SKKN Dạy học trực tuyến thích ứng diễn biến dịch covid 19 đáp ứng phát triển phẩm chất, năng lực cho học sinh chương halogen hoá học 10 THPT
- Mã tài liệu: MP0617 Copy
Môn: | Hóa học |
Lớp: | 10 |
Bộ sách: | |
Lượt xem: | 422 |
Lượt tải: | 8 |
Số trang: | 116 |
Tác giả: | Nguyễn Thị Hồng Phúc |
Trình độ chuyên môn: | Thạc sĩ giáo dục |
Đơn vị công tác: | THPT Nghi Lộc |
Năm viết: | 2021-2022 |
Số trang: | 116 |
Tác giả: | Nguyễn Thị Hồng Phúc |
Trình độ chuyên môn: | Thạc sĩ giáo dục |
Đơn vị công tác: | THPT Nghi Lộc |
Năm viết: | 2021-2022 |
Sáng kiến kinh nghiệm “SKKN Dạy học trực tuyến thích ứng diễn biến dịch covid 19 đáp ứng phát triển phẩm chất, năng lực cho học sinh chương halogen hoá học 10 THPT” triển khai các biện pháp như sau:
Một số giải pháp đã được sử dụng để giải quyết vấn đề.
Trong phạm vi của sáng kiến, chúng tôi xin đề xuất một số biện pháp tổ chức, thiết kế các nội dung DHTT đáp ứng phát triển phẩm chất, năng lực cho HS chương halogen hoá học 10 THPT.
1. Phân chia các đơn vị kiến thức chương halogen theo các mức độ nhận thức NL, PC
2. Tổ chức các hoạt động dạy học cho khâu trước kết nối
3. Tổ chức các hoạt động dạy học cho khâu kết nối trực tiếp
4. Tổ chức các hoạt động dạy học cho khâu sau kết nối
5. Các công cụ sử dụng cho kiểm tra đánh giá qua lms.vnedu.vn và qua các phần mềm, ứng dụng khác
Mô tả sản phẩm
PHẦN I. ĐẶT VẤN ĐỀ
1. Lý do chọn đề tài
Công nghệ số có lẽ là cụm từ được nghe thấy và tìm kiếm nhiều nhất hiện nay. Sự chuyển mình liên tục của các ngành công nghiệp, các lĩnh vực kinh tế đòi hỏi phải có nguồn nhân lực có trình độ cao. Các nguồn nhân lực không chỉ đáp ứng được về sức trẻ mà còn có khả năng thích ứng với sự thay đổi liên tục của xã hội.
Hiểu được trọng trách này nền giáo dục Việt Nam đã không ngừng đổi mới về phương pháp, kiến thức để đào tạo ra nguồn nhân lực cao đáp ứng những yêu cầu của thế kỉ XXI. Thời đại 4.0 đòi hỏi những con người nhạy bén, có kĩ năng về CNTT, tư duy và sự linh hoạt trong giải quyết vấn đề, có năng lực phân tích, sáng tạo. Vì vậy dạy học theo hướng chuyển đổi số cũng được chú trọng và phát triển. Các cuộc thi bài giảng điện tử, bài giảng elearning đã được tổ chức để dần đưa giáo dục từng bước chuyển đổi theo hướng công nghệ số.
Dạy học trực tuyến (DHTT )cho học sinh trong Nhà trường không phải là nhiệm vụ mới đối với giáo viên. Trong hai năm qua, hầu hết các địa phương trên cả nước đã tổ chức triển khai DHTT để ứng phó với những ảnh hưởng của dịch bênh Covid-19. Sau năm thứ nhất, về cơ sở vật chất, thiết bị phục vụ DHTT cơ bản được các bạn ngành, Nhà trường, GV và phụ huynh, HS trang bị khá đầy đủ và các biện pháp quản lí số lượng, điểm danh, nền nếp dạy học đảm bảo cho việc dạy học trực tuyến. Năm học này, Ngành Giáo dục Nghệ An tiếp tục thực hiện nhiệm vụ DHTT và được tăng cường mạnh hơn, quyết liệt hơn nữa theo hướng chuyển từ ứng phó tình thế sang chủ động theo kế hoạch nhất là khi ngành giáo dục bước vào những năm đầu tiên thực hiện Chương trình giáo dục phổ thông 2018 trong bối cảnh dịch bệnh tiếp tục có những diễn biến phức tạp. Các địa phương và các Nhà trường đã có những bài học, kinh nghiệm từ đó đúc kết ra được các biện pháp quản lí lớp học online, các công cụ, hình thức, phương pháp dạy học online trong hai năm qua, đặc biệt là đã cơ bản có đầy đủ những cơ sở, những căn cứ pháp lí để xây dựng và tổ chức DHTT một cách linh hoạt nhằm mục tiêu kép: vừa thích ứng với diễn biến mới của dịch bệnh Covid-19 vừa đẩy nhanh quá trình chuyển đổi số trong giáo dục, từng bước nâng cao chất lượng giáo dục và đào tạo.
Sự bùng phát nhanh chóng của dịch Covid 19 đã gây ra những ảnh hưởng lớn tới ngành Giáo dục, đặt Giáo dục cần phải có sự thay đổi về cách dạy, cách học. Thay vì các tiết dạy học truyền thống, trực tiếp tương tác, giảng dạy trên lớp hay những tiết dạy trực tuyến đơn thuần chỉ để GV trình chiếu, HS nghe chép một cách thụ động thì nay thầy cô và các em làm quen với các tiết học trực tuyến đã được xây dựng trên nền tảng các công cụ DHTT tiện lợi, phong phú để vừa đảm bảo kiến thức vừa vẫn phát huy được năng lực, phẩm chất của HS. Tuy nhiên quá trình dạy học trực tuyến ít nhiều cũng đang gây khó khăn, trở ngại cho nhiều cả GV và HS khi vẫn còn mới mẻ và đòi hỏi có kỹ năng CNTT ở mức độ cao. Việc băn khoăn không biết nên làm thế nào để có thể dạy học trực tuyến hiệu quả mà vẫn phát huy năng lực phẩm chất của người học, đáp ứng được yêu cầu về kiến thức cũng là điều được nhiều GV quan tâm.
Hóa học là môn học quan trọng trong chương trình giáo dục ở bậc THPT. Giảng dạy hóa học cho HS nói chung và hóa học 10 nói riêng là một mắt xích quan trọng mục tiêu giáo dục toàn diện của giáo dục nước ta trong giai đoạn hiện nay. Tuy nhiên để DHTT một cách hiệu quả, cần nhiều biện pháp cùng lúc và sự vào cuộc của nhiều cá nhân, tổ chức. Thực tế DHTT môn hóa học hiện nay cho thấy con nhiều GV chủ yếu sử dụng phương pháp dạy học trực tuyến theo hình thức trình chiếu, thuyết trình một chiều, ít đầu tư cho việc đổi mới phương pháp và nghiên cứu các công cụ, hình thức, các phần mềm, các tiện ích DHTT. Điều này cũng dẫn đến việc GV thực sự rất khó khăn để tạo hứng thú, quản lý, kiểm tra, đánh giá và giúp HS học học tập tốt trong quá trình giảng dạy. Nâng cao chất lượng DHTT môn hóa học 10 được coi là một trong các yêu cầu cấp thiết. Xuất phát từ các lí do trên tôi quyết định lựa chọn sáng kiến kinh nghiệm: “Dạy học trực tuyến thích ứng diễn biến dịch covid 19 đáp ứng phát triển phẩm chất, năng lực cho học sinh chương halogen hoá học 10 THPT” làm đề tài nghiên cứu. Hi vọng thông qua những biện pháp được đưa ra trong sáng kiến sẽ góp phần nâng cao chất lượng dạy học trực tuyến bộ môn khi cả ngành giáo dục nói riêng và cả đất nước nói chung đang phải đương đầu với dịch Covid 19 phức tạp, hướng tới PTNL của HS. Ngoài ra sáng kiến còn góp phần thúc đẩy quá trình chuyển đổi số trong giáo dục, từng bước nâng cao chất lượng giáo dục và đào tạo.
2. Mục đích nghiên cứu
– Phát triển năng lực, phẩm chất của HS thông qua việc ứng dụng một số công cụ DHTT vào việc thiết kế, tổ chức các hoạt động học tập trực tuyến linh hoạt, hiệu quả.
– Đề tài tìm hiểu về hình thức DHTT nói chung và DHTT trong môn Hóa học nói riêng trên cơ sở lý thuyết và thực tiễn áp dụng vào môn Hóa học 10 để nâng cao hiệu quả dạy và học, thực hiện đổi mới phương pháp giảng dạy tạo điều kiện cho học sinh hình thành, phát triển các phẩm chất và năng lực cần thiết.
– Quá trình thực hiện đề tài, chúng tôi cũng rút ra một số kinh nghiệm, chia sẻ các hiệu quả và khó khăn cùng với đồng nghiệp để từ đó nâng cao hiệu quả giảng dạy.
3. Đối tượng, thời gian, phạm vi nghiên cứu:
– Đối tượng, thời gian dạy học: chúng tôi nghiên cứu trong năm học 2020-
2021 và tiếp tục triển khai trong năm 2021- 2022 với đối tượng Học sinh khối 10 trường THPT Nghi Lộc 2 và THPT Nghi Lộc 3.
– Phạm vi nội dung nghiên cứu: Hóa học 10 chương Halogen.
4. Phương pháp nghiên cứu.
– Phương pháp nghiên cứu, thu thập tài liệu: tìm kiếm, chọn lọc và tham khảo các tài liệu có liên quan đến mục đích của sáng kiến, phương pháp so sánh, phân tích, thống kê và tổng hợp.
– Phương pháp điều tra, quan sát: tìm hiểu về nhận thức, năng lực của HS sau khi áp dụng sáng kiến.
– Phương pháp nghiên cứu thực nghiệm: Áp dụng thử nghiệm một số tiết DHTT có tổ chức hoạt động dạy học linh hoạt dựa trên các công cụ dạy học trực tuyến. Điều tra tính hiệu quả của biện pháp thông qua ý kiến, khảo sát học sinh.
– Phương pháp phân tích số liệu: Đối chứng kết quả trước và sau khi áp dụng biện pháp về nhận thức, năng lực của HS đánh giá hiệu quả của sáng kiến.
5. Tính mới của đề tài.
Dạy học trực tuyến mới được triển khai trong 2 năm trở lại đây nên các đề tài, sáng kiến kinh nghiệm và biện pháp về đề tài này còn ít, chưa phổ biến. Dựa trên quá trình thu thập thông tin, phân tích các đề tài đã có, tôi nhận thấy đề tài của bản thân có một số điểm mới sau:
– Thiết kế được một số hoạt động DHTT theo hướng PTNL, phẩm chất của HS, HS là người chủ động tiếp nhận kiến thức, GV là người định hướng.
– Các hoạt động dạy học được thiết kế có thể áp dụng đa dạng vào nhiều khâu dạy học khác nhau cụ thể là: trước kết nối, kết nối trực tiếp và sau kết nối.
– Đưa ra được những lưu ý cần thực hiện khi tiến hành chuẩn bị, tổ chức các hoạt động dạy học phù hợp cho từng khâu.
– Đề xuất được một số công cụ DHTT phù hợp với việc giảng dạy, thích hợp cho nhiều hoạt động dạy và học. KHả năng ứng dụng CNTT của cả GV và HS tốt lên hơn nhiều nhằm tiếp cận với chuyển đổi công nghệ số
6. Tính khả thi khi ứng dụng thực tiễn.
Dịch Covid 19 đang ngày càng diễn biến phức tạp trên nhiều tỉnh, thành trên cả nước. Việc DHTT được đẩy mạnh và chú trọng. Vì vây sáng kiến có tính khả thi cao, có thể áp dụng ở các cấp học với nội dung thiết kế phù hợp. Các nền tảng dạy học, phần mềm tương tác được đưa ra trong sáng kiến đều dễ sử dụng, có tính ứng dụng cao và có thể áp dụng với phạm vi kiến thức rộng ở tất cả các bộ môn học. GV và HS chỉ cần có các thao tác cơ bản, không cần quá giỏi về CNTT, điều này giúp dễ dàng áp dụng với mọi đối tượng HS.
Các nền tảng, các ứng dụng, phần mềm được lựa chọn đều có nhiều ưu điểm, dễ dàng ứng dụng với nhiều hình thức tổ chức dạy học khác nhau, có thể dùng cho
DHTT và tư liệu cho HS khi dạy học trực tiếp từ đó có thể thấy được tính khả thi của đề tài khi áp dụng vào thực tiễn.
PHẦN II: NỘI DUNG
I. Cơ sở lý luận
1. Tổng quan về dạy học trực tuyến
1.1. Khái niệm về dạy học trực tuyến
Quan điểm về dạy học trực tuyến: Hiểu theo nghĩa rộng, DHTT là một thuật ngữ dùng để mô tả việc học tập, đào tạo dựa trên CNTT và truyền thông, đặc biệt là CNTT. Theo quan điểm hiện đại, DHTT là sự phân phát các nội dung học sử dụng các công cụ điện tử hiện đại như máy tính, mạng vệ tinh, mạng Internet, Intranet,… trong đó nội dung học có thể thu được từ các website, đĩa CD, bằng video, audio… thông qua một máy tính hay điện thoại thông minh. Người dạy và người học có thể giao tiếp với nhau qua không gian mạng dưới các hình thức như: Thư điện tử (email), thảo luận trực tuyến (chat), diễn đàn (forum), hội thảo, video…
Dạy học trực tuyến là hình thức giảng dạy và học tập được tổ chức thông qua các nền tảng trực tuyến cùng với sự hỗ trợ của các công cụ dạy học trực tuyến. Người dạy và người học đồng thời sử dụng các nền tảng học trực tuyến thông qua laptop, smartphone hay máy tính bảng để trao đổi, hoàn thành quá trình chuyển giao, tiếp nhận kiến thức.
Các bài giảng, nội dung bài học sẽ được đưa lên nền tảng trực tuyến dưới dạng văn bản, hình ảnh hay video. Người học có thể truy cập và học một cách thuận lợi, đơn giản. Ngoài ra quá trình dạy học trực tuyến người học và người dạy cũng có sự tương tác qua lại để truyền đạt, tiếp thu kiến thức một cách tốt nhất. Hơn thế nữa các phần mềm, các học liệu cũng giúp cho việc kiểm tra, đánh giá thường xuyên và định kỳ trực tuyến khá đa dạng, phong phú và đạt hiệu quả cao.
Trong quá trình này người dạy sẽ lựa chọn và sử dụng các công cụ dạy học trực tuyến khác nhau để đảm bảo phù hợp nhất trong việc đáp ứng được yêu cầu tổ chức các hoạt động dạy học phong phú, đa dạng nhằm phát huy được tối đa năng lực, phẩm chất của người học. Đi kèm theo đó là nâng cao chất lượng dạy học. Các nền tảng tương tác và lưu trữ nội dung dạy học hiện nay khá đa dạng, có nhiều lựa chọn cho người dạy và học.
1.2. Vai trò của dạy học trực tuyến trong thời đại mới.
Trong thời đại công nghệ số, DHTT trở thành xu hướng được nhiều GV quan tâm. Việc ứng dụng CNTT vào dạy học mang tới nhiều ưu điểm, các nội dung trừu tượng của bộ môn Hóa học nói riêng được mô tả một cách trực quan khi DHTT, các hình thức kiểm tra đánh giá đa dạng nhằm đáp ứng nhu cầu của các hoạt động dạy học. Từ đó góp phần nâng cao chất lượng dạy học cũng như năng lực tìm tòi, giải quyết vấn đề của HS.DHTT không chỉ góp phần thích ứng với diễn biến mới của dịch bệnh Covid-19 mà còn đẩy nhanh quá trình chuyển đổi số trong giáo dục, từng bước nâng cao chất lượng giáo dục và đào tạo.
Vai trò của DHTT trong giáo dục đó là:
– Góp phần nâng cao chất lượng dạy học trong thời đại mới, từng bước chuyển đổi giáo dục theo hướng công nghệ số.
– Dễ dàng đánh giá được số lượng lớn HS trong thời gian ngắn thông qua các công cụ trực tuyến hỗ trợ quá trình kiểm tra, đánh giá.
– Người học phát huy được tính tích cực, chủ động trong việc tham gia vào quá trình tiếp nhận kiến thức.
– Nâng cao kĩ năng CNTT ở cả người dạy và người học.
1.3. Một số công cụ dạy học trực tuyến phổ biến hiện nay.
Để đáp ứng nhu cầu ngày càng cao của giáo dục, các công cụ DHTT không ngừng được cải tiến, phát triển. Người dạy cần trang bị cho mình nhiều sự lựa chọn dựa trên nhu cầu, mục đích sử dụng và ưu nhược điểm của từng công cụ.
Các công cụ DHTT đang được phân nhóm theo mục đích sử dụng, phổ biến nhất đó là:
– Công cụ hỗ trợ đánh giá thường xuyên bằng tự luận và trắc nghiệm như: Google Forms, Microsoft Forms, Kahoot.
– Các nền tảng tương tác và lưu trữ nội dung dạy học, kết quả thực hiện nhiệm vụ của HS như Zoom, Google Meet, Google Classroom, Microsoft Teams.
– Công cụ giúp củng cố luyện tập như: liveworksheet, quizz, kahoo….
– Công cụ giúp quan sát thí nghiệm thật, làm thực hành thí nghiệm ảo như:
Yenka, Video Editor…
1.4. Một số nền tảng hỗ trợ cho các khâu trong quá trình dạy học trực tuyến.
1.4.1. Phần mềm chuẩn bị dữ liệu dạy học.
– Thiết kế bài trình chiếu PowerPoint, trò chơi PowerPoint
– Quay video bài giảng bằng các phần mềm như e-learning bằng ispring suite, Zoom, MS Team.
– Lưu trữ tư liệu với Google meet.
– Làm video bài tóm tắt kiến thức bằng edpuzzle.com, e-learning đóng gói chuẩn SCORM bài giảng e-learning, Vivavideo…
1.4.2. Phần mềm tương tác, kết nối trực tuyến.
Các ứng dụng, nền tảng dạy học trực tuyến được sử dụng nhiều đó là:
– Ứng dụng Zoom
– Google Meet
– Google Classroom
– Microsoft Teams
1.4.3. Phần mềm, ứng dụng hỗ trợ hình ảnh trực quan, thực hành thí nghiệm
Các phần mềm, ứng dụng hỗ trợ hình ảnh trực quan, thực hành thí nghiệm dễ sử dụng như:
– Yenka
– Video Editor
– Youtube
1.4.4. Phần mềm kiểm tra đánh giá thường xuyên.
Các phần mềm lựa chọn thường dễ sử dụng, dễ đưa câu hỏi, bài tập lên giao diện và có phần chấm điểm trực tiếp cho HS sau khi hoàn thiện bài. Cụ thể:
– Google Form
– Azota, tracnghiemonline.vn, shub, lms.vn
– Liveworksheets.com, edpuzzle.com
– Padlet
– Microsoft Forms
Có thể phân loại các phần mềm theo bốn nhóm nhiệm vụ chính, bao gồm: thiết kế, biên tập thiết kế nội dung DHTT; hỗ trợ kiểm tra đánh giá trực tuyến; hỗ trợ DHTT; hỗ trợ quản lí lớp học và hỗ trợ HS khi học trực tuyến. Hiện nay, nhiều phần mềm ứng dụng đa tính năng, có thể hỗ trợ GV và HS thực hiện nhiều nhiệm vụ và cũng có thể với cùng một nhiệm vụ, GV và HS có thể lựa chọn nhiều phần mềm khác nhau.
1.4.5. Mô hình lớp học đảo ngược.
Thời gian qua Nhà trường đã kết hợp với trường ĐH Vinh tập huấn đề án: Kỹ năng sư phạm để thực hiện chuyển đổi số- mô hình lớp học đảo ngược, kết hợp trong dạy học cho Trường THPT Nghi Lộc 2 và 1 số trường trên địa bàn.
Lớp học đảo ngược là một mô hình dạy học được áp dụng rộng rãi trong nhiều trường học, từ các lớp tiểu học, trung học đến đại học, đã làm đảo ngược cách tổ chức dạy học theo truyền thống.
Lớp học đảo ngược là tất cả các hoạt động dạy – học được thực hiện “đảo ngược” so với thông thường. Sự “đảo ngược” ở đây được hiểu là sự thay đổi với các dụng ý và chiến lược sư phạm ở cách triển khai các nội dung, mục tiêu DH và các hoạt động DH khác với cách truyền thống trước đây của người dạy và người học.
Ở lớp học đảo ngược sẽ ngược lại với mô hình lớp học truyền thống, HS được xem trước tại nhà những bài giảng, những video, học liệu về lý thuyết, bài tập cơ bản GV thực hiện và được chia sẻ qua Internet, trong khi thời gian ở lớp khi học trực tiếp hoặc thời gian trong kết nối khi học trực tuyến lại dành cho việc giải đáp thắc mắc của HS, làm bài tập khó hay thảo luận sâu hơn
TÀI LIỆU LIÊN QUAN
- 6
- 128
- 1
- [product_views]
- 4
- 183
- 2
- [product_views]
- 2
- 105
- 3
- [product_views]
100.000 ₫
- 1
- 450
- 4
- [product_views]
100.000 ₫
- 0
- 421
- 5
- [product_views]
100.000 ₫
- 4
- 444
- 6
- [product_views]
100.000 ₫
- 5
- 587
- 7
- [product_views]
100.000 ₫
- 6
- 415
- 8
- [product_views]
100.000 ₫
- 4
- 557
- 9
- [product_views]
100.000 ₫
- 2
- 453
- 10
- [product_views]