SKKN Dạy học tích hợp kết hợp định hướng nghề nghiệp tương lai từ GDPT 2006 đến đổi mới GDPT 2018. Chủ đề Nguyên tử và nguyên tố hóa học. Chuyên gia dinh dưỡng
- Mã tài liệu: MP1283 Copy
Môn: | HÓA |
Lớp: | 10 |
Bộ sách: | GDPT 2018 |
Lượt xem: | 447 |
Lượt tải: | 9 |
Số trang: | 95 |
Tác giả: | Phạm Hùng Cường |
Trình độ chuyên môn: | Cử nhân đại học |
Đơn vị công tác: | THPT Bình Minh |
Năm viết: | 2022-2023 |
Số trang: | 95 |
Tác giả: | Phạm Hùng Cường |
Trình độ chuyên môn: | Cử nhân đại học |
Đơn vị công tác: | THPT Bình Minh |
Năm viết: | 2022-2023 |
Sáng kiến kinh nghiệm “Dạy học tích hợp kết hợp định hướng nghề nghiệp tương lai từ GDPT 2006 đến đổi mới GDPT 2018. Chủ đề Nguyên tử và nguyên tố hóa học. Chuyên gia dinh dưỡng“triển khai gồm các biện pháp nổi bật sau:
Với việc vận dụng kiến thức liên môn trong dạy học kết hợp với các PP, kỹ thuật dạy học tích cực, bài dạy sẽ trở nên sinh động, hấp dẫn hơn.
Những nội dung dạy học trong mà cần phải sử dụng các kiến thức của các môn học khác để giải quyết sẽ kích thích sự hứng thú, chủ động của các em, đặc biệt là các em có năng khiếu, sự am hiểu về những môn học đó.
HS sẽ là người chủ động tìm ra kiến thức, GV chỉ là người hỗ trợ, hướng dẫn các em.
Khi vận dụng các kiến thức liên môn kết hợp với các PP dạy học tích cực, các em sẽ được tự thể hiện mình, phát triển năng lực làm việc nhóm.
Mô tả sản phẩm
4. Nội dung sáng kiến
4.1. Giải pháp cũ
Theo phương pháp cũ thì việc xây dựng tiến trình bài dạy với những phương pháp dạy học, kĩ thuật dạy học tích cực. Nội dung của giáo án được GV trích dẫn hay giảng giải từ nội dung của sách giáo khoa (SGK), khi lên lớp GV cứ việc tuân theo giáo án mà thực hiện từ đầu đến kết thúc. Đặc biệt GV ít khi lồng ghép kiến thức liên môn, nếu có cũng không định hướng nghề nghiệp cho các các em khi tốt nghiệp THPT
Thông thường giáo án soạn theo phương pháp cũ được GV xây dựng theo cấu trúc của một giờ học gồm các bước như sau:
– Kiểm tra bài cũ.
– Giới thiệu bài mới.
– Dạy bài mới.
– Luyện tập, củng cố kiến thức hình thành ở học sinh (HS).
– Hướng dẫn HS làm việc ở nhà.
Cấu trúc một theo phương pháp truyền thống ở trên cho thấy sự sắp xếp một cách công thức, cứng nhắc, chi tiết, đầy đủ những việc làm của GV và HS theo một trình tự nhất định.
Các phương pháp GV thường sử dụng trong bài dạy là:
– Phương pháp thuyết trình nêu vấn đề
– Làm việc với sách giáo khoa
– Phương pháp đàm thoại (vấn đáp)
Hiện nay, việc thực hiện chương trình và SGK mới đã góp phần tích cực vào việc đổi mới phương pháp dạy học theo hướng tích cực hóa HS. SGK đã được thiết kế cho GV dễ dàng tổ chức các hoạt động học tập. Các tình huống có vấn đề, các câu hỏi tìm tòi cũng được đặt ra, mặc dù chưa nhiều nhưng đã mang tính gợi ý giúp cho GV định hướng phương pháp. Khi dự giờ một số GV, chúng tôi thấy phương pháp chủ đạo của đa số GV khi giảng dạy là nêu vấn đề, thuyết trình kết hợp với đàm thoại để làm rõ từng vấn đề, cuối cùng là làm bài tập củng cố. Phương pháp dạy học trên về ưu điểm đã tạo được sự hứng thú cho HS khi bắt đầu bài học bằng cách nêu vấn đề. HS được GV giảng giải kĩ lưỡng từng vấn đề cùng với một số câu hỏi phát vấn cũng phần nào phát huy được tính tích cực của các em trong hoạt động học tập. HS nắm được một số kiến thức cơ bản của bài. Tuy nhiên, nếu chỉ sử dụng những phương pháp như đã nêu trên thì cũng có những hạn chế nhất định như đối với PP thuyết trình, HS sẽ dễ rơi vào tình trạng thụ động, phải cố gắng nghe để hiểu, ghi nhớ và không có cơ hội trình bày ý kiến riêng của mình dẫn đến thói quen thụ động chờ đợi ý kiến giải thích của GV. Hay PP làm việc với SGK thì kiến thức trong SGK chỉ hạn chế trong lượng kiến thức của môn học, chưa đề cập được hết tất cả các kiến thức, tình huống mà HS sẽ gặp trong cuộc sống. Đối với PP đàm thoại, nếu vận dụng không khéo sẽ dễ làm mất thời gian, ảnh hưởng đến kế hoạch lên lớp, biến vấn đáp thành cuộc đối thoại giữa GV và một vài HS, không thu hút toàn lớp tham gia vào hoạt động chung. Nếu câu hỏi đặt ra chỉ đòi hỏi nhớ lại tri thức một cách máy móc thì sẽ làm ảnh hưởng đến sự phát triển tư duy lôgic, tư duy
4.2. Giải pháp mới
Nhận thấy được vai trò của dạy học tích hợp liên môn, nhóm tác giả minh họa một số bài dạy trong chương trình lớp 10.
Nội dung chính của giải pháp mới là vận dụng kiến thức liên môn trong dạy học 10 có sự kết hợp với nhiều phương pháp dạy học tích cực (kĩ thuật giao nhiệm vụ, làm việc nhóm, kĩ thuật khăn trải bàn…) để nâng cao hiệu quả giảng dạy và phát triển năng lực HS, tránh sự nhàm chán cho môn học, khắc phục lối truyền thụ kiến thức một chiều.
Tùy vào từng bài, từng nội dung cụ thể của môn lớp 10 mà GV vận dụng kiến thức liên môn cho phù hợp nhằm phát huy các năng lực của HS, để việc giải quyết các nhiệm vụ, vấn đề nảy sinh trong dạy học được sâu sắc hơn. Đồng thời phối kết hợp với các phương pháp, kĩ thuật dạy học phù hợp để đạt hiệu quả cao nhất trong dạy và học, phát huy tối đa năng lực của HS. Điều này đòi hỏi GV phải chuẩn bị kĩ từ khâu nghiên cứu bài học, tìm tài liệu, lên kế hoạch dạy học, thiết kế tiến trình dạy học, đưa ra hệ thống các câu hỏi phù hợp, logic để trên cơ sở đó HS tự tìm ra kiến thức bài học. GV cần phải nắm được lý thuyết về các phương pháp, kĩ thuật dạy học tích cực và phải sử dụng linh hoạt, phù hợp đối với mỗi nhiệm vụ học tập đề ra cho HS.
Ngành Công nghiệp thực phẩm từ lâu đã được Nhà nước và xã hội quan tâm, đây được coi là nhiệm vụ liên quan đến phát triển kinh tế, xã hội, bảo vế sức khỏe cộng đồng và ảnh hưởng đến tiến trình hội nhập của Việt Nam.
Trong đó ngành công nghiệp chế biến thực phẩm Việt Nam đang trên đà phát triển mạnh mẽ và mang lại nhiều cơ hội đầu tư cho doanh nghiệp trong và ngoài nước. Chế biến thực phẩm hiện là một trong những ngành công nghiệp được Việt Nam ưu tiên phát triển nhằm nâng cao sản lượng và giá trị xuất khẩu các sản phẩm nông sản, thực phẩm chế biến.Mặc dù được xác định là một trong những ngành công nghiệp chủ lực, phục vụ xuất khẩu, nhưng hiện nay mức độ đầu tư vào ngành chế biến thực phẩm của Việt Nam vẫn còn khá hạn chế.
Chính vì những yếu tố này chúng tôi đã cùng nhau xây dựng ý tưởng cũng như một số nội dung để tiến hành định hướng cho HS thấy được tầm quan trọng cũng như tương lai phát triển của ngành công nghiệp thực phẩm.Từ đó giúp các em định hướng nghề nghiệp hướng đến ngành thực phẩm cũng như các vấn đề về dinh dưỡng, thực phẩm.
Một số phương pháp, kĩ thuật dạy học tích cực GV có thể vận dụng đó là:
1. PP dạy học nhóm
a) Các năng lực có thể hình thành qua phương pháp này
Dạy học nhóm nếu được tổ chức tốt sẽ có tác dụng phát triển năng lực giao tiếp, tăng cường sự tự tin cho HS; năng lực hợp tác làm việc nhóm; năng lực sáng tạo, tự lực và tính trách nhiệm của HS.
b) Cách tiến hành:
Dạy học nhóm thường được áp dụng để đi sâu, luyện tập, củng cố một chủ đề đã học, hoặc cũng có thể tìm hiểu một chủ đề mới. Được triển khai theo cách sau:
TÀI LIỆU LIÊN QUAN
- 6
- 128
- 1
- [product_views]
- 4
- 183
- 2
- [product_views]
- 2
- 105
- 3
- [product_views]
100.000 ₫
- 1
- 450
- 4
- [product_views]
100.000 ₫
- 0
- 421
- 5
- [product_views]
100.000 ₫
- 4
- 444
- 6
- [product_views]
100.000 ₫
- 5
- 587
- 7
- [product_views]
100.000 ₫
- 6
- 415
- 8
- [product_views]
100.000 ₫
- 4
- 557
- 9
- [product_views]
100.000 ₫
- 2
- 453
- 10
- [product_views]