SKKN Dạy- học sử dụng từ Hán- Việt (phần thực hành tiếng Việt) trong SGK Ngữ văn 10, bộ sách Kết nối tri thức với cuộc sống theo hướng phát triển năng lực ngôn ngữ – KNTT
- Mã tài liệu: MP0307 Copy
Môn: | Ngữ Văn |
Lớp: | 10 |
Bộ sách: | Kết nối tri thức |
Lượt xem: | 544 |
Lượt tải: | 7 |
Số trang: | 88 |
Tác giả: | Lê Thị Thu Hồng |
Trình độ chuyên môn: | Thạc sĩ giáo dục |
Đơn vị công tác: | THPT Hoàng Mai |
Năm viết: | 2022-2023 |
Số trang: | 88 |
Tác giả: | Lê Thị Thu Hồng |
Trình độ chuyên môn: | Thạc sĩ giáo dục |
Đơn vị công tác: | THPT Hoàng Mai |
Năm viết: | 2022-2023 |
Sáng kiến kinh nghiệm “Dạy- học sử dụng từ Hán- Việt (phần thực hành tiếng Việt) trong SGK Ngữ văn 10, bộ sách Kết nối tri thức với cuộc sống theo hướng phát triển năng lực ngôn ngữ – KNTT”triển khai gồm các biện pháp nổi bật sau:
2.1. Hướng dẫn HS nắm vững kiến thức nền tảng về từ Hán- Việt
2.1.1. Hướng dẫn cách nhận diện, cấu tạo từ Hán- Việt.
2.1.2. Hướng dẫn HS phương pháp giải nghĩa từ Hán- Việt
2.2. Hướng dẫn HS cách sử dụng từ Hán- Việt phần thực hành tiếng Việt nhằm phát triển năng ngôn ngữ
2.3. Tổ chức hoạt động dạy- học từ Hán- Việt cho HS hướng vào hoạt động giao tiếp
Mô tả sản phẩm
PHẦN I. ĐẶT VẤN ĐỀ
- Lý do chọn đề tài:
- Từ Hán- Việt là một số lớp từ khá quan trọng trong ngôn ngữ tiếng Việt của người Việt Nam. Các nhà ngôn ngữ học nổi tiếng đều thống nhất rằng số lượng từ Hán- Việt chiếm khoảng 60-70% trong tiếng Việt. Từ Hán- Việt không những được dùng trong giao tiếp hằng ngày mà còn có vai trò quan trọng trong ngôn ngữ văn học, ngôn ngữ hành chính và đặc biệt trong hệ thống ngôn ngữ thuật ngữ tiếng Việt. Chính vì vậy, một nhiệm vụ cấp thiết đặt ra là làm thế nào để mọi người, đặc biệt là tầng lớp thanh, thiếu niên viết và nói đúng tiếng Việt, trong đó có việc sử dụng từ Hán- Việt. Từ đó tận dụng hết cái hay, cái đẹp và giá trị của kho từ vựng phong phú này trong khi tạo lập văn bản và cả giao tiếp ngoài đời sống. Trọng trách đó trước hết thuộc về những người làm giáo dục.
- Trong chương trình Ngữ văn cũ (chương trình 2006), từ bậc THCS cho đến bậc THPT, trong phân môn tiếng Việt (SGK Ngữ văn), chưa có nhiều bài học về từ Hán- Việt. Ở bậc THCS, chỉ đến lớp 7, học kỳ I có hai bài “Từ Hán- Việt” và “Từ Hán- Việt” (tiếp theo); học kỳ II không có. Chương trình lớp 8 cũng không đề cập đến từ Hán- Việt. Lớp 9 chỉ có một vài bài tập luyện tập có nhắc đến từ Hán- Việt. Thế nhưng trong phân môn Đọc- hiểu văn bản của từ lớp 7 trở lên lại có rất nhiều phẩm văn học trung đại phiên âm từ chữ Hán được đưa vào giảng dạy. Ở bậc THPT, phần tiếng Việt của SGK Ngữ văn (ban cơ bản), không có bài học nào đề cập đến từ Hán- Việt. Nhưng trong sách Ngữ văn lớp 10, 11 phần văn học trung đại đưa những tác phẩm viết bằng chữ Hán vào chương trình như: Thuật hoài – Phạm Ngũ Lão, Độc Tiểu Thanh ký – Nguyễn Du, Bình Ngô đại cáo – Nguyễn Trãi, Sa hành đoản ca – Cao Bá Quát… và rất nhiều văn bản văn học khác nữa. Điều này tạo ra không ít khó khăn cho HS khi chưa được trang bị đầy đủ và chắc chắn kiến thức về từ Hán- Việt mà vẫn phải tìm hiểu, cắt nghĩa, lí giải về các văn bản đó.
- Để khắc phục tình trạng này, trong SGK Ngữ văn 10, chương trình GDPT 2018, bộ sách Kết nối tri thức với cuộc sống, việc giảng dạy cho HS biết cách sử dụng từ Hán- Việt rất được chú trọng. Cụ thể ở cả hai tập sách, bài “Sử dụng từ Hán- Việt” được xây dựng thành bài riêng nằm trong phần thực hành tiếng Việt. Tuy nhiên qua quá trình giảng dạy của bản thân, cùng với sự chia sẻ của nhiều đồng nghiệp khác, tôi nhận thấy, GV vẫn chưa thực sự thay đổi nhiều trong cách dạy thực hành tiếng Việt. Cụ thể, GV chủ yếu dạy hoạt động Đọc, chú ý vào dạy các văn bản mà xem nhẹ phần thực hành tiếng Việt, phần Viết, phần Nói- nghe. Một bộ phận GV dạy thực hành tiếng Việt nhưng chú trọng dạy lí thuyết, nhắc lại kiến thức về từ Hán- Việt rất nhiều mà ít dành thời gian cho HS thực hành sử dụng trong học tập và đời sống. Không ít GV chưa nắm chắc kiến thức nền tảng về từ Hán- Việt, vẫn còn lúng túng về phương pháp dạy học. Việc kiểm tra đánh giá thường xuyên cũng tránh hoặc không đề cập nhiều đến nội dung này. Và dẫn đến hệ quả tất yếu, HS vì vậy cũng không biết cách sử dụng từ Hán – Việt để trong tạo lập văn bản và giao tiếp hàng ngày, mặc dù các em đã có kiến thức về bộ phận từ loại này được trang bị từ các bậc học trước đó, và sau khi đã được học xong bài cách sử dụng từ Hán- Việt. Không thể tạo lập văn bản, không thể sử dụng các kiến thức đã học vào đời sống hằng ngày, nghĩa là năng lực ngôn ngữ, kĩ năng giao tiếp của HS chưa được phát huy. Vì vậy, việc dạy học Ngữ văn nói chung, dạy học tiếng Việt nói riêng chưa đáp ứng được mục tiêu, yêu cầu lớn nhất của chương trình GDPT 2018 là dạy học theo định hướng phát triển phẩm chất, năng lực của HS.
- Từ đó, tôi thiết nghĩ rằng, dạy học phần thực hành tiếng Việt nói riêng và các phần khác của SGK Ngữ văn 10 nói chung đều cần thay đổi theo hướng phát triển năng lực ngôn ngữ cho HS để đáp ứng yêu cầu của chương trình mới. Xác định được tính cấp thiết, tầm quan trọng của việc đổi mới phương pháp dạy học từ Hán- Việt trong SGK Ngữ văn 10, 2018, tôi mạnh dạn thực hiện đề tài: “Dạy- học sử dụng từ Hán- Việt (phần thực hành tiếng Việt) trong SGK Ngữ văn 10, bộ sách Kết nối tri thức với cuộc sống theo hướng phát triển năng lực ngôn ngữ” để giúp HS có thêm kiến thức vững chắc, biết cách sử dụng thành thạo từ Hán- Việt, giúp GV có thêm phương pháp giảng dạy từ Hán- Việt đạt hiệu quả cao.
- Mục đích và phạm vi nghiên cứu
- Mục đích nghiên cứu
- Xác định cơ sở lí luận và cơ sở thực tiễn về việc dạy học từ Hán- Việt cho HS trong chương trình Ngữ văn THPT.
- Xác định được tầm quan trọng của việc phát triển năng lực ngôn ngữ cho HS lớp
10, chương trình GDPT 2018 thông qua dạy học cách sử dụng từ Hán- Việt, phần Thực hành tiếng Việt. Từ đó, xây dựng các biện pháp và hình thức hướng dẫn HS biết cách sử dụng từ Hán- Việt đảm bảo đúng chuẩn mực và hay, đạt hiệu quả giao tiếp cao trong tạo lập văn bản cũng như trong cuộc sống hàng ngày.
-Thực nghiệm dạy học từ Hán- Việt trong phần thực hành tiếng Việt cho HS lớp
10 theo hướng phát triển năng lực ngôn ngữ
2.2. Phạm vi nghiên cứu
- Về nội dung: Nghiên cứu cách thức dạy- học sử dụng từ Hán- Việt, phần Thực hành tiếng Việt trong SGK Ngữ văn lớp 10, chương trình GDPT 2018, bộ sách Kết nối tri thức với cuộc sống, theo hướng phát triển năng lực ngôn ngữ cho HS – Về thời gian nghiên cứu: Nghiên cứu trong năm học 2022 – 2023.
- Địa bàn nghiên cứu và thực nghiệm đề tài ở trường THPT Hoàng Mai
- Giả thuyết khoa học
Nếu đề xuất và thực hiện đồng bộ các giải pháp có cơ sở khoa học, có tính khả thi nhằm giúp HS biết cách sử dụng từ Hán- Việt như đã được đề xuất trong SKKN thì có thể nâng cao được khả năng ngôn ngữ của các em. Qua đó đáp ứng đúng yêu cầu của chương trình GDPT 2018 là phát triển phẩm chất và năng lực của HS.
- Phương pháp nghiên cứu
- Phương pháp điều tra, phỏng vấn
- Phương pháp thống kê, so sánh
- Phương pháp phân tích, khái quát hóa, hệ thống hóa – Phương pháp thực nghiệm sư phạm….
- Những đóng góp mới của đề tài
Đề tài phân tích và chứng minh việc thực hiện phưng pháp giảng dạy giúp HS học tập tốt môn Ngữ văn nói chung, nội dung tiếng Việt thực hành nói riêng đã góp phần không nhỏ giúp HS học tập tốt hơn bộ môn này. Quan trọng hơn, thông qua việc giảng dạy này, HS đã rèn luyện được năng lực và phẩm phẩm chất của mình. Đặc biệt là phát triển khả năng ngôn ngữ của các em.
Những giải pháp đưa ra trong đề tài được thực hiện trên cơ sở vận dụng sáng tạo những cơ sở lí luận và cơ sở thực tiễn có sức thuyết phục, phù hợp với tình hình thực tiễn của nhà trường và địa phương nên đã đem lại kết quả đáng kể góp phần nâng cao chất lượng giáo dục ở trường THPT Hoàng Mai.
Những cách làm đã được trình bày ở đề tài là kết quả của quá trình nghiên cứu có tính hệ thống, đã được áp dụng có hiệu quả trong năm học 2022-2023 và đảm bảo tính khả thi, có chất lượng hiệu quả. Hướng đi của đề tài không trùng lặp với bất cứ SKKN nào trước đó.
Phần II: NỘI DUNG NGHIÊN CỨU
Chương 1: CƠ SỞ KHOA HỌC CỦA VẤN ĐỀ NGHIÊN CỨU
1.1. Cơ sở lý luận
1.1.1. Sơ lược lịch sử nghiên cứu vấn đề
Một trong những thuận lợi khi thực hiện đề tài này là những vấn đề lí luận quanh từ Hán- Việt, được các nhà các nhà ngôn ngữ học hàng đầu của nước ta như Nguyễn Tài Cẩn, Cao Xuân Hạo, Nguyễn Quang Hồng, Nguyễn Ngọc San, Đặng Đức Siêu, Nguyễn Văn Khang, Lê Xuân Thại… đã giải quyết một cách khá thấu đáo, đạt được nhiều thành tựu quan trọng không chỉ cho ngành ngôn ngữ mà còn là điểm tựa cho cả việc giảng dạy về từ Hán- Việt ở các bậc học.
Về dạy học tiếng Việt nói chung, dạy- học từ Hán- Việt nói riêng cũng được rất nhiều người quan tâm và nghiên cứu chuyên sâu. Nhiều thành tựu quan trọng trong số đó đã giúp ích không nhỏ cho việc dạy học bộ phận từ loại này của GV và HS ở các cấp học. Tiêu biểu có thể kể đến nghiên cứu như cuốn sách “Từ và vốn từ tiếng Việt hiện đại” của Nguyễn Văn Tu, công trình “Nguồn gốc và quá trình hình thành cách đọc Hán- Việt” của nhà nghiên cứu Nguyễn Tài Cẩn,“Từ vựng gốc Hán trong Tiếng Việt” của Lê Đỉnh Khẩn, “Mẹo giải nghĩa từ Hán- Việt và chữa lỗi chính tả” của tác giả Phan Ngọc. Bên cạnh các công trình nghiên cứu hệ thống và chuyên sâu về từ Hán- Việt, còn có một số các tài liệu phục vụ cho việc giảng dạy từ Hán- Việt trong trường phổ thông như cuốn “Dạy và học từ Hán- Việt ở trường phổ thông” của tác giả Đặng Đức Siêu, “Xử lí các yếu tố gốc Hán trong ngôn ngữ sách giáo khoa phổ thông” của tác giả Phan Văn Các, “Xung quanh vấn đề dạy và học từ Hán- Việt” của tác giả Lê Xuân Thại và các luận án, luận văn của các nghiên cứu sinh, học viên cao học nghiên cứu về phương pháp dạy học từ Hán- Việt trong nhà trường. Các tài liệu được đăng tại trên mạng Internet cũng trở thành kho tư liệu khổng lồ để tôi tham khảo khi tiến hành thực hiện đề tài.
Nhìn chung, các tài liệu trên có giá trị rất to lớn trong việc nghiên cứu một bộ phận từ ngữ quan trọng trong tiếng Việt. Đồng thời, cũng trở thành những điểm tựa vững chắc, rất cần thiết cho việc giảng dạy từ Hán- Việt của GV. Các công trình đều nỗ lực nghiên cứu hệ thống về nguồn gốc, cấu tạo, ý nghĩa, giá trị của từ Hán- Việt. Đúng hơn là các tư liệu thiên nhiều về lí thuyết hàn lâm, uyên bác, chưa có công trình nghiên cứu cụ thể nào về việc dạy cho HS cách sử dụng từ Hán- Việt theo chương trình dạy học mới nhằm phát triển năng lực ngôn ngữ của người học.
Xem thêm:
- SKKN Hình thành và phát triển khả năng ứng phó bạo lực mạng xã hội cho học sinh thông qua việc lồng ghép tư vấn tâm lý với hoạt động học tập ở bộ môn Ngữ văn 10 – THPT – KNTT
- SKKN Dạy bài “Đăm Săn đi bắt Nữ Thần Mặt Trời” theo định hướng phát triển năng lực, phẩm chất cho học sinh trong chương trình Ngữ văn 10 THPT (Sách Kết nối tri thức với cuộc sống) – KNTT
- SKKN Một số giải pháp tổ chức hoạt động đọc mở rộng hiệu quả cho học sinh trong dạy học môn Ngữ văn lớp 10 tại trường THPT Nguyễn Trường Tộ – Hưng Nguyên – KNTT
TÀI LIỆU LIÊN QUAN
- 0
- 140
- 1
- [product_views]
- 3
- 120
- 2
- [product_views]
- 1
- 161
- 3
- [product_views]
- 5
- 103
- 4
- [product_views]
- 2
- 109
- 5
- [product_views]
100.000 ₫
- 6
- 451
- 6
- [product_views]
100.000 ₫
- 2
- 408
- 7
- [product_views]
100.000 ₫
- 6
- 502
- 8
- [product_views]
100.000 ₫
- 1
- 475
- 9
- [product_views]
100.000 ₫
- 3
- 509
- 10
- [product_views]