SKKN Hình thành và phát triển khả năng ứng phó bạo lực mạng xã hội cho học sinh thông qua việc lồng ghép tư vấn tâm lý với hoạt động học tập ở bộ môn Ngữ văn 10 – THPT – KNTT
- Mã tài liệu: MP0315 Copy
Môn: | Ngữ Văn |
Lớp: | 10 |
Bộ sách: | Kết nối tri thức |
Lượt xem: | 456 |
Lượt tải: | 5 |
Số trang: | 58 |
Tác giả: | Đặng Thị Thu Hà |
Trình độ chuyên môn: | Thạc sĩ giáo dục |
Đơn vị công tác: | THPT Đô Lương 2 |
Năm viết: | 2022-2023 |
Số trang: | 58 |
Tác giả: | Đặng Thị Thu Hà |
Trình độ chuyên môn: | Thạc sĩ giáo dục |
Đơn vị công tác: | THPT Đô Lương 2 |
Năm viết: | 2022-2023 |
Sáng kiến kinh nghiệm “Hình thành và phát triển khả năng ứng phó bạo lực mạng xã hội cho học sinh thông qua việc lồng ghép tư vấn tâm lý với hoạt động học tập ở bộ môn Ngữ văn 10 – THPT – KNTT”triển khai gồm các biện pháp nổi bật sau:
Bước 1. Xây dựng danh sách nội dung tư vấn tâm lí
Bước 2. Lựa chọn nội dung tư vấn tâm lí
Bước 2. Lựa chọn nội dung tư vấn tâm lí
Bước 4: Đánh giá kết quả thực hiện nội dung tư vấn tâm lí
Mô tả sản phẩm
PHẦN I. ĐẶT VẤN ĐỀ
1. Lí do chọn đề tài
Cuộc cách mạng 4.0 có ảnh hưởng vô cùng to lớn đến mọi mặt đời sống kinh tế – xã hội, lĩnh vực giáo dục không phải là ngoại lệ. Nó tác động đến tất cả mọi khía cạnh giáo dục từ nội dung, phương pháp và hình thức dạy học. Với sự phát triển của trí tuệ nhân tạo, công nghệ và mạng xã hội, giáo viên và học sinh có cơ hội tiếp cận tri thức một cách dễ dàng và thuận lợi, giúp cả người học và người dạy chia sẻ, hỗ trợ nhau trong giảng dạy cũng như học tập.
Tuy nhiên, bên cạnh những điểm tích cực mà cuộc cách mạng 4.0 mang lại cho giáo dục, xuất hiện những thách thức đối với cả người dạy và người học. Sự nhiễu loạn thông tin trong thế giới phẳng gây ra bất lợi, trong đó có đặc biệt là mạng xã hội đối với học sinh. Thực tế cho thấy, có những ảnh hưởng tiêu cực của mạng xã hội đến tâm lý học sinh, mất tập trung trong học tập, sức khỏe, tình cảm,… và phát sinh mâu thuẫn dẫn đến bạo lực mạng xã hội. Trong những năm gần đây, di chứng của bạo lực mạng xã hội để lại trong tâm lí học sinh vô cùng nặng nề, thậm chí có những trường hợp đã lựa chọn cái chết để giải thoát khỏi ám ảnh của bạo lực mạng. Hàng ngày chúng ta phải chứng kiến bao trường hợp đáng thương, đáng trách và cả đáng tiếc nữa. Những cách giải quyết tiêu cực của lứa tuổi học sinh THPT khi bị bạo lực mạng đang là những hồi chuông nhức nhối thức tỉnh những nhà hoạt động giáo dục phải tìm giải pháp hỗ trợ học sinh mình trong cách ứng phó với bạo lực mạng xã hội
Theo thông tư 20/2018/TT-BGDDT ngày 22 tháng 8 năm 2018 của Bộ trưởng Bộ Giáo dục và Đào tạo về quy định chuẩn nghề nghiệp giáo viên cơ sở giáo dục phổ thông có nhiều tiêu chuẩn về phẩm chất và năng lực mà giáo viên cần phải đáp ứng. Trong đó năng lực tư vấn, hỗ trợ học sinh được coi là một trong những tiêu chuẩn về phát triển chuyên môn nghiệp vụ của giáo viên phổ thông nói chung và giáo viên THPT nói riêng (tiêu chuẩn 2, tiêu chí 7). Như vậy có thể thấy, việc giáo viên thực hiện tư vấn, hỗ trợ học sinh trong các hoạt động dạy học không chỉ thể hiện việc đáp ứng nội dung này về mặt pháp lí mà còn cho thấy khả năng thích ứng, phát triển năng lực của giáo viên trong bối cảnh xã hội thay đổi khi học sinh gặp nhiều khó khăn trong học tập và đời sống cần sự trợ giúp nhiều hơn từ phía giáo viên và nhà trường. Thực tế cho thấy khi giáo viên hỗ trợ được học sinh giải quyết kịp thời các khó khăn, vướng mắc sẽ giúp xây dựng mối quan hệ thân thiện giữa giáo viên và học sinh, tạo môi trường học tập an toàn để học sinh tìm thấy niềm vui, hạnh phúc khi đến trường. Vì lẽ đó, trong mô hình trường học hạnh phúc do UNESCO đề xướng, mối quan hệ giữa giáo viên và học sinh được coi là một trong ba thành tố then chốt để xây dựng ngôi trường hạnh phúc cho học sinh.
Ngữ văn là môn học mang tính công cụ và tính thẩm mĩ – nhân văn, giúp học sinh có phương tiện giao tiếp, làm cơ sở để học tập tất cả các môn học và hoạt động giáo dục khác trong nhà trường; đồng thời cũng là công cụ quan trọng để giáo dục học sinh những giá trị cao đẹp về văn hóa, văn học và ngôn ngữ dân tộc; phát triển ở học sinh những cảm xúc lành mạnh, tình cảm nhân văn, lối sống nhân ái, vị tha,… Thông qua các văn bản ngôn từ và những hình tượng nghệ thuật sinh động trong các tác phẩm văn học, bằng hoạt động đọc, viết, nói và nghe, môn Ngữ văn có vai trò to lớn trong việc giúp học sinh hình thành và phát triển những phẩm chất tốt đẹp cũng như các năng lực cốt lõi để sống và làm việc hiệu quả, để học suốt đời, để ứng phó với các tình huống nảy sinh trong thực tiễn cuộc sống, trong đó có bạo lực mạng xã hội.
Hiểu rõ những yêu cầu trên, chúng tôi thực hiện đề tài: Hình thành và phát triển khả năng ứng phó bạo lực mạng xã hội cho học sinh thông qua việc lồng ghép tư vấn tâm lý với hoạt động học tập ở bộ môn Ngữ văn 10 – THPT
2. Mục đích, nhiệm vụ
2.1. Mục đích nghiên cứu
- Tư vấn và hỗ trợ tâm lí học sinh cách ứng phó với bạo lực mạng
- Đưa ra cách vận dụng, lồng ghép nội dung tư vấn, hỗ trợ tâm lí cho học sinh trong hoạt động dạy học môn Ngữ văn
2.2. Nhiệm vụ nghiên cứu
- Xây dựng nội dung, cấu trúc, thời lượng tiết Nói và nghe
- Đưa ra quy trình xây dựng, lựa chọn và thực hiện các nội dung tư vấn tâm lí cho học sinh THPT
- Định hướng tư vấn tâm lí theo hình thức lồng ghép trong dạy học môn Ngữ văn (hoạt động nói và nghe)
- Thiết kế giáo án thực nghiệm
- Tổ chức thực nghiệm để đánh giá kết quả thực nghiệm
3. Khách thể và đối tượng nghiên cứu
3.1. Khách thể nghiên cứu
- Bài Nghệ thuật thuyết phục trong văn nghị luận, Bộ Kết nối tri thức với cuộc sống, Nhà xuất bản giáo dục Việt Nam, phần Nói và nghe: Thảo luận về một vấn đề đời sống có ý kiến khác nhau
- Tâm lý học sinh sử dụng mạng xã hội.
3.2. Đối tượng nghiên cứu
- Học sinh lớp 10
4. Giả thuyết khoa học
Nếu đề xuất và thực hiện đồng bộ các giải pháp có cơ sở khoa học, có tính khả thi nà thì có thể cải thiện tình trạng ứng phó bạo lực mạng xã hội cho học sinh THPT, tránh được những hậu quả nặng nề.
5. Nhiệm vụ và phạm vi nghiên cứu
5.1. Nhiệm vụ nghiên cứu
Ở đề tài này, chúng tôi tập trung vào 03 nội dung nghiên cứu sau:
- Nghiên cứu lí luận
- Khảo sát tính cấp thiết và tính khả thi để đánh giá thực trạng
- Đề xuất giải pháp
5.2. Phạm vi nghiên cứu
- Về nội dung
Đề tài tập trung nghiên cứu, đề xuất các giải pháp lồng ghép tư vấn tâm lí vào hoạt động dạy học bộ môn Ngữ văn dựa trên cơ sở lí luận và thực tiễn đã khảo sát.
- Về thời gian
Đề tài được hình thành ý tưởng và áp dụng vào năm học 2021-2022 cho đối tượng học sinh lớp 11 (Lồng ghép trong hoạt động trải nghiệm, hướng nghiệp).
Năm học 2022-2023, chúng tôi mạnh dạn phát triển đề tài với học sinh khối 10 đang thực hiện Chương trình giáo dục phổ thông 2018.
6. Phương pháp nghiên cứu
Để thực hiện nghiên cứu đề tài, chúng tôi tiến hành các phương pháp nghiên cứu sau:
- Phân tích tổng hợp
- Điều tra khảo sát
- Thực nghiệm sư phạm
7. Đóng góp mới của đề tài
- Lồng ghép một vấn đề kĩ năng vào trong dạy học một môn học cụ thể
- Đưa ra giải pháp có tính khả thi để tiến hành tư vấn tâm lí cho học sinh thông qua một bài học cụ thể
- Giải quyết phần nào thực trạng chưa khả quan của tâm lí học đường hiện nay
Xem thêm:
- SKKN Dạy bài “Đăm Săn đi bắt Nữ Thần Mặt Trời” theo định hướng phát triển năng lực, phẩm chất cho học sinh trong chương trình Ngữ văn 10 THPT (Sách Kết nối tri thức với cuộc sống) – KNTT
- SKKN Một số giải pháp tổ chức hoạt động đọc mở rộng hiệu quả cho học sinh trong dạy học môn Ngữ văn lớp 10 tại trường THPT Nguyễn Trường Tộ – Hưng Nguyên – KNTT
- SKKN Một số phương pháp hướng dẫn học sinh lớp 10 rèn luyện kỹ năng “Viết báo cáo nghiên cứu một vấn đề” (Bài 4 “Sức sống của Sử thi” – Ngữ văn 10). – KNTT
TÀI LIỆU LIÊN QUAN
- 0
- 140
- 1
- [product_views]
- 3
- 120
- 2
- [product_views]
- 1
- 161
- 3
- [product_views]
- 5
- 103
- 4
- [product_views]
- 2
- 109
- 5
- [product_views]
100.000 ₫
- 6
- 451
- 6
- [product_views]
100.000 ₫
- 2
- 408
- 7
- [product_views]
100.000 ₫
- 6
- 502
- 8
- [product_views]
100.000 ₫
- 1
- 475
- 9
- [product_views]
100.000 ₫
- 3
- 509
- 10
- [product_views]