SKKN Dạy học chương Nitơ, photpho và hợp chất của chúng – Hóa học 11 THPT theo hướng hoạt động trải nghiệm, hướng nghiệp
- Mã tài liệu: MP0621 Copy
Môn: | Hóa học |
Lớp: | 11 |
Bộ sách: | |
Lượt xem: | 789 |
Lượt tải: | 9 |
Số trang: | 83 |
Tác giả: | Đặng Thị Thu Hằng |
Trình độ chuyên môn: | Cử nhân đại học |
Đơn vị công tác: | THPT Đô Lương |
Năm viết: | 2021-2022 |
Số trang: | 83 |
Tác giả: | Đặng Thị Thu Hằng |
Trình độ chuyên môn: | Cử nhân đại học |
Đơn vị công tác: | THPT Đô Lương |
Năm viết: | 2021-2022 |
Các điểm mới và đóng góp của sáng kiến kinh nghiệm
– Bổ sung và phát triển cơ sở lí luận về hoạt động trải nghiệm, hướng nghiệp và tổ chức dạy học theo hướng hoạt động trải nghiệm, hướng nghiệp cho HS vào bài học cụ thể của môn Hóa học lớp 11 THPT.
– Đánh giá thực trạng việc tổ chức dạy học theo hướng hoạt động trải nghiệm, hướng nghiệp cho HS trong quá trình dạy học tại các trường THPT nói chung và trong môn Hóa học THPT nói riêng.
– Đưa ra các hình thức và phương pháp tổ chức dạy học theo hướng hoạt động trải nghiệm, hướng nghiệp cho HS trung học pổ thông nói chung.
– Tiến hành thực nghiệm sư phạm ở một số trương THPT để khẳng định, kết luận tính khả thi của kết quả nghiên cứu
Mô tả sản phẩm
PHẦN MỞ ĐẦU
Lí do chọn đề tài
Trong những năm gần đây, ngành giáo dục nước ta đang có những đổi mới quan trọng, căn bản, toàn diện nhằm đáp ứng yêu cầu công nghiệp hoá, hiện đại hoá trong điều kiện kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa và hội nhập quốc tế.
Việc xây dựng Chương trình giáo dục phổ thông mới 2018 theo định hướng phát triển phẩm chất và năng lực của học sinh là một bước đi quan trọng trong sự nghiệp đổi mới của nền giáo dục. Nó thể hiện sự quyết tâm của Đảng, các cấp chính quyền, của toàn ngành giáo dục và được sự quan tâm của mọi tầng lớp trong xã hội.
Trong chương trình giáo dục phổ thông mới, hoạt động trải, nghiệm hướng nghiệp là hoạt động giáo dục bắt buộc, không phải là một môn học nhưng nó lại vô cùng cần thiết đối với học sinh đặc biệt là học sinh THPT bởi vì chính các hoạt động trải nghiệm, hướng nghiệp trong chương trình giáo dục phổ thông mới các yêu cầu của chương trình rất cụ thể với từng khối lớp với 4 nội dung hoạt động: Hoạt động hướng vào bản thân; Hoạt động hướng đến hã hội; Hoạt động hướng đến tự nhiên và Hoạt động hướng nghiệp.
Hoạt động trải nghiệm, hướng nghiệp THPT là giúp học sinh phát triển các phẩm chất, năng lực đã được hình thành ở cấp tiểu học và THCS. Kết thúc giai đoạn định hướng nghề nghiệp để học sinh có khả năng thích ứng với những thay đổi của xã hội hiện đại; có khả năng tổ chức cuốc sống, công việc và quản lý bản thân; có khả năng phát triển hứng thú nghề nghiệp và ra quyết định lựa chọn nghề nghiệp tương lai; xây dưng được kế hoạch rèn luyện đáp ứng yêu cầu nghề nghiệp và trở thành người công dân có ích.
Hoạt động trải nghiệm, hướng nghiệp giúp hình thành và phát triển ở học sinh các năng lực tự chủ và tự học, giao tiếp và hợp tác, giải quyết vấn đề và sáng tạo được biểu hiện qua các năng lực đặc thù: năng lực thích ứng với cuộc sống, năng lực thiết kế và tổ chức hoạt động, năng lực định hướng nghề nghiệp.
Ở Nghệ An nói chung và Đô Lương nói riêng là một huyện có diện tích nông nghiệp lớn, việc học sinh tham gia giúp đỡ gia đình trong việc chăm sóc cây trồng là điều thường xuyên. Vì thế nếu các em có một ít kiến thức về một số loại phân bón hóa học thì thật tốt và qua công việc các em cũng sẽ kiểm nghiệm lại được các kiến thức học được trên lớp của mình.
Hóa học là một môn khoa học ứng dụng, trong chương trình hóa học 11 THPT có rất nhiều kiến thức ứng dụng thực tế hằng ngày ngay cả ở địa phương đây. Các em vừa học lý thuyết trên nhà trương và cũng dễ dàng được trải nghiệm thực tế địa phương từ đó góp phần định hướng nghề nghiệp. Dựa trên cơ sở đó chúng tôi quyết định cho đề tài “Dạy học chương Nitơ, photpho và hợp chất của chúng – Hóa học 11 THPT theo hướng hoạt động trải nghiệm, hướng nghiệp” làm đề tài nghiên cứu.
2. Mục tiêu, nhiệm vụ, giới hạn.
2.1 Mục tiêu
Vận dụng cơ sở lí luận và thực tiễn về hoạt động trải nghiệm, hướng nghiệp, đề tài tập trung đánh giá vai trò của hoạt động trải nghiệm, hướng nghiệp đối với học sinh, thực trạng tổ chức hoạt động trải nghiệm, hướng nghiệp cho học sinh ở các trường phổ thông nói chung và trong môn hóa học nói riêng. Từ đó đưa ra nguyên tắc, điều kiện cơ sở vật chất, kế hoạch dạy học chương “Nitơ, photpho và hợp chất của chúng” – Hóa học 11 THPT theo hướng hoạt động trải nghiệm, hướng nghiệp.
Đề tài góp phần giúp học sinh trở thành “người học tích cực, tự tin, biết vận dụng các phương pháp học tập tích cực để hoàn chỉnh các tri thức và kĩ năng nền tảng, có ý thức lựa chọn nghề nghiệp và học tập suốt đời; có những phẩm chất tốt đẹp và năng lực cần thiết để trở thành người công dân có trách nhiệm, người lao động có văn hoá, cần cù, sáng tạo, đáp ứng nhu cầu phát triển của cá nhân và yêu cầu của sự nghiệp xây dựng, bảo vệ đất nước trong thời đại toàn cầu hoá và cách mạng công nghiệp mới”. Qua đó, sẽ góp phần nâng cao hứng thú, hiệu quả học tập môn Hóa học ở nhà trường phổ thông.
2.2 Nhiệm vụ
Để đạt được mục đích nghiên cứu, đề tài tập trung giải quyết các nhiệm vụ sau:
– Nghiên cứu về cơ sở lý luận và thực tiễn về hoạt động trải nghiệm, hướng nghiệp.
– Nghiên cứu để tìm ra những điểm mạnh của chương “Nitơ, photpho và hợp chất của chúng” – Hóa học 11 THPT theo hướng hoạt động trải nghiệm, hướng nghiệp cho học sinh.
– Đưa ra điều kiện cần thiết về cơ sở vật chất đối với việc dạy học chương “Nitơ, photpho và hợp chất của chúng” – Hóa học 11 THPT theo hướng hoạt động trải nghiệm, hướng nghiệp.
– Trên cơ sở đó lập ra kế hoạch dạy học chương “Nitơ, photpho và hợp chất của chúng” – Hóa học 11 THPT theo hướng hoạt động trải nghiệm, hướng nghiệp.
– Lựa chọn và sử dụng các hình thức, phương pháp tổ chức dạy học phù hợp chương “Nitơ, photpho và hợp chất của chúng” – Hóa học 11 THPT theo hướng hoạt động trải nghiệm, hướng nghiệp.
– Tiến hành dạy học chương “Nitơ, photpho và hợp chất của chúng” – Hóa học 11 THPT theo hướng hoạt động trải nghiệm, hướng nghiệp.
– Tiến hành thực nghiệm sư phạm trêm một số trường THPT để kiểm định tính hiệu quả của đề tài.
2.3 Giới hạn.
– Về nội dung: Đề tài tập trung vào việc phân tích để đưa ra kế hoạch, lựa chọn và sử dụng các hình thức, phương pháp cho việc tổ chức dạy học chương “Nitơ, photpho và hợp chất của chúng” – Hóa học 11 THPT theo hướng hoạt động trải nghiệm, hướng nghiệp.
– Về không gian và thời gian: Đề tài tập trung điều tra thực trạng, nghiên cứu và tiến hành thực nghiệm sư phạm từ tháng 9/2021 – 3/2022 tại một số trường THPT trên địa bàn huyện Đô Lương, tỉnh Nghệ An.
3. Dữ liệu và phương pháp nghiên cứu
3.1. Dữ liệu nghiên cứu
Đề tài nghiên cứu dựa trên cơ sở các tài liệu về hoạt động trải nghiệm, hướng nghiệp theo chương trình giáo dục phổ thông mới 2018, các tài liệu về đổi mới phương pháp dạy học và đánh giá theo tiếp cận năng lực trong giáo dục. Một số các dữ liệu khác được phát triển thông qua phỏng vấn và lấy ý kiến qua phiếu khảo sát thực trạng từ giáo viên và học sinh ở một số trường THPT trên địa bàn tỉnh Nghệ An.
3.2. Phương pháp nghiên cứu
3.2.1. Phương pháp nghiên cứu lí thuyết
– Nghiên cứu các văn kiện của Đảng, các văn bản của Nhà nước và của ngành giáo dục đào tạo về đổi mới giáo dục phổ thông, hoạt động trải nghiệm hướng nghiệp của chương trình giáo dục phổ thông tổng thể năm 2018.
– Thu thập thông tin, nghiên cứu, phân tích, tổng hợp các tài liệu liên quan đến hoạt động trải nghiệm, hướng nghiệp để xây dựng cơ sở lí luận cho đề tài.
– Nghiên cứu chương trình, sách giáo khoa, chuẩn kiến thức kĩ năng Hóa học 11 có liên quan để tìm ra cách tổ chức dạy học chương “Nitơ, photpho và hợp chất của chúng” – Hóa học 11 THPT theo hướng hoạt động trải nghiệm, hướng nghiệp.
3.2.2. Các phương pháp nghiên cứu thực tiễn
3.2.2.1 Phương pháp phân tích, tổng hợp tài liệu.
Thu thập phân tích và tổng hợp tài liệu từ nhiều nguồn khác nhau như sách, báo, tạp chí, đề tài nghiên cứu khoa học, luận văn có đề cập đến việc tổ chức hoạt động trải nghiệm, hướng nghiệp cho học sinh để xây dựng cơ sở lý thuyết về các vấn đề liên quan.
3.2.2.2 Phương pháp điều tra xã hội học.
Trong các nghiên cứu về phương pháp giảng dạy bộ môn Hóa học, phương pháp điều tra xã hội học có vai trò quan trọng để góp phần để đưa ra được những kết quả khách quan, khoa học. Trong sáng kiến kinh nghiệm của mình, tôi tiến hành điều tra xã hội học đối với giáo viên (GV) và HS tại một số trường THPT trên địa bàn huyện Đô Lương, tỉnh Nghệ An để có những kết luận khách quan về việc tổ chức hoạt động trải nghiệm, hướng nghiệp cho học sinh thông qua dạy học môn Hóa học tại các trường phổ thông.
– Thăm dò ý kiến GV để tìm hiểu quan điểm của họ về hoạt động trải nghiệm hướng nghiệp và việc tổ chức hoạt động trải nghiệm, hướng nghiệp trong quá trình dạy học môn Hóa học. Chúng tôi đã tiến hành điều tra xã hội học đối với 12 GV trên địa bàn huyện Đô Lương, tỉnh Nghệ An.
– Thăm dò ý kiến HS, tìm hiểu thực tế việc tổ chức hoạt động trải nghiệm, hướng nghiệp cho HS trong quá trình dạy học Hóa học, đặc biệt là cách việc tổ chức hoạt động trải nghiệm, hướng nghiệp cho học sinh trong quá trình dạy học môn địa lí khối 11 THPT. Chúng tôi đã tiến hành điều tra xã hội học đối với 110 ý kiến của HS từ 4 trường THPT thuộc huyện Đô Lương, tỉnh Nghệ An.
Trên cơ sở khảo sát thực trạng dạy và học, có thể đánh giá được khả năng thực thi, điều kiện cần và đủ, những hạn chế của việc thực hiện đề tài.
Sau khi đã thu thập được đầy đủ các thông tin, chúng tôi đã tiến hành xử lí
và đưa ra được những nhận xét cần thiết của đề tài ở tiểu mục “Kết quả nghiên cứu thực trạng”
3.2.2.3 Phương pháp chuyên gia
Trong quá trình nghiên cứu, đối với một số kết quả và kiến nghị liên quan, chúng tôi tiến hành xin ý kiến các GV có kinh nghiệm trong dạy học Hóa học tại các trường THPT trên địa bàn huyện Đô Lương, Nghệ An và một số giảng viên giảng dạy tại các trường đại học sư phạm chuyên ngành phương pháp dạy học để thu thập thông tin, đưa ra các định hướng về nội dung nghiên cứu đề tài cũng như những vấn đề liên quan đến thực nghiệm sư phạm.
3.2.2.4 Phương pháp thực nghiệm sư phạm
Phương pháp thực nghiệm được sử dụng để kiểm nghiệm kết quả của nghiên cứu và lấy đó làm cơ sở để kiểm nghiệm lí thuyết trên thực tế của đề tài.
Trên cơ sở này, chúng tôi đã tiến hành thực nghiệm sư phạm chương “Nitơ, photpho và hợp chất của chúng” – Hóa học 11 THPT theo hướng hoạt động trải nghiệm, hướng nghiệp ở các trường THPT để từ đó kiểm kiểm chứng hiệu quả của đề tài, rút ra bài học kinh nghiệm và bổ sung những vấn đề có liên quan đề tài nghiên cứu.
3.2.2.5 Phương pháp toán học thống kê
Phương pháp này cho phép xử lí, phân tích các kết quả điều tra thực nghiệm thông qua việc sử dụng các phép toán thống kê để rút ra những kết luận cần thiết về thực trạng, hiệu quả của việc tổ chức dạy học chương “Nitơ, photpho và hợp chất của chúng” – Hóa học 11 THPT theo hướng hoạt động trải nghiệm, hướng nghiệp cho học sinh (HS) đã lựa chọn.
4. Các điểm mới và đóng góp của sáng kiến kinh nghiệm
– Bổ sung và phát triển cơ sở lí luận về hoạt động trải nghiệm, hướng nghiệp và tổ chức dạy học theo hướng hoạt động trải nghiệm, hướng nghiệp cho HS vào bài học cụ thể của môn Hóa học lớp 11 THPT.
– Đánh giá thực trạng việc tổ chức dạy học theo hướng hoạt động trải nghiệm, hướng nghiệp cho HS trong quá trình dạy học tại các trường THPT nói chung và trong môn Hóa học THPT nói riêng.
– Đưa ra các hình thức và phương pháp tổ chức dạy học theo hướng hoạt động trải nghiệm, hướng nghiệp cho HS trung học phổ thông nói chung.
– Tiến hành thực nghiệm sư phạm ở một số trương THPT để khẳng định, kết luận tính khả thi của kết quả nghiên cứu.
5. Cấu trúc đề tài
Ngoài phần lí do chọn đề tài, kết luận, tài liệu tham khảo và phụ lục, nội dung chính của đề tài gồm 3 chương:
Chương 1: Cơ sở lí luận và thực tiễn việc tổ chức dạy học theo hướng hoạt động trải nghiệm, hướng nghiệp.
Chương 2. Dạy học chương “Nitơ, photpho và hợp chất của chúng” – Hóa học 11 THPT theo hướng hoạt động trải nghiệm, hướng nghiệp.
Chương 3: Thực nghiệm sư phạm.PHẦN NỘI DUNG
Chương 1:
CƠ SỞ LÝ LUẬN VÀ THỰC TIỄN CỦA HOẠT ĐỘNG
TRẢI NGHIỆM, HƯỚNG NGHIỆP
1.1 Hoạt động trải nghiệm và hoạt động trải nghiệm, hướng nghiệp.
1.2 .1 Các khái niệm có liên quan.
1.1.1.1 Khái niệm về hoạt động trải nghiệm và hoạt động trải nghiệm, hướng nghiệp.
Để tìm hiểu đầy đủ về thuật ngữ hoạt động trải nghiệm và hoạt động trải nghiệm, hướng nghiệp, cần có những mô tả về các thuật ngữ “trải nghiệm”, “hướng nghiệp”.
a) Trải nghiệm.
Có nhiều cách hiểu khác nhau về trải nghiệm:
Theo Hoàng Phê – từ điển tiếng Việt: “Trải nghiệm là những gì con người từng kinh qua thực tế, từng biết, từng chịu”.
Theo Bách khoa toàn thư mở Wikipedia:“Trải nghiệm là tiến trình hay là quá trình hoạt động năng động để thu thập kinh nghiệm, trên tiến trình đó có thể thu thập được những kinh nghiệm tốt hoặc xấu, thu thập được những bình luận, nhận định, rút tỉa tích cực hay tiêu cực, không rõ ràng, còn tùy theo nhiều yếu tố khác như môi trường sống và tâm địa mỗi người”.
Theo tài liệu tập huấn Chương trình giáo dục phổ thông 2018 của trường Đại học sư phạm Hà Nội: “Trải nghiệm là quá trình hoạt động để thu nhận những kinh nghiệm, từ đó vận dụng một cách có hiệu quả vào thực tiễn cuộc sống”.
Như vậy, trải nghiệm là quá trình con người tham gia vào hoạt động thực tế để thu thập kinh nghiệm, từ đó vận dụng một cách có hiệu quả vào thực tiễn cuộc sống. Trải nghiệm mang lại cho con người kinh nghiệm phong phú bởi khi trải nghiệm, con người có thể trải nghiệm thành công, thất bại, chấp nhận rủi ro. Người trải nghiệm nhiều sẽ có nhiều kiến thức, kinh nghiệm sống cho bản thân, giúp con người hình thành năng lực, phẩm chất sống.
b) Hướng nghiệp:
Theo Wikipedia: “Hướng nghiệp là các hoạt động nhằm hỗ trợ mọi cá nhân chọn lựa và phát triển chuyên môn nghề nghiệp phù hợp nhất với khả năng của cá nhân, đồng thời thỏa mãn nhu cầu nhân lực cho tất cả các lĩnh vực nghề nghiệp (thị trường lao động) ở cấp độ địa phương và quốc gia”.
Còn theo Đại Từ điển Tiếng Việt , hướng nghiệp được hiểu theo hai khía cạnh:
– Khía cạnh thứ nhất: Hướng nghiệp là tạo điều kiện xác định nghề nghiệp cho người khác: Công tác hướng nghiệp cho thanh niên học sinh.
– Khía cạnh thứ hai là Giáo dục có định hướng: Trường hướng nghiệp.
– Về phương diện xã hội, hướng nghiệp có thể hiểu là một hệ thống tác động của xã hội về kinh tế học, xã hội học, giáo dục học, y học, … nhằm giúp cho thế hệ trẻ chọn được nghề vừa phù hợp với hứng thú, năng lực, nguyện vọng, sở trường của cá nhân, vừa đáp ứng được nhu cầu nhân lực của các lĩnh vực sản xuất trong nền kinh tế quốc dân. Hướng nghiệp là công việc mà toàn xã hội có trách nhiệm tham gia.
– Về phương diện trường phổ thông, hướng nghiệp là một hình thức hoạt động dạy của giáo viên và hoạt động học của học sinh.
+ Trong hoạt động dạy của giáo viên, hướng nghiệp được coi như là công việc của tập thể giáo viên, có mục đích giáo dục học sinh trong việc chọn nghề, giúp các em tự quyết định nghề nghiệp tương lai trên cơ sở phân tích khoa học về năng lực, hứng thú của bản thân và nhu cầu nhân lực của các ngành sản xuất trong xã hội. Như vậy, hướng nghiệp trong trường phổ thông được thể hiện như một hệ thống tác động sư phạm nhằm làm cho học sinh chọn được nghề một cách hợp lý.
+ Hướng nghiệp là một trong những hình thức hoạt động học tập của học sinh. Qua đó, mỗi học sinh phải lĩnh hội được những thông tin về nghề nghiệp trong xã hội, đặc biệt là nghề nghiệp ở địa phương, phải nắm được hệ thống yêu cầu của từng nghề cụ thể mà mình muốn chọn, phải có kỹ năng tự đối chiếu những phẩm chất, những đặc điểm tâm – sinh lý của mình với hệ thống yêu cầu của nghề đang đặt ra cho người lao động…
c) Hoạt động trải nghiệm và hoạt động trải nghiệm, hướng nghiệp.
Hoạt động trải nghiệm và hoạt động trải nghiệm, hướng nghiệp là một thuật ngữ mới trong chương trình giáo dục phổ thông năm 2018. Trong chương trình giáo dục phổ thông mới, Hoạt động trải nghiệm (cấp tiểu học) và Hoạt động trải nghiệm, hướng nghiệp (cấp trung học cơ sở và cấp trung học phổ thông) là hoạt động giáo dục bắt buộc được thực hiện từ lớp 1 đến lớp 12.
Dựa vào Chương trình Giáo dục phổ thông 2018, có thể hiểu: Hoạt động trải nghiệm và hoạt động trải nghiệm, hướng nghiệp là hoạt động giáo dục do nhà giáo dục định hướng, thiết kế và hướng dẫn thực hiện, tạo cơ hội cho HS tiếp cận thực tế, thể nghiệm các cảm xúc tích cực, khai thác những kinh nghiệm đã có và huy động tổng hợp kiến thức, kĩ năng của các môn học để thực hiện những nhiệm vụ được giao hoặc giải quyết những vấn đề của thực tiễn đời sống nhà trường, gia đình, xã hội phù hợp với lứa tuổi; thông qua đó, chuyển hoá những kinh nghiệm đã trải qua thành tri thức mới, hiểu biết mới, kĩ năng mới góp phần phát huy tiềm năng sáng tạo và khả năng thích ứng với cuộc sống, môi trường và nghề nghiệp tương lai.
d) Dạy học theo hướng hoạt động trải nghiệm, hướng nghiệp.
Dạy học theo hướng trải nghiệm, hướng nghiệp là hoạt động được coi trọng trong từng môn học, đó không phải là một môn học riêng biệt mà gắn liền với từng môn học, là một phần của giáo dục môn học.
Có thể hiểu: Dạy học theo hướng trải nghiệm, hướng nghiệp là trong các bài dạy của từng môn học, giáo viên sử dụng các hình thức, phương pháp dạy học thích hợp vừa đảm bảo khai thác đúng kiến thức bộ môn, vừa kết nối uyển chuyển, dẫn dắt học sinh có những trải nghiệm khám phá bản thân hoặc khám phá thế giới nghề nghiệp theo các kiến thức trong bài học.
Hay nói cách khác Dạy học theo hướng trải nghiệm, hướng nghiệp là hoạt động dạy học/ giáo dục tạo cơ hội cho HS tiếp cận thực tế, khai thác những kinh nghiệm đã có và huy động tổng hợp kiến thức, kĩ năng của các môn học để thực hiện những nhiệm vụ được giao hoặc giải quyết những vấn đề của thực tiễn đời sống phù hợp với lứa tuổi; thông qua đó, chuyển hoá những kinh nghiệm đã trải qua thành tri thức mới, hiểu biết mới, kĩ năng mới góp phần phát huy tiềm năng sáng tạo và khả năng thích ứng với cuộc sống, môi trường và nghề nghiệp tương lai.
Tùy theo nội dung từng bài học, giáo viên có thể dạy học theo hướng trải nghiệm, hướng nghiệp ở các mức độ khác nhau như mức độ toàn phần, mức độ bộ phận hoặc có những bài chỉ ở mức độ liên hệ.
Khi dạy học theo hướng trải nghiệm, hướng nghiệp cho học sinh (HS), không nhất thiết phải là hoạt động ở ngoài trời, có quy mô lớn . . . mới được gọi là trải nghiệm, hướng nghiệp. Học sinh trực tiếp tham gia vào các hoạt động trên lớp học, được tương tác với con người, sự vật, được làm những cái mới mẻ mà trước đó chưa từng làm, chưa từng thể hiện, hay khi các em tư duy, động não về những cái chưa biết, cái mới, qua đó lấy được kinh nghiệm cho bản thân góp phần phát huy tiềm năng sáng tạo và khả năng thích ứng nghề nghiệp tương lai cũng là trải nghiệm, hướng nghiệp.
1.1.2 Đặc điểm của tổ chức hoạt động dạy học theo hướng hoạt động trải nghiệm, hướng nghiệp trong Chương trình Giáo dục phổ thông 2018.
Dạy học theo hướng hoạt động trải nghiệm, hướng nghiệp (HĐTN, HN) góp phần hình thành, phát triển các phẩm chất chủ yếu, năng lực chung và các năng lực đặc thù cho HS; nội dung hoạt động được xây dựng dựa trên các mối quan hệ của cá nhân HS với bản thân, với xã hội, với tự nhiên và với nghề nghiệp.
Nội dung dạy học theo hướng HĐTN, HN được phân chia theo hai giai đoạn: giai đoạn giáo dục cơ bản và giai đoạn giáo dục định hướng nghề nghiệp.
Giai đoạn giáo dục cơ bản: Bằng hoạt động trải nghiệm của bản thân trong các hoạt động khác nhau, mỗi HS vừa tham gia vừa thiết kế và tổ chức các hoạt động cho chính mình, qua đó tự khám phá, điều chỉnh bản thân, điều chỉnh cách tổ chức hoạt động để sống và làm việc hiệu quả. Ở giai đoạn này, mỗi HS bước đầu xác định được sở trường và chuẩn bị một số năng lực cơ bản của người lao động và người công dân có trách nhiệm.
Giai đoạn giáo dục định hướng nghề nghiệp: Ngoài các hoạt động hướng đến cá nhân, xã hội, tự nhiên, dạy học theo hướng HĐTN, HN ở cấp trung học phổ thông tập trung hơn vào hoạt động giáo dục hướng nghiệp nhằm phát triển năng lực định hướng nghề nghiệp. Thông qua các hoạt động hướng nghiệp, HS được đánh giá và tự đánh giá về năng lực, sở trường, hứng thú liên quan đến nghề nghiệp, làm cơ sở để tự chọn cho mình ngành nghề phù hợp và rèn luyện phẩm chất và năng lực để thích ứng với nghề nghiệp tương lai.
TÀI LIỆU LIÊN QUAN
- 6
- 128
- 1
- [product_views]
- 4
- 183
- 2
- [product_views]
- 2
- 105
- 3
- [product_views]
100.000 ₫
- 1
- 450
- 4
- [product_views]
100.000 ₫
- 0
- 421
- 5
- [product_views]
100.000 ₫
- 4
- 444
- 6
- [product_views]
100.000 ₫
- 5
- 587
- 7
- [product_views]
100.000 ₫
- 6
- 415
- 8
- [product_views]
100.000 ₫
- 4
- 557
- 9
- [product_views]
100.000 ₫
- 2
- 453
- 10
- [product_views]