SKKN Điểm khác cơ bản trong danh pháp hóa học vô cơ giữa chương trình hiện hành và chương trình THPT mới

Giá:
100.000 đ
Môn: Hóa học
Lớp: 10
Bộ sách:
Lượt xem: 783
Lượt tải: 12
Số trang: 39
Tác giả: Lê Thị Hồng Mai
Trình độ chuyên môn: Thạc sĩ giáo dục
Đơn vị công tác: THPT Anh Sơn
Năm viết: 2021-2022
Số trang: 39
Tác giả: Lê Thị Hồng Mai
Trình độ chuyên môn: Thạc sĩ giáo dục
Đơn vị công tác: THPT Anh Sơn
Năm viết: 2021-2022

Sau một thời gian tiến hành thực hiện đề tài, tôi đã thực hiện được mục đích, nhiệm vụ của đề tài, cụ thể đã đạt được một số kết quả sau đây:
Tổng quan một cách có hệ thống các vấn đề cơ sở lý luận và thực tiễn của đề tài .
Điều tra, đánh giá thực trạng việc sử dụng tiếng anh ở một số trường THPT trên địa bàn Thị xã Thái hòa và Huyện Nghĩa đàn.
Tuyển chọn, xây dựng hệ thống danh pháp hóa học bằng file pdf có gắn âm thanh giúp tra cứu thuận tiện có thể dùng trên smatphone.
Đề xuất biện pháp sử dụng hệ thống danh pháp hóa học trong DH Hóa học để hình thành, rèn luyện NL vận dụng kiến thức Hóa học vào thực tiễn nhằm phát huy đựợc tính tích cực, chủ động, sáng tạo; tạo hứng thú say mê học tập, tìm tòi, nghiên cứu khoa học cho HS THPT góp phần thực hiện đổi mới phương pháp DH Hóa học trong trường THPT.
Trao đổi, lấy ý kiến của GV và một số HS tham gia các lớp TN để khẳng định tính khả thi, hiệu quả và tính ứng dụng của đề tài.

Mô tả sản phẩm

PHẦN I: ĐẶT VẤN ĐỀ
1. Lí do chọn đề tài
Hiện nay không thể nào phủ nhận được vai trò của tiếng Anh trong mọi giao dịch mang tính quốc tế về kinh tế, xã hội cũng như về khoa học. Rõ ràng hầu hết những Tạp chí, bài báo khoa học trong lĩnh vực hóa học có giá trị quốc tế đều viết bằng tiếng Anh, ngay những hội nghị quốc tế tổ chức tại Việt Nam cũng sử dụng tiếng Anh. Chính phủ ta hiện nay đã đặt chỉ tiêu phấn đấu mọi giao dịch hành chính sự nghiệp đều có thể sử dụng bằng tiếng Anh.
Trong giáo dục phổ thông, học sinh được học tiếng anh từ chương trình tiểu học. Số người có điểm TOEFL trên 550, càng ngày càng tăng và càng ngày càng trẻ hóa. Một điều thực tế cần phải thấy rõ là trình độ sinh ngữ (chủ yếu tiếng Anh) của nước ta càng ngày càng tăng lên theo cấp số nhân, một là theo áp lực kinh tế – xã hội, hai là có sự tác động tích cực của chính phủ để gia tăng tốc độ hội nhập và phát triển.
Chương trình giáo dục phổ thông mới 2018 của Bộ Giáo dục và Đào tạo, thuật ngữ và danh pháp hóa học được viết bằng tiếng Anh theo khuyến nghị của IUPAC thay cho thuật ngữ và danh pháp phiên chuyển, Việt hóa đang được sử dụng hiện nay. Sự thay đổi này phù hợp với thực tiễn Việt Nam, từng bước đáp ứng yêu cầu thống nhất và hội nhập quốc tế. Tuy nhiên điều này cũng khiến giáo viên, học sinh gặp nhiều khó khăn trong việc gọi tên các nguyên tố, hợp chất hóa học bằng tiếng Anh vì đã quen với cách đọc, cách viết phiên chuyển, Việt hóa lâu nay.
Là giáo viên THPT gần 20 năm công tác tôi rất chú trọng về những đổi mới này. Qua lớp tập huấn các modull chương trình tập huấn và bồi dưỡng Giáo viên – Bộ GĐ & ĐT, Chương trình giáo dục phổ thông mới 2018 thì danh pháp hóa hoc là một trong những điểm mới mà giáo viên gặp phải không ít khó khăn, phần đa giáo viên vốn từ tiếng anh còn hạn chế lại ít có cơ hội giao tiếp và sử dụng nên khi giảng dạy phần danh pháp bằng tiếng anh ban đầu sẽ bỡ ngỡ. Tìm tòi trên mạng internet có nhiều bài viết, video về danh pháp nhưng chưa hệ thống, chưa thực tế với điều kiện giảng dạy…
Từ những thực tế đó tôi chọn đề tài: “Điểm khác cơ bản trong danh pháp hóa học vô cơ giữa chương trình hiện hành và chương trình THPT mới”. Đề tài này giúp tôi hoàn thiện bản thân và mong muốn góp thêm tư liệu về danh pháp hóa học để các đồng nghiệp và học sinh tham khảo trong giảng dạy và học tập.
2. Mục đích nghiên cứu
Nghiên cứu thuật ngữ và danh pháp hóa học chương trình giáo dục phổ thông mới. Trình bày chi tiết cách gọi tên mới cho các loại hợp chất vô cơ, bao gồm oxide, hydroxide, acid và muối.…Từ đó vận dụng để đọc tên một số hợp chất thường gặp trong chương trình giáo dục phổ thông mới 2018.
3. Giả thuyết khoa học
Nêu được điểm khác cơ bản trong danh pháp hóa học vô cơ giữa chương trình hiện hành và chương trình THPT mới sẽ giúp giáo viên, học sinh hiểu rõ và gọi đúng tên các hợp chất hóa học trong chương trình THPT mới, góp phần nâng cao chất lượng dạy và học.
4. Nhiệm vụ nghiên cứu
– Nghiên cứu lí luận và thực tiễn về danh pháp, vai trò và phương pháp sử dụng danh pháp trong trong chương trình hóa học phổ thông mới.
– Phân tích mục tiêu, cấu trúc về danh pháp trong nội dung chương trình hóa học THPT mới.
– Nghiên cứu hệ thống danh pháp sử dụng trong dạy – học chương trình hóa học THPT mới.
– Nghiên cứu quy trình sử dụng danh pháp cho học sinh trong dạy – học chương trình hóa học THPT mới.
– Thực nghiệm sư phạm để bước đầu đánh giá hiệu quả của việc nêu điểm khác cơ bản trong danh pháp hóa học vô cơ giữa chương trình hiện hành và chương trình THPT mới, đáp ứng chương trình hóa học THPT mới .
5. Đối tượng nghiên cứu
Hệ thống danh pháp sử dụng trong dạy – học chương trình hóa học hiện hành và chương trình THPT mới.
6. Phương pháp nghiên cứu
6.1. Phương pháp nghiên cứu lí thuyết
– Nghiên cứu tổng quan các tài liệu về danh pháp hóa học trong dạy – học chương trình hóa học THPT.
– Thu thập, phân tích, đánh giá các tài liệu về thuật ngữ và danh pháp hóa học của việt nam và nước ngoài; dựa vào nguyên tắc sử dụng thuật ngữ và danh pháp hóa học trong chương trình GDPT mới của Bộ GD & ĐT để đưa ra kết quả nghiên cứu.
– Nghiên cứu chương trình Hóa học 10,11,12 của Bộ GD & ĐT Ban hành kèm theo Thông tư số 32/2018/TT-BGDĐT
6.2. Phương pháp thực nghiệm sư phạm
Điều tra trên đối tượng giáo viên, học sinh, đánh giá qua thái độ và kết quả các bài khảo sát.
7. Phạm vi nghiên cứu
Trong phạm vi của đề tài tôi chọn danh pháp và thuật ngữ hóa học vô cơ trong nội dung chương trình Hóa học 10,11,12 của Bộ GD & ĐT Ban hành kèm theo Thông tư số 32/2018/TT-BGDĐT.
8. Tính mới của đề tài
– Nêu được điểm khác cơ bản trong danh pháp hóa học vô cơ giữa chương trình hiện hành và chương trình THPT mới học của Bộ GD & ĐT Ban hành kèm theo Thông tư số 32/2018/TT-BGDĐT.
– Hệ thống hóa cách gọi tên các loại hợp chất vô cơ trong chương trình GDPT; tổng hợp tên gọi mới của nguyên tố, đơn chất, một số hợp chất vô cơ thường gặp.
– Chọn, gọi tên nguyên tố, đơn chất, các hợp chất vô cơ kèm phiên âm và âm thanh danh pháp hóa học để học tập và tra cứu danh pháp các chất trong chương trình hóa học THPT chương trình mới.
– Rèn luyện thói quen tự tra cứu, tự tìm hiểu và buộc học sinh tư duy khi học bài, hạn chế tình trạng đa số học sinh hiện nay là việc học phụ thuộc rất nhiều vào giáo viên, học một cách thụ động, máy móc.
– Thông qua đề tài tác giả muốn cung cấp thêm cho giáo viên một số kiến thức danh pháp hóa học, tư liệu để giáo viên sử dụng trong các bài dạy, mà do nhiều nguyên nhân sách giáo khoa chưa cung cấp đầy đủ để phục vụ cho quá trình dạy học của giáo viên và học sinh.

PHẦN II. NỘI DUNG
I. Cơ sở lý luận và thực tiễn của vấn đề nghiên cứu.
1.1. Cơ sở lý luận.
1.1.1. Danh pháp hóa học là gì?
Danh pháp hóa học được gọi là một hệ thống các quy tắc cho phép các hợp chất hóa học khác nhau được đặt tên theo loại và số lượng các nguyên tố cấu thành chúng. Danh pháp cho phép xác định, phân loại và tổ chức các hợp chất hóa học.
Mục đích của danh pháp hóa học là gán tên và công thức hóa học, còn được gọi là mô tả, để chúng có thể dễ dàng nhận ra và một quy ước có thể được hợp nhất.
Trong danh pháp hóa học, hai nhóm hợp chất chính được phân biệt: Các hợp chất hữu cơ , được gọi là những hợp chất có sự hiện diện của carbon liên kết với các phân tử hydro, oxy, lưu huỳnh, nitơ, boron và một số halogen nhất định; Các hợp chất vô cơ , đề cập đến toàn bộ vũ trụ của các hợp chất hóa học không bao gồm các phân tử carbon.
Tổ chức chính chịu trách nhiệm điều chỉnh hoặc thiết lập các công ước là Liên minh Hóa học thuần túy và ứng dụng quốc tế ( IUPAC ). Danh pháp IUPAC là Danh pháp Hóa học theo Liên minh Quốc tế về Hóa học thuần túy và Hóa học ứng dụng – IUPAC (International Union of Pure and Applied Chemistry Nomenclature). Đây là một hệ thống cách gọi tên các hợp chất để có thể phân biệt được các chất và xác định công thức của hợp chất từ các tên gọi một cách đơn giản.
1.1.2. Quá trình phát triển danh pháp hóa học.
Hóa học là một trong những nghành khóa học sử dụng khối lượng lớn thuật ngữ và danh pháp nên việc nghiên cứu về hệ thống thuật ngữ và danh pháp luôn quan tâm. Từ cuối thế kỷ 19, tên các hợp chất hóa học đều là tên thông thường hoặc tên có tính hệ thống rất ít. Năm 1982, tại Geneve, Hội nghị Hóa học thế giới đã đưa ra đề xuất đầu tiên về một hệ thống danh pháp có tính quốc tế. Từ đó danh pháp Geneve dần được phổ biến rộng rãi. Năm 1919, Hiệp hội quốc tế Hóa học thuần túy và ứng dụng (International Union of Pure and Applied ChemistryIUPAC) được thành lập và đảm nhận việc xây dựng và hoàn thiện hệ thống danh pháp Hóa học từ năm 1921 đến nay. Danh pháp IUPAC được toàn thế giới công nhận làm cơ sở đặt tên cho nguyên tố và hợp chất hóa học.
Ở nước ta, một số nguyên tố và hợp chất hóa học được đặt theo tên Việt hoặc Hán –Việt, ví dụ: Vàng, bạc, đồng hay thạch cao, cồn… nhưng số lượng hóa chất như vậy không nhiều. Đa số các tên gọi còn lại đều được phiên chuyển từ tiếng nước ngoài ra tiếng Việt. Năm 1942, GS.Hoàng Xuân Hãn đã cho xuất bản cuốn từ điển “ Danh từ khoa học”, trong đó có một phần cho hóa học gồm cách gọi tên nguyên tố, các hóa chất, quá trình hóa học … Sau GS. Hoàng Xuân Hãn, việc biên soạn danh từ hóa học được tiếp nối bởi nhiều nhà khoa học mà tiêu biểu là GS. Nguyễn Thạc Cát (miền bắc) và GS. Lê Văn Thới (miền nam). Tuy nhiên, do cách tiếp cận khác nhau nên dẫn đến tình trạng phiên chuyển không thống nhất, tên hóa chất được viết dưới nhiều dạng khác nhau. Do đó sau khi thống nhất nước nhà, giới khoa học đã không có một hệ thống chung về thuật ngữ và danh pháp hóa học. Đây là những khó khăn và trở ngại của tất cả những người làm trong lĩnh vực hóa học, đặc biệt trong giới giảng dạy, nghiên cứu.
Trong bối cảnh đó, Hội hóa học Việt Nam đã thực hiện đề tài “Xây dựng hệ thống Danh pháp Thuật ngữ Hóa học Việt nam” từ năm 2005 đến năm 2010 và cho xuất bản cuốn Danh pháp và thuật ngữ hóa học, có thể cung cấp cho người làm việc trong lĩnh vực hóa học cũng như các lĩnh vực liên quan, những hướng dẫn thỏa đáng trong việc sử dụng thuật ngữ và danh pháp hóa học. Tuy nhiên, vẫn chứa có sự nhất quán về các quy tắc phiên chuyển nguyên âm, phụ âm, rút gọn phụ âm, thanh dấu…
Ngày 26/12/2018, Bộ GD & ĐT công bố chương trình GDPT mới được thực hiện theo lộ trình bắt đầu từ năm 2020. Đối với môn Hóa học, một trong những điểm mới quan trọng là danh pháp và thuật ngữ được sử dụng theo khuyến nghị của IUPAC có tham khảo Tiêu chuẩn việt nam (TCV 5529:2010 và 5530:2010 của tổng cục tiêu chuẩn Đo lường chất lượng. Sự thay đổi này từng bước đáp ứng yêu cầu thống nhất hệ thống danh pháp thuật ngữ hóa học ở nước ta và yêu cầu hội nhập quốc tế.
1.1.3. Tiêu chuẩn quốc gia TCVN 5530:2010 về thuật ngữ hóa học – danh pháp các nguyên tố và hợp chất hóa học.
THUẬT NGỮ HÓA HỌC – DANH PHÁP CÁC NGUYÊN TỐ VÀ HỢP
CHẤT HÓA HỌC(Chemical terms – Nomenclature of chemical elements and compounds) TCVN 5529:2010, Thuật ngữ hóa học – Nguyên tắc cơ bản.
1.1.3.1. Nguyên tắc chung
Để đặt tên tiếng Việt cho các nguyên tố hóa học, cần tuân thủ các nguyên tắc nêu trong TCVN 5529:2010 vả các nguyên tắc cụ thể sau.
1.1.3.1. Nguyên tắc cụ thể
a. Đối với các nguyên tố đã có tên Việt hoặc Hán-Việt
Giữ nguyên cách gọi đối với các nguyên tố đã có tên Việt hoặc Hán-Việt đang được sử dụng rộng rãi. Như các nguyên tố bạc (Ag), vàng (Au), nhôm (Al), đồng (Cu), sắt (Fe), thủy ngân (Hg), chì (Pb), thiếc (Sn), lưu huỳnh (S), kẽm (Zn). Tuy nhiên, để có sự liên hệ với nguồn gốc của ký hiệu nguyên tố và danh pháp các dẫn chất liên quan, cần thiết phải viết kèm theo tên Latin trong dấu ngoặc đơn. Ví dụ: bạc (Argentum).
b. Tên các nguyên tố không phiên chuyển mà chỉ rút gọn phần đuôi. Tên nguyên tố liên quan đến tên người và tên địa đanh sẽ không phiên chuyển mà chỉ bỏ đuôi-um. Ví dụ: Francium – franci; Dubnium – Dubni.
Như vậy, tên các nguyên tố hóa học (theo thứ tự ABC), ký hiệu và nguyên tử được nêu trong Bảng 1. Tên Latin của một số nguyên tố được viết trong ngoặc đơn. Tên của các ion và nhóm (theo thứ tự ABC) tham khảo trong Bảng A.1 Phụ lục A.
c. Hợp chất hóa học
+ Quy tắc gọi tên: Có ba kiểu gọi tên các hợp chất hóa học
– Kiểu lưỡng nguyên (binary-type nomenclature) – Kiểu phối trí (coordination-type nomenclature) – Kiểu thay thế (substitutive-type nomenclature).
+ Danh pháp các hợp chất vô cơ – Các hợp chất vô cơ thông thường:
Để gọi tên các hợp chất vô cơ, chủ yếu sử dụng danh pháp kiểu lưỡng nguyên (thành phần của hợp chất gồm hai hợp phần: hợp phần âm điện và hợp phần dương điện). Do danh pháp kiểu lưỡng nguyên không cho biết đầy đủ các thông tin về cấu trúc, cho nên, trong một số trường hợp người ta phải vận dụng danh pháp phối trí hoặc danh pháp thay thế (trong đó nguyên tử hydro có thể được trao đổi hoặc thay thế với các nguyên tử hoặc nhóm nguyên tử khác). Trong danh pháp hóa học Việt Nam, do chúng ta dùng tên Latin và tên Việt (và Hán-Việt) đối với một số nguyên tố mà IUPAC dùng tên tiếng Anh, cho nên trật tự các từ tố trong một số trường hợp không giống như trong danh pháp IUPAC.
1.2. Cơ sở thực tiễn: Thực trạng của việc giáo viên, học sinh trong sử dụng tiếng Anh vào làm việc và giao tiếp sẵn sang cho việc sử dụng danh pháp hóa học chương trình THPT mới
1.2.1. Mục đích điều tra
Đánh giá thực trạng của việc sử dụng tiếng Anh của giáo viên và năng lực tiếng Anh của học sinh THPT hiện nay.
Tìm hiểu khả năng tiếp nhận danh pháp hóa học chương trình THPT mới 2018 của giáo viên và học sinh.
1.2.2. Đối tượng và nội dung điều tra
1.1.2.1. Đối tượng điều tra
GV dạy bộ môn Hóa học các trường THPT trên địa bàn huyện Nghĩa đàn và Thị xã Thái hòa. HS khối 10,11,12 thuộc các trường THPT trên địa bàn huyện Nghĩa đàn, Thị xã Thái hòa.
1.2.2.2. Nội dung điều tra
Nội dung điều tra được thể hiện ở phiếu điều tra và tập trung vào các vấn đề:
– Ý kiến của GV về việc danh pháp hóa học chương trình THPT mới 2018 trong DH Hóa học.
– Hứng thú của HS khi sử dụng danh pháp hóa học chương trình THPT mới trong DH Hóa học.
– Ý kiến của GV và HS về sự cần thiết của việc sử dụng danh pháp hóa học chương trình THPT mới trong DH Hóa học.
1.2.3. Phương pháp và tiến hành điều tra
Xây dựng phiếu điều tra: Dùng để điều tra cho 2 đối tượng là GV và HS của các trường THPT trên địa bàn huyện Nghĩa đàn, Thị xã Thái hòa.
Gặp gỡ, trao đổi trực tiếp và phát phiếu điều tra cho 31 GV và 240 HS khối 10, 11,12 thuộc các trường THPT trên địa bàn huyện Nghĩa đàn, Thị xã Thái hòa. Thu phiếu điều tra, thống kê và nhận xét, đánh giá kết quả điều tra.
1.2.4. Kết quả điều tra.
1.2.4.1. Đối với giáo viên
Thông qua việc dự giờ của một số GV, thống kê kết quả các phiếu điều tra thu được; kết quả được thể hiện ở các bảng sau:
Bảng 1.1 Tần suất sử dụng danh pháp hóa học bằng tiếng anh theo IUPAC với giáo viên trong dạy học hóa học trường THPT.

0/5 (0 Reviews)
0/5 (0 Reviews)

TÀI LIỆU LIÊN QUAN

SKKN Some techniques for 12 graders at high school to effectively deal with synonym and antonym questions in the national high school graduation examination
Tiếng Anh
4.5/5

100.000 

Theo dõi
Thông báo của
guest
Phản hồi nội tuyến
Xem tất cả bình luận
Set your categories menu in Theme Settings -> Header -> Menu -> Mobile menu (categories)
Shopping cart

KẾT NỐI NGAY VỚI KIẾN EDU

Chúng tôi luôn sẵn sàng lắng nghe và đưa ra giải pháp phù hợp nhất cho vấn đề của bạn.

0886945229

Email

kienedu.com@gmail.com

Đây chỉ là bản XEM THỬ - khách hàng vui lòng chọn mua tài liệu và thanh toán để nhận bản đầy đủ

TẢI TÀI LIỆU

Bước 1: Chuyển phí tải tài liệu vào số tài khoản sau với nội dung: Mã tài liệu

Chủ TK: Ngô Thị Mai Lan

STK Agribank: 2904281013397 Copy
* (Nếu khách hàng sử dụng ngân hàng Agribank thì chuyển tiền vào STK Agribank để tránh bị lỗi treo giao dịch)
STK TPbank: 23665416789 Copy
tài khoản tpbank kienedu

Bước 2: Gửi ảnh chụp giao dịch vào Zalo kèm mã tài liệu để nhận tài liệu qua Zalo hoặc email

Nhắn tin tới Zalo Kiến Edu (nhấn vào đây để xác nhận và nhận tài liệu!)