SKKN Bồi dưỡng và phát triển năng lực tự học, năng lực số cho học sinh thông qua dạy học phần hóa hữu cơ 12 trên nền tảng ứng dụng công nghệ thông tin
- Mã tài liệu: MP0646 Copy
Môn: | Hóa học |
Lớp: | 12 |
Bộ sách: | |
Lượt xem: | 1280 |
Lượt tải: | 9 |
Số trang: | 41 |
Tác giả: | Bùi Thị Thu Hằng |
Trình độ chuyên môn: | Cử nhân đại học |
Đơn vị công tác: | THPT Quỳnh Lưu 4 |
Năm viết: | 2021-2022 |
Số trang: | 41 |
Tác giả: | Bùi Thị Thu Hằng |
Trình độ chuyên môn: | Cử nhân đại học |
Đơn vị công tác: | THPT Quỳnh Lưu 4 |
Năm viết: | 2021-2022 |
Xây dựng quy trình bồi dưỡng.
Qua phân tích mối quan hệ giữa năng lực số và năng lực tự học, nhóm nghiên cứu của chúng tôi đã mạnh dạn đề xuất quy trình để bồi dưỡng và phát triển năng lực tự học, năng lực số cho học sinh như sau:
(1) GV tăng cường yêu cầu HS tự tìm hiểu kiến thức trước mỗi bài học.
(2) Học sinh tìm kiếm thông tin (SGK, internet, nghiên cứu bằng phần mềm thí nghiệm ảo – đối với các thông tin về thí nghiệm…) và viết báo cáo theo nhóm.
(3) GV hỗ trợ học sinh trong suốt quá trình khi HS yêu cầu hoặc GV nhận thấy HS gặp khó khăn.
(4) Tổ chức cho HS báo cáo kết quả bằng phần mềm văn phòng (như MS Word, MS Powerpoint) và đánh giá kết quả (đánh giá đồng đẳng).
Mô tả sản phẩm
PHẦN I. ĐẶT VẤN ĐỀ
1. Lý do chọn đề tài
Hiên nay trên thế giới đang diễn ra cuộc cách mạng công nghiệp lần thứ tư, đây là cuộc cách mạng dựa trên các thành tựu đột phá trong các lĩnh vực công nghệ thông tin, công nghệ sinh học, công nghệ nano… với nền tảng là các đột phá của công nghệ số. Cuộc cách mạng công nghiệp 4.0 đang ở giai đoạn đầu, giai đoạn bản lề cho các nước đang phát triển tiến đến theo kịp với xu hướng thế giới. Đây là thời cơ cũng là thách thức đối với Việt Nam. Để tận dụng tốt thời cơ và vượt qua những nguy cơ, thách thức từ cuộc Cách mạng công nghiệp 4.0, vấn đề khai thác nguồn lực con người, nhất là xây dựng, phát triển nguồn nhân lực chất lượng cao là vấn đề đang và đã được đặt ra đối với Việt Nam.
Chuyển đổi kỹ thuật số đang gia tăng và ảnh hưởng đến mọi ngành công nghiệp cũng như mọi hoạt động của cuộc sống. Chúng ta có thể tưởng tượng rằng, nông dân không còn chỉ đơn thuần gieo hạt và thu hoạch một vụ mùa; họ đang sử dụng cảm biến và công nghệ thông tin để tự động hóa, giám sát và điều chỉnh hệ thống của họ để trở nên sinh lợi, hiệu quả và bền vững hơn. Các ứng dụng giao đồ ăn đang giúp các nhà hàng cung cấp các lựa chọn thực đơn của họ cho những khách hàng quen mà họ không cần phải rời khỏi nhà của mình. Điều này bổ sung thêm một lớp trách nhiệm phức tạp cho nhân viên nhà hàng, những người hiện phải quản lý đơn đặt hàng thông qua các thiết bị kỹ thuật số, cũng như bất kỳ tương tác trực tiếp nào. Ngay cả bất động sản, một ngành truyền thống trực diện, cũng dựa vào các kỹ năng kỹ thuật số. Tính năng đi bộ ảo có sẵn cho các khách hàng tiềm năng muốn chuyển địa điểm và ký tài liệu từ xa với các dịch vụ như DocuSign là một cách nhanh chóng và thuận tiện để hoàn tất thỏa thuận.
Sự chuyển dịch hàng loạt sang các hoạt động kinh doanh trực tuyến do đại dịch COVID-19 càng thúc đẩy nhu cầu về những người lao động biết kỹ thuật số, những người có thể giúp các doanh nghiệp truyền thống chuyển đổi thành công sang thế giới thương mại điện tử. Nếu không có nền tảng vững chắc về các kỹ năng kỹ thuật số, không có cách nào thúc đẩy sự đổi mới và duy trì tính cạnh tranh. Các nhà tuyển dụng nhận ra điều này, vì vậy họ ưu tiên những ứng viên có thể thể hiện trình độ kỹ thuật số của họ. Bằng cách phát triển các kỹ năng kỹ thuật số tốt hơn, nhân viên có cơ hội đóng góp cho cộng đồng của họ, chứng minh sự nghiệp của họ trong tương lai và khám phá nhiều cơ hội nghề nghiệp.
Đáp ứng nhu cầu của thời đại, triết lý về giáo dục cho thế kỷ XXI có những biến đổi to lớn. Trong đó quan niệm về “học tập suốt đời” và “giáo dục toàn diện” được coi như một trong những chìa khóa mở cửa đi vào thế kỷ XXI ; ý tưởng “đặt học tập suốt đời vào trung tâm của xã hội” được coi như một bước nhảy về chất trong sự phát triển của giáo dục. Cốt lõi để học tập suốt đời có hiệu quả là mỗi con người phải học cách học, học cách học chính là học cách tự học, tự đào tạo. Trước tình hình đó, Đảng và nhà nước ta đang tiến hành đổi mới nền giáo dục trên tất cả các lĩnh vực, trong đó đổi mới phương pháp đóng vai trò vô cùng quan trọng. Nghị quyết Hội nghị Trung ương 8 khóa XI về đổi mới căn bản, toàn diện giáo dục và đào tạo chỉ rõ: “Tiếp tục đổi mới mạnh mẽ phương pháp dạy và học theo hướng hiện đại; phát huy tính tích cực, chủ động, sáng tạo và vận dụng kiến thức, kĩ năng của người học; khắc phục lối truyền thụ áp đặt một chiều, ghi nhớ máy móc. Tập trung dạy cách học, cách nghĩ, khuyến khích tự học, tạo cơ sở để người học tự cập nhật và đổi mới tri thức, kĩ năng, phát triển năng lực; Chuyển từ học chủ yếu trên lớp sang tổ chức hình thức học tập đa dạng, chú ý các hoạt động xã hội ngoại khóa, nghiên cứu khoa học; Đẩy mạnh ứng dụng công nghệ thông tin và truyền thông trong dạy và học” . Cùng với đó, trong năm học 2020-2021, Bộ Giáo Dục và Đào Tạo đã ra chỉ thị Số: 666/CT- BGDĐT về nhiệm vụ và giải pháp năm học 2020 – 2021 của ngành Giáo dục. Một trong các nhiệm vụ trọng tâm là “Đẩy mạnh ứng dụng công nghệ thông tin trong dạy, học và quản lý giáo dục, thực hiện chuyển đổi số trong giáo dục và đào tạo”. Theo chương trình giáo dục phổ thông 2018, năng lực tự học là một trong những năng lực chung cần phát triển cho học sinh (HS) ở các cấp học. Việc ứng dụng CNTT trong dạy học là một trong những xu hướng nhằm tiếp cận nhanh và hiệu hiệu quả chương trình GDPT mới, thay vì dạy kiến thức mới như truyền thống, giáo viên (GV) hướng dẫn HS tự học, tự tìm hiểu trước kiến thức mới ở nhà, trên lớp GV tập trung vào việc giải đáp thắc mắc của HS, làm bài tập vận dụng kiến thức hay thảo luận sâu hơn về kiến thức, ngược lại người học thay vì tiếp thu kiến thức một cách thụ động từ GV, các em sẽ phải tự tiếp cận kiến thức ở nhà, tự mình trải nghiệm, khám phá, tìm tòi các thông tin liên quan về bài học. Mô hình này giúp HS phát huy và rèn luyện tính tự học, tính chủ động làm chủ quá trình học tập của chính bản thân mà không còn bị động, phụ thuộc trong quá trình khám phá tri thức.
Xuất phát từ những lý do trên, chúng tôi lựa chọn nghiên cứu đề tài: “Bồi dưỡng và phát triển năng lực tự học, năng lực số cho học sinh thông qua dạy học phần hóa hữu cơ 12 trên nền tảng ứng dụng công nghệ thông tin ” làm đề tài nghiên cứu sáng kiến kinh nghiệm với hy vọng giúp cho HS có thể hoàn thiện bản thân mình hơn nữa và nâng cao chất lượng dạy học ở trường THPT.
2. Mục đích nghiên cứu
Thiết kế và áp dụng các chủ đề dạy học phần Hóa hữu cơ 12 trên nền tảng ứng dụng CNTT qua đó bồi dưỡng và phát triển năng lực tự học, năng lực số cho học sinh.
3. Đối tượng và khách thể nghiên cứu
3.1. Đối tượng nghiên cứu
– Năng lực tự học, năng lực số của học sinh THPT.
– Ứng dụng CNTT trong dạy học ở trường THPT
3.2. Khách thể nghiên cứu
Quá trình dạy học Hóa học ở các trường THPT thuộc địa bàn nghiên cứu.
4. Phương pháp nghiên cứu
4.1. Nhóm phương pháp nghiên cứu lý luận
Nghiên cứu, phân tích, tổng hợp các tài liệu liên quan đến đề tài: cơ sở lý luận về năng lực tự học, năng lực số, ứng dụng CNTT trong dạy học môn Hóa học.
Nghiên cứu các tài liệu liên quan đến nội dung chương trình Hóa hữu cơ 12 hiện hành
4.2. Nhóm phương pháp nghiên cứu thực tiễn
Sử dụng phương pháp điều tra, thu thập thông tin: Phát phiếu thăm dò cho HS và GV để điều tra thực trạng ứng dụng CNTT trong dạy học ở trường THPT.
Sau khi xây dựng các chủ đề dạy học liên quan đến nội dung đề cập của đề tài chúng tôi tiến hành dạy thực nghiệm ở các trường THPT thuộc địa bàn tỉnh Nghệ An để kiểm tra tính khách quan, tính thực tiễn của đề tài.
Phương pháp hỏi ý kiến chuyên gia: Hỏi ý kiến các giảng viên khoa sư phạm và giáo viên hóa học ở trường THPT về các vấn đề liên quan đến đề tài.
4.3. Phương pháp xử lý thống kê toán học kết quả thực nghiệm
Dùng phương pháp toán học thống kê để xử lí các số liệu điều tra và các kết quả thực nghiệm sư phạm để rút ra những kết luận cần thiết và khẳng định tính đúng đắn của giả thuyết đề tài.
5. Tính mới và những đóng góp của đề tài
Về mặt lý luận: Hệ thống hóa và làm rõ một số vấn đề về lí luận và thực tiễn làm cơ sở để bồi dưỡng năng lực tự học, năng lực số cho HS THPT thông qua dạy học phần hóa học hữu cơ 12.
Về mặt thực tiễn:
+ Xây dựng khung năng lực tự học, năng lực số , xác định các biểu hiện, tiêu chí và chỉ báo mức độ phát triển năng lực tự học, năng lực số hóa học thông qua các nội dung hóa học hữu cơ 12.
+ Thiết kế và sử dụng bộ công cụ đánh giá năng lực tự học, năng lực số thông qua dạy học hóa học ở trường THPT.
6. Thời gian thực hiện đề tài
Đề tài bắt đầu nghiên cứu từ tháng 6 năm 2021 và hoàn thiện vào tháng 3 năm
2022
Quá trình hoàn thiện xử lý số liệu và hoàn thành đề tài vào tháng 3 năm 2022.
PHẦN II. NỘI DUNG ĐỀ TÀI
CHƯƠNG 1. CƠ SỞ LÝ LUẬN VÀ THỰC TIỄN CỦA ĐỀ TÀI
1.1. Năng lực tự học và năng lực tự học hoá học
1.1.1. Khái niệm
Theo chương trình giáo dục phổ thông tổng thể 2018. Năng lực tự học được xác định là một trong 3 năng lực chung cốt lõi cần được hình thành và phát triển cho HS trong mọi môn học và ở các cấp học. Khái niệm về Năng lực tự học được các tác giả đưa ra như sau: Năng lực tự học là một năng lực thể hiện ở tính tự lực, sự tự làm lấy, tự giải quyết lấy vấn đề của một chủ thể hoạt động.
Năng lực tự học hóa học là NLTH của người học được hình thành và phát triển thông qua bộ môn Hóa học.
1.1.2. Biểu hiện của năng lực tự học
Theo chương trình GDPT tổng thể 2018, Năng lực tự học của HS THPT có các biểu hiện sau: xác định được nhiệm vụ học tập dựa trên kết quả đã đạt được; biết đặt mục tiêu học tập chi tiết, cụ thể, khắc phục những hạn chế; đánh giá và điều chỉnh được kế hoạch học tập; hình thành cách học riêng của bản thân; tìm kiếm, đánh giá và lựa chọn được nguồn tài liệu phù hợp với mục đích, nhiệm vụ học tập khác nhau; ghi chép thông tin bằng các hình thức phù hợp, thuận lợi cho việc ghi nhớ, sử dụng, bổ sung khi cần thiết; tự nhận ra và điều chỉnh được những sai sót, hạn chế của bản thân trong quá trình học tập; suy ngẫm cách học của mình, rút kinh nghiệm để có thể vận dụng vào các tình huống khác; biết tự điều chỉnh cách học; biết thường xuyên tu dưỡng theo mục tiêu phấn đấu cá nhân và các giá trị công dân.
1.1.3. Một số kĩ năng tự học cần rèn luyện để phát triển năng lực cho HS THPT
1.1.3.1. Nhóm kĩ năng xây dựng kế hoạch tự học, bao gồm các kĩ năng – Kĩ năng xác định mục tiêu học tập.
– Kĩ năng xác định nhiệm vụ học tập.
– Kĩ năng lập kế hoạch học tập.
1.1.3.2. Nhóm kĩ năng thực hiện kế hoạch học tập, bao gồm các kĩ năng – Kĩ năng thu thập, tìm kiếm thông tin.
– Kĩ năng lựa chọn và xử lý thông tin.
– Kĩ năng trình bày, diễn đạt và chia sẻ thông tin.
– Kĩ năng vận dụng kiến thức học được vào giải quyết các tình huống cụ thể.
1.1.3.3. Nhóm kĩ năng tự đánh giá và điều chỉnh kế hoạch tự học của bản thân, bao gồm các kĩ năng
– Kĩ năng nhận ra những ưu, nhược điểm của bản thân dựa trên kết quả học tập.
– Kĩ năng điều chỉnh những sai sót, hạn chế và vạch kế hoạch điều chỉnh cách học để nâng cao chất lượng học tập.
1.2. Năng lực số và khung năng lực số của học sinh THPT
1.2.1 Năng lực số
1.2.1.1. Khái niệm
Theo UNESCO (2018), khái niệm năng lực công nghệ số là khả năng tiếp cận, quản lý, hiểu, tích hợp, giao tiếp, đánh giá và tạo thông tin một cách an toàn và hợp lý thông qua công nghệ kỹ thuật số phục vụ cho việc làm và lập nghiệp. Năng lực công nghệ số bao gồm các năng lực khác nhau liên quan đến kĩ năng công nghệ thông tin – truyền thông (CNTT-TT), kiến thức thông tin và truyền thông.
Theo chương trình GDPT 2018) môn Tin học NLS gồm 05 năng lực thành phần sau.
– NLa: Sử dụng và quản lí các phương tiện công nghệ thông tin và truyền thông;
– NLb: Ứng xử phù hợp trong môi trường số;
– NLc: Giải quyết vấn đề với sự hỗ trợ của công nghệ thông tin và truyền thông; – NLd: Ứng dụng công nghệ thông tin và truyền thông trong học và tự học; – NLe: Hợp tác trong môi trường số.
1.2.1.2.Các yếu tố ảnh hưởng đến phát triển năng lực số cho học sinh
Các nghiên cứu trên thế giới đã chỉ ra các yếu tố sau đây có ảnh hưởng đến năng lực số của học sinh:
(1) Môi trường xã hội của học sinh, cơ sở hạ tầng hạn chế (như điều kiện kết nối Internet khó khăn và tỷ lệ hộ gia đình có máy tính thấp), chi phí cao cho việc sử dụng hạ tầng CNTT-TT, chất lượng công nghệ thấp, hoặc không có nội dung trực tuyến bằng ngôn ngữ địa phương (Tan et al. 2017). Hơn nữa, trong khi bối cảnh công nghệ đang thay đổi nhanh chóng, nếu quá trình cải cách chương trình giáo dục diễn ra chậm sẽ dẫn đến sự lạc hậu về công nghệ (ITU 2018a).
(2) Hoàn cảnh gia đình là nhân tố quan trọng ảnh hưởng đến năng lực số của học sinh. “Hiểu biết của cha mẹ về vai trò của CNTT-TT đối với tương lai của trẻ, các cuộc thảo luận về các cơ hội và rủi ro của Internet và các hoạt động truyền thông hàng ngày đối với trẻ, tất cả đã hình thành nên phương thức giáo dục trong đó trẻ hòa nhập xã hội bằng cách sử dụng phương tiện truyền thông số tại nhà” (Mascheroni et al. 2016). Livingstone và Byrne (2015) lưu ý về vai trò của cha mẹ và gia đình là
TÀI LIỆU LIÊN QUAN
- 6
- 128
- 1
- [product_views]
- 4
- 183
- 2
- [product_views]
- 2
- 105
- 3
- [product_views]
100.000 ₫
- 1
- 450
- 4
- [product_views]
100.000 ₫
- 0
- 421
- 5
- [product_views]
100.000 ₫
- 4
- 444
- 6
- [product_views]
100.000 ₫
- 5
- 587
- 7
- [product_views]
100.000 ₫
- 6
- 415
- 8
- [product_views]
100.000 ₫
- 4
- 557
- 9
- [product_views]
100.000 ₫
- 2
- 453
- 10
- [product_views]