SKKN Xây dựng ngân hàng câu hỏi và hướng dẫn tạo đề kiểm tra đánh giá định kì theo ma trận, bản đặc tả định hướng phát triển phẩm chất và năng lực học sinh môn tin học cấp thpt

Giá:
100.000 đ
Môn: Tin học
Lớp: 10,11,12
Bộ sách:
Lượt xem: 368
Lượt tải: 7
Số trang: 50
Tác giả: Đặng Thị Thu Hà
Trình độ chuyên môn: Cử nhân đại học
Đơn vị công tác: THPT Nguyễn Duy Trinh
Năm viết: 2021-2022
Số trang: 50
Tác giả: Đặng Thị Thu Hà
Trình độ chuyên môn: Cử nhân đại học
Đơn vị công tác: THPT Nguyễn Duy Trinh
Năm viết: 2021-2022

Sáng kiến kinh nghiệm SKKN Xây dựng ngân hàng câu hỏi và hướng dẫn tạo đề kiểm tra đánh giá định kì theo ma trận, bản đặc tả định hướng phát triển phẩm chất và năng lực học sinh môn tin học cấp thpt triển khai gồm các biện pháp nổi bật sau:

Phần I. Lý thuyết cơ bản
1.1. Các dấu hiệu chia hết cho các số
1.2. Số nguyên tố
1.3. Lý thuyết đồng dư
Phần II. Bài tập

Mô tả sản phẩm

Phần một: ĐẶT VẤN ĐỀ
1. Lí do chọn đề tài
Ngày 20 tháng 7 năm 2021 Bộ Giáo dục và Đào tạo ban hành Thông tư số 22/2021/TT- BGDĐT về việc sửa đổi, bổ sung một số điều của Quy chế đánh giá, xếp loại học sinh trung học cơ sở và học sinh trung học phổ thông ban hành kèm theo Thông tư số 58/2011/TT- BGDĐT ngày 12 tháng 12 năm 2011 của Bộ trưởng
Bộ Giáo dục và Đào tạo, một số nội dung điều chỉnh trong kiểm tra, đánh giá cấp trung học.
Nội dung kiểm tra, đánh giá định kì được thực hiện sau mỗi giai đoạn giáo dục gồm kiểm tra, đánh giá giữa kì và kiểm tra, đánh giá cuối kì, được thực hiện thông qua: bài kiểm tra (trên giấy hoặc trên máy tính), bài thực hành, dự án học tập nhằm đánh giá kết quả học tập, rèn luyện và mức độ hoàn thành nhiệm vụ học tập của học sinh theo chương trình môn học, hoạt động giáo dục quy định trong Chương trình giáo dục phổ thông do Bộ trưởng Bộ GDĐT ban hành.
Đối với bài kiểm tra, đánh giá bằng điểm số: đề kiểm tra phải được xây dựng theo ma trận câu hỏi tự luận hoặc trắc nghiệm kết hợp với tự luận biên soạn theo mức độ cần đạt của các chương trình môn học, hoạt động giáo dục. Mức độ yêu cầu của các câu hỏi trong đề kiểm tra thể hiện qua 4 mức độ nhận biết, thông hiểu, vận dụng, vận dụng cao của các kiến thức, kĩ năng được sử dụng.
Đầu năm học 2021 – 2022, Sở Giáo dục và Đào tạo Nghệ An đã tiến hành tập huấn cho giáo viên về nội dung hướng dẫn xây dựng ma trận, đặc tả và đề kiểm tra, đánh giá định kì theo định hướng phát triển phẩm chất và năng lực học sinh cấp trung học phổ thông.
Việc sử dụng ma trận và bảng đặc tả theo định hướng của Bộ và Sở giáo dục đào tạo đã giúp cho giáo viên ra đề đúng chuẩn kiến thức, kĩ năng theo các bài học hoặc chủ đề, phù hợp với mức độ cần đạt của chương trình môn học. Từ đó, đánh giá đúng kết quả học tập của học sinh theo hướng phát triển phẩm chất và năng lực.  Qua các buổi tập huấn do Bộ và Sở Giáo dục Đào tạo Nghệ An tổ chức và thực tế các năm thực hiện ra đề kiểm tra định kì ở trường THPT Nguyễn Duy Trinh và THPT Hà Huy Tập, là giáo viên môn Tin học, chúng tôi mong muốn xây dựng bộ ngân hàng câu hỏi theo đơn vị kiến thức trong ma trận và bảng đặc tả của Bộ giáo dục và đào tạo đã hướng dẫn. Đồng thời xây dựng chương trình lưu trữ kho ngân hàng câu hỏi và giúp người sử dụng có thể tự lựa chọn để tạo đề thi định kì ngẫu nhiên theo đúng ma trận được xây dựng. Vì vậy, chúng tôi lựa chọn viết đề tài “Xây dựng ngân hàng câu hỏi và hướng dẫn tạo đề kiểm tra đánh giá định kì theo ma trận, bản đặc tả định hướng phát triển phẩm chất và năng lực học sinh môn Tin học cấp THPT”.
2. Mục đích nghiên cứu
Nghiên cứu và xây dựng bộ ngân hàng câu hỏi đề kiểm tra đánh giá định kì và hướng dẫn tạo đề kiểm tra định kì ngẫu nhiên theo ma trận, góp phần giúp giáo viên môn Tin học Trung học phổ thông thực hiện nhanh chóng, chính xác việc ra đề kiểm tra đánh giá định kì hàng năm.
3. Nhiệm vụ nghiên cứu
Xác định cơ sở lý luận của đề tài xuất phát từ chủ trương điều chỉnh trong kiểm tra, đánh giá cấp trung học của Bộ Giáo dục và Đào tạo.
Phân tích thực trạng ra đề kiểm tra định kì trong các trường phổ thông nói chung và trường THPT Nguyễn Duy Trinh và THPT Hà Huy Tập những năm gần đây.
Đề ra những giải pháp hợp lý giúp giáo viên thực hiện nhanh chóng, chính xác việc ra đề kiểm tra đánh giá định kì theo ma trận, bảng đặc tả nhằm phát triển phẩm chất và năng lực học sinh cấp trung học phổ thông.
4. Đối tượng nghiên cứu
Ngân hàng câu hỏi trắc nghiệm và tự luận chương trình tin học THPT lớp 10, lớp 11, lớp 12 theo ma trận và bản đặc tả của Bộ và Sở Giáo dục Đào tạo Nghệ An hướng dẫn.
Ngân hàng câu hỏi trắc nghiệm, tự luận tin học 10 chương trình giáo dục phổ thông 2018 theo bản đặc tả đề xuất.
5. Phương pháp nghiên cứu
– Phương pháp lí luận: Căn cứ vào chủ trương điều chỉnh trong kiểm tra, đánh giá cấp trung học của Bộ Giáo dục và Đào tạo.
– Phương pháp nghiên cứu thực tiễn: Quan sát, điều tra, thực nghiệm, so sánh, tổng hợp nhằm đưa ra giải pháp mới.
6. Điểm mới của đề tài
– Giúp giáo viên Tin học THPT có thể tra cứu, tham khảo kho ngân hàng câu hỏi được xây dựng chuẩn theo đơn vị kiến thức trong ma trận, đặc tả đề kiểm tra hoặc sử dụng chương trình đã lưu trữ sẵn kho câu hỏi để tạo đề kiểm tra định kì theo đúng ma trận được xây dựng  một cách nhanh chóng và chính xác.
– Đề xuất được bản đặc tả đề kiểm tra và bộ câu hỏi trắc nghiệm, tự luận dựa theo bản đặc tả tin học 10 chương trình giáo dục phổ thông 2018 bắt đầu giảng dạy ở năm học 2022 – 2023.

7. Cấu trúc của đề tài
Phần I. Đặt vấn đề
1. Lí do chọn đề tài
2. Mục đích nghiên cứu
3. Nhiệm vụ nghiên cứu
4. Đối tượng nghiên cứu
5. Phương pháp nghiên cứu
6. Điểm mới của đề tài 7. Cấu trúc của đề tài Phần II. Nội dung
Chương 1. Cơ sở lí luận và cơ sở thực tiễn
Chương 2. Xây dựng ngân hàng câu hỏi kiểm tra theo ma trận, đặc tả dựa vào hướng dẫn của Bộ Giáo dục Đào tạo và Sở Giáo dục Đào tạo Nghệ An
Phần III. Kết luận
1. Hiệu quả của đề tài
2. Nhận định về áp dụng sáng kiến kinh nghiệm và khả năng mở rộng đề tài 3. Bài học kinh nghiệm và đề xuất

Phần hai: NỘI DUNG Chương một  CƠ SƠ LÝ LUẬN VÀ CƠ SỞ THỰC TIỄN

1. Cơ sở lý luận
Bộ Giáo dục và Đào tạo ban hành Thông tư số 22/2021/TT- BGDĐT ngày 20 tháng 7 năm 2021 về việc sửa đổi, bổ sung một số điều của Quy chế đánh giá, xếp loại học sinh trung học cơ sở và học sinh trung học phổ thông ban hành kèm theo Thông tư số 58/2011/TT- BGDĐT ngày 12 tháng 12 năm 2011 của Bộ trưởng Bộ Giáo dục và Đào tạo, một số nội dung điều chỉnh trong kiểm tra, đánh giá cấp trung học.
Nội dung điều chỉnh bao gồm về hình thức đánh giá; các loại kiểm tra, đánh giá; hệ số điểm kiểm tra, đánh giá; số điểm kiểm tra, đánh giá và cách cho điểm…
1.1. Kiểm tra, đánh giá định kì
Kiểm tra, đánh giá định kì được thực hiện sau mỗi giai đoạn giáo dục nhằm đánh giá kết quả học tập, rèn luyện và mức độ hoàn thành nhiệm vụ học tập của học sinh theo chương trình môn học, hoạt động giáo dục quy định trong Chương trình giáo dục phổ thông do Bộ trưởng Bộ GDĐT ban hành;
Việc kiểm tra, đánh giá định kì, gồm kiểm tra, đánh giá giữa kì và kiểm tra, đánh giá cuối kì, được thực hiện thông qua: bài kiểm tra (trên giấy hoặc trên máy tính), bài thực hành, dự án học tập. Thời gian làm bài kiểm tra, đánh giá định kì bằng bài kiểm tra trên giấy hoặc trên máy tính từ 45 phút đến 90 phút. Đề kiểm tra được xây dựng dựa trên ma trận, đặc tả của đề, đáp ứng theo mức độ cần đạt của môn học, hoạt động giáo dục quy định trong Chương trình giáo dục phổ thông do Bộ trưởng Bộ GDĐT ban hành.
Đối với bài kiểm tra, đánh giá bằng điểm số: đề kiểm tra phải được xây dựng dựa trên ma trận, đặc tả của đề, đáp ứng theo mức độ cần đạt của môn học, hoạt động giáo dục quy định trong Chương trình giáo dục phổ thông do Bộ trưởng Bộ GDĐT ban hành. Các câu hỏi tự luận hoặc trắc nghiệm biên soạn theo mức độ cần đạt như sau:
+ Mức 1 (nhận biết): Các câu hỏi yêu cầu học sinh nhắc lại hoặc mô tả đúng kiến thức, kĩ năng đã học theo các bài học hoặc chủ đề trong chương trình môn học, hoạt động giáo dục;
+ Mức 2 (thông hiểu): Các câu hỏi yêu cầu học sinh giải thích, so sánh, áp dụng trực tiếp kiến thức, kĩ năng đã học theo các bài học hoặc chủ đề trong chương trình môn học, hoạt động giáo dục;
+ Mức 3 (vận dụng): Các câu hỏi yêu cầu học sinh vận dụng kiến thức, kĩ năng đã học để giải quyết vấn đề đặt ra trong các tình huống gắn với nội dung các bài học hoặc chủ đề trong chương trình môn học, hoạt động giáo dục;
+ Mức 4 (vận dụng cao): Các câu hỏi yêu cầu học sinh vận dụng kiến thức, kĩ năng đã học để giải quyết vấn đề đặt ra trong các tình huống mới, gắn với thực tiễn, phù hợp với mức độ cần đạt của chương trình môn học, hoạt động giáo dục.
Căn cứ vào mức độ phát triển năng lực của học sinh, nhà trường xác định tỉ lệ các câu hỏi, bài tập theo 4 mức độ yêu cầu trong các bài kiểm tra, đánh giá trên nguyên tắc đảm bảo sự phù hợp với đối tượng học sinh và tăng dần tỉ lệ các câu hỏi, bài tập ở mức độ yêu cầu vận dụng, vận dụng cao.
1.2. Xây dựng ma trận, đặc tả đề kiểm tra
1.2.1. Ma trận đề kiểm tra
1.2.1.1. Khái niệm ma trận đề kiểm tra
– Ma trận đề kiểm tra là bản thiết kế đề kiểm tra chứa đựng những thông tin về cấu trúc cơ bản của đề kiểm tra như: thời lượng, số câu hỏi, dạng thức câu hỏi; lĩnh vực kiến thức, cấp độ năng lực của từng câu hỏi, thuộc tính các câu hỏi ở từng vị trí…
– Ma trận đề kiểm tra cho phép tạo ra nhiều đề kiểm tra có chất lượng tương đương. – Có nhiều phiên bản Ma trận đề kiểm tra. Mức độ chi tiết của các ma trận này phụ thuộc vào mục đích và đối tượng sử dụng. 1.2.1.2. Cấu trúc một bảng ma trận đề kiểm tra
Cấu trúc 1 bảng ma trận đề kiểm tra gồm các thông tin như sau:
– Tên Bảng ma trận- Ký hiệu (nếu cần)
– Cấu trúc từng phần (Prompt Attributes)
+ Cấu trúc và tỷ trọng từng phần
+ Các câu hỏi trong đề kiểm tra (items)
 Dạng thức câu hỏi
 Lĩnh vực kiến thức
 Cấp độ/thang năng lực đánh giá
 Thời gian làm dự kiến của từng câu hỏi
 Vị trí câu hỏi trong đề kiểm tra
– Các thông tin hỗ trợ khác
1.2.1.3. Thông tin cơ bản của ma trận đề kiểm tra:
– Mục tiêu đánh giá (objectives)
– Lĩnh vực, phạm vi kiến thức (Content)
– Thời lượng (cả đề kiểm tra, từng phần kiểm tra)
– Tổng số câu hỏi
– Phân bố câu hỏi theo lĩnh vực, phạm vi kiến thức, mức độ khó, mục tiêu đánh giá.
– Các lưu ý khác…
1.2.1.4. Hình ảnh mẫu ma trận đề kiểm tra

1.2.2. Bản đặc tả đề kiểm tra
1.2.2.1. Khái niệm bản đặc tả
– Bản đặc tả đề kiểm tra (trong tiếng Anh gọi là test specification hay test blueprint) là một bản mô tả chi tiết, có vai trò như một hướng dẫn để viết một đề kiểm tra hoàn chỉnh. Bản đặc tả đề kiểm tra cung cấp thông tin về cấu trúc đề kiểm tra, hình thức câu hỏi, số lượng câu hỏi ở mỗi loại, và phân bố câu hỏi trên mỗi mục tiêu đánh giá.
– Bản đặc tả đề kiểm tra giúp nâng cao độ giá trị của hoạt động đánh giá, giúp xây dựng đề kiểm tra đánh giá đúng những mục tiêu dạy học dự định được đánh giá. Nó cũng giúp đảm bảo sự đồng nhất giữa các đề kiểm tra dùng để phục vụ cùng một mục đích đánh giá. Bên cạnh lợi ích đối với hoạt động kiểm tra đánh giá, bản đặc tả đề kiểm tra có tác dụng giúp cho hoạt động học tập trở nên rõ ràng, có mục đích, có tổ chức và có thể kiểm soát được. Người học có thể sử dụng để chủ động đánh giá việc học và tự chấm điểm sản phẩm học tập của mình. Còn người dạy có thể áp dụng để triển khai hướng dẫn các nhiệm vụ, kiểm tra và đánh giá. Bên cạnh đó, nó cũng giúp các nhà quản lý giáo dục kiểm soát chất lượng giáo dục của đơn vị mình.
– Một bản đặc tả đề kiểm tra cần chỉ rõ mục đích của bài kiểm tra, những mục tiêu dạy học mà bài kiểm tra sẽ đánh giá, ma trận phân bố câu hỏi theo nội dung dạy học và mục tiêu dạy học.
1.2.2.2.  Cấu trúc bản đặc tả đề kiểm tra
Một bản đặc tả đề kiểm tra cần chỉ rõ mục đích của bài kiểm tra, những mục tiêu dạy học mà bài kiểm tra sẽ đánh giá, ma trận phân bố câu hỏi theo nội dung dạy học và mục tiêu dạy học, cụ thể như sau:
– Mục đích của đề kiểm tra
Phần này cần trình bày rõ đề kiểm tra sẽ được sử dụng phục vụ mục đích gì. Các mục đích sử dụng của đề kiểm tra có thể bao gồm (1 hoặc nhiều hơn 1 mục đích):
+ Cung cấp thông tin mô tả trình độ, năng lực của người học tại thời điểm đánh giá. Dự đoán sự phát triển, sự thành công của người học trong tương lai.
+ Nhận biết sự khác biệt giữa các người học.
+ Đánh giá việc thực hiện mục tiêu giáo dục, dạy học.
+ Đánh giá kết quả học tập (hay việc làm chủ kiến thức, kỹ năng) của người học so với mục tiêu giáo dục, dạy học đã đề ra.
+ Chẩn đoán điểm mạnh, điểm tồn tại của người học để có hoạt động giáo dục, dạy học phù hợp.
+ Đánh giá trình độ, năng lực của người học tại thời điểm bắt đầu và kết thúc một khóa học để đo lường sự tiến bộ của người học hay hiệu quả của khóa học.
– Hệ mục tiêu dạy học/ tiêu chí đánh giá
Phần này trình bày chi tiết mục tiêu dạy học: những kiến thức và năng lực mà người học cần chiếm lĩnh và sẽ được yêu cầu thể hiện thông qua bài kiểm tra. Những tiêu chí để xác định các cấp độ đạt được của người học đối với từng mục tiêu dạy học.
Có thể sử dụng các thang năng lực để xác định mục tiêu dạy học/ tiêu chí đánh giá, chẳng hạn thang năng lực nhận thức của Bloom…  – Bản đặc tả đề kiểm tra
Đây là một bảng có cấu trúc hai chiều, với một chiều là các chủ đề kiến thức và một chiều là các cấp độ năng lực mà người học sẽ được đánh giá thông qua đề kiểm tra. Với mỗi chủ đề kiến thức, tại một cấp độ năng lực, căn cứ mục tiêu dạy học, người dạy đưa ra một tỷ trọng cho phù hợp.
– Cấu trúc đề kiểm tra
Phần này mô tả chi tiết các hình thức câu hỏi sẽ sử dụng trong đề kiểm tra; phân bố thời gian và điểm số cho từng câu hỏi.
1.2.2.3. Hình ảnh mẫu bản đặc tả đề kiểm tra
2. Cơ sở thực tiễn
2.1. Xuất phát từ thực trạng ra đề kiểm tra định kì trong các trường phổ
thông nói chung, trường THPT Nguyễn Duy Trinh và THPT Hà Huy Tập những năm gần đây
Các năm học trước đây, tại trường THPT Nguyễn Duy Trinh (Nghi Lộc) và trường THPT Hà Huy Tập (thành phố Vinh), các giáo viên nhóm Tin đã thực hiện kiểm tra theo hình thức trắc nghiệm kết hợp với tự luận ở các bài kiểm tra 1 tiết và bài kiểm tra học kì. Việc ra đề kiểm tra thường được tiến hành do một hoặc nhóm giáo viên thực hiện, các câu hỏi trong đề kiểm tra được ra ngẫu nhiên không theo tỷ lệ quy định sẽ lựa chọn mấy câu trong một bài hay mấy câu trong từng nội dung, giáo viên cũng chưa phân định rõ số lượng câu theo các mức độ nhận biết, thông hiểu, vận dụng, vận dụng cao ở từng nội dung, từng đơn vị kiến thức trong mỗi chương, mỗi bài học….
Với cách ra đề đó không đảm bảo sự đồng nhất giữa các đề kiểm tra, giữa các đợt kiểm tra cũng như không đánh giá chính xác mục đích của bài kiểm tra và mục tiêu của dạy học, chưa đạt được các tiêu chí đặt ra trong kiểm tra đánh giá. Đồng thời thể hiện sự không tương đồng và thống nhất giữa các trường trong kiểm tra đánh giá.

2.2. Xuất phát từ hiệu quả bước đầu của việc sử dụng ngân hàng câu hỏi tạo đề kiểm tra đánh giá định kì theo ma trận, bản đặc tả
Năm học 2019 – 2020 Bộ giáo dục và Đào tạo đã xây dựng bộ tài liệu hướng dẫn xây dựng ma trận, bản đặc tả và đề minh họa bài kiểm tra đánh giá định kì. Đến năm học 2020 – 2021 Bộ giáo dục và Đào tạo đã triển khai tập huấn cho các chuyên viên và cốt cán của các Sở giáo dục.
Đầu năm học 2021 – 2022, Sở giáo dục và Đào tạo Nghệ An cũng đã tiến hành hai đợt tập huấn cho các giáo viên dạy Tin học với nội dung “Hướng dẫn xây dựng ma trận, đặc tả và đề minh họa bài kiểm tra định kì theo định hướng phát triển phẩm chất và năng lực học sinh giành cho giáo viên trung học phổ thông”. Hai đợt tập huấn đã giúp giáo viên nắm được các nội dung trong điều chỉnh kiểm tra đánh giá như hình thức đánh giá, các loại kiểm tra đánh giá,… theo Thông tư 22/2021/TTBGDĐT sửa đổi, bổ sung một số điều của Quy chế đánh giá, xếp loại học sinh trung học cơ sở và học sinh trung học phổ thông ban hành kèm theo Thông tư số 58/2011/TT-BGDĐT ngày 12 tháng 12 năm 2011 của Bộ trưởng Bộ Giáo dục và Đào tạo, đồng thời đợt tập huấn đã yêu cầu các nhóm cùng hoàn thành mỗi nhóm một đề minh họa kiểm tra định kì (giữa kì hoặc cuối kì) của các khối lớp 10, 11, 12.
Từ đợt tập huấn đó, các giáo viên về triển khai tại trường mình các nội dung về ma trận, bản đặc tả kiểm tra định kì theo từng khối lớp và tiến hành ra đề kiểm tra đáp ứng các tiêu chí đề ra. Tuy nhiên tại đợt tập huấn chỉ đưa ra đề kiểm tra mang tính chất minh họa, chưa có nguồn câu hỏi chuẩn nội dung kiến thức và cũng chưa có đa dạng các câu hỏi ở các mức độ khác nhau phủ hết kiến thức các bài học để giáo viên có thể lựa chọn phù hợp với đối tượng học sinh. Tại trường THPT Nguyễn Duy Trinh (Nghi Lộc) và trường THPT Hà Huy Tập (TP Vinh), chúng tôi cùng chung ý tưởng và đã cùng nhau tiến hành xây dựng ngân hàng câu hỏi ở từng bài học ở cả ba khối lớp 10, 11, 12 theo ma trận đề và bản đặc tả để từ đó có thể giúp giáo viên dễ dàng làm đề kiểm tra giữa kì và cuối kì một cách nhanh nhất, có chất lượng và đảm bảo chuẩn kiến thức theo đúng với ma trận và bản đặc tả nhất.
Năm học 2021 -2022, chúng tôi đã áp dụng thành công và hiệu quả việc sử dụng ngân hàng câu hỏi để tạo đề kiểm tra đánh giá giữa học kì I, cuối học kì I, giữa học kì II, cuối học kì II cho cả ba khối lớp 10, 11, 12.

Chương hai
XÂY DỰNG NGÂN HÀNG CÂU HỎI KIỂM TRA THEO MA TRẬN, BẢN ĐẶC TẢ DỰA TRÊN  HƯỚNG DẪN CỦA BỘ GIÁO DỤC ĐÀO TẠO VÀ SỞ GIÁO DỤC ĐÀO TẠO NGHỆ AN 1. Xây dựng ngân hàng câu hỏi kiểm tra theo ma trận, đặc tả dựa vào hướng dẫn của Bộ Giáo dục Đào tạo và Sở Giáo dục Đào tạo Nghệ An
1.1. Kiểm tra lớp 10
1.1.1. Kiểm tra cuối kì I lớp 10
1.1.1.1. Ma trận kiểm tra cuối kì I lớp 10

Nội dung kiến thức/ kĩ năng

Đơn vị kiến thức/kĩ năng Mức độ nhận thức Tổng

% Tổng điểm
Nhận biết Thông hiểu Vận dụng Vận dụng cao Số CH
Thời gian (phút)
Số
CH Thời gian (phút) Số
CH Thời gian (phút) Số
CH Thời gian (phút) Số
CH Thời gian (phút)
TN
TL

2 Giới thiệu về máy tính §3. Giới thiệu về máy tính – Nêu được chức năng các thiết bị chính của máy tính.
– Nhận biết và chỉ ra được các bộ phận chính của máy tính.
– Nêu được máy tính làm việc theo nguyên lý Phôn- nôi-man.
Thông hiểu:
– Phân biệt được theo chức năng các thiết bị chính của máy tính.
3
1

3

Bài toán và thuật toán

§4. Bài toán và thuật toán Nhận biết:
– Trình bày được khái niệm bài toán và thuật toán
– Nêu được các đặc trưng chính của thuật toán.
– Nêu được có 2 cách biểu diễn thuật toán bằng sơ đồ khối và liệt kê. Thông hiểu:
– Diễn tả hoặc mô phỏng được quá trình thực hiện thuật toán để nhận được Output từ Input.
Vận dụng (lí thuyết/kĩ năng ):
– Xây dựng được thuật toán, mô tả được thuật toán để giải một số bài toán cụ thể.

2

2

1*

4 Ngôn ngữ lập trình và các ứng dụng
§5. Ngôn ngữ
lập trình Nhận biết:
– Trình bày được khái niệm ngôn ngữ máy, hợp ngữ và ngôn ngữ bậc cao.
– Nêu được một số ngôn ngữ lập trình bậc cao thông dụng.
Thông hiểu:
– Giải thích được tại sao cần sử dụng NNLT bậc cao để lập trình giải quyết các bài toán bằng máy tính.
1
1

§6. Giải bài toán trên máy tính Nhận biết:
– Nêu được các bước để giải một bài toán trên máy tính (xác định bài toán, xây dựng và lựa chọn thuật toán, lựa chọn cấu trúc dữ liệu, viết chương trình, hiệu chỉnh, đưa ra kết quả và hướng dẫn sử dụng). Thông hiểu:
– Giải thích được nội dung trong từng bước của thuật toán khi giải một bài toán trên máy tính.

§7 Phần mềm máy tính Nhận biết:
– Trình bày được khái niệm về phần mềm máy tính.
Thông hiểu:
– Phân biệt được chức năng của phần mềm hệ thống và phần mềm ứng dụng.

§8. Những ứng dụng của tin học Nhận biết:
– Nêu được ứng dụng chủ yếu của máy tính điện tử trong các lĩnh vực đời sống xã hội.
– Nêu được một số ví dụ về các loại chương trình ứng dụng có thể giúp nâng cao hiệu quả học tập, làm việc và giải trí.

§9. Tin học và xã hội Nhận biết:
– Nêu được ảnh hưởng của Tin học đối với sự phát triển của xã hội. – Biết được những vấn đề thuộc văn hoá và pháp luật trong xã hội tin học hoá.
Thông hiểu:
– Giải thích được tại sao cần tuân thủ đạo đức, pháp luật và văn hóa trong môi trường số.

Hệ điều hành
§10. Khái niệm về hệ điều hành Nhận biết:
– Trình bày được khái niệm hệ điều hành.
– Nêu được chức năng và thành phần chính hệ điều hành.

§11. Tệp và
quản lý tệp Nhận biết:
– Trình bày được khái niệm tệp, quy tắc đặt tên tệp.
– Nêu được qui tắc đặt tên tệp.
– Nêu được các thao tác để làm việc với tệp và thư mục
– Nêu được vai trò, ý nghĩa của tệp, thư mục và cây thư mục Thông hiểu: Phân biệt được tệp và thư mục
Vận dụng (Lí thuyết/Thực hành/Kĩ năng): – Nhận dạng được tên tệp, thư mục, đường dẫn – Đặt được tên tệp, thư mục.
– Thực hiện được các thao tác làm việc với tệp và thư mục: Sao chép tệp, xóa tệp, đổi tên tệp và thư mục, tạo và xóa thư mục Vận dụng cao (Lí thuyết/Thực hành/Kĩ năng):
– Xây dựng được cây thư mục theo yêu cầu để quản lí tệp và thư mục trong máy tính.

0/5 (0 Reviews)
0/5 (0 Reviews)

TÀI LIỆU LIÊN QUAN

SKKN Hệ thống bài tập rèn luyện kĩ năng sử dụng cấu trúc lặp trong dạy học lập trình cho học sinh trung học phổ thông
10.11
TIN HỌC
4.5/5

100.000 

10
TIN HỌC
4.5/5

100.000 

10
TIN HỌC
4.5/5

100.000 

10
Tin học
4.5/5

100.000 

Theo dõi
Thông báo của
guest
Phản hồi nội tuyến
Xem tất cả bình luận
Set your categories menu in Theme Settings -> Header -> Menu -> Mobile menu (categories)
Shopping cart

KẾT NỐI NGAY VỚI KIẾN EDU

Chúng tôi luôn sẵn sàng lắng nghe và đưa ra giải pháp phù hợp nhất cho vấn đề của bạn.

0886945229

Email

kienedu.com@gmail.com

Đây chỉ là bản XEM THỬ - khách hàng vui lòng chọn mua tài liệu và thanh toán để nhận bản đầy đủ

TẢI TÀI LIỆU

Bước 1: Chuyển phí tải tài liệu vào số tài khoản sau với nội dung: Mã tài liệu

Chủ TK: Ngô Thị Mai Lan

STK Agribank: 2904281013397 Copy
* (Nếu khách hàng sử dụng ngân hàng Agribank thì chuyển tiền vào STK Agribank để tránh bị lỗi treo giao dịch)
STK TPbank: 23665416789 Copy
tài khoản tpbank kienedu

Bước 2: Gửi ảnh chụp giao dịch vào Zalo kèm mã tài liệu để nhận tài liệu qua Zalo hoặc email

Nhắn tin tới Zalo Kiến Edu (nhấn vào đây để xác nhận và nhận tài liệu!)