SKKN Giải pháp nâng cao tính tương tác trong dạy học môn GDKT&PL trường THPT – KNTT
- Mã tài liệu: MP0978 Copy
Môn: | GDKT&PL |
Lớp: | 10 |
Bộ sách: | Kết nối tri thức |
Lượt xem: | 475 |
Lượt tải: | 9 |
Số trang: | 68 |
Tác giả: | Phạm Thị Tuyền |
Trình độ chuyên môn: | Cử nhân đại học |
Đơn vị công tác: | THPT Diễn Châu 5 |
Năm viết: | 2022-2023 |
Số trang: | 68 |
Tác giả: | Phạm Thị Tuyền |
Trình độ chuyên môn: | Cử nhân đại học |
Đơn vị công tác: | THPT Diễn Châu 5 |
Năm viết: | 2022-2023 |
Sáng kiến kinh nghiệm “Giải pháp nâng cao tính tương tác trong dạy học môn GDKT&PL trường THPT – KNTT”triển khai gồm các biện pháp nổi bật sau:
1 Đặt câu hỏi mở, hỗ trợ đúng thời điểm
2 Sử dụng internet, công nghệ như một tài liệu,phương tiện học tập
3 Quyền đưa ra nhận xét và phản hồi, đánh giá chéo
4 Mô phỏng cuộc họp báo, bài thuyết trình ngắn
5 Đọc sâu, phân tích tranh /ảnh /phương tiện trực quan, chứng minh cho một nhận định/quan điểm
6 Thực hiện bài giảng bằng tính năng Whiteboard thay cho bảng đen
7 Thực hiện kiểm tra, quản lý học sinh trên phần mềm myViewBoard
Mô tả sản phẩm
PHẦN 1: MỞ ĐẦU
1.1. Lí do chọn đề tài.
Đổi mới phương pháp dạy học (PPDH) là một yêu cầu tất yếu trong sự nghiệp đổi mới giáo dục và đào tạo ở nước ta. Đây cũng là vấn đề cấp bách mà toàn ngành giáo dục xem là phương châm để nâng cao chất lượng giáo dục và đào tạo. Hiện nay, trong việc đổi mới giáo dục đại học thì việc đổi mới PPDH có ý nghĩa thực tiễn, thiết thực. Trong hoạt động dạy học, vấn đề đặt ra về lí luận cũng như thực tiễn là cần xem xét mối quan hệ thầy trò, dạy – học; đây là hai nhân tố quan trọng trong quá trình dạy học làm nên chất lượng, hiệu quả của dạy học.
Chất lượng đào tạo là vấn đề không chỉ ngành giáo dục mà cả xã hội đang quan tâm. Chất lượng đào tạo liên quan đến hàng loạt các yếu tố của giáo dục, xã hội, kinh tế, quản lí. Riêng về bình diện sư phạm học, phương pháp (PP) dạy, PP học đang là tiêu điểm chú ý bàn luận, nghiên cứu được mọi người quan tâm; đặc biệt quan hệ tương tác giữa người dạy và người học trong quá trình dạy học (QTDH) trong xu hướng đổi mới PP ở các trường THPT. Bài viết đề cập đến mối quan hệ thầy trò trong QTDH.
Theo Davydov: “các hoạt động dạy và học là các hoạt động cùng nhau của thầy và trò” có thề diễn tả QTDH một cách giản lược theo sơ đồ sau:
Thầy: người tổ chức hướng dẫn QTDH (xác định mục đích, lựa chọn nội dung, kích thích hứng thú), động cơ của người học, tổ chức việc học, sử dụng PP, phương tiện một cách thích hợp.
Trò: xác định mục tiêu, chủ động tích cực lĩnh hội bài giảng, lựa chọn cách học thích hợp để tìm kiếm kiến thức, cấu trúc lại vốn kiến thức của mình, vận dụng, kiểm tra đánh giá điều chỉnh việc học.
Tuy nhiên, hai mặt hoạt động trên đây chưa đồng bộ đang là nguyên nhân làm suy giảm hiệu quả QTDH. Việc dạy học chỉ quan tâm chủ yếu đến cách dạy học của thầy, còn cách học của trò ít được chú ý, thậm chí bị bỏ qua, không phải bao giờ hễ cứ có dạy là có học.
Vì những lí do trên, chúng tôi chọn đề tài: “Giải pháp nâng cao tính tương tác trong dạy học môn GDKT&PL trường THPT” làm đề tài nghiên cứu nhằm nâng cao chất lượng dạy học của bản thân, từ đó đóng góp một phần nhỏ bé vào công cuộc đổi mới căn bản, toàn diện của ngành giáo dục nước nhà.
1.2. Mục đích nghiên cứu.
- Rèn luyện cho học sinh cách suy luận, tìm tòi, phát hiện kiến thức mới.
- Nhằm phát triển toàn diện các phẩm chất nhân cách, chú trọng năng lực
- Đề tài này có thể dùng làm tư liệu tham khảo cho giáo viên
1.3. Đối tượng, phạm vi nghiên cứu
- Giải pháp góp phần đổi mới phương pháp dạy học sinh theo định hướng phát triển năng lực môn GDKT&PL ở trường THPT
- Giới hạn nội dụng nghiên cứu giải pháp nâng cao tính tương tác trong dạy học môn GDKT&PL trường THPT.
- Địa bàn nghiên cứu học sinh lớp 10 trường THPT Diễn Châu 5, một số trường THPT ở tỉnh Nghệ An.
1.4. Phương pháp nghiên cứu
- Phương pháp nghiên cứu lí thuyết
+ Thu thập tài liệu và xử lí thông tin
+ Phương pháp phân tích, tổng hợp. – Phương pháp nghiên cứu thực tiễn
+ Phương pháp thực nghiệm, khoa học.
+ Phương pháp điều tra, khảo sát
1.5. Đóng góp, tính mới của đề tài
- Sáng kiến khảo sát, đánh giá thực trạng và đề xuất các giải pháp đổi mới phương pháp trong dạy và học môn GDK&TPL ở trường THPT.
- Công trình hoàn thành góp phần làm sáng tỏ hơn về đổi mới phương pháp dạy học và hệ thống cơ sở lý luận về dạy học tương tác cho việc vận dụng đổi mới phương pháp dạy học trong quá trình dạy học môn GDKT&PL nhằm nâng cao chất lượng, hiệu quả của dạy và học bộ môn.
- Công trình hoàn thành sẽ góp phần nhỏ bé vào quá trình đổi mới phương pháp dạy học giá nói chung và phương pháp dạy học học bộ môn GDKT&PL nói riêng. PHẦN 2: NỘI DUNG SÁNG KIẾN KINH NGHIỆM
2.1. Cơ sở lý luận và thực tiễn
Hiện nay có nhiều khái niệm về phương pháp dạy học tương tác nổi lên, tuy nhiên những nguồn uy tín và có giá trị học thuật nhất là theo Error! Hyperlink reference not valid. Dạy học tương tác là việc giúp người học thực hành trong quá trình giáo dục bằng cách khuyến khích họ mang những kỹ năng, kinh nghiệm của bản thân để học tập. Đồng thời hiểu mục đích học và biết cách tổ chức việc học của mình. Theo luận điểm của Error!
Hyperlink reference not valid.: Phương pháp dạy học tương tác là tập trung trước hết vào người học và căn bản dựa trên các tác động qua lại tồn tại giữa người học – người dạy và môi trường. Dạy học tương tác thuộc dạy học mở, góp phần hình thành hứng thú, trách nhiệm và tính tích cực trong học tập ở người học. Đồng thời, giải pháp phòng học tương tác gắn cho người học vai trò xây dựng kế hoạch, hướng đến thực hành và hợp tác nhóm. Dạy học tương tác tập trung trước hết vào người học, đẩy mạnh tính chủ động của người học trong lớp.
Có thể nói 3 yếu tố quan trọng nhất trong giải pháp phòng học tương tác là người học, người dạy và môi trường, vai trò cụ thể của từng yếu tố là:
Vai trò của người học – Họ tham gia vào quá trình học tập tương tác để xác định tiềm năng và xây dựng kế hoạch khai thác kinh nghiệm (kiến thức, kỹ năng, thái độ,…)
Vai trò của người dạy – Đóng vai trò của một người hướng dẫn, chuyển giao tri thức, kinh nghiệm xã hội bằng cách gợi ý để người học tự tìm hiểu. Việc truyền dạy sẽ dựa trên phương pháp học của cá nhân người học.
Vai trò của môi trường – Là không gian do cả người học và người dạy cùng nhau tổ chức, bao gồm các phương tiện dạy học như giáo trình, video, màn hình tương tác thông minh, hệ thống âm thanh, vở viết,…Môi trường đóng vai trò là nơi diễn ra các hoạt động giáo dục như thảo luận nhóm, thực hành dự án, tiến hành thuyết trình, khảo sát,…Người học sẽ dựa trên hứng thú và khả năng cá nhân để tự xây dựng kế hoạch học tập hợp lý. Để hình dung một cách đơn giản, thì người học sẽ là chủ thể của quá trình đào tạo, người dạy chỉ đóng
Xem thêm:
- SKKN Một số kinh nghiệm về sử dụng phương pháp tổ chức trò chơi nhằm phát triển phẩm chất, năng lực cho học sinh trong giảng dạy môn GDCD và GD KT& PL ở trường THPT – KNTT
- SKKN Một số giải pháp trong tổ chức hoạt động luyện tập và vận dụng môn giáo dục kinh tế và pháp luật 10 nhằm phát huy tính tích cực của học sinh – KNTT
- SKKN Thiết kế và sử dựng Rubric đánh giá năng lực giải quyết vấn đề và sáng tạo của học sinhthông qua dạy học dự án trong môn Giáo dục kinh tế và pháp luật lớp 10 THPT – KNTT
TÀI LIỆU LIÊN QUAN
- 2
- 193
- 1
- [product_views]
- 7
- 107
- 2
- [product_views]
- 0
- 174
- 3
- [product_views]
100.000 ₫
- 3
- 517
- 4
- [product_views]
100.000 ₫
- 2
- 559
- 5
- [product_views]
100.000 ₫
- 9
- 539
- 6
- [product_views]
100.000 ₫
- 1
- 462
- 7
- [product_views]
100.000 ₫
- 5
- 510
- 8
- [product_views]
100.000 ₫
- 6
- 557
- 9
- [product_views]
100.000 ₫
- 8
- 528
- 10
- [product_views]