SKKN Vận dụng phương pháp dạy học tích cực vào dạy học đoạn trích “Huyện đường” (Tuồng Nghêu, Sò, Ốc, Hến) trong chương trình Ngữ văn 10, bộ Kết nối tri thức và cuộc sống
- Mã tài liệu: MP1295 Copy
Môn: | NGỮ VĂN |
Lớp: | 10 |
Bộ sách: | Kết nối tri thức |
Lượt xem: | 462 |
Lượt tải: | 8 |
Số trang: | 38 |
Tác giả: | Nguyễn Thị Hồng Liên |
Trình độ chuyên môn: | Thạc sĩ giáo dục |
Đơn vị công tác: | THPT chuyên Lương Văn Tụy |
Năm viết: | 2022-2023 |
Số trang: | 38 |
Tác giả: | Nguyễn Thị Hồng Liên |
Trình độ chuyên môn: | Thạc sĩ giáo dục |
Đơn vị công tác: | THPT chuyên Lương Văn Tụy |
Năm viết: | 2022-2023 |
Sáng kiến kinh nghiệm “SKKN Vận dụng phương pháp dạy học tích cực vào dạy học đoạn trích “Huyện đường” (Tuồng Nghêu, Sò, Ốc, Hến) trong chương trình Ngữ văn 10, bộ Kết nối tri thức và cuộc sống“triển khai gồm các biện pháp nổi bật sau:
2.1. Giáo viên nắm chắc các biện pháp dạy học tích cực
2.2. Xác định mục tiêu cần đạt của bài học
2.3. Hướng dẫn học sinh chuẩn bị để học tập đoạn trích Huyện đường
2.4. Tổ chức dạy học trên lớp
2.5. Tổng kết, luyện tập củng cố về tác phẩm
2.6. Kết hợp với các hình thức khác
Mô tả sản phẩm
1. Tên sáng kiến, lĩnh vực áp dụng
Tên sáng kiến: Vận dụng phương pháp dạy học tích cực vào dạy học đoạn trích “Huyện đường” (Tuồng Nghêu, Sò, Ốc, Hến) trong chương trình Ngữ văn 10, bộ Kết nối tri thức và cuộc sống.
Lĩnh vực áp dụng: Áp dụng trong giảng dạy môn Ngữ văn -THPT
2. Nội dung
a. Giải pháp cũ thường làm:
Giáo viên khi dạy phần văn học trong chương trình thường quan tâm tới các tác phẩm thơ và truyện ngắn còn với các tác phẩm sân khấu dân gian thường chưa được quan tâm đúng mức. Một phần vì các văn bản cổ thường xa lạ khó tiếp cận với học sinh, hơn nữa trong nội dung thi cũng ít khi thi vào các tác phẩm này. Chính vì thế nhiều khi giáo viên chỉ dạy cho xong bài và học sinh cũng chỉ tiếp nhận một cách hời hợt, thiếu hứng thú.
Trong quá trình dạy học các tác phẩm văn học dân gian nói chung và thể loại tuồng nói riêng, giáo viên chưa phát huy tính tích cực của học sinh, chưa tạo điều kiện để mỗi học sinh bộc lộ thế mạnh và khả năng, sở thích cá nhân trong việc tự kiến tạo kiến thức cho mình, chưa khuyến khích được sự tìm tòi cá nhân cũng như định hướng tư duy và lập luận theo các góc độ khác nhau trong quá trình học tập.
Việc đổi mới phương pháp dạy học chưa đồng bộ, nhiều giáo viên chưa tích cực trong việc đổi mới phương pháp. Còn tồn tại việc giáo viên vẫn quen với phương pháp dạy học truyền thống: ghi chép một chiều, truyền thụ kiến thức để đảm bảo nội dung bài học. Tư duy đổi mới còn chưa triệt để và chưa tạo thành kĩ năng thành thục. Việc đổi mới phương pháp dạy học chủ yếu được áp dụng trong một số tiết thao giảng nên còn mang nặng tính hình thức. Một số giáo viên còn loay hoay trong việc tiếp cận phương pháp mới, chưa có sự chủ động và linh hoạt khi vận dụng vào thực tiễn giảng dạy. Bên cạnh đó, có bộ phận nhỏ giáo viên còn có tư tưởng ngại đổi mới, ngại học hỏi để nâng cao chuyên môn và tiếp cận phương pháp mới trong dạy học.
Học sinh vẫn chưa thực sự chủ động, tích cực để hợp tác với giáo viên trong việc tổ chức hoạt động học theo phương pháp đổi mới dạy đọc hiểu văn bản văn học. Một bộ phận học sinh còn giữ lối học thụ động kiểu ghi chép, chưa phát huy được tư duy sáng tạo và tinh thần tự học. Việc khai thác công nghệ thông tin còn chưa đồng đều ở học sinh.
b. Giải pháp mới cải tiến:
Trong xu thế hội nhập và phát triển “đổi mới căn bản toàn diện giáo dục”, việc đổi mới cách dạy, cách học là cần thiết. Mục đích của việc đổi mới phương pháp dạy học ở trường phổ thông là thay đổi lối dạy học truyền thụ một chiều sang dạy học theo “phương pháp dạy học tích cực” nhằm giúp học sinh phát huy tính tích cực, tự giác, chủ động, sáng tạo, rèn luyện thói quen và khả năng tự học, tinh thần hợp tác, kỹ năng vận dụng kiến thức vào những tình huống khác nhau trong học tập và thực tiễn, tạo niềm tin, niềm vui hứng thú trong học tập.
Để áp dụng được các PPDH tích cực vào giảng dạy nhằm phát huy tính tích cực và chủ động của học sinh giáo viên phải nắm được một số PPDH tích cực, cách tiến hành các phương pháp đó, phân biệt được sự khác nhau giữa PPDH tích cực và PPDH truyền thống. Một số PPDH tích cực đang được áp dụng trong nhà trường THPT hiện nay như : đàm thoại, thảo luận nhóm, đóng vai, đặt và giải quyết vấn đề, dạy học theo dự án, sơ đồ tư duy… Giáo viên biết áp dụng linh hoạt, mềm dẻo trong bài giảng của mình. Việc dạy học theo phương pháp mới đòi hỏi người giáo viên phải có sự đầu tư về thời gian, có đam mê tìm tòi, nghiên cứu.
Việc đổi mới phương pháp dạy khi dạy học đoạn trích “Huyện đường” trong vở tuồng Nghêu, Sò, Ốc, Hến nhằm phát huy tính tích cực, chủ động, sáng tạo cho học sinh. Giúp học sinh cảm nhận được vẻ đẹp cũng như ý nghĩa, giá trị của các văn bản tuồng nói riêng và nghệ thuật sân khấu dân gian nói chung. Qua đó giúp các em hiểu hơn về cuộc sống, xã hội xưa kia với những mặt trái, tệ trạng còn tồn tại. Từ đó liên hệ với xã hội hiện đại để rút ra cho mình những bài học, những góc nhìn về cuộc sống. Đồng thời cũng giúp các em khám phá và hiểu rõ hơn những nét đặc sắc của nghệ thuật tuồng, thêm yêu mến và trân trọng những giá trị văn hóa của dân tộc.
3. Hiệu quả kinh tế, xã hội dự kiến đạt được
Là giáo viên dạy văn cấp THPT và đang trực tiếp dạy chương trình lớp 10, sáng kiến Vận dụng phương pháp day học tích cực vào dạy đoạn trích “Huyện đường” (Tuồng Nghêu, Sò, Ốc, Hến), bộ Kết nối tri thức và cuộc sống cũng là một cách chúng tôi tiếp cận chương trình mới, tự học, tự nâng cao trình độ chuyên môn nghiệp vụ, nâng cao chất lượng dạy và học môn Ngữ văn trong nhà trường.
Vận dụng các phương pháp phù hợp, giúp học sinh hiểu kĩ tác phẩm, nắm chắc kiến thức và có khả năng thực hành các dạng đề khác nhau liên quan đến tác phẩm.
Góp phần nâng cao chất lượng bộ môn, điểm số trong bài thi.
4. Điều kiện và khả năng áp dụng
Về cơ sở vật chất: Trường THPT cần được trang bị đầy đủ hơn về cơ sở vật chất, phương tiện dạy học hiện đại, giúp chúng tôi có điều kiện phát huy năng lực và áp dụng tốt sáng kiến vào thực tế giảng dạy.
Học sinh: Phải chuẩn bị tốt bài ở nhà theo sự phân công công việc của giáo viên, có kĩ năng phối hợp làm việc nhóm và kĩ năng phân tích và giải quyết vấn đề.
Đội ngũ giáo viên: Các thầy cô giảng dạy bộ môn Ngữ văn phải có cường độ làm việc lớn, lòng yêu nghề, chịu khó tìm đọc tài liệu và phải có ý thức sâu sắc về việc đổi mới PPDH để nâng cao chất lượng dạy học môn Ngữ văn.
Chúng tôi xin cam đoan mọi thông tin nêu trong đơn là trung thực, đúng sự thật và hoàn toàn chịu trách nhiệm trước pháp luật.
XÁC NHẬN CỦA LÃNH ĐẠO ĐƠN VỊ Ninh Bình, ngày 20 tháng 4 năm 2023
Người nộp đơn
(Ký và ghi rõ họ tên)
Đồng tác giả:
PHẦN NỘI DUNG
CHƯƠNG I. MỘT SỐ VẤN ĐỀ LÝ THUYẾT CHUNG
1.1. Một số vấn đề về dạy học tích cực
1.1.1 Dạy học theo phương pháp dạy học (PPDH) tích cực là một định hướng lớn về đổi mới PPDH theo hướng phát triển năng lực của học sinh
Hội nghị Ban chấp hành Trung ương Đảng khoá VIII đã phân tích và nhận định sâu sắc thực trạng phương pháp giảng dạy ở nước ta thời gian qua còn chậm đổi mới, chưa phát huy được khả năng sáng tạo của người học và yêu cầu đổi mới mạnh mẽ phương pháp giáo dục đào tạo, khắc phục lối truyền thụ một chiều, rèn luyện thành lối tư duy sáng tạo ở người học. Nghị quyết Hội nghị lần thứ 8, Ban Chấp hành Trung ương khóa XI (Nghị quyết số 29-NQ/TW) về đổi mới căn bản, toàn diện giáo dục và đào tạo, đáp ứng yêu cầu công nghiệp hóa, hiện đại hóa trong điều kiện kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa và hội nhập quốc tế đã chỉ rõ quan điểm, mục tiêu và giải pháp đổi mới, cụ thể như sau:
Quan điểm đổi mới căn bản, toàn diện giáo dục và đào tạo: “… Chuyển mạnh quá trình giáo dục từ chủ yếu trang bị kiến thức sang phát triển toàn diện năng lực và phẩm chất người học. Học đi đôi với hành; lý luận gắn với thực tiễn; giáo dục nhà trường kết hợp với giáo dục gia đình và giáo dục xã hội.”.
Mục tiêu: “… Giáo dục con người Việt Nam phát triển toàn diện và phát huy tốt nhất tiềm năng, khả năng sáng tạo của mỗi cá nhân…”
Giải pháp: “Tiếp tục đổi mới mạnh mẽ và đồng bộ các yếu tố cơ bản của giáo dục, đào tạo theo hướng coi trọng phát triển phẩm chất, năng lực của người học… Tiếp tục đổi mới mạnh mẽ phương pháp dạy và học theo hướng hiện đại; phát huy tính tích cực, chủ động, sáng tạo và vận dụng kiến thức, kỹ năng của người học; khắc phục lối truyền thụ áp đặt một chiều, ghi nhớ máy móc”.
(Trích Nghị quyết Hội nghị lần thứ 8, Ban Chấp hành Trung ương khóa XI – Nghị quyết số 29-NQ/TW- ngày 4/11/2013)
Luật giáo dục của nước CHXHCNVN trong điều 4 (yêu cầu về nội dung phương pháp giáo dục) cũng chỉ rõ: “Phương pháp giáo dục phải phát huy tính tích cực tự giác, chủ động, tư duy, sáng tạo ở người học, bồi dưỡng năng lực tự học, lòng say mê học tập và ý chí vươn lên” (Luật Giáo dục – trang 9 – 1998)
1.1.2 Dạy học theo PPDH tích cực
Xem thêm:
- SKKN Đề xuất giải pháp phát triển năng lực nói trong giờ Ngữ văn cho học sinh trung học phổ thông. – KNTT
- SKKN Một số giải pháp phát triển năng lực viết cho học sinh góp phần nâng cao chất lượng môn Ngữ văn ở trường PT DTNT THPT Số 2 – KNTT
- SKKN Sử dụng Google Classroom và Quizizz để tăng hiệu quả cho giờ dạy học tác phẩm văn học ở chương trình Ngữ Văn THPT mới – KNTT
TÀI LIỆU LIÊN QUAN
- 0
- 140
- 1
- [product_views]
- 3
- 120
- 2
- [product_views]
- 1
- 161
- 3
- [product_views]
- 5
- 103
- 4
- [product_views]
- 2
- 109
- 5
- [product_views]
100.000 ₫
- 6
- 451
- 6
- [product_views]
100.000 ₫
- 2
- 408
- 7
- [product_views]
100.000 ₫
- 6
- 502
- 8
- [product_views]
100.000 ₫
- 1
- 475
- 9
- [product_views]
100.000 ₫
- 3
- 509
- 10
- [product_views]