Logo Kiến Edu

SKKN Vận dụng các bài tập và trò chơi bổ trợ nhằm nâng cao hiệu quả dạy học theo đinh hướng phát triển năng lực học sinh về kỹ thuật đập bóng theo phương lấy đà nội dung Bóng chuyền khối 10

Giá:
100.000 đ
Cấp học: THPT
Môn: Thể dục
Lớp: 10
Bộ sách:
Lượt xem: 587
File:
TÀI LIỆU WORD
Số trang:
34
Lượt tải:
1

Sáng kiến kinh nghiệm “Vận dụng các bài tập và trò chơi bổ trợ nhằm nâng cao hiệu quả dạy học theo đinh hướng phát triển năng lực học sinh về kỹ thuật đập bóng theo phương lấy đà nội dung Bóng chuyền khối 10″triển khai gồm các biện pháp nổi bật sau:

1 Đà 1 bước thực hiện động tác đập bóng

2 Đà 2 bước thực hiện động tác đập bóng

3 Đà 3 bước thực hiện động tác đập bóng

4 Tại chổ đập bóng vào tường bóng

5 Đà 1 bước thực hiện động tác đập bóng treo

6 Đà 2 bước thực hiện động tác đập bóng treo

7 Đà 3 bước thực hiện động tác đập bóng treo

8 Đà 1 bước thực hiện động tác đập bóng tung của giáo viên

9 Đà 2 bước thực hiện động tác đập bóng tung của giáo viên

10 Đà 3 bước thực hiện động tác đập bóng tung của giáo viên

11 Bật nhảy cao bằng 2 chân.

12 Bật nhảy với cao với vật chuẩn treo.

13 Trung bình chung

Mô tả sản phẩm

PHẦN I – ĐẶT VẤN ĐỀ

  1. Lí do chọn đề tài

Giáo dục thể chất ( GDTC) góp phần hình thành các phẩm chất chủ yếu và năng lực chung cho học sinh, bên cạnh đó, thông qua việc trang bị kiến thức về sức khoẻ, quản lý sức khỏe và rèn luyện, giáo dục thể chất giúp HS hình thành và phát triển năng lực thể chất và văn hoá thể chất, ý thức trách nhiệm đối với sức khỏe của bản thân, gia đình và cộng đồng; biết lựa chọn môn thể thao phù hợp với năng lực vận động của bản thân để luyện tập; biết thích ứng với các điều kiện sống, lạc quan và chia sẻ với mọi người; có cuộc sống khoẻ mạnh về thể lực và tinh thần.

Nội dung chủ yếu của môn GDTC là rèn luyện kỹ năng vận động và phát triển tố chất thể lực cho học sinh (HS) bằng những bài tập đa dạng như rèn kỹ năng vận động cơ bản, đội hình đội ngũ, các bài tập thể dục, các trò chơi vận động, các môn thể thao và phương pháp phòng tránh chấn thương trong hoạt động.  Trong chương trình giáo dục phổ thông, nội dung giáo dục thể chất được phân chia theo hai giai đoạn:
      GDTC là môn học bắt buộc, giúp HS biết cách chăm sóc sức khoẻ và vệ sinh thân thể; hình thành thói quen tập luyện nâng cao sức khoẻ; thông qua các trò chơi vận động và tập luyện thể dục, thể thao hình thành các kỹ năng vận động cơ bản, phát triển các tố chất thể lực, làm cơ sở để phát triển toàn diện.

Trong hoạt động dạy và học môn Thể dục trong trường THPT việc “Vận dụng các bài tập và trò chơi bổ trợ nhằm nâng cao hiệu quả dạy học kỹ thuật đập bóng theo phương lấy đà nội dung học tự chọn môn Bóng chuyền khối 10” đóng một vai trò hết sức quan trọng trong việc nâng cao sức khỏe, hình thành kỷ thuật tạo nên hưng phấn đam mê tập luyện cho các em học sinh. 

Đặc biệt trong giảng dạy môn Bóng chuyền nếu giáo viên không có các bài tập đưa ra hợp lí thì hiệu quả giờ dạy sẽ không cao, cụ thể là hầu hết các em học sinh khó thực hiện được kỹ thuật vì: trong kỹ thuật môn bóng chuyền đòi hỏi các em học sinh phải có tố chất về sức nhanh, sức mạnh, mềm dẻo và khéo léo mới thực hiện được kỹ thuật. Trong đó điểm yếu nhất của các em đặc biệt các em nữ là thể lực yếu, tâm lí tiếp xúc với bóng sợ sệt, việc kết hợp với các động tác kỹ thuật không chính xác và linh hoạt. 

Từ những lí do trên tôi chọn đề tài “Vận dụng các bài tập và trò chơi bổ trợ nhằm nâng cao hiệu quả dạy học theo đinh hướng phát triển năng lực học sinh về kỹ thuật đập bóng theo phương lấy đà nội dung  Bóng chuyền khối 10”  với mong muốn chia sẻ những kinh nghiệm của bản thân tới đồng nghiệp, áp dụng vào thực tiễn dạy học để nâng cao chất lượng bộ môn.

  1. Mục đích nghiên cứu

Tìm hiểu điều kiện và thực tiễn giảng dạy kĩ thuật đập bóng chính diện theo phương lấy đà môn bóng chuyền THPT.

Vận dụng các bài tập và trò chơi bổ trợ nhằm nâng cao hiệu quả dạy học theo đinh hướng phát triển năng lực học sinh về kĩ thuật đập bóng theo phương lấy đà nội dung  Bóng chuyền khối 10

III. Đối tượng nghiên cứu

Học sinh trường THPT Phan Thúc Trực- huyện Yên Thành- tỉnh Nghệ An

  1. Phương pháp nghiên cứu
  • Phương pháp phân tích tổng hợp dữ liệu
  • Phương pháp quan sát và thực nghiệm sư phạm.
  • Phương pháp điều tra sư phạm.
  • Phương pháp tính toán và xử lý số liệu
  1. Thời gian nghiên cứu
  • Thời gian: Từ tháng 8 năm 2022 đến tháng 3 năm 2023
  • Địa điểm nghiên cứu: Trường THPT Phan Thúc Trực tỉnh Nghệ An.
  • Trang thiết bị nghiên cứu: Bóng chuyền 15 quả, lưới bóng chuyền, cọc, cờ
  1. Tính mới của đề tài
  • Vận dụng một số bài tập mới vào giảng dạy không bị động vào phân phối chương trình
  • Phát huy được tính tự giác tập luyện cho học sinh
  • Chủ động đổi mới phương pháp không bám theo phân phối chương trình
  • Tìm hiểu điều kiện và thực tiễn giảng dạy kỹ thuật đập theo phương lấy đà nội dung  bóng chuyền THPT.
  • Vận dụng các bài tập và trò chơi bổ trợ nhằm nâng cao hiệu quả dạy học theo đinh hướng phát triển năng lực học sinh về kỹ thuật đập bóng theo phương lấy đà nội dung  Bóng chuyền khối 10

                                        PHẦN II – NỘI DUNG 

  1. Cơ sở lí luận và thực tiễn
  2. Cơ sở lí luận

Bóng chuyền là môn thể thao đồng đội thi đấu đối kháng gián tiếp, không va chạm thân thể trực tiếp bởi do lưới ngăn cách, hoạt động thi đấu Bóng chuyền theo hướng toàn diện – nhanh – cao – biến.

Toàn diện trong thi đấu Bóng chuyền thể hiện ở việc thực hiện một loạt kỹ thuật cơ bản (chuyền, đệm, phát, đập, chắn) trong một khoảng thời gian ngắn. Kỹ thuật thực dụng thi đấu (vận dụng cụ thể trong thi đấu); kỹ thuật sở trường, tức khả năng vận dụng điêu luyện vào tình huống nào đó được đào tạo phù hợp với điều kiện cá nhân (chuyền 2, libero, chủ công, phụ công, hoặc sở trường về phát, phòng thủ, chuyền 1, chắn), độc chiêu, tức có trình độ kỹ xảo cao mang tính sáng tạo, độc đáo của cá nhân mà người khác chưa đạt tới. Cuối cùng xuyên suốt mang tính nền móng cơ sở tạo điều kiện cho sự phát triển của tất cả các kỹ thuật trên mà mọi tài năng muốn phát triển đến trình độ cao nhất cần có là công cơ bản (công tay, công thân, công chân, công mắt và năng lực phán đoán cảm nhận). Ngoài toàn diện về kỹ thuật ra còn phải toàn diện về tri thức, vận dụng kỹ chiến thuật cá nhân và tập thể, năng lực thích ứng với hoàn cảnh, sức khoẻ, tâm lý, nhân cách và thể lực chuyên môn. Sự toàn diện thể hiện năng lực, trình độ thi đấu gắn chặt hữu cơ thống nhất ở con người. Tính toàn diện này là hướng ứng dụng của quá trình đào tạo, huấn luyện, đồng thời là yêu cầu toàn diện của từng cá nhân VĐV, chưa kể phạm vi trình độ tổng hợp một đội bóng hình thành sức mạnh thể hiện về trình độ thi đấu cao trước mọi đối thủ.

Nhanh trong Bóng chuyền chỉ năng lực thực hiện động tác nhanh, tần số động tác nhanh (bật đập nhanh, ghìm nhanh, xoay chuyển nhanh), nhanh trong sự điều khiển của thần kinh theo hướng tăng tốc và nhanh trong giảm tốc. Nhanh chính là điều kiện để thực hiện được các dạng biến hoá.

Cao trong Bóng chuyền chỉ chiều cao đứng, cao với tay, bật cao, xa có đà hoặc không có đà, cao thể hiện năng lực khống chế không gian cao, xa tạo điều kiện cho VĐV khống chế tầm cao, không gian chiều cao theo chiều thẳng đứng và chiều ngang.

Biến hoá chỉ năng lực điều khiển cao nhất với trình độ kỹ năng, kỹ xảo cao vận dụng trong điều kiện biến đổi của thi đấu. Biến hoá phải thể hiện trên cơ sở nhịp điệu tốc độ biến điểm, biến tầm, biến phương, biến chiều, biến hình động tác, biến lực…). Bóng chuyền phải vận động đến bóng, tiếp xúc bóng trong thời gian rất ngắn (theo luật), bóng lại luôn chuyển động trên không, không dừng lại nên biến hoá là mục tiêu cao nhất mang tính nghệ thuật sáng tạo cao, tức tài năng Bóng chuyền cần có năng lực linh hoạt cao 

1.1. Kỹ thuật đập bóng theo phương lấy đà trong bộ môn bóng chuyền

1.1.1. Kỹ thuật đập bóng – Tư thế chuẩn bị 

Đứng cách lưới khoảng 2 – 3m (nếu đứng sát lưới thì không có chỗ lấy đà và nhảy lên sẽ bị chạm lưới). Không nên đứng nguyên một chỗ mà nên xê dịch nhẹ để có thể sẵn sàng điều chỉnh bước nhảy và gốc độ chạy lấy đà. Đầu gối hơi chùng, thân người hơi ngã về phía trước trong sân, mắt theo dõi người chuyền bóng.

1.1.2. Kỹ thuật đập bóng – Lấy đà

Để có sức bật cao hơn và điều chỉnh khoảng cách, vị trí đập bóng cho thích hợp.

  • Thời gian lấy đà: Khi đã xác định được đường bóng và hướng bóng nâng tới. Thông thường là khi bóng vừa rời tay người nâng. Nếu đập bóng càng thấp càng phải lấy đà sớm hơn, đập bóng cao lấy đà chậm hơn.
  • Góc độ của đường lấy đà (so với lưới) phụ thuộc vào khả năng người đập, người đập giỏi có thể lấy đà với góc độ lớn hơn, có khi thẳng góc với lưới (900 ). Nếu đập kém hoặc mới tập mà chạy góc độ lớn thì người sẽ chạm vào lưới, và đường bóng đập dễ bị chắn cho nên góc độ lấy đà (so với lưới) thông thường từ 350 – 500; với người mới tập thì trung bình 450.
  • Số bước lấy đà: có thể 1 – 4 bước nhưng thông thường là 3 bước.
0/5 (0 Reviews)
0/5 (0 Reviews)

TÀI LIỆU LIÊN QUAN

12
Lịch
4.5/5
TÀI LIỆU WORD

Theo dõi
Thông báo của
guest
Phản hồi nội tuyến
Xem tất cả bình luận
Set your categories menu in Theme Settings -> Header -> Menu -> Mobile menu (categories)
Shopping cart

KẾT NỐI NGAY VỚI KIẾN EDU

Chúng tôi luôn sẵn sàng lắng nghe và đưa ra giải pháp phù hợp nhất cho vấn đề của bạn.

0886945229

Email

kienedu.com@gmail.com

Đây chỉ là bản XEM THỬ - khách hàng vui lòng chọn mua tài liệu và thanh toán để nhận bản đầy đủ

TẢI TÀI LIỆU

Bước 1: Chuyển phí tải tài liệu vào số tài khoản sau với nội dung: Mã tài liệu

Chủ TK: Ngô Thị Mai Lan

STK Agribank: 2904281013397 Copy
* (Nếu khách hàng sử dụng ngân hàng Agribank thì chuyển tiền vào STK Agribank để tránh bị lỗi treo giao dịch)
STK TPbank: 23665416789 Copy
tài khoản tpbank kienedu

Bước 2: Gửi ảnh chụp giao dịch vào Zalo kèm mã tài liệu để nhận tài liệu qua Zalo hoặc email

Nhắn tin tới Zalo Kiến Edu (nhấn vào đây để xác nhận và nhận tài liệu!)