sáng tạo của người học. Định hướng quan trọng trong đổi mới PPDH là phát huy tính tích cực, tự lực và sáng tạo, phát triển năng lực hành động, năng lực cộng tác làm việc của người học. Đó cũng là những xu hướng tất yếu trong cải cách PPDH ở mỗi nhà trường.
Nghị quyết Hội nghị Trung ương 8 khóa XI về đổi mới căn bản, toàn diện giáo dục và đào tạo nêu rõ: Tiếp tục đổi mới mạnh mẽ phương pháp dạy và học theo hướng hiện đại; phát huy tính tích cực, chủ động, sáng tạo và vận dụng kiến thức, kỹ năng của người học; khắc phục lối truyền thụ áp đặt một chiều, ghi nhớ máy móc. Tập trung dạy cách học, cách nghĩ, khuyến khích tự học, tạo cơ sở để người học tự cập nhật và đổi mới tri thức, kỹ năng, phát triển năng lực. Chuyển từ học chủ yếu trên lớp sang tổ chức hình thức học tập đa dạng, chú ý các hoạt động xã hội, ngoại khóa, nghiên cứu khoa học. Đẩy mạnh ứng dụng công nghệ thông tin và truyền thông trong dạy và học. Để thực hiện tốt mục tiêu về đổi mới căn bản, toàn diện GD&ĐT theo Nghị quyết số 29-NQ/TW, cần có nhận thức đúng về bản chất của đổi mới phương pháp dạy học theo định hướng phát triển năng lực người học và một số biện pháp đổi mới phương pháp dạy học theo hướng này.
1.2. Cơ sở lý luận của việc dạy học phát triển năng lực số
1.2.1. Năng lực số là gì Theo UNICEF – 2019, năng lực số (Digital Literacy) đề cập đến kiến thức, kỹ năng và thái độ cho phép trẻ phát triển và phát huy tối đa khả năng trong thế giới công nghệ số ngày càng lớn mạnh trên phạm vi toàn cầu, một thế giới mà trẻ vừa được an toàn, vừa được trao quyền theo cách phù hợp với lứa tuổi cũng như phù hợp với văn hóa và bối cảnh địa phương.
1.2.2. Các yếu tố ảnh hưởng đến phát triển năng lực số cho học sinh
Các nghiên cứu trên thế giới đã chỉ ra các yếu tố sau đây có ảnh hưởng đến năng lực số của học sinh.
Môi trường xã hội của học sinh, cơ sở hạ tầng hạn chế (như điều kiện kết nối Internet khó khăn và tỷ lệ hộ gia đình có máy tính thấp), chi phí cao cho việc sử dụng hạ tầng CNTT-TT, chất lượng công nghệ thấp, hoặc không có nội dung trực tuyến bằng ngôn ngữ địa phương (Tan et al. 2017). Hơn nữa, trong khi bối cảnh công nghệ đang thay đổi nhanh chóng, nếu quá trình cải cách chương trình giáo dục diễn ra chậm sẽ dẫn đến sự lạc hậu về công nghệ (ITU 2018a).
Hoàn cảnh gia đình là nhân tố quan trọng ảnh hưởng đến năng lực số của học sinh. “Hiểu biết của cha mẹ về vai trò của CNTT-TT đối với tương lai của trẻ, các cuộc thảo luận về các cơ hội và rủi ro của Internet và các hoạt động truyền thông hàng ngày đối với trẻ, tất cả đã hình thành nên phương thức giáo dục trong đó trẻ hòa nhập xã hội bằng cách sử dụng phương tiện truyền thông số tại nhà”
Các nhà trường đóng một vai trò quan trọng trong việc phát triển các năng lực số bao gồm khả năng sáng tạo khi tích hợp công nghệ kỹ thuật số như một công cụ học tập tích cực (Chaudron et al. 2018). Các trường học cũng như các trung tâm học tập cộng đồng là chìa khóa để nâng cao nhận thức, xây dựng kĩ năng tư duy phản biện và khả năng thích nghi cũng như có ảnh hưởng đến chiến lược công nghệ hỗ trợ trung gian của các gia đình.
Vai trò của tổ chức, cá nhân trong việc hỗ trợ phát triển năng lực số cho trẻ em ngày càng được thừa nhận, cả về nỗ lực trong thiết kế các thiết bị và dịch vụ giúp trao quyền và bảo vệ trẻ em thông qua việc áp dụng xóa mù công nghệ số hiệu quả và các cơ chế an toàn (Kidron và Rudkin 2018) cũng như về khả năng hỗ trợ các sáng kiến nhằm đẩy mạnh xóa mù công nghệ số, như Sáng kiến an toàn của Google. Ngoài ra, các công ty đa quốc gia có vai trò nổi bật trong việc tạo ảnh hưởng đến quyết định của chính phủ các nước về năng lực xóa mù công nghệ số – năng lực cần được giảng dạy và đánh giá, nhất là ở các nước đang phát triển (UNESCO 2017).
Vai trò của môn Tin học trong việc hình thành năng lực số. Khác với môn học khác, các mạch kiến thức về kĩ năng số, CNTT-TT và Khoa học máy tính (CS) không những góp phần phát triển NLS nói riêng mà còn phát triển NL tin học nói chung. Một cách cụ thể hơn, các chủ đề Tin học vừa cung cấp nội dung vừa cung cấp phương tiện để phát triển NLS. Phương tiện ở đây bao gồm các thiết bị số và phần mềm tin học (online và offline, độc lập, rời rạc hoặc tạo thành hệ thống) để hỗ trợ học tập, làm việc và các hoạt động tương tác trong xã hội số. Ở các môn học khác, phương tiện ICT là yếu tố nằm ngoài, độc lập với môn học, bản thân GV phải khai thác và hướng dẫn HS cùng khai thác sao cho hiệu quả, qua đó phát triển NLS.
Gần đây, nghiên cứu của UNESCO cũng chỉ ra phát triển năng lực số có liên quan đến các yếu tố sau: Thứ nhất, năng lực số bị ảnh hưởng nhiều hơn bởi việc sử dụng hơn là tiếp cận. Nghĩa là việc có được thiết bị CNTT-TT không đảm bảo rằng nó sẽ được sử dụng trong thực tế. Thứ hai, điều quan trọng không phải là thời gian ngồi trước máy tính mà là việc khai thác hết các chức năng của máy tính, cả ở nhà và ở trường. Thứ ba, kỹ năng số bị ảnh hưởng bởi số năm trẻ sử dụng máy tính: càng sớm có kỹ năng số thì tác động càng lớn. Thứ tư, cần tăng cường kỹ năng về ngôn ngữ viết của học sinh như đọc, hiểu và xử lý văn bản để phát triển các kỹ năng số cho các em. Thứ năm, việc giáo viên ứng dụng CNTT-TT có mối tương quan tích cực với trình độ kỹ năng số của học sinh: nếu nhà trường muốn phát triển tốt nhất kỹ năng số của học sinh thì cần phải đầu tư vào đào tạo CNTT-TT cho giáo viên, đồng thời hỗ trợ tích hợp CNTT-TT vào chương trình giảng dạy (UNESCO 2017).
1.2.3. Khung năng lực số
Khung năng lực số là một tập hợp các năng lực thành phần để nâng cao năng lực của một nhóm đối tượng cụ thể. Các khung năng lực số chủ yếu được sử dụng rộng rãi hiện nay bao gồm:
a) Khung năng lực số của Châu Âu (2018) với 05 miền lĩnh vực 21 năng
lực thành phần:
1. Kĩ năng thông tin và dữ liệu/ Information and Data Literacy
2. Kĩ năng giao tiếp và hợp tác/ Communication and Collaboration
3. Kĩ năng tạo nội dung số/ Digital Content Creation
4. Kĩ năng an toàn/Safety
5. Kĩ năng giải quyết vấn đề/ Problem Solving
b) Khung Năng lực số của UNESCO gồm 07 miền lĩnh vực năng lực, 26
năng lực thành phần
1. Sử dụng các thiết bị số/Device and Software Operation
2. Kĩ năng thông tin và dữ liệu/Information and Data Literacy
3. Giao tiếp và Hợp tác/Communication and Collaboration
4. Tạo nội dung số/Digital Content Creation
5. An toàn kĩ thuật số/Safety
6. Giải quyết vấn đề/Problem-Solving
7. Năng lực định hướng nghề nghiệp/Career-related Competency
c) Khung năng lực số cho trẻ em Châu Á – Thái Bình Dương (DKAP)
MIỀN LĨNH VỰC NĂNG LỰC
1. Kiến thức kỹ thuật số 1.1 Kiến thức CNTT-TT
1.2 Kiến thức thông tin
2. An toàn và khả năng phục hồi số 2.1 Hiểu về quyền trẻ em
2.2 Dữ liệu cá nhân, quyền riêng tư và uy tín
2.3 Bảo vệ và tăng cường sức khỏe và phúc lợi
2.4 Khả năng phục hồi kỹ thuật số
3. Sự tham gia và khả năng số 3.1 Tương tác, chia sẻ và hợp tác
3.2 Sự tham gia của công dân
3.3 Quy ước sử dụng mạng
4. Trí tuệ cảm xúc số 4.1 Tự nhận thức
4.2 Tự chủ
4.3 Tự tạo động lực
4.4 Kỹ năng giao tiếp ứng xử và tạo lập quan hệ 4.5 Cảm thông
5. Khả năng sáng tạo và đổi mới sáng tạo 5.1 Khả năng sáng tạo
5.2 Khả năng diễn đạt, thể hiện
d) Năng lực số trong chương trình môn Tin học của Việt Nam (2018) ban hành theo Quyết định số 32/2018/TT-BGDĐT ngày 26 tháng 12 năm 2020. Năng lực Tin học bao gồm 05 năng lực thành phần sau.
– NLa: Sử dụng và quản lí các phương tiện công nghệ thông tin và truyền thông;
– NLb: Ứng xử phù hợp trong môi trường số;
– NLc: Giải quyết vấn đề với sự hỗ trợ của công nghệ thông tin và truyền thông;
– NLd: Ứng dụng công nghệ thông tin và truyền thông trong học và tự học; – NLe: Hợp tác trong môi trường số.
1.2.4. Mục đích của khung năng lực số
Định hướng phát triển NLS cho học sinh phổ thông. Thông qua đó góp phần thực hiện thành công Chương trình giáo dục phổ thông 2018.
Làm cơ sở để giáo viên, cán bộ quản lí giáo dục, các cơ sở giáo dục phổ thông xây dựng kế hoạch phát triển năng lực số cho học sinh, giáo viên.
Làm cơ sở xây dựng các khuyến nghị đối với gia đình, các tổ chức xã hội cùng với nhà trường phát triển năng lực số cho trẻ em trong độ tuổi đang đi học phổ thông.
1.3. Vai trò của ứng dụng công nghệ thông tin trong dạy và học
Công nghệ thông tin có vai trò thúc đẩy một nền giáo dục mở, điều đó có nghĩa con người hoàn toàn có thể tiếp cận thông tin đa chiều, rút ngắn khoảng cách và thu hẹp mọi không gian và rút ngắn thời gian. Từ đó con người dễ dàng phát triển nhanh hơn về kiến thức, tư duy và nhận thức của mình. Sự ra đời của công nghệ thông tin là sự tích hợp đồng thời những tiến bộ về công nghệ và tổ chức thông tin, điều đó mang đến nhiều ảnh hưởng tích cực cho sự phát triển của nền giáo dục.
+ Giúp hoạt động giáo dục đạt hiệu quả cao hơn
Sự phát triển của công nghệ thông tin, đặc biệt sự bùng nổ của Internet đã mở ra một kho tàng kiến thức vô cùng đa dạng và phong phú cho cả người học và người dạy. Điều đó giúp việc tìm hiểu kiến thức trở nên đơn giản hơn rất nhiều đồng thời cải thiện chất lượng dạy và học.
+ Công nghệ thông tin thúc đẩy giáo dục mở
TÀI LIỆU LIÊN QUAN
100.000 ₫
- 0
- 457
- 2
- [product_views]
100.000 ₫
- 5
- 502
- 3
- [product_views]
100.000 ₫
- 4
- 448
- 4
- [product_views]
100.000 ₫
- 3
- 533
- 5
- [product_views]
100.000 ₫
- 9
- 416
- 6
- [product_views]
100.000 ₫
- 4
- 488
- 7
- [product_views]
100.000 ₫
- 4
- 590
- 8
- [product_views]
100.000 ₫
- 2
- 521
- 9
- [product_views]
100.000 ₫
- 7
- 492
- 10
- [product_views]