SKKN Kết hợp mô hình lớp học đảo ngược với phương pháp dạy học hợp tác vào chương “Ancol – Phenol” Hóa học 11 nhằm phát triển năng lực tự học cho học sinh đáp ứng chương trình giáo dục phổ thông mới
- Mã tài liệu: MP0667 Copy
Môn: | Hóa học |
Lớp: | 11 |
Bộ sách: | |
Lượt xem: | 380 |
Lượt tải: | 6 |
Số trang: | 70 |
Tác giả: | Lê Thị Minh Hà |
Trình độ chuyên môn: | Thạc sĩ giáo dục |
Đơn vị công tác: | THPT Cờ Đỏ |
Năm viết: | 2021-2022 |
Số trang: | 70 |
Tác giả: | Lê Thị Minh Hà |
Trình độ chuyên môn: | Thạc sĩ giáo dục |
Đơn vị công tác: | THPT Cờ Đỏ |
Năm viết: | 2021-2022 |
Đề tài có những đóng góp về lý luận và thực tiễn như sau:
– Phân tích làm rõ cơ sở lí luận về: NLTH, mô hình lớp học đảo ngược, phương pháp dạy học hợp tác. Đề xuất một số biện pháp phát triển NLTH cho HS THPT.
– Đánh giá được thực trạng NLTH môn Hóa học của HS và thực trạng việc sử dụng mô hình lớp học đảo ngược và dạy học hợp tác trong dạy học nhằm phát triển NLTH của học sinh THPT ở một số trường trên địa bàn tỉnh Nghệ An.
– Thiết kế kế hoạch bài dạy và đưa ra quy trình tổ chức dạy học kết hợp mô hình lớp học đảo ngược và dạy học hợp tác nhằm phát triển NLTH cho HS .
– Dạy học thử nghiệm trên 2 cặp lớp đối chứng và xử lý số liệu thực nghiệm.
– Đóng góp thêm với các bạn đồng nghiệp dạy bộ môn Hóa học nói chung về đổi mới phương pháp dạy học nhằm phát huy NLTH cho HS hiện nay.
Mô tả sản phẩm
PHẦN I: ĐẶT VẤN ĐỀ
1. Lý do chọn đề tài
Trong thời đại khoa học kĩ thuật phát triển nhanh chóng như hiện nay, đứng trước cuộc cách mạng công nghiệp 4.0, việc học ở trường không thể đáp ứng hết nhu cầu của người học cũng như đòi hỏi ngày càng cao của đời sống xã hội. Vì vậy bồi dưỡng NLTH cho HS khi còn đang ngồi trên ghế nhà trường sẽ là nền tảng cơ bản đóng vai trò quyết định đến sự thành công của các em trên con đường phía trước và đó cũng chính là nền tảng để các em tự học suốt đời. Thực trạng dạy học ở các trường THPT trong đó có đơn vị tôi công tác, quá trình giảng dạy đã có một số chuyển biến tích cực, tuy thế trong quá trình dạy học vẫn còn nặng về truyền thụ một chiều, chưa phát huy được NLTH của HS. Bên cạnh đó, việc tổ chức hình thức học tập đa dạng cho người học đòi hỏi đội ngũ GV phải có kiến thức sâu rộng. Với cùng một nội dung kiến thức nhưng lựa chọn phương pháp dạy học khác nhau thì kết quả cũng sẽ khác nhau. Do đó, người GV cần biết cách lựa chọn phương pháp dạy học phù hợp nhất nhằm phát huy được tính tích cực, chủ động, sáng tạo của người học. Phương pháp dạy học hợp tác là phương pháp dạy học đang được áp dụng rộng rãi vì có tính thực tiễn cao, khắc phục được cách học một chiều GV giảng bài – HS ghi chép thụ động trước kia. Phương pháp này giúp các em ý thức được sức mạnh của tập thể và làm việc nhóm góp phần đáp ứng được việc học của HS theo chương trình giáo dục phổ thông 2018 sắp tới.
Hiện nay đại dịch COVID-19 đang diễn biến rất phức tạp, với phương châm “tạm dừng đến trường, không dừng việc học” thì việc ứng dụng CNTT trong dạy học là hết sức cần thiết. GV cần phải đổi mới phương pháp dạy học và phát triển năng lực nói chung và năng lực tự học cho HS nói riêng. Dạy học theo mô hình lớp học đảo ngược – Flipped Classroom là một trong những phương pháp dạy học hiện đại và đáp ứng được những yêu cầu nêu trên. Qua phương pháp dạy học này, người học sẽ phải tự tiếp cận kiến thức ở nhà, tự mình trải nghiệm, khám phá, tìm tòi các thông tin liên quan về bài học thay vì tiếp thu kiến thức một cách thụ động từ GV. Mô hình này giúp việc học tập hiệu quả hơn, giúp người học tự tin hơn, làm chủ quá trình học tập của bản thân mà không còn bị động, phụ thuộc trong quá trình khám phá tri thức.
Chương “Ancol – Phenol” có một số nội dung HS đã được tiếp cận từ bậc học trung học cơ sở. Nếu GV tiến hành theo phương pháp dạy truyền thống sẽ không hiệu quả, HS dễ nhàm chán. Chính vì lẽ đó, dạy học theo mô hình lớp học đảo ngược kết hợp với dạy học hợp tác có thể hạn chế tối thiểu những nhược điểm nội tại đó và giúp HS phát triển được NLTH. Với mô hình dạy học kết hợp này, HS ứng dụng CNTT và truyền thông tự học ở nhà, truy tìm kiến thức, sau đó các nhóm sẽ thảo luận với nhau qua ứng dụng học trực tuyến zoom, google meet, zalo… Giờ học ở lớp sẽ được GV tận dụng tối đa tổ chức cho HS vận dụng, thực hành kiến thức, thảo luận nhóm trả lời các câu hỏi còn thắc mắc, mở rộng nâng cao kiến thức bài học. Sau tiết học GV có thể triển khai các dự án học tập theo hình thức hợp tác nhóm có liên quan bài học nhằm giúp HS biết vận dụng kiến thức đã học vào thực tiễn đồng thời bồi dưỡng cho HS các năng lực tự học.
Với mong muốn nghiên cứu mô hình dạy học mới để nâng cao chất lượng dạy học, tôi chọn đề tài: Kết hợp mô hình lớp học đảo ngược với phương pháp dạy học hợp tác vào chương “Ancol – Phenol” Hóa học 11 nhằm phát triển năng lực tự học cho học sinh đáp ứng chương trình giáo dục phổ thông mới.
2. Mục đích nghiên cứu
Đề tài nghiên cứu và áp dụng kết hợp mô hình lớp học đảo ngược với phương pháp dạy học hợp tác trong dạy học chương “Ancol – Phenol” Hóa học 11 nhằm phát triển NLTH cho HS, nâng cao hiệu quả bài học. Tạo hứng thú và yêu thích môn học cho HS.
Ngoài ra, thực hiện đề tài này là cơ hội tốt giúp tác giả bồi dưỡng thêm kiến thức để đổi mới phương pháp dạy học theo hướng phát huy tính tích cực, rèn luyện năng lực tự học cho HS đáp ứng chương trình giáo dục phổ thông mới.
3. Câu hỏi nghiên cứu
Làm thế nào để phát triển NLTH cho HS khi dạy chương “Ancol – Phenol” thông qua việc vận dụng kết hợp mô hình lớp học đảo ngược với dạy học hợp tác?
4. Nhiệm vụ nghiên cứu
– Nghiên cứu hệ thống cơ sở lý luận của mô hình lớp học đảo ngược và phương pháp dạy học hợp tác.
– Tìm hiểu thực trạng tự học của HS và ứng dụng CNTT, truyền thông trong dạy học môn Hóa học ở trường THPT. Giải pháp thực hiện để nâng cao NLTH cho học sinh.
– Phân tích cấu trúc, các phẩm chất và năng lực cần đạt khi dạy chương “Ancol – Phenol”. Từ đó, thiết kế kế hoạch bài dạy kết hợp mô hình lớp học đảo ngược với phương pháp dạy học hợp tác nhằm phát triển NLTH cho HS.
– Tiến hành thực nghiệm sư phạm tại đơn vị công tác.
– Khảo sát kết quả thử nghiệm đề tài thông qua lấy ý kiến của đồng nghiệp, của HS và thông qua bài kiểm tra. 5. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu
– Nghiên cứu áp dụng cho học sinh khối 11 tại đơn vị công tác trong năm học 2021 -2022.
– Nghiên cứu và thiết kế các hoạt động học tập kết hợp mô hình lớp học đảo ngược với phương pháp dạy học hợp tác nhằm phát triển NLTH cho HS thông qua dạy học chương “Ancol – Phenol” Hóa học 11.
6. Phương pháp nghiên cứu
Để nghiên cứu đề tài tôi sử dụng phối hợp các phương pháp nghiên cứu sau:
– Phương pháp nghiên cứu lí luận: nghiên cứu lý luận về NLTH, mô hình lớp học đảo ngược và phương pháp dạy học hợp tác. Nghiên cứu video bài giảng trên mạng internet, SGK Hóa học 11 và các tài liệu có liên quan.
– Phương pháp phân tích, tổng hợp.
– Phương pháp chuyên gia: xin ý kiến các chuyên gia về cơ sở lý luận, phương pháp nghiên cứu cũng như quy trình dạy học kết hợp mô hình lớp học đảo ngược và dạy học hợp tác để đề xuất quy trình vận dụng dạy học trong chương “Ancol – Phenol”.
– Phương pháp điều tra thực trạng việc ứng dụng CNTT trong học tập của HS và việc sử dụng kết hợp mô hình lớp học đảo ngược kết hợp dạy học hợp tác ở trường THPT hiện nay với việc phát triển NLTH cho HS.
– Phương pháp thực nghiệm: thiết kế và thực nghiệm kế hoạch bài dạy có sử dụng kết hợp mô hình lớp học đảo ngược và dạy học hợp tác. Khảo sát ý kiến của GV, HS và các nhà quản lý giáo dục. Dự giờ đồng nghiệp, trao đổi ý kiến với GV, xây dựng hệ thống các câu hỏi, phiếu điều tra để điều tra thực trạng.
– Phương pháp toán học thống kê: sử dụng để xử lí số liệu, phiếu điều tra, khẳng định tính tin cậy của những số liệu đã thu thập được. Trên cơ sở tiến hành so sánh các giá trị thu được giữa nhóm thực nghiệm với nhóm đối chứng, đánh giá hiệu quả của các biện pháp đã thực nghiệm, khẳng định tính khả thi của đề tài.
7. Điểm mới trong kết quả nghiên cứu đề tài
Đề tài có những đóng góp về lý luận và thực tiễn như sau:
– Phân tích làm rõ cơ sở lí luận về: NLTH, mô hình lớp học đảo ngược, phương pháp dạy học hợp tác. Đề xuất một số biện pháp phát triển NLTH cho HS THPT.
– Đánh giá được thực trạng NLTH môn Hóa học của HS và thực trạng việc sử dụng mô hình lớp học đảo ngược và dạy học hợp tác trong dạy học nhằm phát triển NLTH của học sinh THPT ở một số trường trên địa bàn tỉnh Nghệ An.
– Thiết kế kế hoạch bài dạy và đưa ra quy trình tổ chức dạy học kết hợp mô hình lớp học đảo ngược và dạy học hợp tác nhằm phát triển NLTH cho HS .
– Dạy học thử nghiệm trên 2 cặp lớp đối chứng và xử lý số liệu thực nghiệm.
– Đóng góp thêm với các bạn đồng nghiệp dạy bộ môn Hóa học nói chung về đổi mới phương pháp dạy học nhằm phát huy NLTH cho HS hiện nay.
PHẦN II – NỘI DUNG CHƯƠNG 1. CƠ SỞ LÝ LUẬN VÀ THỰC TIỄN CỦA ĐỀ TÀI
1.1. Năng lực tự học
1.1.1. Khái niệm tự học và năng lực tự học
Tự học là tự mình suy nghĩ sử dụng trí tuệ, kỹ năng quan sát, so sánh, phân tích, tổng hợp… và có khi cả cơ bắp cùng các phẩm chất, động cơ, cả nhân sinh quan, thế giới quan để chiếm lĩnh một lĩnh vực hiểu biết nào đó thành sở hữu của mình. Học, cốt lõi là tự học, là quá trình phát triển nội tại, trong đó chủ thể tự thể hiện và biến đổi mình, tự làm phong phú giá trị của mình bằng cách thu nhận, xử lí và biến đổi thông tin bên ngoài thành tri thức bên trong con người mình.
NLTH có thể được hiểu là khả năng huy động, tổng hợp các kiến thức, kĩ năng và các thuộc tính tâm lí cá nhân như hứng thú, niềm tin, ý chí,… để thực hiện thành công việc chiếm lĩnh tri thức khoa học cũng như thực hiện thành công việc vận dụng tri thức đã học để giải quyết được các vấn đề thực tiễn có liên quan trong một bối cảnh nào đó.
1.1.2. Các hình thức tự học
* Tự học hoàn toàn : Hình thức tự học này, người học sẽ tự thông qua tài liệu, qua tìm hiểu thực tế, học kinh nghiệm của người khác để tiếp thu kiến thức cho mình. Hình thức tự học này có kết quả tích cực nhưng lại mất nhiều thời gian nghiên cứu vì không có hệ thống và chiều sâu tư tưởng, ít kế thừa sự hiểu biết và kiến thức của những người đi trước. Ngoài ra tự học hoàn toàn HS gặp phải nhiều khó khăn do có nhiều lỗ hổng kiến thức, HS khó thu xếp tiến độ, kế hoạch tự học, không tự đánh giá được kết quả tự học của mình…
* Tự học trong một giai đoạn: Thường áp dụng khi HS học bài hay làm bài tập ở nhà, HS sẽ phải vận dụng kiến thức mà GV đã giảng trên lớp để học và làm bài. Để giúp HS có thể tự học ở nhà, GV cần phải tăng cường kiểm tra, đánh giá kết quả học bài, làm bài tập ở nhà của HS. Những HS tự giác sẽ chủ động làm bài tập ở nhà để củng cố lại kiến thức và đây cũng đánh giá là hình thức tự học rất hiệu quả đối với HS.
* Tự học qua phương tiện truyền thông: Trong bối cảnh hiện nay, công nghệ số phát triển rất mạnh mẽ, khái niệm tự học không còn chỉ bó hẹp ở việc học một mình. Nghĩa là, HS có thể tự học với sự hướng dẫn gián tiếp. Ví dụ: khi tham gia một nhóm học tập trên mạng internet (học online) hoặc chia sẻ kinh nghiệm trên mạng xã hội cũng là một hình thức tự học. Người học có thể đặt câu hỏi cho người khác, hoặc trả lời câu hỏi của người khác bằng việc bình luận.
* Tự học có hướng dẫn của GV : Tự học có hướng dẫn được thực hiện dưới sự hướng dẫn, tổ chức, chỉ đạo của GV thông qua các tài liệu hướng dẫn tự học. HS hoạt động tự lực, tự tìm hiểu để chiếm lĩnh tri thức và hình thành phát triển các kỹ năng tương ứng.
Để tự học có hướng dẫn của HS đạt kết quả cao, GV phải tuân thủ nghiêm những điều sau:
– Tạo động lực cho người học, giúp người học vượt qua các khó khăn, nhất là giai đoạn đầu.
– Không châm chước, chiếu cố để người học không có tư tưởng ỷ lại.
– Tạo được điều kiện về cơ sở vật chất cho việc tự học.
1.1.3. Sự cần thiết để phát triển năng lực tự học trong dạy học ở trường phổ thông
Tự học là một giải pháp giúp HS giải quyết, xử lý khối lượng kiến thức đồ sộ với quỹ thời gian ít ở nhà trường. Tự học giúp khắc phục nghịch lý: kiến thức thì vô vạn mà tuổi HS thì có hạn.
Tự học giúp tạo ra tri thức bền vũng cho người học bởi nó là kết quả của sự hứng thú, sự tìm tòi, nghiên cứu khoa học và lựa chọn. Có phương pháp tự học đúng đắn và phù hợp sẽ đem lại kêt quả học tập cao hơn. Khi biết cách tự học, HS sẽ có ý thức và tự xây dựng thời gian tự học cho riêng cá nhân, tự nghiên cứu sách vở, đọc tài liệu, tìm hiểu thêm trên mạng, gắn lý thuyết với thực hành, phát huy tính tích cực, chủ động, sáng tạo, biến quá trình học tập thành quá trình tự học tập.
1.1.4. Một số biện pháp phát triển năng lực tự học cho học sinh THPT
Để dạy cho HS biết cách tự học, hình thành và phát triển NLTH, GV phải yêu cầu HS tự học tập, tự nghiên cứu để chiếm lĩnh tri thức, khuyến khích HS mạnh dạn đưa ra các ý kiến, đề xuất của bản thân, nhiệt tình tham gia các hoạt động nhóm. Bên cạnh đó GV cần sử dụng kết hợp các phương pháp dạy học tích cực như nêu các tình huống có vấn đề, phương pháp dạy học dự án, mô hình lớp học đảo ngược, phương pháp dạy học webquest… nhằm tạo động cơ, hứng thú học tập cho HS. Một số biện pháp bồi dưỡng NLTH như sau:
– Xây dựng và duy trì động cơ học tập cho HS.
– Xây dựng phương tiện học liệu tự học để HS có thể học tập mọi lúc, mọi nơi phù hợp với điều kiện và sở thích cá nhân của HS.
– Xây dựng các nội dung học tập hấp dẫn, trực quan, phù hợp với năng lực nhận thức của HS.
– Tạo điều kiện cho HS tự đánh giá được kết quả học tập sau mỗi lần học.
– Nội dung bài học trên lớp không được lặp lại nội dung đã tự học ở nhà mà là sự tiếp nối, phát triển, hoàn thiện kiến thức, kĩ năng của HS và định hướng tự học. – Tổ chức cho HS làm việc theo nhóm kết hợp với thảo luận trong giờ học – Hướng dẫn HS cách xây dựng kế hoạch học tập.
– Hướng dẫn HS cách đọc SGK, tài liệu tham khảo, cách tìm thông tin trên internet.
1.2. Mô hình lớp học đảo ngược
1.2.1. Khái niệm mô hình lớp học đảo ngược
Lớp học đảo ngược (Flipped classroom) là một mô hình dạy học mới hình thành tại Mỹ từ những năm 1990. Mô hình này được áp dụng rộng rãi trong nhiều trường học, từ các lớp tiểu học, trung học đến những năm đầu đại học, đã làm đảo ngược cách tổ chức dạy học theo truyền thống. Hình thức của lớp học đảo ngược, trong sự so sánh với lớp học truyền thống, được thể hiện bằng minh họa dưới đây:
TÀI LIỆU LIÊN QUAN
- 6
- 128
- 1
- [product_views]
- 4
- 183
- 2
- [product_views]
- 2
- 105
- 3
- [product_views]
100.000 ₫
- 1
- 450
- 4
- [product_views]
100.000 ₫
- 0
- 421
- 5
- [product_views]
100.000 ₫
- 4
- 444
- 6
- [product_views]
100.000 ₫
- 5
- 587
- 7
- [product_views]
100.000 ₫
- 6
- 415
- 8
- [product_views]
100.000 ₫
- 4
- 557
- 9
- [product_views]
100.000 ₫
- 2
- 453
- 10
- [product_views]