SKKN Dạy học nội dung “ Định luật 2 Newton” theo hướng phát triển phẩm chất, năng lực học sinh đáp ứng yêu cầu chương trình GDPT 2018
- Mã tài liệu: MP0555 Copy
Môn: | Vật lí |
Lớp: | 10 |
Bộ sách: | Kết nối tri thức với cuộc sống |
Lượt xem: | 950 |
Lượt tải: | 12 |
Số trang: | 111 |
Tác giả: | Phạm Thị Minh Hà |
Trình độ chuyên môn: | Thạc sĩ giáo dục |
Đơn vị công tác: | THPT Quỳnh Lưu 4 |
Năm viết: | 2019-2020 |
Số trang: | 111 |
Tác giả: | Phạm Thị Minh Hà |
Trình độ chuyên môn: | Thạc sĩ giáo dục |
Đơn vị công tác: | THPT Quỳnh Lưu 4 |
Năm viết: | 2019-2020 |
Sáng kiến kinh nghiệm “SKKN Dạy học nội dung “ Định luật 2 Newton” theo hướng phát triển phẩm chất, năng lực học sinh đáp ứng yêu cầu chương trình GDPT 2018″ triển khai các biện pháp như sau:
1 Phân tích yêu cầu cần đạt để nhận diện mục tiêu dạy học tối thiểu và nội dung dạy học tối thiểu đối với bài học/nội dung “Định luật 2 Newton” theo chương trình GDPT 2018.
2 Phân tích mối quan hệ giữa phương pháp với mục tiêu, nội dung, bối cảnh dạy học để lựa chọn, sử dụng các PP, KTDH, PTDH, PP và công cụ đánh giá trong dạy học nội dung “ Định luật 2 Newton” nhằm phát triển PC, NL học sinh, đáp ứng yêu cầu của CT GDPT 2018 môn Vật lí.
3 Bổ sung mục tiêu phát triển năng lực số (NL tìm kiếm thông tin, dữ liệu; NL sử dụng các phần mềm, ứng dụng trong thảo luận, hợp tác, trong trình bày báo cáo, trong kiểm tra, đánh giá,….) đối với học sinh trong dạy học
“Định luật 2 Newton”.
4 Bổ sung mục tiêu “ Phát triển năng lực sử dụng phần mềm MS Excel trong xử lí số liệu, vẽ đồ thị, khớp hàm” trong dạy học thí nghiệm minh họa định luật 2 Newton đối với những HS có năng lực Tin học ở mức độ Khá trở lên. Bổ sung mục tiêu phát triển năng lực tìm.
5 hiểu thế giới tự nhiên dưới góc độ vật lí, năng lực GQVĐ và sáng tạo của HS trong dạy học định luật 2 Newton:“Lập luận suy ra được hệ quả logic (cần kiểm chứng) của định luật 2 Newton trong trường hợp chuyển động thẳng biến đổi đều. Nhận ra được các bước thực hiện, lập được kế hoạch triển khai từ việc quan sát các video thí nghiệm. Đề xuất ý kiến nghiên cứu minh họa định luật 2 Newton trong trường hợp khác” đối với HS năng lực bộ môn ở mức Khá, Tốt. Lựa chọn, sử dụng PP Dạy học giải quyết.
6 vấn đề, PP trực quan, Dạy học hợp tác trong dạy học “ Định luật 2 Newton” nhằm phát triển ở HS PC, NL nhận thức, tìm hiểu quy luật vật lí bằng con đường thực nghiệm.
7 Lựa chọn, sử dụng kĩ thuật Khăn trải bàn trong tổ chức hoạt động hợp tác nhằm phát triển PC, NL học sinh trong dạy học nội dung “Định luật 2 Newton”.
8 Lựa chọn, sử dụng kĩ thuật Phòng tranh trong tổ chức hoạt động trình bày, báo cáo kết quả học tập theo nhóm nhằm phát triển PC, NL học sinh trong dạy học nội dung “Định luật 2 Newton”.
Mô tả sản phẩm
Phần 1. ĐẶT VẤN ĐỀ
1. Lí do chọn đề tài
Giáo dục phổ thông nước ta đang thực hiện những bước chuyển mình mạnh mẽ, đó là chuyển từ chương trình giáo dục nội dung sang tiếp cận phẩm chất, năng lực người học nghĩa là chuyển từ chỗ quan tâm học sinh học được cái gì đến chỗ học sinh làm được gì sau khi học, từ chỗ học để biết chuyển sang học để làm, học để chung sống và phát triển.
Đề án đổi mới chương trình, sách giáo khoa giáo dục phổ thông đã và đang được triển khai thực hiện. Chương trình giáo dục phổ thông 2018 được xây dựng theo định hướng phát triển phẩm chất, năng lực người học thông qua nội dung giáo dục. Việc chuyển sang dạy học theo chương trình, đảm bảo yêu cầu cần đạt, sách giáo khoa chỉ là phương tiện hỗ trợ, không có tính pháp lí như trước kia đòi hỏi sự đổi mới, sáng tạo ở mỗi giáo viên.
Chương trình giáo dục phổ thông mới có thật sự đi vào cuộc sống một cách có hiệu quả nhất hay không phụ thuộc rất lớn vào năng lực đội ngũ nhà giáo. Để chuyển từ dạy học tiếp cận nội dung sang phát triển phẩm chất và năng lực học sinh, cần phải thực hiện dạy học như thế nào? Làm sao để lựa chọn đúng và sử dụng đúng cách các phương pháp, kĩ thuật dạy học, kiểm tra đánh giá trong mỗi nội dung dạy học để phát triển phẩm chất và năng lực học sinh?
Để chuẩn bị cho đổi mới giáo dục phổ thông, Bộ Giáo dục và Đào tạo đã quyết liệt chỉ đạo triển khai tập huấn, bồi dưỡng giáo viên đổi mới dạy học và thực hiện chương trình giáo dục phổ thông 2018. Việc tập huấn được thực hiện theo hình thức trực tiếp kết hợp trực tuyến đối với mạng lưới giáo viên cốt cán các tỉnh và mở rộng cho giáo viên đại trà theo hình thức trực tuyến ngay trong thời gian đại dịch Covid 19 kéo dài, đảm bảo kịp thời thời thực hiện hiệu quả chương trình giáo dục phổ thông mới.
Năm học 2022- 2023 là năm học đầu tiên thực hiện chương trình giáo dục phổ thông 2018 cấp THPT, bắt đầu đối với lớp 10. Với mục tiêu tăng cường năng lực thực hiện chương trình, trong dịp Hè năm 2022, Bộ Giáo dục đã chỉ đạo các Sở triển khai tập huấn trực tiếp cho các tổ trưởng chuyên môn, giáo viên cốt cán các trường và triển khai nhân rộng đối với giáo viên đại trà về kĩ thuật xây dựng kế hoạch bài dạy phát triển phầm chất, năng lực học sinh đáp ứng yêu cầu cần đạt, chuẩn bị cho hiện thực hóa chương trình giáo dục phổ thông mới đối với cấp THPT.
Môn Vật lí đối với chương trình phổ thông là môn khoa học thực nghiệm, gắn liền với thực tiễn. Giáo viên vật lí các trường THPT có nhiều điều kiện để dạy học phát triển phẩm chất, năng lực cho học sinh, đặc biệt là năng lực giải quyết vấn đề, năng lực vận dụng thực tiễn, thực hành, thí nghiệm. Chúng tôi đã lựa chọn nội dung “ Định luật 2 Newton” là nội dung dạy học liên quan đến thí nghiệm (đặc thù bộ môn) có nhiều điểm mới, khác biệt về yêu cầu cần đạt so với chương trình 2006 để tiến hành xây dựng kế hoạch bài dạy và tập huấn triển khai thực hiện đến giáo viên toàn tỉnh vào ngày 22, 23 và 27, 28/ 8/2022.
Theo chúng tôi tìm hiểu, đến thời điểm hiện nay, chưa có đề tài nào nghiên cứu về dạy học nội dung này theo yêu cầu cần đạt của chương trình GDPT 2018 môn Vật lí.
Với tất cả các lý do trên, chúng tôi lựa chọn đề tài “ Dạy học nội dung “ Định luật 2 Newton” theo hướng phát triển phẩm chất, năng lực học sinh đáp ứng yêu cầu chương trình GDPT 2018”
2. Mục đích nghiên cứu
Đề xuất giải pháp trong lựa chọn, sử dụng phương pháp, kĩ thuật dạy học, phương pháp và công cụ kiểm tra đánh giá trong dạy học nội dung “ Định luật 2 Newton” đảm bảo yêu cầu cần đạt của chương trình GDPT 2018 môn Vật lí.
Xây dựng kế hoạch bài dạy “ Định luật 2 Newton” theo hướng phát triển phẩm chất năng lực học sinh, theo yêu cầu của chương trình GDPT 2018.
Sử dụng nội dung đề tài để tập huấn cho giáo viên vật lí toàn tỉnh nhằm nâng cao năng lực xây dựng kế hoạch bài dạy và tổ chức thực hiện, chuẩn bị cho thực hiện chương trình GDPT 2018.
Tổ chức áp dụng và khảo nghiệm để đánh giá sự cần thiết và tính khả thi của các giải pháp đề xuất, điều chỉnh cho phù hợp thực tiễn.
3. Giả thuyết khoa học
Việc lựa chọn, sử dụng hiệu quả các phương pháp, kĩ thuật dạy học tích cực, phương pháp và công cụ đánh giá có thể phát triển phẩm chất, năng lực học sinh trong dạy học nội dung “Định luật 2 Newton” theo yêu cầu của chương trình GDPT 2018 môn Vật lí.
4. Khách thể và đối tượng nghiên cứu
Khách thể nghiên cứu: GV giảng dạy và HS học bộ môn Vật lí THPT tỉnh Nghệ An.
Đối tượng nghiên cứu: Các phương pháp, kĩ thuật dạy học tích cực, phương pháp và công cụ đánh giá phát triển phẩm chất năng lực học sinh; yêu cầu của chương trình GDPT 2018 đối với bộ môn Vật lí; kế hoạch bài dạy “Định luật 2 Newton” theo yêu cầu cần đạt của chương trình GDPT 2018.
5. Phạm vi nghiên cứu
Nghiên cứu các phương pháp, kĩ thuật dạy học tích cực, phương pháp và công cụ kiểm tra đánh giá phát triển phẩm chất năng lực học sinh.
Nghiên cứu yêu cầu đối với dạy học bộ môn Vật lí theo chương trình GDPT 2018 và yêu cầu cần đạt đối với nội dung dạy học “ Định luật 2 Newton”.
Nghiên cứu các giải pháp trong dạy học “Định luật 2 Newton” theo yêu cầu cần đạt của chương trình.
Xây dựng kế hoạch bài dạy “ Định luật 2 Newton”.
Tổ chức áp dụng đề tài tại trường THPT Quỳnh Lưu 1, THPT Huỳnh Thúc Kháng, THPT Đông Hiếu, THPT Hoàng Mai, THPT DTNT Tỉnh và nhiều trường THPT trên địa bàn tỉnh Nghệ An.
6. Nhiệm vụ nghiên cứu của đề tài
Để đạt được mục đích nghiên cứu của đề tài, cần phải thực hiện những nhiệm vụ sau: Nghiên cứu về yêu cầu đối với dạy học phát triển phẩm chất năng lực học sinh trong môn Vật lí theo chương trình GDPT 2018.
Nghiên cứu cơ sở của việc lựa chọn, sử dụng các phương pháp, kĩ thuật dạy học và phương pháp, công cụ kiểm tra đánh giá phát triển phẩm chất, năng lực học sinh trong dạy học một chủ đề/bài học/nội dung vật lí.
Nghiên cứu thực trạng dạy học phát triển phẩm chất, năng lực học sinh đối giáo viên, học sinh trong môn Vật lí ở trường THPT.
Nghiên cứu yêu cầu cần đạt về nội dung dạy học “ Định luật 2 Newton” theo chương trình GDPT 2018.
Xác định mục tiêu và nội dung dạy học đối với nội dung “Định luật 2 Newton”
Phân tích mối quan hệ giữa phương pháp với mục tiêu, nội dung, bối cảnh dạy học để lựa chọn, sử dụng các phương pháp, kĩ thuật dạy học, phương pháp, công cụ kiểm tra đánh giá, trong dạy học nội dung “ Định luật 2 Newton” đảm bảo yêu cầu cần đạt của chương trình. Xây dựng kế hoạch bài dạy “ Định luật 2 Newton”.
(Chúng tôi lựa chọn xây dựng kế hoạch bài học “ Định luật 2 Newton” – sách Vật lí 10 – Bộ Kết nối tri thức với cuộc sống, có thể dùng cho dạy học nội dung này theo chương trình) Sử dụng kết quả nghiên cứu để tập huấn, bồi dưỡng giáo viên.
Khảo nghiệm tại các đơn vị áp dụng kết quả nghiên cứu. Đánh giá kết quả và điều chỉnh, hoàn thiện đề tài.
7. Phương pháp nghiên cứu
Để thực hiện được nhiệm vụ trên, chúng tôi sẽ sử dụng các phương pháp nghiên cứu sau: Phương pháp nghiên cứu lý luận. Chúng tôi sử dụng phương pháp này cho việc: Nghiên cứu tài liệu về phương pháp dạy học vật lí
– Nghiên cứu tài liệu bồi dưỡng giáo viên Vật lí chuẩn bị cho thực hiện chương trình GDPT 2018, cụ thể:
+ Nghiên cứu cơ sở lý luận về dạy học phát triển phẩm chất, năng lực học sinh theo chương trình GDPT 2018.
+ Nghiên cứu cơ sở của việc lựa chọn, sử dụng các phương pháp, kĩ thuật dạy học, phương pháp và công cụ đánh giá phát triển phẩm chất năng lực học sinh trong dạy học một nội dung/chủ đề/bài học vật lí theo YCCĐ của bộ môn.
+ Nghiên cứu tài liệu sử dụng một số phương tiện, thiết bị dạy học hiện đại một số phần mềm hỗ trợ dạy học, kiểm tra đánh giá.
+ Nghiên cứu tài liệu Chuyển đổi số trong giáo dục.
+ Nghiên cứu quy trình xây dựng kế hoạch bài dạy phát triển phẩm chất năng lực học sinh.
– Nghiên cứu yêu cầu của chương trình GDPT 2018 đối môn Vật lí và yêu cầu cần đạt đối với nội dung dạy học “ Định luật 2 Newton”.
Phương pháp phỏng vấn
Phương pháp này được dùng: Phỏng vấn trực tiếp các giáo viên về các vấn đề liên quan đến đề tài nhằm kiểm tra giả thuyết, góp ý về KHBD, cách thức tiến hành, phương pháp dạy học, …
Phương pháp điều tra, khảo sát
Tìm hiểu thực tế việc dạy học phát triển phẩm chất, năng lực học sinh.
Tìm hiểu việc lựa chọn, sử dụng các phương pháp, kĩ thuật dạy học tích cực, phương pháp, công cụ kiểm tra đánh giá theo hướng phát triển phẩm chất, năng lực học sinh trong dạy học môn Vật lí.
Tìm hiểu việc sử dụng các phương tiện, thiết bị dạy học, kho học liệu số, phần mềm trong dạy học vật lí.
Tìm hiểu thực tế việc xây dựng kế hoạch bài dạy và tổ chức dạy học phát triển phẩm chất, năng lực học sinh.
Tìm hiểu thực tế việc dạy học “ Định luật 2 Newton” theo chương trình GDPT 2006.
Tìm hiểu sự cần thiết và tính khả thi của các giải pháp đề xuất tại các đơn vị áp dụng kết quả nghiên cứu.
Phương pháp nghiên cứu thực nghiệm
Chúng tôi sử dụng phương pháp này:
Tổ chức áp dụng đề tài ở một số trường THPT trên địa bàn tỉnh Nghệ An.
Khảo nghiệm, phân tích kết quả, điều chỉnh và hoàn thiện đề tài cho phù hợp thực tiễn.
8. Tính mới của đề tài
Chương trình GDPT 2018 môn Vật lí bắt đầu được thực hiện từ năm học 2022-2023. Việc dạy học theo chương trình mới, đảm bảo yêu cầu cần đạt về phẩm chất, năng lực là một yêu cầu mới, khó khăn đối với tất cả giáo viên nói chung, giáo viên vật lí nói riêng.
Yêu cầu cần đạt về năng lực trong dạy học nội dung “ Định luật 2 Newton” theo chương trình GDPT 2018 môn Vật lí vượt cao hẳn so với mức độ cần đạt của chương trình GDPT 2006. Việc dạy học kiến thức bằng con đường nghiên cứu, khám phá, kiểm chứng thực nghiệm đòi hỏi cao năng lực về phương pháp của giáo viên trong đó có cả năng lực số, một yêu cầu mới đối với giáo viên và học sinh. Các thiết bị thí nghiệm có thể sử dụng trong dạy học nội dung này là những thiết bị mới, khá hiện đại và khó thao tác.
Đến thời điểm hiện tại, chưa có đề tài nào nghiên cứu về dạy học nội dung “ Định luật 2 Newton” theo yêu cầu cần đạt của chương trình GDPT 2018.
Dự kiến đóng góp của đề tài:
– Góp phần làm sáng tỏ cơ sở lí luận của việc xác định mục tiêu, nội dung dạy học, việc lựa chọn, sử dụng các phương pháp, kĩ thuật dạy học tích cực, phương pháp và công cụ đánh giá nhằm phát triển phẩm chất, năng lực học sinh trong dạy học một nội dung/chủ đề/bài học vật lí nói chung và nội dung “Định luật 2 Newton” nói riêng.
– Đề xuất được các giải pháp trong dạy học nội dung “Định luật 2 Newton” nhằm phát triển phẩm chất, năng lực học sinh theo yêu cầu cần đạt của chương trình GDPT 2018.
– Xây dựng được kế hoạch dạy học nội dung “ Định luật 2 Newton” và tập huấn trực tiếp cho giáo viên toàn tỉnh để triển khai, tổ chức dạy thực nghiệm nhằm phát triển phẩm chất năng lực học sinh, tạo niềm tin, động lực cho các giáo viên Vật lí bước đầu thực hiện chương trình GDPT 2018, thúc đẩy mạnh mẽ hoạt động đổi mới phương pháp dạy học, kiểm tra đánh giá trong môn Vật lí trên địa bàn tỉnh Nghệ An.
Đề tài có thể dùng làm tài liệu bồi dưỡng cho các giáo viên Vật lí THPT trong quá trình đổi mới dạy học, tìm hiểu và thực hiện chương trình GDPT mới.
Phần 2. NỘI DUNG NGHIÊN CỨU
1. Cơ sở lý luận về việc dạy học phát triển phẩm chất, năng lực
1.1. Những vấn đề chung về dạy học phát triển phẩm chất, năng lực
1.1.1. Phẩm chất và năng lực trong chương trình Giáo dục phổ thông 2018
Phẩm chất (PC) và năng lực (NL) là hai thành phần cơ bản trong cấu trúc nhân cách nói chung và là yếu tố nền tảng tạo nên nhân cách con người. Dạy học và giáo dục phát triển PC, NL có vai trò quan trọng trong việc nâng cao chất lượng giáo dục đào tạo trong GDPT nói riêng và nâng cao chất lượng nguồn nhân lực cho quốc gia nói chung.
CT GDPT 2018 đã xác định các PC chủ yếu cần hình thành và phát triển cho HS phổ thông bao gồm: yêu nước, nhân ái, chăm chỉ, trung thực và trách nhiệm.
CT GDPT 2018 đã xác định mục tiêu hình thành và phát triển cho học sinh (HS) là các NL cốt lõi gồm các NL chung và NL đặc thù. Các NL chung được hình thành, phát triển thông qua các môn học và hoạt động giáo dục (HĐGD): NL tự chủ và tự học, NL giao tiếp và hợp tác, NL giải quyết vấn đề (GQVĐ) và sáng tạo. Các NL đặc thù được hình thành và phát triển chủ yếu thông qua một số môn học và hoạt động giáo dục.
Các yêu cầu cần đạt (YCCĐ) về phẩm chất chủ yếu, năng lực chung đã được thể hiện rõ trong văn bản CT GDPT 2018. Các YCCĐ về NL đặc thù gắn liền với nội dung dạy học (NDDH) và giáo dục được quy định trong văn bản chương trình từng môn học, HĐGD.
Môn Vật lí góp phần thực hiện các yêu cầu cần đạt về phẩm chất chủ yếu và năng lực chung theo các mức độ phù hợp với môn học, cấp học đã được quy định trong Chương trình tổng thể. Môn Vật lí hình thành và phát triển ở học sinh năng lực vật lí (NL đặc thù), với những biểu hiện cụ thể sau đây: NL nhận thức vật lí, NL tìm hiểu thế giới tự nhiên dưới góc độ vật lí và năng lực vận dụng kiến thức, kĩ năng đã học.
1.1.2. Dạy học phát triển phẩm chất năng lực
So với dạy học tiếp cận nội dung thì dạy học phát triển PC, NL có những khác biệt nhất định về mục tiêu dạy học, nội dung dạy học, phương pháp day học (PPDH), đánh giá,….Dạy học phát triển PC, NL chú trọng hình thành PC và NL, lấy mục tiêu học để làm, học để cùng chung sống làm trọng.
Đối với dạy học phát triển PC, NL, giáo viên (GV) cần tổ chức chuỗi hoạt động học để HS chủ động khám phá những điều chưa biết. CT GDPT 2018, định hướng các hoạt động học tập của HS bao gồm hoạt động khám phá vấn đề, hoạt động luyện tập và hoạt động thực hành, vận dụng (ứng dụng những điều đã học để phát hiện và giải quyết những vấn đề có thực trong đòi sống), được thực hiện với sự hỗ trợ của thiết bị dạy học, đặc biệt là công cụ tin học và các hệ thống tự động hóa của kĩ thuật số.
Dạy học phát triển PC, NL đồi hỏi GV phải có khả năng thiết kế, tổ chức, hướng dẫn các hoạt động học của HS để HS tích cực chủ động tham gia và thực hiện các nhiệm vụ học tập, từ đó tìm hiểu các kiến thức, kĩ năng mới vừa học hỏi được các phương pháp để hình thành kiến thức, kĩ năng đó. Các nhiệm vụ học tập có thể thực hiện trên lớp hoặc ở nhà, không gói gọn trong phạm vi một tiết học. Để hướng đến mục tiêu phát triển PC, NL đã đặt ra trong mỗi bài học, ở mỗi hoạt động học cần xác định rõ các yếu tố: mục tiêu hoạt động, nội dung hoạt động, sản phẩm học tập của HS, cách thức tiến hành, phương pháp và công cụ kiểm tra đánh giá mức độ mà HS đạt được mục tiêu. Trong quá trình tổ chức các hoạt động học, GV cần theo dõi, có những phương án hỗ trợ HS khi cần thiết.
Dạy học phát triển PC, NL yêu cầu GV cần đầu tư vào việc lựa chọn các phương pháp (PP), kĩ thuật dạy học (KTDH) và giáo dục biểu hiện ở việc GV tập trung, bỏ nhiều sức lực, thời gian suy nghĩ… vào việc chọn các phương pháp, KTDH và giáo dục phát triển PC, NL phù hợp nhằm đạt được mục tiêu dạy học một cách tối ưu.
GV cần phải chú trọng rèn luyện cho HS phương pháp học tập, nghiên cứu, hướng dẫn HS kiên trì luyện tập để hình thành phương pháp học tập, nghiên cứu khoa học phù hợp với đặc thù của từng môn học, HĐGD, góp phần tạo ra sự phát triển năng lực tự chủ và tự học. Tự học là xu thế tất yếu, bởi quá trình giáo dục thực chất là quá trình biến người học từ khách thể giáo dục thành chủ thể giáo dục (tự giáo dục). Bồi dưỡng năng lực tự học là phương cách tốt nhất tạo ra động lực mạnh mẽ cho quá trình học tập. Tự học giúp HS có thể chủ động học tập suốt đời, học tập để khẳng định PC, NL và để cống hiến.
GV cần tăng cường phối hợp học tập cá thể và học tập hợp tác biểu hiện là GV đầu tư vào việc kết hợp giữa hoạt động cá nhân với hoạt động nhóm, phát huy nỗ lực của chính cá nhân trong hoạt động nhóm. Điều này giúp HS có điều kiện hình thành, phát triển cả về NL tự chủ và tự học lần NL giao tiếp và hợp tác, đáp ứng nhu cầu đào tạo nguồn nhân lực cho các hoạt động hợp tác xuyên quốc gia, liên quốc gia trong bối cảnh kinh tế thị trường như hiện nay.
1.1.3. Xu hướng hiện đại về phương pháp, kĩ thuật dạy học phát triển phẩm chất, năng lực
Xu hướng hiện đại về PP, KTDH phát triển phẩm chất, năng lực bao gồm các chiều hướng sau đây:
Thứ nhất, lựa chọn, sử dụng các PPDH, KTDH rèn luyện phương pháp học, hình thành kĩ năng tự học, kĩ năng nghiên cứu khoa học; bồi dưỡng hứng thứ và lòng say mê học tập cho HS như dạy học bằng sơ đồ tư duy, công não, dạy học dựa trên dự án…
Thứ hai, lựa chọn, sử dụng các PPDH, KTDH phát huy tính tích cực, độc lập nhận thức; phát triển tư duy sáng tạo ở HS như dạy học khám phá, dạy học giải quyết vấn đề, phương pháp trò chơi…
Thứ ba, lựa chọn, sử dụng các PPDH, KTDH hình thành và phát triển kĩ năng thực hành; phát triển khả năng giải quyết vấn đề trong cuộc sống như phương pháp thực hành, phương pháp thực nghiệm…
Thứ tư, lựa chọn, sử dụng các PPDH, KTDH gắn liền với phương tiện dạy học hiện đại. GV cần phải khai thác các phương tiện dạy học, đặc biệt là các phương tiện hiện đại như các ứng dụng, công cụ công nghệ thông tin và truyền thông….nhằm đạt hiệu quả tối ưu trong dạy học.
Việc lựa chọn PPDH, KTDH phải phù hợp với khả năng của HS, của GV; tính chất hoạt động cụ thể, điều kiện cơ sở vật chất của nhà trường, địa phương nhằm đạt mục tiêu phát triển PC, NL đã đề ra.
1.2. Các phương pháp dạy học phát triển phẩm chất, năng lực học sinh trung học trong môn Vật lí
1.2.1. Môn Vật lí trong chương trình GDPT 2018
Vật lí học là ngành khoa học nghiên cứu các dạng vận động đơn giản, tổng quát nhất của vật chất và tương tác giữa chúng. Ở cấp THPT (giai đoạn định hướng nghề nghiệp), Vật lí được lựa chọn theo nguyện vọng và định hướng nghề nghiệp của học sinh.
CT môn Vật lí chú trọng rèn luyện cho HS khả năng tìm hiểu các thuộc tính của đối tượng vật lí thông qua nội dung thí nghiệm, thực hành dưới nhiều góc độ khác nhau. Vì vậy, thí nghiệm, thực hành đóng vai trò đặc biệt quan trọng trong việc hình thành khái niệm, quy luật, định luật vật lí.
Đồng thời, CT Vật lí coi trọng việc rèn luyện khả năng vận dụng kiến thức, kĩ năng đã học để tìm hiểu và giải quyết ở mức độ nhất định một số vấn đề của thực tiễn, đáp ứng đòi hỏi của cuộc sống; vừa đảm bảo phát triển NL vật lí – biểu hiện của NL khoa học tự nhiên, vừa đáp ứng yêu cầu định hướng nghề nghiệp của HS.
Thông qua CT môn Vật lí, HS hình thành và phát triển thế giới quan khoa học; rèn luyện được sự tự tin, trung thực, khách quan; cảm nhận được vẻ đẹp của thiên nhiên; yêu thiên nhiên, tự hào về thiên nhiên của quê hương, đất nước; tôn trọng các quy luật của thiên nhiên, trân trọng, giữ gìn và bảo vệ thiên nhiên, ứng xử với thiên nhiên phù hợp với yêu cầu phát triển bền vững; đồng thời hình thành và phát triển được các NL tự chủ và tự học, giao tiếp và hợp tác, GQVĐ và sáng tạo.
Ngoài khả năng ứng dụng công nghệ thông tin – truyền thông trong dạy học như các môn học khác nói chung, môn Vật lí có nhiều cơ hội phát triển năng lực số (năng lực tin học) cho học sinh trong tư duy các vấn đề liên quan đến thực nghiệm, bồi dưỡng năng lực giải quyết vấn đề thực tiễn, góp phần đào tạo HS trở thành những công dân Việt Nam có đầy đủ các kĩ năng, sẵn sàng bước vào kỉ nguyên số.
1.2.2. Định hướng chung về phương pháp, kĩ thuật dạy học phát triển phẩm chất, năng lực học sinh trong môn Vật lí
Môn Vật lí góp phần quan trọng vào việc hình thành, phát triển thế giới quan khoa học, giáo dục HS trách nhiệm công dân trong việc tôn trọng các quy luật của thiên nhiên, ứng xử phù hợp với thiên nhiên.
Trong hoạt động thực hành, thí nghiệm, tìm hiểu khoa học, cùng với cơ hội rèn luyện kiến thức, rèn luyện kĩ năng, HS cũng được rèn luyện và phát triển nhiều đức tính như cẩn thận, chăm chỉ, trung thực, trách nhiệm,…
NL tự chủ và tự học được hình thành và phát triển trong môn Vật lí thông qua các hoạt động thực hành, làm dự án, thiết kế và thực hiện các phép đo đại lượng vật lí; đặc biệt trong việc tìm hiểu hoạt động khoa học.
Trong môn Vật lí, HS thường xuyên phải thực hiện các dự án học tập, các bài thực hành, thực tập theo nhóm. Khi thực hiện các nhiệm vụ học tập này, HS được chia sẻ, trình bày ý tưởng, nội dung học tập, qua đó hình thành và phát triển NL giao tiếp và hợp tác.
GQVĐ và sáng tạo là một đặc thù của hoạt động tìm hiểu khoa học. Ở môn Vật lí, NL này được hình thành, phát triển trong đề xuất vấn đề, lập kế hoạch (KH), thực hiện KH tìm hiểu thế giới tự nhiên dưới góc độ vật lí và được hiện thực hóa thông qua các mạch thực hành, trải nghiệm với các mức độ khác nhau. NL này cũng được hình thành và phát triển thông qua việc vận dụng kiến thức, kĩ năng vật lí để giải quyết các vấn đề thực tiễn.
TÀI LIỆU LIÊN QUAN
- 7
- 107
- 1
- [product_views]
100.000 ₫
- 1
- 477
- 2
- [product_views]
100.000 ₫
- 4
- 499
- 3
- [product_views]
100.000 ₫
- 6
- 535
- 4
- [product_views]
100.000 ₫
- 1
- 566
- 5
- [product_views]
100.000 ₫
- 2
- 422
- 6
- [product_views]
100.000 ₫
- 2
- 442
- 7
- [product_views]
100.000 ₫
- 8
- 578
- 8
- [product_views]
100.000 ₫
- 9
- 538
- 9
- [product_views]
100.000 ₫
- 6
- 389
- 10
- [product_views]