SKKN Khai thác các di sản Việt Nam được UNESCO công nhận vào giảng dạy lịch sử lớp 10 nhằm phát triển phẩm chất và năng lực cho học sinh – CÁNH DIỀU

Giá:
100.000 đ
Môn: Lịch Sử
Lớp: 10
Bộ sách: Cánh diều
Lượt xem: 458
Lượt tải: 0
Số trang: 67
Tác giả: Lê Thị Thu Hiền
Trình độ chuyên môn: Cử nhân đại học
Đơn vị công tác: THPT Nam Yên Thành
Năm viết: 2021-2022
Số trang: 67
Tác giả: Lê Thị Thu Hiền
Trình độ chuyên môn: Cử nhân đại học
Đơn vị công tác: THPT Nam Yên Thành
Năm viết: 2021-2022

Sáng kiến kinh nghiệm “Khai thác các di sản Việt Nam được UNESCO công nhận vào giảng dạy lịch sử lớp 10 nhằm phát triển phẩm chất và năng lực cho học sinh – CÁNH DIỀU”triển khai gồm các biện pháp nổi bật sau:

1. Sử dụng các di sản Việt Nam được UNESCO công nhận vào dạy học bài

nội khóa lịch sử ở lớp 10

1.1. Nguyên tắc khai thác và sử dụng di sản để tiến hành bài học trên lớp.

1.2. Các ví dụ về cách thức sử dụng di sản để tiến hành bài nội khóa trên

lớp.

1.3. Sự dụng các di sản để dạy tiết thực hành trên lớp

2. Sử dụng các di sản Việt Nam được UNESCO công nhận để tổ chức hoạt

động ngoại khóa

2.1. Tổ chức thi hát dân ca Ví, Giặm Nghệ Tĩnh trong trường học

2.2. Tổ chức câu lạc bộ Ví, Giặm Nghệ Tĩnh trong trường học

2.3. Tổ chức triển lãm sưu tầm tranh ảnh về các di sản ra báo học tập

2.4. Tổ chức trò chơi kéo co

2.5. Tổ chức trải nghiệm và tham quan

Mô tả sản phẩm

Phần I. ĐẶT VẤN ĐỀ

  1. Lí do chọn đề tài

Di sản là tài nguyên tri thức phong phú và vô tận để học tập suốt đời. Di sản ngày càng chứng minh vai trò vô cùng quan trọng trong phát triển, là nguồn lực dồi dào cho tăng trưởng kinh tế và là điểm tựa vững chắc cho đời sống tinh thần, là môi trường nuôi dưỡng và làm giàu bản sắc văn hóa, đa dạng văn hóa, là tài sản có giá trị giáo dục truyền thống, giáo dục nhân cách cho thế hệ trẻ. Trong tất cả các bậc học, việc giáo dục di sản trong nhà trường đã tác động lớn đến học sinh, trong đó, đặc biệt là về tư tưởng, tình cảm. Thông qua đó học sinh sẽ nhận thức giá trị của những di sản xung quanh, từ đó có thái độ, hành vi đúng đắn, có ý thức gìn giữ, bảo tồn và phát huy những giá trị của di sản. Hiện nay, ở các trường phổ thông, việc đưa di sản vào dạy học cũng đã được chú ý đến, nhưng hiệu quả chưa cao, số lượng các trường học tổ chức được các buổi học trải nghiệm tại nơi có di sản không nhiều. Công tác giáo dục di sản muốn hiệu quả hơn cần có sự chung tay từ nhiều phía và cần có những thay đổi trong việc tiếp cận về giáo dục di sản cho học sinh. Sử dụng di sản để dạy học lịch sử không chỉ giúp học sinh có được những biểu tượng cụ thể, sinh động về lịch sử dân tộc. Hiểu rõ các di sản này, học sinh sẽ hiểu hơn tiến trình lịch sử đang học, càng thêm yêu quê hương, đất nước. Điều đó sẽ góp phần đổi mới phương pháp dạy học theo hướng phát triển năng lực học sinh và hướng tới dạy học gắn liền với thực tiễn.

Hướng dẫn số 73/HD-BGDĐT-BVHTTDL ngày 16/01/2013 của liên Bộ Giáo dục và Đào tạo, Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch về việc Sử dụng di sản văn hóa trong dạy học ở trường phổ thông, trung tâm giáo dục thường xuyên đã quy định cụ thể về việc lồng ghép nội dung dạy học di sản văn hóa vào các môn học, hoạt động giáo dục trong chương trình giáo dục phổ thông (nội khóa hoặc ngoại khóa), bao gồm những nội dung: 1) Xây dựng kế hoạch và tổ chức dạy học các nội dung liên quan đến di sản và hướng dẫn học sinh tự tìm hiểu, khai thác các nội dung khác của di sản văn hóa thông qua tư liệu, hiện vật; 2) Lựa chọn hình thức tổ chức dạy học phù hợp: dạy học trên lớp hoặc tổ chức các hoạt động ngoại khóa tại nhà trường; dạy học tại nơi có di sản văn hóa; tổ chức tham quan – trải nghiệm di sản văn hóa; dạy học thông qua các phương tiện truyền thông, đa phương tiện…

Hiện nay, Việt Nam có 27 di sản được UNESCO vinh danh với nhiều loại hình phong phú, đa dạng, hấp dẫn, thu hút đông đảo khách du lịch tham quan trong và ngoài nước. Tuy nhiên, sự hiểu biết của học sinh về các di sản còn nhiều hạn chế, điều đó thật đáng lo ngại, bởi các em là những chủ nhân tương lai của đất nước.

Xuất phát từ những lý do trên, tôi quyết định chọn đề tài: “Khai thác các di sản Việt Nam được UNESCO công nhận vào giảng dạy lịch sử lớp 10 nhằm phát triển phẩm chất và năng lực cho học sinh”.

  1. Điểm mới của đề tài
  • Làm rõ các khái niệm và các loại hình di sản được UNESCO vinh danh
  • Xác định hệ thống di sản Việt Nam được UNESCO công nhận có thể sử dụng trong dạy học lịch sử lớp 10.
  • Xác định được những nguyên tắc sử dụng di sản trong dạy học lịch sử 10
  • Đề xuất một số biện pháp sư phạm để sử dụng di sản vào dạy học lịch sử lớp 10 một cách hợp lí, khoa học, phù hợp với yêu cầu đổi mới việc dạy học lịch sử hiện nay, đặc biệt đa dạng hóa các hình thức tổ chức dạy học về di sản.
  • Đề tài đã đưa ra một số giải pháp giáo dục di sản cho HS, từ đó nâng cao thái độ, hiểu biết và hứng thú quảng bá của HS về di sản để phát triển du lịch một cách phong phú, đa dạng, có tính lan tỏa rộng với ứng dụng công nghệ thông tin đa dạng – Đề xuất các biện pháp cần bảo tồn các di sản vì sự phát triển bền vững.

Giáo viên bộ môn có thể áp dụng vào dạy học lịch sử ở một số bài trong chương trình lịch sử lớp 10 và lịch sử dân dân tộc đang hiện hành, tổ chức các hoạt động ngoại khóa, hoạt động trải nghiệm sáng tạo cho học sinh, sự dụng cho chuyên đề học tập Lịch sử 10 và sự dụng trong các tiết thực hành ở lớp 10.

Phần II. NỘI DUNG NGHIÊN CỨU

Chương 1: CƠ SỞ KHOA HỌC

  • Cơ sở lý luận
  • Khái niệm di sản.

Di sản là di chỉ, di tích hay danh thắng của một quốc gia như rừng, dãy núi, hồ, sa mạc, tòa nhà, quần thể kiến trúc, văn hoá dân tộc,… có những giá trị về tự nhiên, những giá trị văn hoá vật thể hoặc phi vật thể được để lại từ xa xưa vả tồn tại cho tới ngày nay, đó chính là tài sản của mỗi quốc gia (Bộ GD và ĐT, 2013).

  • Di sản vật thể thế giới

1.1.1.1. Di sản thiên nhiên

Trong Công ước về di sản văn hóa và thiên nhiên thế giới (UNESCO, 1972), những loại hình thuộc về di sản thiên nhiên bao gồm:

Các cấu tạo tự nhiên (natural features): bao gồm các thành tạo vật lý hoặc sinh học hoặc các nhóm có thành tạo thuộc loại đó mà xét theo quan điểm thẩm mỹ hoặc khoa học là có giá trị nổi tiếng toàn cầu

Các thành tạo địa chất và địa văn (geological and physiographical formations) và các khu vực được khoanh vùng chính xác làm nơi cư trú cho các loài động vật và thảo mộc bị đe doạ mà, xét theo quan điểm khoa học hoặc bảo tồn là có giá trị nổi tiếng toàn cầu

Các địa điểm tự nhiên (natural sites) hoặc các khu vực tự nhiên đã được khoanh vùng cụ thể mà, xét theo quan điểm khoa học, bảo tồn hoặc vẻ đẹp thiên nhiên là có giá trị nổi tiếng toàn cầu.

Như vậy, những di sản thiên nhiên là những tuyệt tác do thiên nhiên tạo ra cùng với quá trình thành tạo của Trái đất. Các đặc trưng tự nhiên bao gồm thành tạo hoặc các nhóm thành tạo vật lý hoặc sinh học có giá trị nổi bật toàn cầu xét theo quan điểm thẩm mỹ hoặc khoa học; các thành tạo địa chất hoặc địa văn và các khu vực có ranh giới được xác định chính xác tạo thành một môi sinh của các loài động thực vật đang bị đe dọa có giá trị nổi bật toàn cầu xét theo quan điểm khoa học hoặc bảo toàn; các di chỉ tự nhiên hoặc các khu vực tự nhiên có ranh giới được xác định chính xác có giá trị nổi bật toàn cầu xét theo quan điểm khoa học, bảo toàn hoặc vẻ đẹp tự nhiên.

1.1.1.2. Di sản văn hoá vật thể

Theo khoản 2 Điều 4 Luật Di sản văn hoá 2001 thì di sản văn hoá vật thể là sản phẩm vật chất có giá trị lịch sử, văn hoá, khoa học, bao gồm di tích lịch sử văn hoá, danh lam thắng cảnh, di vật, cổ vật, bảo vật quốc gia.

– Di sản văn hoá vật thể bao gồm:

+ Di tích lịch sử – văn hóa, danh lam thắng cảnh + Di vật, cổ vật, bảo vật quốc gia.

0/5 (0 Reviews)
0/5 (0 Reviews)

TÀI LIỆU LIÊN QUAN

một số giải pháp để thực hiện hiệu quả phương pháp dạy học dự án trong dạy học phần lịch sử địa phương lớp 10 nhằm phát triển phẩm chất, năng lực của học sinh, tiếp cận chươ
10
Lịch sử địa phương
4.5/5

Theo dõi
Thông báo của
guest
Phản hồi nội tuyến
Xem tất cả bình luận
Set your categories menu in Theme Settings -> Header -> Menu -> Mobile menu (categories)
Shopping cart

KẾT NỐI NGAY VỚI KIẾN EDU

Chúng tôi luôn sẵn sàng lắng nghe và đưa ra giải pháp phù hợp nhất cho vấn đề của bạn.

0886945229

Email

kienedu.com@gmail.com

Đây chỉ là bản XEM THỬ - khách hàng vui lòng chọn mua tài liệu và thanh toán để nhận bản đầy đủ

TẢI TÀI LIỆU

Bước 1: Chuyển phí tải tài liệu vào số tài khoản sau với nội dung: Mã tài liệu

Chủ TK: Ngô Thị Mai Lan

STK Agribank: 2904281013397 Copy
* (Nếu khách hàng sử dụng ngân hàng Agribank thì chuyển tiền vào STK Agribank để tránh bị lỗi treo giao dịch)
STK TPbank: 23665416789 Copy
tài khoản tpbank kienedu

Bước 2: Gửi ảnh chụp giao dịch vào Zalo kèm mã tài liệu để nhận tài liệu qua Zalo hoặc email

Nhắn tin tới Zalo Kiến Edu (nhấn vào đây để xác nhận và nhận tài liệu!)