SKKN Dạy học theo định hướng phát triển năng lực học sinh thông qua một số bài tập nâng cao chương Dao động cơ học vật lí 12 THPT
- Mã tài liệu: MP0467 Copy
Môn: | Vật lí |
Lớp: | 12 |
Bộ sách: | |
Lượt xem: | 890 |
Lượt tải: | 12 |
Số trang: | 48 |
Tác giả: | Bùi Thị Thu Hằng |
Trình độ chuyên môn: | Cử nhân đại học |
Đơn vị công tác: | PT DTNT số 2 tỉnh Nghệ AN |
Năm viết: | 2020-2021 |
Số trang: | 48 |
Tác giả: | Bùi Thị Thu Hằng |
Trình độ chuyên môn: | Cử nhân đại học |
Đơn vị công tác: | PT DTNT số 2 tỉnh Nghệ AN |
Năm viết: | 2020-2021 |
Các bước cơ bản trong quy trình vận dụng các PP và HTTCDH tích cực theo định hướng phát triển NLHS
Trong quy trình dạy học, việc vận dụng các PP và HTTCDH tích cực theo định hướng phát triển năng lực học sinh cần được thực hiện bằng một quy trình sau đây:
Bước 1: Nghiên cứu nội dung bài học
Bước 2: Tìm hiểu sự khác biệt về NL và phong cách học sinh
Bước 3: Khảo sát điều kiện dạy học của nhà trường
Bước 4: Cân nhắc điểm mạnh, điểm yếu của GV trong vận dụng PP và HTTCDH
Bước 5: Triển khai các PP và HTTCDH
Mô tả sản phẩm
PHẦN I: MỞ ĐẦU
1.1. Lý do chọn đề tài
Bối cảnh cách mạng số diễn ra trên toàn thế giới, toàn cầu hóa về kinh tế – xã hội, không những làm xuất hiện yêu cầu mới đối với người lao động mà còn đặt ra những yêu cầu mới cho sự nghiệp giáo dục thế hệ trẻ và đào tạo nguồn nhân lực. Nghị quyết Hội nghị Trung ương VIII khóa 11 về Định hướng quan trọng của đổi mới phương pháp dạy học là phát huy tính tích cực tự giác và sáng tạo, phát triển năng lực hành động, năng lực cộng tác làm việc của người học. Đó cũng là xu hướng quốc tế trong cải cách phương pháp dạy học ở nhà trường phổ thông. Trước xu thế đó, bộ giáo dục đã đưa ra chiến lược phát triển giáo dục giai đoạn 2011- 2020 ban hành kèm theo Quyết định 711/QĐ- TTg ngày 13/6/2012 của thủ tướng chính phủ chỉ rõ: “Tiếp tục đổi mới phương pháp dạy học và đánh giá kết quả học tập, rèn luyện theo hướng phát huy tính tích cực tự giác, chủ động sáng tạo và năng lực tự học của người học”.
Một trong những định hướng cơ bản của việc đổi mới giáo dục là chuyển từ nền giáo dục mang tính hàn lâm, xa rời thực tiễn sang nền giáo dục chú trọng việc hình thành năng lực, phát huy tính chủ động, sáng tạo của người học và chuyển từ chương trình giáo dục tiếp cận nội dung sang tiếp cận năng lực của người học. Đề cao khả năng sáng tạo và vận dụng của học sinh vào thực tiễn. Đổi mới mạnh mẽ các phương pháp dạy học truyền thống với mục đích truyền thụ kiến thức sang dạy học theo định hướng phát triển phẩm chất năng lực người học.
Tuy nhiên, còn rất nhiều khó khăn và bỡ ngỡ trong việc tiếp cận áp dụng, triển khai các hình thức tổ chức dạy học theo định hướng hình thành và phát triển năng lực đến từng môn học và đối với mỗi giáo viên. Đối với môn vật lý nói riêng, đa số giáo viên còn dạy học theo lối “truyền thụ một chiều”, chưa sẵn sàng đổi mới phương pháp dạy học, hoặc còn thiếu nhiều kinh nghiệm trong xây dựng và thiết kế. Trong nhiều bài học giáo viên chưa huy động được các nguồn thông tin liên quan đến bài dạy để có thể hướng dẫn cho học sinh tìm hiểu vận dụng.
Vật lý là một môn khoa học thực nghiệm, nhưng bài tập đóng một vai trò rất quan trọng giúp học sinh hiểu sâu, nắm vững kiến thức bài học và đặc biệt là bài tập nâng cao
Đối với học sinh THPT nói chung và học sinh THPTDTNT Số 2 nói riêng, môn vật lý là môn học tương đối khó, đặc biệt là trong việc áp dụng kiến thức để giải các bài tập nâng cao. Đây là hoạt động đòi hỏi học sinh phải tích cực chủ động, tìm tòi sáng tạo trọng việc vận dụng kiến thức đã học. Muốn vậy giáo viên cần phải đổi mới phương pháp dạy học theo định hướng phát triển năng lực học sinh.
Xuất phát từ yêu cầu đổi mới dạy học, tiến đến mục tiêu của chương trình giáo dục phổ thông hiện nay và đi từ thực tế của bộ môn Vật lý tại trường PTDTNT- THPT Số 2 Nghệ An, tôi đã chọn đề tài : Dạy học theo định hướng phát triển năng lực học sinh thông qua một số bài tập nâng cao chương “Dao động cơ học” vật lí 12 THPT
1.2. Mục đích nghiên cứu
Phát triển năng lực học sinh nhằm phát huy tính tích cực, chủ động, sáng tạo và vận dụng kiến thức đã học để giải quyết một cách có hiệu quả một số bài tập nâng cao chương “Dao động cơ học” vật lí 12 THPT.
1.3. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu
* Đối tượng nghiên cứu
– Các phương pháp dạy học nhằm phát triển năng lực học sinh
– Quá trình dạy học vật lý
– Học sinh lớp 12 tại trường PTDTNT- THPT Số 2 Nghệ An.
* Phạm vi nghiên cứu
– Các phương pháp dạy học nhằm phát triển năng lực học sinh
– Kiến thức chương I: “Dao động cơ học” vật lí 12 THPT
– Học sinh lớp 12A1;12A2;12A3 tại trường PTDTNT- THPT Số 2 Nghệ An.
1.4. Phương pháp nghiên cứu
* Phương pháp nghiên cứu lý luận
– Nghiên cứu chương trình sách giáo khoa, sách giáo viên, tài liệu có liên quan đến bài tập nâng cao chương “Dao động cơ học” vật lí 12 THPT
– Nghiên cứu các tài liệu lý luận dạy học bộ môn Vật lý, tài liệu đã được tập huấn do Sở giáo dục tổ chức hàng năm.
* Phương pháp điều tra quan sát
– Dự giờ, tổng kết rút kinh nghiệm các tiết dạy học liên quan đến bài tập tự chọn nâng cao
– Điều tra, thu thập ý kiến giáo viên, học sinh về thực trạng dạy học môn vật lý tại các trường phổ thông của GV và HS, nhận thức về phương pháp dạy học và kỹ năng vận dụng phương pháp này vào dạy học.
– Rút kinh nghiệm quá trình dạy học của bản thân
* Phương pháp thực nghiệm sư phạm .
1.5. Đóng góp mới của đề tài
– Đề tài đưa ra giải pháp phù hợp khi dạy học bài tập nâng cao chương “Dao động cơ học” vật lí 12 THPT theo hướng dạy học tích cực phát triển năng lực của học sinh. Nhằm hướng tới người học về tính chủ động, sáng tạo, hứng thú, tính tự lực cao, tính cộng tác trong làm việc và định hướng sản phẩm.
– Giúp các em yêu thích học môn vật lý hơn ,tự tìm tòi và giải quyết các bài tập nâng cao một cách có hiệu quả so với cách dạy truyền thống.
PHẦN II: NỘI DUNG NGHIÊN CỨU
2.1. Cơ sở lí luận của việc dạy học theo định hướng hình thành và phát triển năng lực học sinh hiện nay
2.1.1. Năng lực là gì?
Khi nghiên cứu về định hướng phát triển năng lực có nhiều quan niệm khác nhau về khái niệm năng lực:
Từ góc độ tâm lý học: năng lực là tổng hợp các đặc điểm, thuộc tính, tâm lý của cá nhân phù hợp với yêu cầu đặc trưng của một hoạt động nhất định nhằm đảm bảo cho hoạt động đó đạt kết quả cao.
Một cách định nghĩa khác từ từ điển Tiếng Việt :
– Là khả năng đủ để làm một công việc nào đó.
– “Năng lực” là những điều kiện được tạo ra hoặc vốn có để thực hiện một hoạt động nào đó.
– “Năng lực là khả năng làm việc tốt, nhờ có phẩm chất đạo đức và trình độ chuyên môn”.
Dựa vào quan niệm khác nhau về năng lực chúng ta có thể đưa ra khái niệm tổng quát: “Năng lực là khả năng thực hiện một hoạt động có ý nghĩa. Khi thực hiện hoạt động này, người ta phải vận dụng kiến thức, kinh nghiệm, sử dụng các kĩ năng của bản thân một cách chủ động và trách nhiệm”.
2.1.2 Cấu trúc năng lực
Những năng lực chung được hình thành, phát triển thông qua tất cả các môn học và hoạt động giáo dục bao gồm:
1. Năng lực tự chủ và tự học
2. Năng lực giao tiếp và hợp tác
3. Năng lực giải quyết vấn đề và sáng tạo
Những năng lực đặc thù được hình thành, phát triển chủ yếu thông qua một số môn học và hoạt động giáo dục nhất định bao gồm :
1. Năng lực ngôn ngữ
2. Năng lực tính toán
3. Năng lực khoa học
4. Năng lực công nghệ
5. Năng lực tin học
6. Năng lực thẩm mỹ
7. Năng lực thể chất
2.1.3. Dạy học theo định hướng phát triển năng lực:
Là hình thức dạy học đặt học sinh làm trung tâm, quan trọng, tự học sinh tìm tòi, khám phá dưới sự hướng dẫn của GV, giúp học sinh chủ động tất cả các kế hoạch, công việc của mình, HS không chỉ nắm vững kiến thức mà còn biết hoạt động trong thực tiễn.
2.1.4. Định hướng dạy học hình thành và phát triển năng lực cho học sinh trong môn Vật lý
Học sinh học môn vật lý giúp hình thành và phát triển các năng lực chuyên biệt theo tài liệu tập huấn như sau:
* Nhóm năng lực làm chủ và phát triển bản thân
1.Năng lực tự học.
– Lập được kế hoạch tự học và điều chỉnh, thực hiện kế hoạch có hiệu quả.
– Tìm kiếm thông tin về nguyên tắc cấu tạo, hoạt động của các ứng dụng kĩ thuật.
– Đánh giá được mức độ chính xác nguồn thông tin.
– Đặt được câu hỏi về hiện tượng sự vật quanh ta.
– Tóm tắt được nội dung vật lí trọng tâm của bài tập.
– Tóm tắt thông tin bằng sơ đồ tư duy, bản đồ khái niệm, bảng biểu, sơ đồ khối.
– Tự đặt câu hỏi và thiết kế, tiến hành được phương án giải quyết để trả lời cho các câu hỏi đó.
2.Năng lực giải quyết vấn đề (đặc biệt quan trọng lĩnh hội kiến thức)
– Năng lực thực hiện giải quyết bài tập nâng cao: Hệ thống bài tập khó và lạ, nên hầu như đặt học sinh vào tình huống có vấn đề và sự đòi hỏi rất cao đối với học sinh khá, gỏi về nhu cầu khi tiến hành giải bài tập. Học sinh luôn đặt câu hỏi trong quá trình nghiên cứu , giải quyết theo các cách khác nhau như : Diễn biến của hiện tượng vật lý là gì? Các đại lượng trong bài tập có mối quan hệ với nhau như nào? Để từ đó tóm tắt bài toán, lập sơ đồ cách giải theo các cách khác nhau, lựa chọn cách giải phù hợp nhất và thậm chí học sinh phài làm việc hợp tác nhóm hoặc có sự trợ giúp của giáo viên.
– Khái quát hóa rút ra kết luận từ kết quả thu được.
– Đánh giá độ tin cậy và kết quả thu được.
3.Năng lực sáng tạo.
– Thiết kế được phương án giải quyết để kiểm tra giả thuyết (hoặc dự đoán)
– Lựa chọn được phương án tối ưu.
– Giải được bài tập sáng tạo.
– Lựa chọn được cách thức giải quyết vấn đề một cách tối ưu.
* Nhóm năng lực về quan hệ xã hội
1.Năng lực giao tiếp.
– Sử dụng được ngôn ngữ vật lí để mô tả hiện tượng.
– Lập được bảng và mô tả diến biến.
– Vẽ được sơ đồ cách giải.
– Vận dụng linh hoạt các kiến thức đã học.
– Đưa ra các lập luận lô gich, biện chứng.
2.Năng lực hợp tác.
Dạy học theo nhóm là hình thức giảng dạy đặt học sinh vào môi trường học tập tích cực.Trong đó học sinh được tổ chức thành nhóm một cách thích hợp. Học hợp tác nhóm giúp các em rèn luyện và phát triển kĩ năng làm việc, kĩ năng giao tiếp, tạo điều kiện cho học sinh học hỏi lẫn nhau, phát huy vai trò trách nhiệm, tính tích cực xã hội trên cơ sở làm việc hợp tác. Thông qua hoạt động nhóm, các em có thể cùng làm việc với nhau những công việc mà một mình không thể tự làm được trong một thời gian nhất định. Đối với cấp tiểu học, việc rèn cho các em các kỹ năng học hợp tác nhóm là hết sức cần thiết, tạo điều kiện để các em có nhiều cơ hội giao lưu, học hỏi lẫn nhau, giúp đỡ lẫn nhau, góp phần vào việc giáo dục toàn diện nhân cách cho học sinh.
Dạy học hợp tác nhóm là rèn cho học sinh một số kĩ năng như:
+ Kĩ năng giao tiếp tương tác trò với trò: học sinh biết lắng nghe và trình bày ý kiến một cách rõ ràng; Biết lắng nghe và biết thừa nhận ý kiến của người khác;
Biết ngắt lời một cách hợp lí; Biết phản đối một cách lịch sự và đáp lại lời phản đối.
+ Kĩ năng tạo môi trường hợp tác: Đây là sự ảnh hưởng qua lại, sự gắn kết giữa các thành viên.
+ Kĩ năng xây dựng niềm tin: Đây là kĩ năng tránh đi sự mặc cảm, nhất là với học sinh gặp khó khăn về học tập.
+ Kĩ năng giải quyết mâu thuẫn: Đây là kĩ năng giúp học sinh tránh những từ ngữ dễ gây nách lòng nhau. Vì thế trong thảo luận cần tránh những từ ngữ
TÀI LIỆU LIÊN QUAN
- 7
- 107
- 1
- [product_views]
100.000 ₫
- 1
- 477
- 2
- [product_views]
100.000 ₫
- 4
- 499
- 3
- [product_views]
100.000 ₫
- 6
- 535
- 4
- [product_views]
100.000 ₫
- 1
- 566
- 5
- [product_views]
100.000 ₫
- 2
- 422
- 6
- [product_views]
100.000 ₫
- 2
- 442
- 7
- [product_views]
100.000 ₫
- 8
- 578
- 8
- [product_views]
100.000 ₫
- 9
- 538
- 9
- [product_views]
100.000 ₫
- 6
- 389
- 10
- [product_views]