SKKN Hướng dẫn học sinh thiết kế phiếu học tập trong chuẩn bị bài giảng E- Learning
- Mã tài liệu: MP0657 Copy
Môn: | Hóa học |
Lớp: | 11 |
Bộ sách: | |
Lượt xem: | 789 |
Lượt tải: | 10 |
Số trang: | 62 |
Tác giả: | Đặng Thị Bảo Hân |
Trình độ chuyên môn: | Cử nhân đại học |
Đơn vị công tác: | THPT Nam Đàn 2 |
Năm viết: | 2021-2022 |
Số trang: | 62 |
Tác giả: | Đặng Thị Bảo Hân |
Trình độ chuyên môn: | Cử nhân đại học |
Đơn vị công tác: | THPT Nam Đàn 2 |
Năm viết: | 2021-2022 |
Sáng kiến kinh nghiệm “SKKN Hướng dẫn học sinh thiết kế phiếu học tập trong chuẩn bị bài giảng E- Learning” triển khai các biện pháp như sau:
– Chuyển giao toàn bộ hoạt động thiết kế phiếu học tập, sử dụng phiếu học tập cho học sinh để học sinh hoàn toàn chủ động trong việc lĩnh hội tri thức theo khả năng. Học sinh được giáo viên hướng dẫn lựa chọn vấn đề học tập, nội dung nghiên cứu, hình thức phiếu học tập…sau đó tiến hành trao đổi thảo luận cùng nhau để tiến hành thiết kế phiếu học tập, đưa ra dự kiến kết quả cho phiếu học tập đó. Sau khi hoàn thành sẽ chuyển tới cho giáo viên nhận xét, đánh giá và chỉnh sửa nếu cần.
– Giáo viên không đóng vai trò truyền đạt kiến thức đơn thuần mà sẽ là người dẫn đường cho học sinh tự tìm tòi kiến thức phù hợp với năng lực bản thân. Giáo viên nhận phiếu học tập do học sinh thiết kế, kiểm tra đánh giá kĩ và vận dụng vào bài giảng E-Learning một cách phù hợp nhất.
– Phiếu học tập được thiết kế đa dạng về hình thức, ngoài dạng phiếu học tập truyền thống được ghi sẵn lên giấy còn có phiếu học tập được thiết kế thành các bài tập tương tác, các trò chơi ô chữ…vừa tạo cảm giác hứng thú, mới mẻ cho học sinh vừa nâng cao hiệu quả dạy học.
Mô tả sản phẩm
I. ĐẶT VẤN ĐỀ
1. Lí do chọn đề tài
Xã hội ngày càng phát triển mạnh mẽ trên tất cả các lĩnh vực đồng nghĩa với việc nhiệm vụ học tập ngày càng trở nên vô cùng quan trọng đối với mỗi học sinh. Với quan điểm dạy học lấy học sinh là trung tâm, giáo viên đóng vai trò là người chỉ đường, dẫn dắt học sinh khám phá tìm tòi để đi đến lĩnh hội kiến thức. Để có thể hướng dẫn học sinh của mình chiếm lĩnh tri thức một cách tốt nhất đòi hỏi người giáo viên phải liên tục tư duy, liên tục đổi mới trong phương pháp dạy học, trong đó một việc đóng vai trò rất quan trọng là giáo viên hướng dẫn học sinh chủ động sáng tạo trong tìm hiểu và tiếp thu tri thức.
Hoá học là một bộ môn khoa học tự nhiên có rất nhiều kiến thức lý thuyết, thực tiễn đan xen vào nhau, việc lựa chọn, chắt lọc kiến thức đã được học phù hợp với kiến thức của bài mới gặp nhiều trở ngại do khối lượng kiến thức lớn. Trong các phương pháp dạy học tích cực, phương pháp sử dụng phiếu học tập giúp học sinh hệ thống hoá kiến thức, xác định được các kiến thức cơ bản, kiến thức trọng tâm từ đó đạt được hiệu quả học tập. Mặt khác phương pháp sử dụng phiếu học tập còn giúp học sinh rèn luyện, phát triển tư duy logic, khả năng tự học, phát huy tính tích cực sáng tạo của học sinh. Trong những năm qua, phương pháp sử dụng phiếu học tập được các giáo viên ưu ái sử dụng trong nhiều môn học, trong nhiều giai đoạn khác nhau của bài giảng.
Trong khoảng thời gian ba năm gần đây, với sự ảnh hưởng của dịch bệnh
Covid -19 đến các hoạt động văn hoá xã hội, việc học tập của học sinh vì thế cũng chịu thay đổi và áp lực hơn. Việc áp dụng các quy định cách ly và phong tỏa của Chính Phủ trong giai đoạn đầu của dịch bệnh đã khiến cho việc học trực tiếp bị dừng lại thay vào đó là các hình thức học trực tuyến qua các ứng dụng ZOOM hay GOOGLE MEET…Dù tất cả giáo viên và học sinh đã luôn cố gắng nỗ lực nhưng việc dạy và học cũng rất khó đạt được kết quả như mong muốn. Bên cạnh đó việc thay đổi liên tục giữa 2 hình thức dạy học trực tiếp và trực tuyến khi trong trường học xuất hiện các trường hợp F0, F1 cũng tạo nên nhiều xáo trộn về tâm lý và tư duy của cả giáo viên và học sinh, điều đó ảnh hưởng không nhỏ đến hoạt động dạy và học. Trong bối cảnh đó, việc sử dụng bài giảng E -Learning là một giải pháp được giáo viên áp dụng rộng rãi và mang lại hiệu quả nhất định. Việc tích hợp đa phương tiện trong bài giảng E-Learning đã giúp học sinh tiếp thu kỹ năng, kiến thức một cách nhanh chóng, tiện lợi và hiệu quả.
Khi dịch bệnh hoành hành khắp nơi học sinh ít có cơ hội được ra ngoài đi chơi hay tham gia các hoạt động xã hội vì vậy khoảng thời gian nhàn rỗi của các em rất nhiều. Trong khi tất cả học sinh đều được bố mẹ và nhà trường hổ trợ các thiết bị công nghệ như máy tính, điện thoại…Việc giao nhiệm vụ thiết kế phiếu học tập để chuẩn bị cho bài giảng E-Learning vừa giúp học sinh tự tìm hiểu bài, chủ động trong nắm bắt kiến thức vừa giúp các em dùng khoảng thời gian nhàn rỗi vào việc sử dụng máy tính, điện thoại để nâng cao khả năng công nghệ thông tin khi thiết kế phiếu học tập trên các phần mềm như POWER POINT, CANVA, LIVEWORKSHEETS, ISPRING SUITE…. Đồng thời việc học sinh thiết kế được phiếu học tập dưới sự hướng dẫn của giáo viên sẽ góp phần giảm tải bớt các công việc và áp lực cho giáo viên, từ đó giáo viên có thể tập trung thời gian và tâm trí của mình vào nội dung giảng dạy khác nhằm đa dạng hóa, nâng cao chất lượng giảng dạy.
Xuất phát từ những lí do trên, chúng tôi lựa chọn đề tài “Hướng dẫn học sinh thiết kế phiếu học tập trong chuẩn bị bài giảng E- Learning”
2. Mục đích nghiên cứu
Trong quá trình giảng dạy chúng tôi nhận thấy, để học sinh hứng thú với việc học người giáo viên phải liên tục cập nhật, đổi mới trong phương pháp, hình thức giảng dạy nhằm tạo hứng thú cho học sinh. Sử dụng phiếu học tập (PHT) là một phương pháp nâng cao khả năng tư duy của học sinh và đem lại hiệu quả giáo dục cao. Tuy nhiên lâu nay phiếu học tập vẫn được giáo viên thiết kế sẵn theo yêu cầu của bài học sau đó giao cho học sinh hoàn thành. Để giảm tải lượng công việc cho giáo viên đồng thời giúp học sinh chủ động hơn trong học tập, nâng cao hiệu quả của bài giảng E-Learning, chúng tôi nghĩ cần thiết phải hướng dẫn các em tự thiết kế mẫu phiếu học tập.
Đối với học sinh kĩ năng sử dụng các phần mềm chưa cao các em có thể thiết kế PHT theo hình thức viết tay, bảng phụ, sau đó chụp hình để gửi cho giáo viên đánh giá kết quả.
Bài giảng E –Learning áp dụng trong thời điểm dịch bệnh sẽ chủ yếu thiên về các nội dung luyện tập nên đối với học sinh kĩ năng công nghệ thông tin tốt hơn sẽ được giáo viên hướng dẫn thiết kế PHT dưới dạng các trò chơi hoặc bài tập tương tác.
3. Đối tượng nghiên cứu
– Học sinh lớp 10, 11 theo chương trình chuẩn của trường THPT Nam Đàn II.
TT Trường THPT Lớp TN Lớp ĐC GV dạy
Lớp Sĩ số Lớp Sĩ số
1 Nam Đàn II 10C1 43 10C3 42 Nguyễn Thị Minh Châu
2 Nam Đàn II 11C9 42 11C5 42 Nguyễn Thị Huyền
Bảng 1: Danh sách các lớp thực nghiệm và đối chứng
4. Phương pháp nghiên cứu
– Nghiên cứu về định hướng đổi mới phương pháp dạy và học đã được xác định trong các văn bản về đổi mới kiểm tra đánh giá và thi THPT quốc gia của Bộ Giáo Dục.
– Tìm hiểu thông tin trong quá trình dạy học, đúc rút kinh nghiệm của bản thân.
– Tham khảo ý kiến đồng nghiệp.
– Nghiên cứu kĩ sách giáo khoa, sách giáo viên và các tài liệu tham khảo khác.
– Trực tiếp hướng dẫn học sinh khối 10, 11 thiết kế phiếu học tập để áp dụng vào bài giảng E-Learning.
– Tiến hành các cuộc khảo sát để thăm dò trước và sau sử dụng sáng kiến này để thu thập dữ liệu.
– Sử dụng kết quả học tập học kỳ 1 trên vnedu.vn của lớp đối chứng và lớp thực nghiệm để thống kê số liệu, phân tích kết quả thực nghiệm sư phạm.
5. Những điểm mới của sáng kiến kinh nghiệm
– Chuyển giao toàn bộ hoạt động thiết kế phiếu học tập, sử dụng phiếu học tập cho học sinh để học sinh hoàn toàn chủ động trong việc lĩnh hội tri thức theo khả năng. Học sinh được giáo viên hướng dẫn lựa chọn vấn đề học tập, nội dung nghiên cứu, hình thức phiếu học tập…sau đó tiến hành trao đổi thảo luận cùng nhau để tiến hành thiết kế phiếu học tập, đưa ra dự kiến kết quả cho phiếu học tập đó. Sau khi hoàn thành sẽ chuyển tới cho giáo viên nhận xét, đánh giá và chỉnh sửa nếu cần.
– Giáo viên không đóng vai trò truyền đạt kiến thức đơn thuần mà sẽ là người dẫn đường cho học sinh tự tìm tòi kiến thức phù hợp với năng lực bản thân. Giáo viên nhận phiếu học tập do học sinh thiết kế, kiểm tra đánh giá kĩ và vận dụng vào bài giảng E-Learning một cách phù hợp nhất.
– Phiếu học tập được thiết kế đa dạng về hình thức, ngoài dạng phiếu học tập truyền thống được ghi sẵn lên giấy còn có phiếu học tập được thiết kế thành các bài tập tương tác, các trò chơi ô chữ…vừa tạo cảm giác hứng thú, mới mẻ cho học sinh vừa nâng cao hiệu quả dạy học.
II. NỘI DUNG NGHIÊN CỨU
1. Cơ sở lý luận
1.1. Phiếu học tập
a) Khái niệm
Trong bài giảng thông thường của giáo viên « Phiếu học tập là một phương tiện thường được in sẵn trên giấy rời những công việc độc lập hay chung của cả nhóm học sinh và yêu cầu phải hoàn thành trong một thời gian ngắn của tiết học. » Đối với bài giảng E-Learning, phiếu học tập sẽ được nâng lên một tầm cao hơn, khi nó không chỉ là các nội dung được học sinh viết tay trên giấy mà còn được thiết kế trên các ứng dụng, phần mềm công nghệ cao như POWER POINT, CANVA, LIVEWORKSHEETS, ISPRING SUITE… sẽ trở nên sống động về âm thanh, bắt mắt về hình ảnh, từ đó thu hút được sự tập trung cao độ từ học sinh hơn giúp các em hiểu bài, ghi nhớ bài hiệu quả hơn.
b. Các loại phiếu học tập và hình thức sử dụng
Căn cứ vào vấn đề học tập, nội dung bài học và mức độ nhận thức của học sinh, giáo viên có thể hướng dẫn học sinh lựa chọn nội dung câu hỏi để đưa vào phiếu học tập sao cho hợp lí. Có thể phân loại phiếu học tập thành một số loại cơ bản như sau :
– Phiếu học tập dùng để xây dựng kiến thức mới (Được đưa vào thành dạng bài tập tương tác ở hoạt động hình thành kiến thức của bài giảng E- Learning).
– Phiếu học tập để củng cố kiến thức (Được đưa vào thành dạng bài tập tương tác ở hoạt động luyện tập của bài giảng E- Learning).
– Phiếu học tập dùng để kiểm tra trắc nghiệm (Áp dụng cho dạng bài giảng tự ôn tập, tự luyện tập, tự kiểm tra – đánh giá của học sinh).
1.2. Bài giảng E-Learning. – Bài giảng E-Learning là sản phẩm được tạo ra từ các công cụ tạo bài giảng (authoring tools), có khả năng tích hợp đa phương tiện (multimedia) gồm phim (video), hình ảnh, đồ họa, hoạt hình, âm thanh, …, và tuân thủ một trong các chuẩn
SCROM, AICC.
– Bài giảng E-Learning khác hoàn toàn với các khái niệm: giáo án điện tử, bài trình chiếu hoặc bài giảng điện tử (powerpoint) thường gọi.
– Bài giảng E-Learning có thể dùng để học ngoại tuyến (off-line) hoặc trực tuyến (online) và có khả năng tương tác với người học, giúp người học có thể tự học mà không cần đến thầy dạy, không cần đến trường – lớp.
2.Thực trạng vấn đề
2.1. Thực trạng của việc dạy và học môn Hoá học hiện nay
Hiện nay không chỉ phần đông học sinh mà giáo viên phổ thông đều nhận định rằng nội dung chương trình Hóa phổ thông khá nhiều và rộng vì thế việc tiếp thu và nhớ bài của các em rất khó khăn. Những năm gần đây việc xuất hiện các tổ hợp môn thi vào trường đại học không có môn Hoá như Toán, Lý, Anh…. cũng góp phần làm cho môn Hoá đang dần mất đi vị trí quan trọng trong các khối thi của các trường đại học top trên. Bên cạnh đó hình thức thi tốt nghiệp, đại học của môn Hóa là trắc nghiệm làm cho khả năng trình bày của học sinh không có cơ hội được rèn luyện thường xuyên.
2.2. Thực trạng của việc sử dụng phiếu học tập trong bài giảng
a) Đối với giáo viên
Thông thường giáo viên giữ vai trò lựa chọn vấn đề học tập, nội dung phiếu học tập và thiết kế hình thức sau đó giao cho cá nhân hoặc nhóm học sinh hoàn thành trong một khoảng thời gian nhất định. Như vậy phiếu học tập là một học liệu do giáo viên chuẩn bị trước khi lên lớp.
b) Đối với học sinh
Học sinh nhận nhiệm vụ trong PHT của giáo viên giao cho, suy nghĩ và trình bày để hoàn thành câu trả lời cho câu hỏi trong PHT. Các em có thể hoàn thành phiếu với tư cách cá nhân hoặc một nhóm. Việc sử dụng PHT trong những trường hợp này bên cạnh ưu điểm là giúp các em rèn luyện kĩ năng hoạt động nhóm, kĩ năng trình bày…vẫn còn hạn chế khi thiếu đi sự mới mẻ, hấp dẫn và dễ gây cảm giác nhàm chán cho học sinh nếu áp dụng qua nhiều tiết học.
3. Các bước thiết kế phiếu học tập trong chuẩn bị bài giảng E-Learning
Gồm các bước sau
– Lựa chọn vấn đề học tập: Đó là những nội dung kiến thức mới, kiến thức trọng tâm hoặc kiến thức củng cố. Vấn đề học tập thường được khai thác từ những hình ảnh, sơ đồ, biểu đồ, bảng số liệu …có hiệu quả kích thích sự hào hứng trao đổi, tranh luận của học sinh thông qua hoạt động quan sát, phân tích, so sánh, hệ thống … khi làm việc theo nhóm. Trong giới hạn của sáng kiến này, vấn đề học tập chủ yếu là hệ thống các kiến thức cần củng cố phục vụ cho bài giảng ôn tập của chương trình Hóa học 10, 11.
– Xác định mục tiêu của phiếu học tập: Cần hướng tới kết quả học tập cụ thể mà học sinh phát hiện ra kiến thức, củng cố kiến thức và phát triển những năng lực cần thiết.
– Thiết kế PHT: Lựa chọn hình thức PHT phù hợp với vấn đề học tập và mục tiêu của PHT phù hợp với các dạng câu hỏi tương tác trong bài giảng E–Learning như câu hỏi 1 lựa chọn, câu hỏi nhiều lựa chọn, câu hỏi điền khuyết, nối cột, kéo thả, trò chơi ô chữ….
4. Sử dụng phiếu học tập trong chuẩn bị bài giảng E-Learning
Sử dụng phiếu học tập để tổ chức hoạt động học tập được tiến hành qua các bước sau:
Bước 1: Học sinh thiết kế PHT theo hướng dẫn của giáo viên.
Giáo viên dựa vào mục tiêu, nội dung kiến thức hướng dẫn học sinh thiết kế phiếu học tập theo gợi ý của giáo viên về hình thức (dạng câu hỏi ngắn, dạng điền khuyết, dạng trò chơi ô chữ…). Đối với học sinh khá giỏi, giáo viên ưu tiên hướng dẫn các em thiết kế phiếu học tập dạng trò chơi ô chữ, dạng câu hỏi ngắn, dạng câu hỏi trắc nghiệm, còn với học sinh trung bình giáo viên ưu tiên hướng dẫn các em thiết kế PHT với nội dung đơn giản hơn như dạng điền khuyết, dạng nối cột. Học sinh lựa chọn câu hỏi đưa vào PHT, đồng thời chuẩn bị cả dự kiến kết quả cho từng câu hỏi trong PHT do mình thiết kế. Học sinh có thể viết tay hoặc sử dụng phần mềm hỗ trợ để thiết kế (ví dụ như phần mềm POWER POINT, CANVA, LIVEWORKSHEETS, ISPRING SUITE….)
Trong quá trình thiết kế học sinh sẽ gửi mẫu PHT mình đã làm được cho giáo viên kiểm tra và góp ý chỉnh sửa sau đó gửi lại kết quả cuối cùng để giáo viên áp dụng vào giáo án, bài giảng E-Learning.
Bước 2: Học sinh hoạt động theo từng cá nhân hoặc nhóm và ghi lại kết quả trên phiếu hoặc trực tiếp hoàn thành các bài tập tương tác.
Giáo viên dựa trên nội dung và hình thức của PHT để lựa chọn cá nhân hoặc nhóm trả lời cho câu hỏi trong các PHT. Trong trường hợp hoạt động nhóm, giáo viên sẽ dùng nhiều PHT do nhiều nhóm thiết kế. Mỗi nhóm sẽ trả lời PHT do nhóm khác thiết kế. Ngoài ra trong bài giảng
E –Learning sẽ có rất nhiều PHT được thiết kế dưới dạng bài tập tương tác, học sinh có thể tự luyện tập thông qua việc hoàn thành các bài tập trong đó.
Bước 3: Học sinh báo cáo kết quả.
Sau khi suy nghĩ và thảo luận, học sinh đưa ra câu trả lời nhanh (đối với dạng trò chơi ô chữ, dạng điền khuyết) hoặc ghi kết quả vào phiếu học tập (đối với các dạng nối cột, dạng trả lời câu hỏi trắc nghiệm, dạng sơ đồ…)
Bước 4: Giáo viên cho học sinh thảo luận giữa các nhóm, cuối cùng bổ sung và kết luận.
Đầu tiên giáo viên sẽ yêu cầu nhóm thiết kế PHT đưa ra đáp án và nhận xét kết quả hoàn thành phiếu học tập của các bạn nhóm khác, sau đó đưa ra kết luận chung.
Bước 5: Giáo viên và học sinh cùng đánh giá quá trình nhận thức.
Giáo viên đưa ra đánh giá cuối cùng về tất cả các PHT, kết luận về các nội dung kiến thức của mỗi phiếu học tập trong sự thống nhất ý kiến từ tất cả học sinh. Đồng thời đưa ra đánh giá về quá trình thiết kế cũng như hoàn thành câu trả lời của mỗi phiếu học tâp.
5.Hướng dẫn học sinh thiết kế PHT chuẩn bị bài giảng E-Learning
5.1. Hướng dẫn học sinh thiết kế PHT chuẩn bị bài giảng E-Learning khối 10
5.1.1 Hướng dẫn HS thiết kế PHT chuẩn bị cho bài “BẢNG TUẦN HOÀN CÁC NGUYÊN TỐ HÓA HỌC”
– Mục đích của phiếu học tập: Hình thành kiến thức mới về nhóm IA, VIIA, VIII trong bảng tuần hoàn.
– Đối tượng áp dụng: học sinh trung bình, khá, giỏi.
– Hình thức phiếu học tập: dạng câu hỏi ngắn.
– Cách thức thực hiện: Chia lớp thành 4 nhóm. Mỗi nhóm tìm hiểu sẽ đặt ra các câu hỏi ngắn về nhóm nguyên tố nhóm IA. VIIA, VIIIA vào trong phiếu học tập bao gồm các thông tin về tên nhóm, tên nguyên tố, cấu hình….Trong quá trình thiết kế sẽ trao đổi ý kiến giáo viên để được hướng dẫn thêm . Sau khi thiết kế xong phiếu, thống nhất ý kiến , phân công một bạn gửi mẫu phiếu hoàn chỉnh cho giáo viên nhận xét đánh giá. Giáo viên xem xong nếu có điều chỉnh sẽ yêu cầu học sinh sửa lại, sau đó sử dụng PHT đó vào bài giảng của mình.
PHT được học sinh viết tay hoặc thiết kế trên phần mềm và gửi cho giáo viên, dưới đây là 3 phiếu học tập được chọn.
Kết quả của nhóm 1 – lớp 10C1
Hình ảnh chụp lại phiếu học tập do học sinh thiết kế
TÀI LIỆU LIÊN QUAN
- 6
- 128
- 1
- [product_views]
- 4
- 183
- 2
- [product_views]
- 2
- 105
- 3
- [product_views]
100.000 ₫
- 1
- 450
- 4
- [product_views]
100.000 ₫
- 0
- 421
- 5
- [product_views]
100.000 ₫
- 4
- 444
- 6
- [product_views]
100.000 ₫
- 5
- 587
- 7
- [product_views]
100.000 ₫
- 6
- 415
- 8
- [product_views]
100.000 ₫
- 4
- 557
- 9
- [product_views]
100.000 ₫
- 2
- 453
- 10
- [product_views]