SKKN Vận dụng các hoạt động trải nghiệm trong dạy học chủ đề Truyện dân gian theo định hướng phát triển năng lực học sinh trong tình hình dịch bệnh hiện nay
- Mã tài liệu: MP0249 Copy
Môn: | Ngữ Văn |
Lớp: | 10, 11, 12 |
Bộ sách: | |
Lượt xem: | 2514 |
Lượt tải: | 4 |
Số trang: | 62 |
Tác giả: | Đặng Thị Bảo Hân |
Trình độ chuyên môn: | Cử nhân đại học |
Đơn vị công tác: | THPT Nguyễn Xuân Ôn |
Năm viết: | 2021-2022 |
Số trang: | 62 |
Tác giả: | Đặng Thị Bảo Hân |
Trình độ chuyên môn: | Cử nhân đại học |
Đơn vị công tác: | THPT Nguyễn Xuân Ôn |
Năm viết: | 2021-2022 |
Sáng kiến kinh nghiệm “SKKN Vận dụng các hoạt động trải nghiệm trong dạy học chủ đề Truyện dân gian theo định hướng phát triển năng lực học sinh trong tình hình dịch bệnh hiện nay” triển khai gồm các biện pháp nổi bật sau:
1. Vận dụng các HĐTN nhằm phát triển năng lực đọc cho học sinh
2. Vận dụng các HĐTN nhằm phát triển năng lực viết cho học sinh
3. Vận dụng các HĐTN nhằm phát triển năng lực nói và nghe cho học sinh
Mô tả sản phẩm
Phần I. ĐẶT VẤN ĐỀ
- Lý do chọn đề tài
Chương trình giáo dục định hướng năng lực được bàn đến nhiều từ năm 90 của thế kỷ XX và ngày nay trở thành xu hướng giáo dục quốc tế. Dạy học theo định hướng phát triển năng lực sẽ thực hiện được mục tiêu phát triển toàn diện các phẩm chất nhân cách của học sinh (HS), giúp HS đối mặt và giải quyết được các tình huống đa dạng, phức tạp mà cuộc sống đặt ra.
Hoạt động trải nghiệm (HĐTN) trong chương trình phổ thông mới không phải là một môn học mà là hoạt động giáo dục được thực hiện bắt buộc từ lớp 1 đến lớp 12. HĐTN sẽ tạo cơ hội cho HS huy động, tổng hợp kiến thức, kỹ năng của các môn học, các lĩnh vực giáo dục khác nhau để có thể trải nghiệm thực tiễn trong nhà trường, gia đình và xã hội. Đồng thời giúp các em có cơ hội để tham gia các hoạt động phục vụ cộng đồng và hoạt động hướng nghiệp. Đặc biệt tất cả các hoạt động này phải thực hiện dưới sự hướng dẫn, tổ chức của nhà giáo dục. Qua HĐTN các em sẽ tự khẳng định được mình, tự đánh giá được kết quả hoạt động của bản thân, của nhóm mình và của bạn bè. Từ đó, hình thành và phát triển cho các em những phẩm chất chủ yếu, những năng lực chung, giá trị sống và các năng lực cần thiết. Tuy nhiên, trong tình hình diễn biến phức tạp của dịch bệnh Covid như hiện nay, một số HĐTN cần được tổ chức linh động, khéo léo mới có thể vừa phát huy được các năng lực, vừa đảm bảo được sự an toàn cho học sinh.
Chương trình Giáo dục phổ thông hiện hành thực hiện lựa chọn các chủ đề, rà soát nội dung các bài học để sắp xếp lại thành một số bài học tích hợp của từng môn học, từ đó, xây dựng kế hoạch dạy học, kế hoạch tổ chức hoạt động giáo dục cho từng bài học, từng chủ đề theo định hướng hình thành, phát triển phẩm chất, năng lực của học sinh. Vì vậy, xây dựng kế hoạch dạy học và kế hoạch tổ chức hoạt động giáo dục theo định hướng hình thành, phát triển phẩm chất, năng lực của học sinh
phải xây dựng được các hoạt động học tập, hoạt động trải nghiệm sáng tạo, hoạt động vận dụng kiến thức vào thực tiễn qua từng bài, từng chủ đề và từng hoạt động giáo dục cụ thể. Từ nghiên cứu và thực tiễn công tác giảng dạy môn Ngữ văn, nhóm tác giả đã xây dựng đề tài sáng kiến kinh nghiệm Vận dụng các hoạt động trải nghiệm trong dạy học chủ đề Truyện dân gian theo định hướng phát triển năng lực học sinh trong tình hình dịch bệnh hiện nay.
- Mục tiêu, ý nghĩa, tính mới của đề tài
- Mục tiêu
Đề tài hướng đến việc vận dụng một số các hoạt động trải nghiệm sáng tạo trong dạy học chủ đề Truyện dân gian theo định hướng phát triển năng lực học sinh trong tình hình dịch bệnh hiện nay dưới điều kiện thực tế của nhà trường THPT nơi chúng tôi công tác.
Thông qua sự đa dạng về nội dung của HĐTNST trong dạy học chủ đề Truyện dân gian, HS sẽ được hình thành và phát triển năng lực một cách toàn diện bên cạnh những kết quả tích cực khác của hoạt động giáo dục.
Những HĐTNST mà đề tài đề cập đến không chỉ được vận dụng trong thời kỳ dịch bệnh, mà sẽ được vận dụng tối ưu trong chương trình giáo dục phổ thông mới.
1
- Ý nghĩa
Đề tài hướng đến xác định được những hoạt động trải nghiệm sáng tạo, đề xuất những cách thức vận dụng mỗi hoạt động trải nghiệm đó trong tiến trình dạy học theo định hướng phát triển năng lực một cách toàn diện cho học sinh.
- Tính mới
Sáng kiến góp phần phát huy tính tích cực, chủ động và phát triển phẩm chất, năng lực của học sinh trong quá trình học tập chủ đề Truyện dân gian trong chương trình Ngữ văn 10.
Chứng minh tính khả thi và tính cần thiết của việc vận dụng hình thức HĐTNST nhằm nâng cao chất lượng dạy và học chủ đề Truyện dân gian Việt Nam bằng cách bám sát vào các năng lực cụ thể của kế hoạch bài dạy.
III. Phương pháp nghiên cứu
- Nghiên cứu lý thuyết
Tài liệu về lý luận như Dự thảo Chương trình giáo dục phổ thông tổng thể, Tổ chức hoạt động trải nghiệm sáng tạo trong nhà trường phỏ thông, Giáo trình Thực hành dạy học Ngữ văn ở trường THPT và các tài liệu khác có liên quan.
- Nghiên cứu thực tiễn
+ Phương pháp điều tra sư phạm:
So sánh, đối chiếu kết quả ở những tập thể lớp có tổ chức các HĐTNST so với các lớp chưa được giáo viên quan tâm phát huy các hoạt động này.
Thực hiện điều tra thái độ,cảm nhận và đánh giá của học sinh với các HĐTNST trong quá trình học tập ở trường phổ thông.
+ Phương pháp đàm thoại.
Trao đổi với thầy cô giáo, đồng nghiệp và học sinh trường trung học phổ thông (chủ yếu là giáo viên bộ môn và học sinh khối – lớp 10). Xử lý thông tin và rút ra kết luận khoa học, điều tra thực tế qua dự giờ thăm lớp, qua khảo sát học sinh ở hứng thú học tập
+ Phương pháp thực nghiệm sư phạm:
Trực tiếp vận dụng phương pháp tổ chức, hướng dẫn, quản lý các HĐTNST trong quá trình dạy học của bản thân
Đối chiếu kết quả thực nghiệm với lý luận để rút ra những kết luận khái quát, khoa học, mang tính phổ biến.
- Phạm vi nghiên cứu
Đề tài hướng đến vận dụng các HĐTNST trong dạy học chủ đề Truyện dân gian theo định hướng phát triển năng lực học sinh trong tình hình dịch bệnh hiện nay và được thực nghiệm tại trường chúng tôi dạy từ năm học 2018-2019 đến năm học 2021-2022.
2
Phần II. NỘI DUNG
- Cơ sở lí luận và thực tiễn
- Cơ sở lí luận
1.1. Năng lực
Hiện nay có nhiều quan niệm khác nhau về khái niệm năng lực, trong đó đáng chú ý một số quan niệm sau:
– Tổ chức Hợp tác và Phát triển kinh tế Thế giới (OECD) quan niệm năng lực là khả năng đáp ứng một cách hiệu quả những yêu cầu phức hợp trong một bối cảnh cụ thể.
– Tài liệu hội thảo chương trình Giáo dục phổ thông tổng thể trong chương trình giáo dục phổ thông mới của Bộ Giáo dục và Đào tạo khẳng định năng lực là sự huy động tổng hợp các kiến thức, kĩ năng và các thuộc tính cá nhân khác như hứng thú, niềm tin, ý chí… để thực hiện một loại công việc trong một bối cảnh nhất định.
Có thể nói rằng Chương trình giáo dục định hướng năng lực ngày nay trở thành xu hướng giáo dục quốc tế và đã khẳng định vai trò rất quan trọng của nó. Dạy học theo định hướng phát triển năng lực sẽ thực hiện được mục tiêu phát triển toàn diện các phẩm chất nhân cách của học sinh, giúp học sinh đối mặt và giải quyết được các tình huống đa dạng, phức tạp mà cuộc sống đặt ra.
Dạy học chú trọng phát triển năng lực cho học sinh là vô cùng cần thiết, các em là thế hệ trẻ là những chủ nhân tương lai của đất nước, năng lực các em có được không chỉ giúp các em sống bản lĩnh, tự tin, quyết đoán, năng động để thành công trong cuộc sống mà còn góp phần thúc đẩy sự phát triển của toàn xã hội. Trong bối cảnh hiện nay, khi đất nước đang bước vào thời kì hội nhập quốc tế sâu, rộng bên cạnh việc phải đáp ứng những yêu cầu phức tạp mà cuộc sống đặt ra các em còn phải chịu sự tác động của nhiều yếu tố tích cực lẫn tiêu cực. Nếu không có những năng lực cần thiết các em sẽ dễ buông xuôi, phó mặc và bị động trước những tình huống, yêu cầu, thử thách mà cuộc sống đặt ra.
1.2. Hoạt động trải nghiệm
Hoạt động trải nghiệm được xem là một bộ phận hữu cơ không thể thiếu trong quá trình giáo dục nói chung, quá trình dạy học nói riêng ở nhà trường phổ thông, góp phần thực hiện các mục tiêu giáo dục đào tạo của nhà trường phổ thông.
Theo từ điển Tiếng Việt: Trải nghiệm là trải qua, kinh qua. Trải nghiệm là trải qua thực tế để rút ra được những kinh nghiệm. Trải nghiệm thiên về các hoạt động thực tiễn. Còn theo từ điển Giáo dục học: Trải nghiệm là hoạt động thực hành, thực nghiệm các vấn đề đặt ra trong bài học và những vấn đề liên quan đến bài học.
Trong cuốn Tổ chức hoạt động trải nghiệm sáng tạo trong nhà trường phổ thông, NXB giáo dục (Nhóm tác giả), tác giả Lê Huy Hoàng nêu ý kiến: hoạt động trải nghiệm là hoạt động xã hội thực tiễn giúp học sinh tự chủ trải nghiệm trong tập
3
thể, qua đó hình thành và thể hiện phẩm chất năng lực; nhận ra năng khiếu, sở thích, đam mê, bộc lộ và điều chỉnh cá tính, giá trị, nhận ra chính mình cũng như khuynh hướng phát triển bản thân; bổ trợ và cùng các hoạt động dạy học trong chương trình giáo dục thực hiện tốt nhất mục tiêu giáo dục. Hoạt động này nhấn mạnh sự trải nghiệm, thúc đẩy năng lực sáng tạo của người học và được tổ chức một cách linh hoạt, sáng tạo.
Theo Dự thảo Chương trình giáo dục phổ thông tổng thể thì “hoạt động trải nghiệm sáng tạo” là hoạt động giáo dục trong đó từng học sinh được trực tiếp hoạt động thực tiễn trong nhà trường hoặc trong xã hội dưới sự hướng dẫn và tổ chức của nhà giáo dục, qua đó phát triển tình cảm, đạo đức, các kĩ năng và tích lũy kinh nghiệm riêng của cá nhân. Trải nghiệm là hoạt động được coi trọng trong từng môn học; đồng thời trong kế hoạch giáo dục cũng bố trí các hoạt động trải nghiệm sáng tạo riêng, mỗi hoạt động này mang tính tổng hợp của nhiều lĩnh vực giáo dục, kiến thức, kĩ năng khác nhau”.
Có 4 nhóm nội dung hoạt động trải nghiệm:
Thứ nhất là những hình thức nhóm mang tính cống hiến (gồm các hoạt động tình nguyện, nhân đạo, vì cộng đồng…).
Thứ hai là hoạt động có tính khám phá như những chuyến đi thực địa, tham quan, dã ngoại …
Thứ ba là hoạt động mang tính thể nghiệm, học sinh được trải nghiệm và thể nghiệm mình qua các hoạt động giao lưu, đóng kịch, sân khấu hóa,…
Thứ tư là những hoạt động có tính nghiên cứu và phân hóa, như những dự án, hoạt động nghiên cứu khoa học, các hoạt động câu lạc bộ có tính định hướng có tính phân hóa…
Như vậy, dù có nhiều quan điểm khác nhau về hoạt động trải nghiệm nhưng có thể thấy, các tác giả đều nhấn mạnh: cần coi trải nghiệm là một dạng hoạt động giáo dục được tổ chức theo phương thức trải nghiệm và sáng tạo. Mục đích của hoạt động này là góp phần hình thành và phát triển những phẩm chất, tư tưởng, ý chí, tình cảm, giá trị, kỹ năng sống và những năng lực chung cần có ở con người trong xã hội hiện đại, góp phần phát triển toàn diện năng lực tư duy và nhân cách học sinh.
1.3. Hoạt động trải nghiệm trong dạy học chủ đề
Xuất phát từ những mục tiêu chung của hoạt động trải nghiệm, hoạt động trải nghiệm trong môn Ngữ văn có các mục tiêu được cụ thể hóa sao cho phù hợp với đặc thù và tăng cường tính khả dụng của môn học. Cụ thể:
– Giúp HS hình thành và phát triển những phẩm chất, tư tưởng, ý chí, tình cảm, giá trị, kĩ năng sống; tiếp tục phát triển các năng lực quan trọng và đặc thù của môn Ngữ văn như: năng lực giao tiếp, năng lực thưởng thức và cảm thụ văn chương, năng lực sáng tạo… từ đó tham gia vào giao tiếp văn học và giao tiếp đời sống một cách có hiệu quả hơn.
TÀI LIỆU LIÊN QUAN
- 0
- 140
- 1
- [product_views]
- 3
- 120
- 2
- [product_views]
- 1
- 161
- 3
- [product_views]
- 5
- 103
- 4
- [product_views]
- 2
- 109
- 5
- [product_views]
100.000 ₫
- 6
- 451
- 6
- [product_views]
100.000 ₫
- 2
- 408
- 7
- [product_views]
100.000 ₫
- 6
- 502
- 8
- [product_views]
100.000 ₫
- 1
- 475
- 9
- [product_views]
100.000 ₫
- 3
- 509
- 10
- [product_views]