SKKN Vận dụng các kỹ thuật dạy học tích cực để nâng cao hiệu quả tiết dạy thực hành Lịch sử 10 – CÁNH DIỀU
- Mã tài liệu: MP0916 Copy
Môn: | Lịch Sử |
Lớp: | 10 |
Bộ sách: | Cánh diều |
Lượt xem: | 573 |
Lượt tải: | 6 |
Số trang: | 57 |
Tác giả: | Đặng Thị Bảo Hân |
Trình độ chuyên môn: | Thạc sĩ giáo dục |
Đơn vị công tác: | THPT Đô Lương |
Năm viết: | 2021-2022 |
Số trang: | 57 |
Tác giả: | Đặng Thị Bảo Hân |
Trình độ chuyên môn: | Thạc sĩ giáo dục |
Đơn vị công tác: | THPT Đô Lương |
Năm viết: | 2021-2022 |
Sáng kiến kinh nghiệm “Vận dụng các kỹ thuật dạy học tích cực để nâng cao hiệu quả tiết dạy thực hành Lịch sử 10 – CÁNH DIỀU”triển khai gồm các biện pháp nổi bật sau:
4. Vận dụng một số kỹ thuật dạy học tích cực để nâng cao hiệu quả tiết dạy Thực hành lịch sử 10 tại trường THPT
4.1. Kỹ thuật giao nhiệm vụ.
4.2. Kỹ thuật phòng tranh.
4.3. Kỹ thuật “khăn trải bàn”.
4.4. Kỹ thuật “Sơ đồ tư duy”.
4.5. Kỹ thuật “trình bày một phút”.
Mô tả sản phẩm
PHẦN I: ĐẶT VẤN ĐỀ
- Lý do chọn đề tài
Chương trình giáo dục phổ thông 2018 ban hành kèm theo Thông tư số 32/2018/TT-BGDĐT ngày 26 tháng 12 năm 2018 của Bộ trưởng Bộ Giáo dục và Đào tạo xây dựng trên quan điểm coi mục tiêu giáo dục phổ thông là giáo dục con người toàn diện, giúp học sinh phát triển hài hòa về đức, trí, thể, mĩ. Chương trình giáo dục phổ thông mới được xây dựng một cách bài bản, từ chương trình tổng thể đến các chương trình môn học, hoạt động giáo dục. Tuy nhiên, cái mới, nhất là trong giáo dục, không phải lúc nào cũng diễn ra một cách dễ dàng, nhất là việc chuyển từ chương trình giáo dục nặng về truyền thụ kiến thức, sang định hướng phát triển phẩm chất, năng lực người học; lại tác động tới nhiều đối tượng khác nhau, từ người dạy, người học đến cả cha mẹ học sinh.
Trước yêu cầu đổi mới để đáp ứng Chương trình giáo dục phổ thông mới, đòi hỏi giáo viên phải tích cực vận dụng các phương pháp và kỹ thuật dạy học tích cực nhằm hình thành năng lực người học. Đặc biệt, để thay đổi thực trạng của việc dạy và học môn Lịch sử trong nhà trường phổ thông, một trong những yêu cầu cấp thiết đối với các thầy cô giáo bộ môn Lịch sử đó là làm sao để có thể gây hứng thú, yêu thích môn Lịch sử cho học sinh. Muốn vậy, người giáo viên phải biết vận dụng linh hoạt, hợp lý các phương pháp và kỹ thuật dạy học tích cực theo định hướng phát triển năng lực học sinh.
Chủ trương của Bộ Giáo dục và Đào tạo đã được sự hưởng ứng rộng khắp trong đội ngũ nhà giáo với các hình thức phong phú và đa dạng. Sở Giáo dục và Đào tạo Nghệ an triển khai nhiệm vụ năm học, ban hành kế hoạch, công văn hướng dẫn định hướng cho việc đổi mới phương pháp dạy học, tăng cường cơ sở vật chất và thiết bị dạy học… Đội ngũ giáo viên đã nhận thức đúng đắn về sự cần thiết và có nhiều cố gắng thực hiện đổi mới phương pháp dạy học. Những kết quả bước đầu đạt được là động lực to lớn để giáo viên và học sinh tiếp nối, lan tỏa và thêm yêu hơn nữa môn Lịch sử.
Trong các kỹ thuật dạy học có những kĩ thuật dạy học chung, có những kĩ thuật đặc thù của từng phương pháp dạy học. Ngày nay, người ta chú trọng phát triển và sử dụng các kỹ thuật dạy học phát huy tính tích cực, sáng tạo của người học như “động não”, “tia chớp”, “bể cá”, “bản đồ tư duy”, “trình bày một phút”…nhằm phát huy năng lực, phẩm chất của người học, tạo hứng thú cho người học luôn là những trăn trở của thầy cô trong quá trình đứng lớp.
Năm học 2022 – 2023 trong chương trình lớp 10 giành thời lượng cho các tiết dạy thực hành sau các chủ đề. Đây là những tiết dạy rất quan trọng đối với học sinh. Nhiều giáo viên còn hiểu sai về các tiết dạy thực hành, chủ yếu cho các em học sinh làm bài tập trắc nghiệm hoặc tự luận. Mục tiêu, yêu cầu của các tiết dạy thực hành môn lịch sử lớp 10 phải hình thành năng lực, phẩm chất cho học sinh. Những tiết dạy thực hành này nhiều giáo viên còn lúng túng, ít tài liệu tham khảo và khó dạy, giáo viên cần nhiều thời gian đầu tư.
Trong quá trình thực hiện giảng dạy lớp 10 Sách giáo khoa mới, chúng tôi
đã tiến hành thử nghiệm nhiều kĩ thuật dạy học trong tiết thực hành và thấy rằng hiệu quả đem lại rất cao đối với giáo viên và học sinh. Xuất phát từ những lý do trên, với mong muốn góp phần đổi mới và nâng cao hiệu quả dạy học môn lịch sử, chúng tôi quyết định làm sáng kiến kinh nghiệm với đề tài “Vận dụng các kỹ thuật dạy học tích cực để nâng cao hiệu quả tiết dạy thực hành Lịch sử 10 tại trường THPT Đô Lương 1” để nghiên cứu, tìm hiểu và áp dụng trong quá trình dạy học các tiết thực hành lịch sử.
- Mục đích nghiên cứu
Đề tài nghiên cứu nhằm tìm đến những nội dung bài học phù hợp với các kỹ thuật dạy học và có thể mang lại hiệu quả cao nhất, qua đó góp phần nâng cao hiệu quả dạy và học. Nhất là trong bối cảnh, nhà trường đang còn thiếu thốn rất nhiều phương tiện, thiết bị dạy học.
- Đối tượng nghiên cứu
Chủ thể: Nghiên cứu, phân tích đánh giá thực trạng và đưa ra các giải pháp vận dụng các kỹ thuật dạy học tích cực có hiệu quả vào tiết dạy Thực hành Lịch sử 10- THPT
Khách thể: Học sinh khối 10.
- Phương pháp nghiên cứu
- Phương pháp nghiên cứu, thu thập và xử lý thông tin, tài liệu.
- Phương pháp phân tích, tổng hợp, đánh giá. – Phương pháp thống kê.
- Phương pháp đàm thoại, phỏng vấn.
- Phương pháp thực nghiệm sư phạm.
PHẦN II: NỘI DUNG NGHIÊN CỨU
Chương 1: Cơ sở lý luận và thực tiễn về vận dụng các kỹ thuật dạy học tích cực để nâng cao hiệu quả tiết dạy Thực hành Lịch sử 10- THPT
- Cơ sở lý luận
Giáo dục là nền tảng của xã hội, là cơ sở tiền đề để quyết định sự phồn vinh của đất nước. Giáo dục cung cấp những hiểu biết về kho tàng tri thức của nhân loại cho biết bao thế hệ, giúp cho các em những hiểu biết cơ bản cần thiết về khoa học và cuộc sống. Mặt khác, giáo dục còn góp phần hình thành và bồi dưỡng nhân cách tốt đẹp cho học sinh.
Giáo dục phổ thông nước ta đang chuyển từ giáo dục tiếp cận nội dung sang tiếp cận năng lực của người học. Giáo dục định hướng năng lực nhằm đảm bảo chất lượng đầu ra của việc dạy học, thực hiện mục tiêu phát triển toàn diện các phẩm chất nhân cách, chú trọng năng lực vận dụng tri thức trong những tình huống thực tiễn nhằm chuẩn bị cho học sinh năng lực giải quyết các tình huống của cuộc sống và nghề nghiệp. Và, việc sử dụng các kỹ thuật dạy học phát huy tính tích cực sang tạo trong dạy học là hết sức cần thiết.
1.1. Khái niệm kỹ thuật dạy học và kỹ thuật dạy học tích cực.
Kỹ thuật dạy học là những biện pháp, cách thức hành động của của giáo viên và học sinh trong các tình huống, hành động nhỏ nhằm thực hiện và điều khiển quá trình dạy học. Các kỹ thuật dạy học là những đơn vị nhỏ nhất của phương pháp dạy học. Có những kỹ thuật dạy học chung, có những kỹ thuật đặc thù của từng phương pháp dạy học. Ngày nay người ta chú trọng phát triển và sử dụng các kỹ thuật dạy học phát huy tính tích cực, sáng tạo của người học như “động não”, “tia chớp”, “bể cá”, XYZ, phòng tranh, khăn trải bàn, trình bày một phút, sơ đồ tư duy…
Kỹ thuật dạy học tích cực (KTDHTC) là những động tác, cách thức hành động của giáo viên và học sinh trong các tình huống, hành động nhỏ nhằm thực hiện và điều khiển quá trình dạy học nhằm phát huy tính tích cực, chủ động, sáng tạo của người học như: kỹ thuật động não, kỹ thuật thông tin phản hồi, kỹ thuật bể cá, kỹ thuật tia chớp, kỹ thuật ổ bi, kỹ thuật XYZ, kỹ thuật khăn trải bàn, kỹ thuật mảnh ghép, kỹ thuật phòng tranh, kỹ thuật trình bày một phút, kỹ thuật sơ đồ tư duy…
Kỹ thuật dạy học tích cực là những kỹ thuật dạy học có ý nghĩa đặc biệt trong việc phát huy sự tham gia tích cực của học sinh vào quá trình dạy học, kích thích tư duy, sự sáng tạo và sự cộng tác làm việc của học sinh.
Năng lực sử dụng các kỹ thuật dạy học khác nhau phụ thuộc vào trình độ chuyên môn của từng giáo viên, và nó được đánh giá là một tiêu chí quan trong trong công cuộc đổi mới phương pháp dạy học trong giai đoạn hiện nay.
1.2. Ý nghĩa, vai trò của việc sử dụng kỹ thuật dạy học tích cực để nâng cao hiệu quả tiết dạy Thực hành Lịch sử 10- THPT
1.2.1. Đối với giáo viên.
Mục tiêu của các tiết Thực hành Lịch sử 10 trong chương trình GDPT 2018
là GV tổ chức các hoạt động học tập nhằm phát triển năng lực của HS. Các kỹ thuật dạy học tích cực có ý nghĩa đặc biệt quan trọng trong hoạt động dạy học các tiết dạy Thực hành . Sử dụng các kỹ thuật dạy học tích cực giúp GV phát huy sự tham gia hoạt động tích cực, chủ động của học sinh vào quá trình dạy học. Có rất nhiều kĩ thuật dạy học tích cực mà các nhà nghiên cứu giáo dục đã đưa ra nhằm dạy học sinh không chỉ tiếp thu kiến thức tốt mà còn phát triển năng lực. Điều quan trọng là giáo viên linh hoạt tuỳ theo nội dung bài Thực hành để chọn kĩ thuật dạy học phù hợp.
Xem thêm:
- SKKN Khai thác các di sản Việt Nam được UNESCO công nhận vào giảng dạy lịch sử lớp 10 nhằm phát triển phẩm chất và năng lực cho học sinh – CÁNH DIỀU
- SKKN Một số hình thức và phương pháp kiểm tra đánh giá trong dạy học Lịch sử 10 nhằm phát triển phẩm chât, năng lực cho HS THPT”. – CÁNH DIỀU
- SKKN Tổ chức dạy học phân hóa chủ đề “Một số nền văn minh trên đất nước Việt Nam (trước năm 1858) – CÁNH DIỀU
TÀI LIỆU LIÊN QUAN
- 2
- 155
- 1
- [product_views]
- 8
- 182
- 2
- [product_views]
- 8
- 182
- 3
- [product_views]
100.000 ₫
- 9
- 558
- 5
- [product_views]
100.000 ₫
- 8
- 413
- 6
- [product_views]
100.000 ₫
- 7
- 582
- 7
- [product_views]
100.000 ₫
- 4
- 465
- 8
- [product_views]
100.000 ₫
- 7
- 547
- 9
- [product_views]
100.000 ₫
- 5
- 589
- 10
- [product_views]