SKKN Vận dụng phương pháp đóng vai vào dạy học văn bản Truyện An Dương Vương và Mị Châu – Trọng Thủy trong chương trình Ngữ Văn 10 tập 1
- Mã tài liệu: MP0178 Copy
Môn: | Ngữ Văn |
Lớp: | 10 |
Bộ sách: | |
Lượt xem: | 750 |
Lượt tải: | 8 |
Số trang: | 62 |
Tác giả: | Bùi Thị Thu Hằng |
Trình độ chuyên môn: | Cử nhân đại học |
Đơn vị công tác: | THPT Phan Đăng Lưu |
Năm viết: | 2021-2022 |
Số trang: | 62 |
Tác giả: | Bùi Thị Thu Hằng |
Trình độ chuyên môn: | Cử nhân đại học |
Đơn vị công tác: | THPT Phan Đăng Lưu |
Năm viết: | 2021-2022 |
Sáng kiến kinh nghiệm “SKKN Vận dụng phương pháp đóng vai vào dạy học văn bản Truyện An Dương Vương và Mị Châu – Trọng Thủy trong chương trình Ngữ Văn 10 tập 1” triển khai gồm các biện pháp nổi bật sau:
I. Các nguyên tắc vận dụng phương pháp đóng vai vào dạy học cho HS
1. Phương pháp đóng vai phải đảm bảo mục tiêu dạy học
2. Phương pháp đóng vai phải đảm bảo khai thác kiến thức cơ bản, trọng tâm
3. Phương pháp đóng vai phải đảm bảo tính khả thi
4. Phương pháp đóng vai đảm bảo tính tích cực, chủ động
5. Phương pháp đóng vai phải đảm bảo nguyên tắc tự nguyện
II. Một số hình thức đóng vai trong dạy học Truyện An Dương Vương và Mị Châu – Trọng Thủy
1. Hình thức đóng vai tái hiện
2. Hình thức đóng vai suy luận
3. Đóng vai người kể chuyện
4. Đóng vai giả định
Mô tả sản phẩm
ĐẶT VẤN ĐỀ
1. Lí do chọn đề tài
Giáo dục là một hoạt động sáng tạo, vận động không ngừng theo xu thế chung của thời đại. Vì thế trong những năm qua, cùng với xu hướng đổi mới trên mọi lĩnh vực, giáo dục cũng ưu tiên nhiệm vụ đổi mới. Thực hiện Nghị quyết Trung ương số 29-NQ/TW về đổi mới căn bản, toàn diện giáo dục và đào tạo; giáo dục phổ thông trong phạm vi cả nước đang thực hiện đổi mới toàn bộ, từ mục tiêu chủ yếu trang bị kiến thức sang phát triển năng lực và phẩm chất của học sinh, từ nội dung nặng tính hàn lâm sang nội dung có tính thực tiễn cao, từ phương pháp truyền thụ một chiều sang phương pháp dạy học tích cực, từ hình thức dạy học trên lớp là chủ yếu sang kết hợp đa dạng các hình thức dạy học trong và ngoài lớp, trong và ngoài nhà trường, trực tiếp và qua mạng, từ hình thức đánh giá tổng kết là chủ yếu sang coi trọng đánh giá trên lớp và đánh giá quá trình, từ giáo viên đánh giá học sinh là chủ yếu sang tăng cường việc học sinh tự đánh giá và đánh giá lẫn nhau của học sinh.
Văn học dân gian có vai trò, vị trí quan trọng trong đời sống tinh thần cũng như trong nền văn học dân tộc. Như bầu sữa ngọt ngào, trong lành, tươi mát, văn học dân gian đã nuôi dưỡng tâm hồn Việt, nuôi dưỡng nền văn hóa Việt Nam. Đối với Nhân dân lao động, văn học dân gian vừa là cuốn sách bách khoa của đời sống, vừa là một trong những phương tiện giáo dục những phẩm chất tốt đẹp nhất của con người như: Tình yêu Tổ quốc, lòng dũng cảm, tinh thần lạc quan, lòng ngay thẳng, ý thức về điều thiện và tinh thần đấu tranh chống điều ác … Đối với các bộ môn khoa học xã hội, văn học dân gian là nguồn tài liệu vô giá cho việc nghiên cứu đời sống và thế giới quan nhân dân trong các thời kỳ lịch sử khác nhau. Trong chương trình Ngữ Văn lớp 10 (tập 1), phần đọc hiểu văn bản văn học dân gian chiếm số lượng khá nhiều (26%). Điều đó cho thấy vị trí quan trọng của văn học dân gian trong chương trình phổ thông.
Truyền thuyết là thể loại văn học dân gian quen thuộc với học sinh và khi dạy GV chủ yếu cung cấp kiến thức còn HS ghi nhớ một cách thụ động, máy móc. Từ kinh nghiệm giảng dạy nhiều năm, tôi thấy việc đưa truyền thuyết trở về với môi trường diễn xướng là một điều hoàn toàn hợp lí vì văn học dân gian tồn tại bằng hình thức diễn xướng dân gian. Việc làm đó vừa giúp HS thấy được vẻ đẹp của tác phẩm truyền thuyết vừa giúp các em phát huy được sự chủ động, tích cực, sáng tạo của mình. Từ những lí do trên, tôi đã đưa phương pháp dạy học đóng vai vào khai thác, áp dụng trong hoạt động dạy học của bản thân, cụ thể là trong quá trình dạy tác phẩm Truyện An Dương Vương và Mị Châu – Trọng Thủy – Phần văn học dân gian Việt Nam, chương trình Ngữ Văn 10 (tập 1) vì ưu điểm của phương pháp dạy học đóng vai có thể đáp ứng yêu cầu đổi mới giáo dục nói chung và phù hợp với đặc trưng của thể loại.
2. Mục đích nghiên cứu
Đề tài hướng đến mục đích vận dụng phương pháp đóng vai vào dạy học tác phẩm Truyện An Dương Vương và Mị Châu – Trọng Thủy nhằm hình thành và phát triển khả năng “đóng vai” cho học sinh, khơi dậy niềm đam mê, hứng thú với môn học, góp phần nâng cao chất lượng dạy học Ngữ Văn ở trường THPT
- Đối tượng và nhiệm vụ nghiên cứu
3.1. Đối tượng nghiên cứu
Đối tượng nghiên cứu của đề tài này là vận dụng PPĐV vào dạy học cho học sinh lớp 10 qua giờ đọc – hiểu văn bản Truyện An Dương Vương và Mị Châu – Trọng Thủy ở trường THPT Phan Đăng Lưu.
3.2. Nhiệm vụ nghiên cứu
- Tìm hiểu cơ sở lý luận và cơ sở thực tiễn về PPĐV cho học sinh qua giờ đọc hiểu văn bản Truyện An Dương Vương và Mị Châu – Trọng Thủy ở trường THPT Phan Đăng Lưu
- Đề xuất những hình thức đóng vai cho học sinh trong giờ đọc – hiểu văn bản Truyện An Dương Vương và Mị Châu – Trọng Thủy
- Tiến hành thực nghiệm sư phạm để xem xét khả năng ứng dụng của đề tài trong việc vận dụng PPĐV trong dạy học văn bản Truyện An Dương Vương và Mị Châu – Trọng Thủy
4. Phạm vi khảo sát
Phạm vi tài liệu khảo sát của đề tài là vận dụng PPĐV cho học sinh qua giờ đọc hiểu văn bản Truyện An Dương Vương và Mị Châu – Trọng Thủy ở trường THPT THPT Phan Đăng Lưu – Yên Thành – Nghệ An.
5. Phương pháp nghiên cứu
- Xuất phát từ đối tượng, nhiệm vụ và phạm vi nghiên cứu, chúng tôi sử dụng phối hợp nhiều phương pháp thuộc hai nhóm nghiên cứu lý thuyết và nghiên cứu thực tiễn:
- Dùng phương pháp phân tích và tổng hợp, phân loại và hệ thống hoá lý thuyết để tổng hợp, đánh giá những công trình nghiên cứu đã có liên quan đến đề tài.
- Dùng các phương pháp quan sát và điều tra để nắm bắt những dữ liệu cần thiết về hoạt động vận dụng “phương pháp đóng vai” cho HS qua giờ dạy đọc hiểu văn bản Truyện An Dương Vương và Mị Châu – Trọng Thủy
- Dùng phương pháp thực nghiệm để thẩm định tính khoa học, tính khả thi của hình thức đóng vai, biện pháp được đề xuất trong đề tài về vấn đề vận dụng “phương pháp đóng vai” cho học sinh qua giờ đọc hiểu văn bản Truyện An Dương Vương và Mị Châu – Trọng Thủy.
6. Đóng góp của đề tài
- Về mặt lí luận, đề tài góp phần tìm hiểu cơ sở lí luận của việc vận dụng “phương pháp đóng vai” cho học sinh qua giờ đọc hiểu văn bản Truyện An Dương Vương và Mị Châu – Trọng Thủy.
- Về mặt thực tiễn, đề tài bước đầu đề xuất một số hình thức của hoạt động vận dụng “phương pháp đóng vai” cho học sinh qua giờ đọc hiểu văn bản Truyện An Dương Vương và Mị Châu – Trọng Thủy trong chương trình Ngữ Văn lớp 10
7. Tính mới của đề tài
Sử dụng PPĐV trong dạy học đã được tiến hành và áp dụng ở nhiều môn học như: Hóa học, Sinh học, Giáo dục công dân, Lịch sử, Địa lí…Trong những năm trở lại đây, do yêu cầu đổi mới dạy học, kiểm tra đánh giá môn Ngữ Văn, nhiều giáo viên đã quan tâm, trăn trở hơn đến các tiết dạy, áp dụng các phương pháp dạy học tích cực để phát triển năng lực học sinh. Những biện pháp đó được đúc rút trong một số sáng kiến kinh nghiệm hay các đề tài nghiên cứu như:
- Sáng kiến kinh nghiệm Vận dụng phương pháp đóng vai trong dạy học phần văn học dân gian lớp 10 ở trường THPT của tác giả Hà Thị Hương, trường THPT Lam Kinh, Thanh Hóa, năm học 2020 – 2021.
- Sáng kiến kinh nghiệm Dạy học văn học dân gian lớp 10 theo hướng phát triển năng lực học sinh phổ thông qua hoạt động sân khấu ở trường THPT Anh Sơn 3, Nghệ An.
- Sáng kiến kinh nghiệm Ứng dụng một số phương pháp và kĩ thuật dạy học tích cực trong dạy học đọc hiểu văn bản tự sự dân gian của tác giả Nguyễn Thị Ti Na, trường THPT Nam Hà, Đồng Nai
- Chuyên đề Dạy học tác phẩm Truyện An Dương Vương và Mị Châu – Trọng Thủy theo định hướng phát triển năng lực
- Khóa luận tốt nghiệp Dạy học Truyện An Dương Vương và Mị Châu – Trọng Thủy theo hướng tích hợp liên môn của tác giả Hoàng Phương Thảo.
- Bài viết Đổi mới dạy tác phẩm tự sự dân gian của tác giả Nguyễn Quỳnh Ngân, trường THPT Vĩnh Yên, Vĩnh Phúc.
- Báo cáo Sử dụng phương pháp đóng vai trong dạy học môn Ngữ Văn trường THPT Nghĩa Dân của nhóm Ngữ Văn tại hội thảo chuyên môn cấp trường tháng 10/ 2018 do báo cáo viên Lê Thị May trình bày
Tuy nhiên trong những sáng kiến trên, mặc dù có đề cập đến sử dụng phương pháp đóng vai trong dạy học tác phẩm tự sự dân gian nhưng chưa nói đến các hình thức dạy học đóng vai cụ thể trong dạy học văn bản Truyện An Dương Vương và Mị Châu – Trọng Thủy. Còn những chuyên đề nghiên cứu, các bài viết ở các diễn đàn có nhắc đến phương pháp đóng vai nhưng chưa có bài viết nào đề cập đến vận dụng phương pháp đóng vai trong dạy học văn bản “Truyện An Dương Vương và Mị Châu – Trọng Thủy”. Vì vậy đề tài Vận dụng phương pháp đóng vai trong dạy học văn bản Truyện An Dương Vương và Mị Châu – Trọng Thủy đã hệ thống được một số hình thức đóng vai, quy trình đóng vai khi dạy học văn bản Truyện An Dương Vương và Mị Châu – Trọng Thủy. Dù vậy, những đề xuất trong các sáng kiến và các chuyên đề, bài viết trên sẽ là một gợi ý cho tôi trong việc thực hiện đề tài Vận dụng phương pháp đóng vai trong dạy học văn bản Truyện An Dương Vương và Mị Châu – Trọng Thủy.
8. Cấu trúc của đề tài
Ngoài phần Mở đầu, Kết luận và Tài liệu tham khảo, nội dung của đề tài có ba chương:
Chương I: Cơ sở khoa học của đề tài.
Chương II: Một số hình thức đóng vai trong dạy học văn bản Truyện An Dương Vương và Mị Châu – Trọng Thủy.
Chương III: Thực nghiệm sư phạm.
TÀI LIỆU LIÊN QUAN
- 0
- 140
- 1
- [product_views]
- 3
- 120
- 2
- [product_views]
- 1
- 161
- 3
- [product_views]
- 5
- 103
- 4
- [product_views]
- 2
- 109
- 5
- [product_views]
100.000 ₫
- 6
- 451
- 6
- [product_views]
100.000 ₫
- 2
- 408
- 7
- [product_views]
100.000 ₫
- 6
- 502
- 8
- [product_views]
100.000 ₫
- 1
- 475
- 9
- [product_views]
100.000 ₫
- 3
- 509
- 10
- [product_views]