SKKN Dạy học chương Dòng điện xoay chiều” gắn với hoạt động định hướng nghề nghiệp cho học sinh dân tộc thiểu số
- Mã tài liệu: MP0535 Copy
Môn: | Vật lí |
Lớp: | 12 |
Bộ sách: | |
Lượt xem: | 977 |
Lượt tải: | 10 |
Số trang: | 63 |
Tác giả: | Trần Thị Hồng Ngân |
Trình độ chuyên môn: | Thạc sĩ giáo dục |
Đơn vị công tác: | THPT Kỳ Sơn |
Năm viết: | 2019-2020 |
Số trang: | 63 |
Tác giả: | Trần Thị Hồng Ngân |
Trình độ chuyên môn: | Thạc sĩ giáo dục |
Đơn vị công tác: | THPT Kỳ Sơn |
Năm viết: | 2019-2020 |
Sáng kiến kinh nghiệm “SKKN Dạy học chương “Dòng điện xoay chiều” gắn với hoạt động định hướng nghề nghiệp cho học sinh dân tộc thiểu số ″ triển khai các biện pháp như sau:
3.2.2.1.Chú trọng tổ chức dạy học bài xây dựng kiến thức mới gắn với nội dung định hướng nghề
3.2.2.2.Tổ chức dạy học Bài tập Vật lý theo định hướng phát triển năng lực vận dụng kiến thức, kỹ năng vào thực tiễn của học sinh
3.2.2.3.Tổ chức dạy học Thí nghiệm gắn với rèn luyện kỹ năng thực hành Vật lý, kỹ năng thực hành nghề
3.2.2.4.Tổ chức dạy học ôn tập, tổng kết chương theo định hướng vận dụng vào chương trình định hướng nghề
3.2.2.5.Tổ chức Hoạt động trải nghiệm theo định hướng phát triển năng lực sáng tạo và năng lực vận dụng kiến thức vào thực tiễn các nghề được định hướng cho học sinh
Mô tả sản phẩm
PHẦN I: ĐẶT VẤN ĐỀ
1. Lý do chọn đề tài
Trong những năm gần đây, sự hội nhập Quốc tế trở thành một bàn đạp quan trọng đối với các nước, là quá trình cần có của các Quốc gia. Sự hội nhập Quốc tế là cơ hội và thách thức lớn cho việc chuyển giao công nghệ, phát triển kinh tế đất nước. Sự nghiệp công nghiệp hoá – hiện đại hoá đất nước đòi hỏi ngành giáo dục phải đổi mới đồng bộ cả mục đích, nội dung, phương pháp và phương tiện dạy học. Đổi mới phương pháp giảng dạy và đánh giá là nhiệm vụ thường xuyên đối với cán bộ giảng dạy. Để thực hiện tốt điều này, việc trang bị những kiến thức cơ bản và cập nhật về các phương pháp giảng dạy và đánh giá là rất cần thiết.
Vật lý học là cơ sở của nhiều ngành khoa học kĩ thuật quan trọng. Vật lý gắn bó chặt chẽ và có tác động qua lại trực tiếp với sự tiến bộ của khoa học và kĩ thuật, vì vậy những hiểu biết và nhận thức vật lý có giá trị to lớn trong đời sống và sản xuất. Việc nâng cao hiệu quả dạy học vật lý trong nhà trường phổ thông là rất cần thiết. Môi trường THPT là môi trường phù hợp cho vật lý được phát huy tối đa những gì đang cần có; đặc biệt là những giờ học góp phần định hướng nghề nghề nghiệp tương lai cho các em. Nó đòi hỏi cần có sự đổi mới về nội dung, phương pháp dạy học nhằm phát huy tính tích cực, chủ động sáng tạo, năng lực thực hành của học sinh; mài dũa kinh nghiệm rèn luyện kĩ năng cho các ngành nghề học sinh, kiểm tra đánh giá năng lực Vật lý cho học sinh.
Hiện nay, học sinh chưa thể phát huy được hết tính chủ động, sáng tạo của mình trong việc rèn luyện kĩ năng học tập môn Vật lý. Bên cạnh đó đa số học sinh đang học vật lý một cách khá thụ động, hàn lâm nên khi trải nghiệm thực tế qua các ngành nghề thì khá lúng túng, khó giải quyết và chưa biết được vận dụng. Vì thế người giáo viên phải biết cách dạy làm sao cho cũng chừng đó thời lượng mà vẫn có thể trang bị được cho học sinh phương pháp để các em nắm vững được kiến thức và biết vận dụng một cách linh hoạt, phát huy được tính chủ động, sáng tạo, có kĩ năng trong một số hoạt động nghề nghiệp liên quan.
Mặt khác, vì chương “Dòng điện xoay chiều” là chương hay, thực tế, liên quan chặt chẽ đến khá nhiều ngành nghề mà học sinh THPT được học trong
chương trình Vật lý 12 nên nếu biết cách vận dụng lý thuyết phát triển vào dạy học định hướng nghề nghiệp sẽ giúp học sinh hiểu rõ bản chất vật lý, tạo tiền đề cho các hoạt động nghề mà các em theo học sau này. Xuất phát từ những lý do trên, chúng tôi mạnh dạn đề xuất một vài giải pháp dưới đây, “Dạy học chương “Dòng điện xoay chiều” gắn với hoạt động định hướng nghề nghiệp cho học sinh dân tộc thiểu số ở trường THPT Kỳ Sơn” để góp phần thiết thực nâng cao chất lượng dạy học và giáo dục qua môn Vật lí 12 cho học sinh dân tộc thiểu số tại trường.
2. Mục đích của đề tài
Đề xuất một số biện pháp tổ chức dạy học chương “Dòng điện xoay chiều” vật lý 12 THPT gắn với hoạt động định hướng nghề nghiệp tại các trường THPT miền núi.
3. Tính mới và kết quả đạt được của đề tài
Đây là đề tài lần đầu tiên được áp dụng thực hiện tại trường THPT Kỳ Sơn. Đề tài khai thác, trang bị cho học sinh những phương pháp, kỹ năng có tính hệ thống trong việc học với định hướng nghề trong tương lai. Tên đề tài có thể là không mới hoặc đã có những tác giả khai thác nhưng chúng tôi xin khẳng định những vấn đề nêu ra ở đây hoàn toàn là những kinh nghiệm đã đúc kết lại trong quá trình giảng dạy và đã được kiểm định qua thực tế. Đề tài góp phần nâng cao tính hứng thú, hấp dẫn và hiệu quả cho các giờ học. Đồng thời phát huy tối đa khả năng tính tích cực, chủ động độc lập sáng tạo, tự giác trong quá trình học tập của học sinh.
4. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu
– Nghiên cứu ở bộ môn Vật lý cấp trung học phổ thông
– Một số biện pháp khai thác, vận dụng mối liên hệ giữa dạy học vật lý gắn với các hoạt động định hướng nghề nghiệp ở trường THPT Kỳ Sơn
– Chương “Dòng điện xoay chiều” Vật lý 12 trung học phổ thông và tiến hành thực nghiệm ở trường THPT Kỳ Sơn .
– Thời gian thực hiện: Từ năm học 2021- 2022 đến nay.
PHẦN II: NỘI DUNG
1. Cơ sở lí luận.
1.1. Vai trò của môn Vật lý Trung học phổ thông trong chương trình dạy và định hướng nghề ở trường THPT dân tộc thiểu số
1.1.1. Mối liên hệ giữa dạy học Vật lý 12 với các nghề được định hướng ở trường THPT dân tộc thiểu số
TT Bài học Nghề liên quan
1 Dao động tắt dần. Sửa xe máy
2 Đặc trưng vật lí, sinh lý của âm Làm đàn, nhạc cụ dân tộc
3 Mạch điện xoay chiều chỉ có
điện trở. Điện dân dụng.
4 Công suất tiêu thụ của mạch điện xoay chiều. Điện dân dụng.
5 Máy biến áp Điện dân dụng.
6 Máy phát điện xoay chiều Điện dân dụng.
7 Mạch dao động Điện tử.
8 Nguyên tắc thông tin liên lạc bằng sóng vô tuyến Điện tử.
9 Tán sắc ánh sáng, máy quang phổ Sơn
10 Tia X Chụp, chiếu X quang
11 Hiện tượng quang điện trong Điện tử.
12 Hiện tượng quang – phát quang Sơn.
13
Sơ lược về laze Y
Thông tin liên lạc, cơ khí chính xác, điện tử…
14 Đồng vị phóng xạ nhân tạo Y
1.2 Một số mô hình dạy học sử dụng các phương pháp tích cực trong tổ chức dạy học Vật lý gắn với hoạt động dạy và định hướng nghề
– Dạy học giải quyết vấn đề
– Dạy học dự án.
– Dạy học theo tình huống.
– Dạy học khám phá.
– Dạy học kiến tạo
– Dạy học tích hợp.
1.3. Những hình thức tổ chức dạy học Vật lý gắn với hoạt động dạy và định hướng nghề ở trường THPT dân tộc thiểu số
1.3.1. Dạy học bài lên lớp gắn với nội dung định hướng nghề
a) Mô tả hình thức
Theo hình thức này, việc dạy học môn Vật lí với hoạt động định hướng nghề ở các trường được thực hiện hoàn toàn trên lớp học. Ở đây chủ yếu khai thác và sử dụng tài liệu về chuyên ngành đào tạo nghề trong quá trình thực hiện nội dung dạy học trên lớp.
b) Tiến trình
– Tìm hiểu các nghề nghiệp được định hướng ở các trường học dân tộc thiểu số liên quan đến chủ đề/ bài học để lựa chọn nội dung day học, lập kế hoạch dạy học. Ở đây, mục đích chính là thu thập các dữ liệu; sự phát triển của ngành nghề được định hướng tại các trường được liên kết với các xí nghiệp trên địa bàn của địa phương. GV có thể thực hiện hoặc hướng dẫn học sinh và giao cho một số nhóm thực hiện để báo cáo kết quả trên lớp.
– Tiến hành tổ chức dạy học trên lớp, giúp học sinh được tiếp thu, vận dụng và thảo luận những vấn đề liên quan đến các hoạt động mà các nghề được định hướng.
– Tổ chức các nhiệm vụ cho học sinh tự tìm hiểu một số vấn đề của nghề được định hướng tại trường và mở rộng cho ngành nghề khác.
– Họp tổ sinh hoạt chuyên môn, rút kinh nghiệm bài học.
c) Ưu điểm và hạn chế và biện pháp giải quyết
– Ưu điểm :
Giáo viên có thể giới thiệu được tầm quan trọng của ứng dụng các kiến thức
môn học vào sự củng cố và nâng cao trình độ ngành nghề có liên quan .
Thông qua dạy học về bài học Vật lý, người học có thể trau dồi cho bản thân một kiến thức toàn diện hơn về vật lý; biết cách phân tích chúng và ứng dụng chúng vào các vấn đề thực tiễn trong nghề nghiệp, biến các kiến thức sẵn có trở thành những năng lực nghề nghiệp riêng của mỗi người học.
Ngoài ra việc dạy bài học Vật lý theo nội dung định hướng nghề giúp học sinh hứng thú với nghề trong quá trình tìm hiểu kiến thức.
– Hạn chế là khó đạt hiệu quả cao, đòi hỏi giáo viên phải chuẩn bị rất kĩ lưỡng và trong quá trình thực hiện phải thường xuyên chú ý tới nhiệm vụ gắn nội dung dạy học với hoạt động định hướng nghề .
1.3.2. Dạy học Bài tập Vật lý nhằm phát triển năng lực vận dụng kiến thức, kỹ năng vào thực tiễn của học sinh
a) Mô tả hình thức
Theo hình thức này, việc dạy học bài tập Vật lí với định hướng nhằm phát triển năng lực vận dụng kiến thức, kĩ năng vào thực tiễn được thực hiện trên lớp học hoặc ngoại khóa. Ở đây giáo viên cần chọn những bài tập, nội dung phù hợp.
b) Tiến trình
– Sử dụng bài tập có nội dung gắn với thực tiễn trong bài học xây dựng kiến thức mới
Trong quá trình hình thành kiến thức mới, bài tập có nội dung thực tế gắn với việc định hướng nghề thường được sử dụng để nhằm kích thích hứng thú, tạo nhu cầu cần phải giải quyết của học sinh
– Sử dụng bài tập có nội dung gắn với thực tiễn trong bài học bài tập
vật lí
Sử dụng bài tập có nội dung nghề mang lại hiệu quả trong việc học sinh được rèn luyện năng lực, vận dụng kiến thức vào thực tiễn.
– Sử dụng bài tập có nội dung gắn với thực tiễn trong bài học ngoại
khóa
Việc sử dụng bài tập trong ngoại khóa thì nền tảng kiến thức sẽ được củng cố vững chắc tại các buổi tham quan; ngoại khóa.
– Sử dụng bài tập có nội dung gắn với nội dụng thực tiễn trong bài học
kiểm
tra đánh giá
Việc cho các bài tập có nội dung gắn với chương trình định hướng nghề để học sinh giải quyết thì học sinh sẽ tự có thể rèn luyện cho các em những kĩ năng cần thiết trong cuộc sống, đặc biệt năng lực giải quyết vấn đề – điều mà giáo viên hướng tới.
c) Ưu điểm và hạn chế và biện pháp giải quyết
Theo phương án dạy học này gắn với các nội dung liên quan đến ngành nghề được định hướng có tác dụng cao nhất nhằm phát triển phẩm chất và năng lực học sinh, thông qua hoạt động có tác dụng hỗ trợ cho hoạt động nghề về kiến thức, kĩ năng sau khi các em rời ghế nhà trường.
Hạn chế là đòi hỏi giáo viên phải chuẩn bị toàn diện và trong quá trình giảng dạy phải thường xuyên chú ý tới nhiệm vụ gắn nội dung dạy học với thực tiễn, với các kiến thức, kĩ năng thực tiễn. Giáo viên phải tổ chức thật khoa học tất cả các khâu: từ việc giao nhiệm vụ, theo dõi hoạt động của học sinh, định hướng nghiên cứu của học sinh để có kết quả học tập mong muốn sau bài học.
1.3.3. Dạy học Thí nghiệm gắn với rèn luyện kỹ năng thực hành Vật lý, kỹ năng thực hành nghề
a) Mô tả hình thức
Với hình thức này,việc gắn với rèn luyện kỹ năng thực hành vật lý, kỹ năng thực hành chủ yếu thể hiện ở khâu tiến hành thực hành khi tổ chức các thí nghiệm. Khi hướng dẫn học sinh làm thí nghiệm, ngoài các nội dung thí nghiệm thông thường, giáo viên phải hướng học sinh liên hệ các kỹ năng thực hành ở các ngành nghề đang được định hướng với những nội dung đã học. Qua đó vừa giúp học sinh hiểu rõ hơn nội dung học tập vừa kích thích được thích thú trong thực hành các ngành nghề của bản thân.
b) Tiến trình
– Tìm hiểu các yêu cầu kỹ năng cần thiết đối với các nghề liên quan đến chủ đề/ bài học để lựa chọn nội dung giáo dục/dạy học và liên hệ để khảo sát khả năng rèn luyện kỹ năng thực hành nghề, từ đó lập kế hoạch giáo dục/dạy học.
– Thực hiện hoạt động giáo dục/dạy học thí nghiệm theo kế hoạch.
c) Ưu điểm và hạn chế và biện pháp giải quyết
Trong quá trình dạy học vật lí thì thông qua các thí nghiệm mà vận hành thực tế có phức tạp cũng được chuyển thành đơn giản hóa.
Thí nghiệm vật lý giữ vai trò mấu chốt trong việc phát triển nhận thức của học sinh và giúp học sinh bắt đầu làm quen với phương pháp thực nghiệm khoa học. Qua các bước thực hành thí nghiệm, giải quyết các bài tập thí nghiệm, Học sinh được rèn luyện kĩ năng quan sát, đo đạc, thu thập và xử lí số liệu, thông tin và vận dụng được kiến thức đã học vào thực tiễn.
Khi tiến hành thí nghiệm, thông qua việc được tự thao tác thực hành, hứng thú nhận thức của học sinh được kích thích. Khi tiếp xúc với thực tiễn, tư duy của học sinh luôn được đặt trước các tình huống mới, bắt buộc học sinh phải luôn suy nghĩ để tìm tòi, phát triển, rèn luyện kĩ năng thực tiễn, kĩ năng nghề nghiệp.
– Hạn chế là đòi hỏi giáo viên phải chuẩn bị rất kĩ lưỡng và trong quá trình thực hiện hướng dẫn học sinh thực hành thí nghiệm. Giáo viên phải tổ chức thật khoa học tất cả các khâu: từ việc lựa chọn dụng cụ thí nghiệm, giao nhiệm vụ tiến hành, theo dõi hoạt động của học sinh để có kết quả học tập sau bài học.
1.3.4. Tổ chức hoạt động trải nghiệm theo định hướng phát triển năng lực sáng tạo và năng lực vận dụng kiến thức vào thực tiễn các nghề của học sinh được định hướng
a) Mô tả hình thức
Với hình thức này, trên lớp giáo viên vẫn giảng dạy bình thường, việc phát triển năng lực sáng tạo và năng lực vận dụng kiến thức vào thực tiễn học nghề của học sinh chủ yếu thể hiện ở khâu tổ chức các hoạt động trải nghiệm. Khi hướng dẫn học sinh tham gia các hoạt động ngoại khóa, học tập tại cơ sở, ngoài các trải nghiệm, Giáo viên phải hướng học sinh liên hệ các hoạt động trải nghiệm với
những nội dung đã học. Qua đó vừa giúp học sinh hiểu rõ hơn nội dung học tập
vừa định hướng, bồi dưỡng được năng lực sáng tạo và vận dụng kiến thức vào thực tiễn với các nghề.
b) Tiến trình
Hoạt động trải nghiểm sáng tạo trong dạy học là học tập theo hình thức có sự hỗ trợ của thực tiễn, được thực hiện một cách linh hoạt và đa dạng về hình thức, chú trọng về việc học sinh được tham gia đóng góp ý tưởng, thiết kế, tổ chức, đánh giá kết quả thực hiện, từ đó vừa tiếp thu được nội dung bài học, vừa phát triển các kĩ năng sống, kĩ năng tư duy, vận dụng kiến thức, kinh nghiệm để
chủ động, sáng tạo, hợp lý hóa trong việc giải quyết những vấn đề nhận thức và thực tiễn.
– Các hình thức tổ chức hoạt động trải nghiệm sáng tạo khá phong phú như: các câu lạc bộ, trò chơi, diễn đàn đàm tọa, tham quan dã ngoại, các cuộc thi, hoạt động giao lưu, hoạt động tình nguyện, hoạt động cộng đồng, tổ chức các ngày hội,….
c) Ưu điểm và hạn chế và biện pháp giải quyết
Trong hoạt động trải nghiệm sáng tạo, học sinh được tham gia hoạt động thực hành trải nghiệm những kiến thức, kĩ năng đã học qua các môn học; từ đó phát triển tri thức và nâng cao khả năng ứng dụng của kiến thức vào thực tiễn trong các hoạt động nghề.Vì thế, việc hình thành và phát triển năng lực, phẩm chất của học sinh theo chiều hướng thế nào đều có ảnh hưởng bởi hoạt động trải nghiệm sáng tạo.
“Hoạt động trải nghiệm sáng tạo” là sợi dây liên kết của học sinh “học qua làm” trong thực tiễn, đặc biệt việc tham gia chọn nghề của học sinh.
Hạn chế là đòi hỏi giáo viên phải chuẩn bị rất kĩ lưỡng và trong quá trình thực hiện hướng dẫn học sinh tham quan. Giáo viên phải tổ chức thật khoa học tất cả các khâu: từ việc đưa đón học sinh đi lại, giao nhiệm vụ, theo dõi hoạt động của học sinh để có kết quả học tập mong muốn sau bài học.
TÀI LIỆU LIÊN QUAN
- 7
- 107
- 1
- [product_views]
100.000 ₫
- 1
- 477
- 2
- [product_views]
100.000 ₫
- 4
- 499
- 3
- [product_views]
100.000 ₫
- 6
- 535
- 4
- [product_views]
100.000 ₫
- 1
- 566
- 5
- [product_views]
100.000 ₫
- 2
- 422
- 6
- [product_views]
100.000 ₫
- 2
- 442
- 7
- [product_views]
100.000 ₫
- 8
- 578
- 8
- [product_views]
100.000 ₫
- 9
- 538
- 9
- [product_views]
100.000 ₫
- 6
- 389
- 10
- [product_views]