SKKN Phát triển năng lực đọc hiểu văn bản thông tin cho học sinh lớp 10 trong dạy học Ngữ văn (Bộ kết nối tri thức với cuộc sống) – KNTT
- Mã tài liệu: MP0326 Copy
Môn: | Ngữ Văn |
Lớp: | 10 |
Bộ sách: | Kết nối tri thức |
Lượt xem: | 509 |
Lượt tải: | 3 |
Số trang: | 107 |
Tác giả: | Bùi Thị Thanh Hằng |
Trình độ chuyên môn: | Thạc sĩ giáo dục |
Đơn vị công tác: | THPT Hoàng Mai |
Năm viết: | 2022-2023 |
Số trang: | 107 |
Tác giả: | Bùi Thị Thanh Hằng |
Trình độ chuyên môn: | Thạc sĩ giáo dục |
Đơn vị công tác: | THPT Hoàng Mai |
Năm viết: | 2022-2023 |
Sáng kiến kinh nghiệm “Phát triển năng lực đọc hiểu văn bản thông tin cho học sinh lớp 10 trong dạy học Ngữ văn (Bộ kết nối tri thức với cuộc sống) – KNTT”triển khai gồm các biện pháp nổi bật sau:
2.2.1. Tổ chức cho HS nhận biết thông tin cơ bản của văn bản và cách triển khai văn bản thông tin
2.2.2. Tổ chức cho HS nhận biết vai trò của các phương tiện giao tiếp phi ngôn ngữ trong văn bản thông tin
2.2.3. Tổ chức cho HS chỉ ra những vấn đề đặt ra trong văn bản thông tin tác động đến suy nghĩ và hành động của bản thân
2.2.4. Hướng dẫn cho HS rút ra cách đọc văn bản thông tin
Mô tả sản phẩm
PHẦN 1. ĐẶT VẤN ĐỀ
- Lí do chọn đề tài
Đổi mới chương trình giáo dục phổ thông môn Ngữ văn năm 2018 đem đến nhiều thay đổi về dạy học đọc – viết – nói – nghe các thể loại/ kiểu loại văn bản đáp ứng mục tiêu, yêu cầu phát triển phẩm chất, năng lực người học. Văn bản thông tin lần đầu tiên được đưa vào dạy học trong nhà trường, chiếm vị trí quan trọng trong chương trình môn Ngữ văn THPT.
Là văn bản thông dụng trong đời sống, xã hội nên VBTT rất phong phú, đa dạng từ nội dung đến hình thức biểu đạt. VBTT không chỉ là nội dung dạy đọc của môn Ngữ văn mà còn có mặt trong sách giáo khoa một số môn học khác trong nhà trường. Muốn học sinh có khả năng đọc hiểu loại VBTT, GV Ngữ văn phải tìm ra cách dạy đọc phù hợp với đặc trưng của loại văn bản này, không giống với dạy đọc các loại văn bản quen thuộc như truyện, thơ, kí, kịch, nghị luận.
Năm học 2022-2023 là năm học đầu tiên thực hiện dạy học chương trình, sách giáo khoa giáo dục phổ thông môn Ngữ văn 10, cũng là năm đầu tiên dạy học đọc VBTT. Rất nhiều vấn đề đặt ra cần giải quyết cả trên phương diện lí luận và thực tiễn để góp phần nâng cao chất lượng dạy học đọc hiểu VBTT. Đây là lí do thôi thúc tôi chọn nghiên cứu đề tài “Phát triển năng lực đọc hiểu văn bản thông tin cho học sinh lớp 10 trong dạy học Ngữ văn (Bộ kết nối tri thức với cuộc sống)”.
- Mục đích nghiên cứu
Đề xuất được một số nguyên tắc, biện pháp dạy học phát triển năng lực đọc hiểu VBTT cho học sinh lớp 10 trong môn Ngữ văn theo Chương trình giáo dục phổ thông môn Ngữ văn năm 2018.
- Khách thể và đối tượng nghiên cứu – Khách thể nghiên cứu:
+ Môn Ngữ văn 10 Bộ Kết nối tri thức với cuộc sống
+ HS và GV ngữ văn trường THPT Hoàng Mai và trường THPT Hoàng Mai 2
– Đối tượng nghiên cứu: Người viết nghiên cứu nguyên tắc và biện pháp nhằm phát triển năng lực đọc hiểu VBTT cho học sinh lớp 10
- Giả thuyết khoa học
Nếu xây dựng được hệ thống nguyên tắc, biện pháp dạy học phát triển năng lực đọc hiểu VBTT cho học sinh lớp 10 một cách khoa học, đảm bảo tính thống nhất và tính phát triển, tích cực hóa hoạt động của HS thì sẽ trở thành căn cứ, tư liệu dạy học tích cực, hữu ích cho GV và HS; góp phần nâng cao khả năng đọc hiểu VBTT cho HS, cũng như chất lượng dạy học Ngữ văn nói chung.
- Nhiệm vụ và phạm vi nghiên cứu
- Xây dựng cơ sở lí luận của việc phát triển năng lực đọc hiểu VBTT cho HS lớp 10.
- Khảo sát thực trạng dạy học VBTT cho học sinh lớp 10 theo chương trình, SGK giáo dục phổ thông Ngữ văn mới.
- Xây dựng các nguyên tắc dạy học phát triển năng lực đọc hiểu VBTT cho HS lớp 10 trong dạy học Ngữ văn.
- Đề xuất một số biện pháp dạy học phát triển năng lực đọc hiểu VBTT cho HS lớp 10.
- Tổ chức thiết kế giáo án, dạy học thực nghiệm phát triển năng lực đọc hiểu VBTT cho HS lớp 10.
- Khảo sát sự cấp thiết và tính khả thi của các giải pháp đã đưa ra.
- Phương pháp nghiên cứu
Phương pháp phân tích, tổng hợp; Phương pháp khảo sát; Phương pháp thống kê – phân loại ; Phương pháp thực nghiệm sư phạm,…
- Những luận điểm cần bảo vệ của sáng kiến
Căn cứ vào yêu cầu, mục tiêu của bài học; Căn cứ vào đặc trưng của kiểu bài VBTT, đề tài đã nhấn mạnh vào các nguyên tắc và biện pháp dạy học phát triển năng lực đọc hiểu VBTT cho học sinh lớp 10
- Đóng góp mới của đề tài – Về lí luận :
Kiểu, loại VBTT lần đầu tiên đưa vào dạy học trong chương trình GDPT môn Ngữ văn năm 2018. Và năm học 2022-2023 mới bắt đầu triển khai dạy học SGK mới môn Ngữ văn 10. Vì thế, kết quả nghiên cứu của đề tài là những đóng góp quan trọng về mặt lí luận dạy học đọc hiểu môn Ngữ văn theo định hướng phát triển năng lực. Đó là các nguyên tắc và biện pháp phát triển năng lực đọc hiểu VB thông tin cho HS lớp 10. Kết quả nghiên cứu này còn giúp HS có khả năng đọc hiểu tốt các loại VBTT trong các bộ SGK khác (Cánh Diều, Chân trời sáng tạo) hay các VBTT trong đời sống xã hội.
– Về thực tiễn:
Đề tài góp phần phát triển năng lực đọc hiểu VBTT cho HS lớp 10 nhằm nâng cao chất lượng dạy học Ngữ văn trong nhà trường phổ thông theo định hướng phát triển năng lực.
PHẦN 2. NỘI DUNG NGHIÊN CỨU
- CƠ SỞ KHOA HỌC
- Cơ sở lí luận
1.1.1. Năng lực đọc hiểu văn bản
Chương trình GDPT 2018 yêu cầu phải hình thành và phát triển cho HS 2 nhóm năng lực là năng lực chung (năng lực cốt lõi) và năng lực chuyên biệt (năng lực đặc thù). NL chung là những NL có thể hình thành ở tất cả các môn học và cấp học bao gồm: NL tự chủ và tự học, NL giao tiếp và hợp tác, NL giải quyết vấn đề và sáng tạo. Bên cạnh đó là nhóm NL chuyên biệt/đặc thù được hình thành và phát triển ở môn học Ngữ văn gồm NL ngôn ngữ và NL văn học mà hệ quả đó là NL đọc hiểu văn bản và NL tạo lập văn bản giúp HS đọc, viết, nói, nghe các loại văn bản phổ biến; biết tiếp nhận, đánh giá các văn bản văn học và các sản phẩm của giao tiếp cũng như các giá trị nói chung trong cuộc sống.
Tác giả Nguyễn Thanh Hùng trong công trình nghiên cứu “Kỹ năng đọc hiểu Văn” chỉ ra rằng, tiếp nhận văn bản và tạo lập văn bản, hai năng lực đó có ý nghĩa thực hành tổng hợp và phức tạp. Tác giả khẳng định: “Năng lực đọc hiểu văn bản/tác phẩm văn chương là hệ quả của quá trình học tập lâu dài khi mà những kĩ năng đọc hiểu được xác định để có thể thu nhận vào nó những dạng đọc, kiểu đọc, lối đọc, hình thức đọc, cách đọc mà ta gọi chung là hành động đọc”.
Dạy học đọc hiểu theo yêu cầu thể loại, kiểu VB là hướng tới phát triển năng lực đọc hiểu văn bản (năng lực ngôn ngữ) và năng lực thưởng thức, cảm thụ văn học (năng lực văn học). Thông qua nội dung của các văn bản/tác phẩm được dạy mà giáo dục tư tưởng, nhân cách học sinh, đấy chính là góp phần phát triển phẩm chất.
Như vậy, theo tôi có thể hiểu năng lực đọc hiểu văn bản (NLĐHVB) là khả năng người đọc thông hiểu cả nghĩa đen, nghĩa bóng, nghĩa hàm ẩn cũng như thấy được vai trò, tác dụng của các hình thức thể loại văn bản và các biện pháp nghệ thuật ngôn từ, các thông điệp tư tưởng, tình cảm, thái độ của người viết. ĐHVB là một năng lực rất cần thiết ở mỗi HS để góp phần xây dựng và phát triển phẩm chất, năng lực cá nhân. Nhờ có NLĐHVB, HS có thể tiếp thu lượng kiến thức lớn từ sách vở, tài liệu, đời sống thực tiễn, có thể giao tiếp với xã hội, nâng cao sự học suốt đời.
1.1.2. Quan điểm dạy học phát triển năng lực đọc hiểu văn bản cho học sinh trong chương trình giáo dục phổ thông môn Ngữ văn năm 2018
Dạy học Ngữ văn theo hướng phát triển năng lực là quan điểm đổi mới của chương trình, SGK GDPT sau 2015 theo Nghị quyết 88/2014/QH13: “Tiếp tục đổi mới phương pháp giáo dục theo hướng phát triển toàn diện năng lực và phẩm chất người học, phát huy tính tích cực, chủ động, sáng tạo, bồi dưỡng phương pháp tự học, hứng thú học tập, kỹ năng hợp tác và khả năng tư duy độc lập”; “ Đổi mới căn bản phương pháp đánh giá chất lượng giáo dục theo hướng phát triển phẩm chất và năng lực học sinh”.
Xem thêm:
- SKKN Phát triển năng lực số cho học sinh vùng nông thôn thông qua dạy học các văn bản thơ trữ tình trong SGK Ngữ văn 10 (Bộ Kết nối tri thức với cuộc sống) – KNTT
- SKKN Rèn luyện, phát triển năng lực ngôn ngữ cho học sinh THPT Quỳnh Lưu 2 thông qua việc tổ chức hoạt động nói và nghe theo SGK Ngữ văn lớp 10 – Bộ Kết nối tri thức với cuộc sống – KNTT
- SKKN Sử dụng bảng bốn ô vuông trong dạy học hoạt động viết môn Ngữ văn lớp 10 nhằm phát triển kĩ năng viết của học sinh – KNTT
TÀI LIỆU LIÊN QUAN
- 0
- 140
- 1
- [product_views]
- 3
- 120
- 2
- [product_views]
- 1
- 161
- 3
- [product_views]
- 5
- 103
- 4
- [product_views]
- 2
- 109
- 5
- [product_views]
100.000 ₫
- 6
- 451
- 6
- [product_views]
100.000 ₫
- 2
- 408
- 7
- [product_views]
100.000 ₫
- 6
- 502
- 8
- [product_views]
100.000 ₫
- 1
- 475
- 9
- [product_views]
100.000 ₫
- 2
- 416
- 10
- [product_views]