SKKN Một số biện pháp tạo hứng thú học tập môn Vật lí 12 cho học sinh theo hướng tiếp cận với thực tiễn
- Mã tài liệu: MP0559 Copy
Môn: | Vật lí |
Lớp: | 12 |
Bộ sách: | |
Lượt xem: | 190 |
Lượt tải: | 2 |
Số trang: | 69 |
Tác giả: | Trần Thị Hồng Mai |
Trình độ chuyên môn: | Cử nhân đại học |
Đơn vị công tác: | THPT Quỳnh Lưu 2 |
Năm viết: | 2020-2021 |
Số trang: | 69 |
Tác giả: | Trần Thị Hồng Mai |
Trình độ chuyên môn: | Cử nhân đại học |
Đơn vị công tác: | THPT Quỳnh Lưu 2 |
Năm viết: | 2020-2021 |
Sáng kiến kinh nghiệm “SKKN Một số biện pháp tạo hứng thú học tập môn Vật lí 12 cho học sinh theo hướng tiếp cận với thực tiễn″ triển khai các biện pháp như sau:
2.1.1.Biện pháp 1: Vận dụng kiến thức Vật lí để giải quyết các vấn đề trong thực tiễn cuộc sống.
2.1.2.Biện pháp 2: Cho học sinh tự trải nghiệm các thí nghiệm Vật lí.
2.1.3.Biện pháp 3: Tổ chức dạy học một số chủ đề STEM.
2.1.4.Biện pháp 4: Tổ chức tham quan.
2.1.5.Biện pháp 5: Đổi mới nội dung, hình thức kiểm tra, đánh giá học sinh.
Mô tả sản phẩm
PHẦN I: ĐẶT VẤN ĐỀ
1. Lí do chọn đề tài
1.1. Môn Vật lí là môn khoa học nghiên cứu những sự vật, hiện tượng xảy ra hằng ngày, có tính ứng dụng thực tiễn cao. Nếu như HS được tiếp cận nhiều với thực tiễn để hiểu rõ bản chất của lí thuyết vật lí, thì lượng kiến thức HS nhận được sẽ càng được khắc sâu. Bên cạnh đó, kiến thức Vật lí của bài học được đưa vào cuộc sống sẽ giúp các em thấy được niềm vui, lợi ích thiết thực của việc học. Muốn vậy chúng ta cần phải đổi mới mạnh mẽ phương pháp giáo dục và đào tạo, khắc phục lối truyền thụ một chiều và rèn luyện thành nếp tư duy sáng tạo của người học. Từng bước ứng dụng các phương pháp dạy học hiện đại vào quá trình dạy, đảm bảo điều kiện và thời gian tự học, tự nghiên cứu của học sinh.
1.2. Tại các trường ở những nước phát triển, học sinh luôn đóng vai trò trung tâm của lớp học và mọi hoạt động khác. Phương pháp giáo dục theo hướng tiếp cận với thực tiễn giúp cho học sinh ngay từ cấp tiểu học đã biết chủ động trong học tập, thậm chí học cả cách tự lập trong cuộc sống. Ở Việt Nam, phương pháp giáo dục theo hướng tiếp cận với thực tiễn đã được một số trường áp dụng sáng tạo, đem lại hiệu quả tích cực. Việc giảng dạy chỉ còn là công cụ hỗ trợ cho quá trình tự hoàn thiện bản thân của học sinh. Tuy nhiên, việc áp dụng biện pháp này trong dạy học là chưa nhiều và chưa có các tiến trình cụ thể trong khâu tổ chức dạy học, đặc biệt là học sinh lớp 12, chủ yếu giáo viên hay chú trọng vào luyện đề với mục đích nâng cao điểm số trong kì thi tốt nghiệp, mà quên rằng, nếu HS hiểu được bản chất hiện tượng, các kiến thức cơ bản sẽ được lưu giữ sâu hơn, từ đó, HS có kiến thức nền vững chắc và kết quả mang lại cũng khả quan hơn. Bên cạnh đó, việc cho HS tiếp cận với thực tiễn còn tạo được sự hứng thú, niềm say mê trong nghiên cứu khoa học vật lí nói riêng, cũng như khoa học tự nhiên nói chung.
1.3. Ngoài mục tiêu truyền đạt kiến thức, dạy học theo hướng tiếp cận với thực tiễn còn kích thích hứng thú say mê nghiên cứu, rèn luyện năng lực giải quyết các vấn đề phức hợp, gắn lí thuyết với thực hành, tư duy và hành động, rèn luyện năng lực cộng tác làm việc theo nhóm. Với phương pháp dạy học này, một mặt các vấn đề sẽ không còn giới hạn trong nội dung sách giáo khoa, mặt khác không gian học tập không chỉ bó hẹp trong phạm vi lớp học mà có thể mở rộng ra ở môi trường xung quanh. Theo Johann Wolfgang Goethe – triết gia người Đức “Mọi lý thuyết đều là màu xám, thực tiễn cây đời mãi mãi xanh tươi”.
1.4. Mặt khác, ở lứa tuổi các em, ngoài việc ý thức về việc học các em còn rất hiếu động, thích khám phá… để các em phát huy sở trường và năng khiếu của bản thân. Nếu chỉ chú ý vào việc trang bị kiến thức thì các em ít có cơ hội gắn kết bản thân, bài học với cuộc sống. Dạy học theo hướng tiếp cận với thực tiễn bằng những câu hỏi vì sao, bằng những trải nghiệm với các hiện tượng hay thí nghiệm vật lí, bằng những bài toán thực tế hay bằng hoạt động stem …. học sinh sẽ được tham gia một cách tích cực, chủ động vào các hoạt động thực tiễn để từ đó vận dụng và áp dụng được những gì các em đã học vào cuộc sống và ngược lại học sinh có thể đưa những điều các em đã tìm hiểu được, nhận thức được từ thực tế các em đã trải nghiệm vào bài học một cách hứng thú, độc đáo, hiệu quả. Từ đó, kết quả dạy học sẽ được nâng cao, sẽ dần hình thành và phát triển những năng lực cần thiết cho học sinh.
Trong những năm qua, bản thân tôi liên tục dạy môn Vật lý 12 THPT nhận thấy rằng, các em tuy đã có một thời gian được làm quen môi trường học tập với phương pháp học tập mới nhưng vẫn còn gặp rất nhiều khó khăn.
Để giúp cho các em học tập một cách chủ động, sáng tạo, linh hoạt hơn bản thân tôi đã không ngừng nghiên cứu tìm tòi và đúc rút ra giải pháp “Một số biện pháp tạo hứng thú học tập môn Vật lí 12 cho học sinh theo hướng tiếp cận với thực tiễn” nhằm nâng cao chất lượng dạy học từ đó giúp các em yêu thích ôn học hơn.
2. Đối tượng nghiên cứu và phạm vi tài liệu khảo sát
2.1. Đối tượng nghiên cứu
– Hoạt động dạy và học của GV và HS ở trường THPT khi áp dụng giảip pháp “Một số biện pháp cực tạo hứng thú học tập môn Vật lí 12 cho học sinh theo hướng tiếp cận với thực tiễn” thông qua trò chơi, thí nghiệm, stem và những vấn đề liên quan đến thực tế cuộc sống.
– Nội dung kiến thức Vật lí 12.
2.2. Phạm vi nghiên cứu
– Tổ chức hoạt động dạy và học theo hướng tiếp cận với thực tiễn
– Hoạt động dạy và học của GV và HS ở trường THPT. Hoạt động dạy và học của GV và HS ở trường THPT khi áp dụng giải pháp “Một số biện pháp tạo hứng thú học tập môn Vật lí 12 cho học sinh theo hướng tiếp cận với thực tiễn”
3. Nhiệm vụ nghiên cứu
– Nghiên cứu cơ sở lí luận có liên quan đến đề tài: Các phương pháp, kĩ thuật dạy học tích cực như dạy học theo hướng tiếp cận thực tiễn, dạy học kết hợp các thí nghiệm Vật lí, dạy học theo hướng hoạt động STEM, kĩ thuật trò chơi.
– Nghiên cứu cơ sở thực tiễn của vấn đề nghiên cứu
– Vận dụng phương pháp dạy học theo trạm, tổ chức trò chơi, thí nghiệm, Stem để dạy học bài “Tia hồng ngoại. Tia tử ngoại” theo định hướng phát triển năng lực
– Tiến hành thực nghiệm sư phạm theo quy trình dạy học đã soạn thảo để đánh giá hiệu quả của nó với việc học theo hướng tiếp cận với thực tiễn và việc phát huy tính tích cực, nâng cao hứng thú học tập của học sinh. Từ đó tiến hành bổ sung, chỉnh sửa quy trình ôn tập cho phù hợp cũng như vận dụng linh hoạt biện pháp này vào thực tiễn dạy học các bài khác thuộc chương trình Vật lí phổ thông.
4. Phương pháp nghiên cứu
Để thực hiện đề tài nghiên cứu này, chúng tôi đã phối hợp 2 nhóm phương pháp nghiên cứu lý thuyết và nghiên cứu thực tiễn. Bao gồm: phương pháp phân tích và tổng hợp lý thuyết, phân loại và tổng hợp lý thuyết, phương pháp quan sát và điều tra, phương pháp so sánh đối chiếu, phương pháp thực nghiệm.
5. Đóng góp của SKKN
– Về mặt lí luận, góp phần làm rõ khái niệm dạy học theo hướng tiếp cận với thực tiễn, kĩ thuật trò chơi, thí nghiệm thực hành, giáo dục STEM.
– Về mặt thực tiễn, đề tài bước đầu đề xuất sử dụng một số phương pháp, kỹ thuật dạy học tích cực để dạy học bài Tia hồng ngoại. Tia tử ngoại theo định hướng phát triển năng lực học sinh nhằm góp phần đổi mới hình thức tổ chức và phương pháp dạy học môn Vật lý. Đây cũng là những thay đổi cần thiết để tiếp cận chương trình Giáo dục phổ thông 2018.
PHẦN II: NỘI DUNG NGHIÊN CỨU
Chương 1: Cơ sở lí luận và thực tiễn của vấn đề nghiên cứu
1.1. Cơ sở lý luận
1.1.1. Dạy học theo hướng tiếp cận thực tiễn
Dạy học theo hướng tiếp cận với thực tiễn là việc sử dụng những bối cảnh, tư liệu thực tiễn để đưa vào các bài giảng hoặc lấy làm đề tài cho học sinh vận dụng các kiến thức để giải quyết các vấn đề đó.
Từ các lớp học ngoài trời, đến hình thành một xu hướng giáo dục có tính thực tiễn cao bằng cách áp dụng những phương pháp dạy học và giáo dục hiện đại như:
+ Kĩ thuật trò chơi: Tạo những trò chơi sôi động với những câu hỏi tạo trò chơi gắn với thực tiễn để nêu vấn đề cần giải quyết hoặc những nội dung ôn tập.
+ Trải nghiệm các thí nghiệm Vật lí
+ Tăng cường sử dụng các bài tập có tính thực tế
+ Tích hợp nội dung môn Vật lí với các môn học khác để dạy học theo hướng stem.
+ Đổi mới nội dung, hình thức kiểm tra, đánh giá học sinh: với những câu hỏi gắn với thực tiễn.
1.1.2. Kĩ thuật trò chơi
Phương pháp trò chơi là phương pháp tổ chức cho HS tìm hiểu một vấn đề hay thể nghiệm những hành động, những thái độ, những việc làm thông qua một trò chơi nào đó.
Quy trình thực hiện:
Bước 1: GV phổ biến tên trò chơi, nội dung và luật chơi cho HS
Bước 2: Chơi thử (nếu cần thiết) Bước 3: HS tiến hành chơi Bước 4: Đánh giá sau trò chơi
Bước 5: Thảo luận về ý nghĩa giáo dục của trò chơi
Một số lưu ý:
+ Trò chơi phải dễ tổ chức và thực hiện, phải phù hợp với chủ đề bài học, với đặc điểm và trình độ HS, với quỹ thời gian, với hoàn cảnh, điều kiện thực tế của lớp học, đồng thời phải không gây nguy hiểm cho HS.
+ HS phải nắm được quy tắc chơi và phải tôn trọng luật chơi.
+ Phải quy định rõ thời gian, địa điểm chơi.
+ Phải phát huy tính tích cực, chủ động, sáng tạo của HS, tạo điều kiện cho HS tham gia tổ chức, điều khiển tất cả các khâu: từ chuẩn bị, tiến hành trò chơi và đánh giá sau khi chơi.
+ Trò chơi phải được luân phiên, thay đổi một cách hợp lí để không gây nhàm chán cho HS.
+ Sau khi chơi, giáo viên cần cho HS thảo luận để nhận ra ý nghĩa giáo dục của trò chơi.
1.1.3. Thí nghiệm thực hành
– Thí nghiệm thực hành là phương pháp thực hành dướisự chỉ đạo của giáo viên, học sinh sử dụng thiết bị và tiến hành thí nghiệm nhằm làm sáng tỏ, khẳng định những vấn đề lý thuyết mà giáo viên đã trình bày, qua đó củng cố, đào sâu những tri thức mà họ đã lĩnh hội được hoặc vận dụng lí luận để nghiên cứu vấn đề do thực tiễn đề ra.
– Qua thực hành học sinh nắm vững tri thức, biến tri thức thành niềm tin, hình thành những kĩ năng, kĩ xảo làm công tác thực nghiệm khoa học, kích thích hứng thú học tập bộ môn và bồi dưỡng những phẩm chất cần thiết của người lao động mới như óc quan sát, tính chính xác, tính cẩn thận, tính cần cù, tiết kiệm, tổ chức lao động có khoa học.
* Chức năng của thí nghiệm theo quan điểm lí luận dạy học:
– Trong dạy học vật lí, thí nghiệm đóng một vai trò cực kì quan trọng, dưới quan điểm lí luận dạy học vai trò đó được thể hiện những mặt sau:
+ Thí nghiệm có thể được sử dụng trong tất cả các giai đoạn khác nhau của tiến trình dạy học như: đề xuất vấn đề nghiên cứu, giải quyết vấn đề (hình thành kiến thức, kĩ năng mới…), củng cố kiến thức và kiểm tra đánh giá kiến thức kĩ năng, kĩ xảo của học sinh.
+ Thí nghiệm góp phần vào việc phát triển toàn diện học sinh
+ Thí nghiệm là phương tiện góp phần quan trọng vào việc giáo dục kĩ thuật tổng hợp cho học sinh.
+ Thí nghiệm là phương tiện kích thích hứng thú học tập của học sinh
Chính nhờ thí nghiệm và thông qua thí nghiệm mà ở đó học sinh tự tay tiến hành các thí nghiệm, các em sẽ thực hiện các thao tác thí nghiệm một cách thuần thục, khơi dậy ở các em sự say sưa, tò mò để khám phá ra những điều mới, những điều bí ẩn từ thí nghiệm và cao hơn là hình thành nên những ý tưởng cho những thí nghiệm mới. Đó cũng chính là những tác động cơ bản, giúp cho quá trình hoạt động nhận thức của học sinh được tích cực hơn.
Qua thí nghiệm đòi hỏi học sinh phải làm việc tự lực hoặc phối hợp tập thể, nhờ đó có thể phát huy vai trò cá nhân hoặc tính cộng đồng trách nhiệm trong công việc của các em.
Thí nghiệm vật lí góp phần làm đơn giản hoá các hiện tượng và quá trình vật lí
1.1.4. Khái niệm về giáo dục STEM
STEM là viết tắt của từ Science (Khoa học), Technology (Công nghệ), Engineering (Kĩ thuật), Mathematics (Toán học). Giáo dục STEM về bản chất được hiểu trang bị cho người học những kiến thức và kĩ năng cần thiết liên quan đến các lĩnh vực khoa học, công nghệ, kĩ thuật và toán học. Các kiến thức và kĩ năng này phải được tích hợp, lồng ghép và bổ trợ cho nhau, giúp HS không chỉ hiểu về nguyên lí mà còn có thể thực hành và tạo ra các sản phẩm trong cuộc sống hằng ngày.
Đối với giáo dục STEM, các kiến thức khoa học, toán học, công nghệ và kĩ thuật không chỉ được dạy học theo hướng trang bị kiến thức thông thường mà được vận dụng nhằm giải quyết các tình huống thực tiễn trong cuộc sống. Việc làm này đem lại hai tác dụng lớn. Một là giúp cho trải nghiệm học tập của HS trở nên thú vị hơn, tạo động lực thúc đẩy các em hứng thú với việc học tập và nghiên cứu khoa học, công nghệ ngay từ nhỏ. Hai là gắn kết nhà trường với địa phương, cộng đồng cũng như các tổ chức thông qua những vấn đề mang tính toàn cầu (ô nhiễm không khí, hiệu ứng nhà kính…). Sự gắn kết đa dạng các thành phần giáo dục, tạo thành một hệ sinh thái giáo dục, sẽ là một trong những chìa khóa giúp nuôi dưỡng và đào tạo những thế hệ công dân toàn cầu có kiến thức và kỹ năng, đặc biệt là tư duy sáng tạo trong thời đại mới.
Như vậy giáo dục STEM là một phạm trù rộng và liên quan đến nhiều lĩnh vực với hai đặc điểm nổi bật là tính tích hợp liên môn và hoạt động thực hành gắn với lí thuyết. Với giáo dục STEM, HS có thể học để lập trình điều khiển, chế tạo robot nhưng cũng có thể đơn giản là chế tạo ra những sản phẩm phục vụ đời sống. Qua đó cho thấy việc dạy và học STEM không nhất thiết cần điều kiện cơ sở vật chất, công nghệ hiện đại mà hoàn toàn tùy thuộc vào ý tưởng triển khai bài dạy của GV.
1.2. Cơ sở thực tiễn
1.2.1. Thực trạng tổ chức dạy học môn Vật lí theo hướng tiếp cận với thực tiễn.
Trên địa bàn tỉnh, phương pháp giáo dục theo hướng tiếp cận với thực tiễn đã được một số trường áp dụng sáng tạo, đem lại hiệu quả tích cực. Việc giảng dạy chỉ còn là công cụ hỗ trợ cho quá trình tự hoàn thiện bản thân của học sinh. Tuy nhiên, việc áp dụng biện pháp này trong dạy học là chưa nhiều và chưa có các tiến trình cụ thể trong khâu tổ chức dạy học, đặc biệt là học sinh lớp 12, chủ yếu giáo viên hay chú trọng vào luyện đề với mục đích nâng cao điểm số trong kì thi tốt nghiệp, mà quên rằng, nếu HS hiểu được bản chất hiện tượng, các kiến thức cơ bản sẽ được lưu giữ sâu hơn, từ đó, HS có kiến thức nền vững chắc và kết quả mang lại cũng khả quan hơn.
Để tiến hành tìm hiểu về thực trạng dạy học Vật lí theo hướng tiếp cận thực tiễn ở trường THPT chúng tôi đã tiến hành khảo sát bằng phiếu điều tra đối với GV và HS với mục đích thu thập thông tin, phân tích khó khăn, thuận lợi của thực trạng dạy học Vật lí theo hướng tiếp cận thực tiễn ở trường THPT.
Nội dung khảo sát: Tìm hiểu nhận thức, hiểu biết, quá trình tổ chức dạy học môn Vật lí theo hướng tiếp cận thực tiễn ở trường THPT của các GV ở các trường THPT trên địa bàn Quỳnh Lưu, Hoàng Mai
Đối tượng khảo sát: 12 GV dạy các bộ môn Vật lí – Công nghệ và 160 HS ở một số trường THPT trên địa bàn Quỳnh Lưu, Hoàng Mai tỉnh Nghệ An
Thời gian khảo sát: Từ tháng 9/2022 đến tháng 5/2023. Phiếu khảo sát GV và HS (có trong Phụ lục kèm theo).
Sau khi thu thập, phân tích, tổng hợp qua các phiếu điều tra, kết quả cho thấy
như sau:
TÀI LIỆU LIÊN QUAN
- 7
- 107
- 1
- [product_views]
100.000 ₫
- 1
- 477
- 2
- [product_views]
100.000 ₫
- 4
- 499
- 3
- [product_views]
100.000 ₫
- 6
- 535
- 4
- [product_views]
100.000 ₫
- 1
- 566
- 5
- [product_views]
100.000 ₫
- 2
- 422
- 6
- [product_views]
100.000 ₫
- 2
- 442
- 7
- [product_views]
100.000 ₫
- 8
- 578
- 8
- [product_views]
100.000 ₫
- 9
- 538
- 9
- [product_views]
100.000 ₫
- 6
- 389
- 10
- [product_views]