SKKN Khai thác kĩ thuật dạy học tích cực cho giải bài tập tình huống gắn với thực tiễn và hướng nghiệp . (Sao chép)
- Mã tài liệu: MP0476 Copy
Môn: | Vật lí |
Lớp: | 10 |
Bộ sách: | |
Lượt xem: | 973 |
Lượt tải: | 11 |
Số trang: | 53 |
Tác giả: | Lê Thị Thu Hương |
Trình độ chuyên môn: | Cử nhân đại học |
Đơn vị công tác: | THPT Đặng Thúc Hứa |
Năm viết: | 2019-2020 |
Số trang: | 53 |
Tác giả: | Lê Thị Thu Hương |
Trình độ chuyên môn: | Cử nhân đại học |
Đơn vị công tác: | THPT Đặng Thúc Hứa |
Năm viết: | 2019-2020 |
Ở đề tài này, tôi đã tập trung xây dựng và khai thác một số kĩ thuật dạy học tích cực có hiệu quả vào giải các bài tập tình huống có nội dung gắn với thực tiễn và các bài tập tình huống có nội dung định hướng nghề nghiệp cho học sinh phổ thông trong dạy học vật lí; tổ chức thành công việc hoạt động nhóm ở một số tiết học giải bài tập vật lí với các nội dung gắn với thực tiễn cũng như định hướng nghề nghiệp cho học sinh. Đề tài đã góp phần phát triển năng lực giao tiếp và hợp tác, năng lực giải quyết vấn đề thực tiễn và định hướng nghề nghiệp cho học sinh theo học ban Khoa học tự nhiên tại trường tôi công tác.
Mô tả sản phẩm
PHẦN I. ĐẶT VẤN ĐỀ
1. Lí do chọn đề tài
Trước sự phát triển mạnh mẽ của khoa học – công nghệ, con người đòi hỏi phải nắm vững các kiến thức đã học và vận dụng vào thực thực tiễn một cách linh hoạt, phù hợp theo từng lĩnh vực, từng ngành nghề nhằm đáp ứng được nhu cầu của xã hội ngày càng cao, Đảng và nhà nước ta đặt ra mục tiêu của giáo dục và đào tạo là đào tạo nhân lực và bồi dưỡng nhân tài nhằm đào tạo ra thế hệ con người Việt Nam có đủ đức, đủ tài, tự chủ, năng động và sáng tạo, có năng lực giải quyết vấn đề do thực tiễn đặt ra.
Vật lí học là môn khoa học thực nghiệm, nghiên cứu về bản chất và những quy luật của các sự vật, hiện tượng vật lí, tìm hiểu nguyên nhân, khám phá ra các quy luật, các định luật vật lí nhằm phục vụ nhu cầu cuộc sống của nhân loại. Vật lí là cơ sở cho các ngành khoa học – công nghệ
Có rất nhiều kĩ thuật dạy học tích cực mà những nhà nghiên cứu giáo dục đã đưa ra nhằm dạy học sinh không chỉ tiếp thu kiến thức tốt mà còn phát triển năng lực. Điều quan trọng là giáo viên linh hoạt tuỳ theo bài học để chọn kĩ thuật dạy học phù hợp. Kĩ thuật dạy học là những biện pháp, cách thức hành động của của giáo viên và học sinh trong các tình huống hành động nhỏ nhằm thực hiện và điều khiển quá trình dạy học. Các kĩ thuật dạy học là những đơn vị nhỏ nhất của phương pháp dạy học.
Vì vậy, khi giảng dạy vật lí ở trường phổ thông, giáo viên một mặt phải vận dụng những kinh nghiệm sống của học sinh, nhưng mặt khác phải chỉnh lí, bổ sung, hệ thống hoá những kinh nghiệm đó và nâng cao lên mức chính xác, đầy đủ hơn trong các bài tập tình huống vật lí.
Việc tổ chức làm các bài tập tình huống về vật lí cũng giúp cho các em những khả năng giáo tiếp và hợp tác với nhau để học hỏi lẫn nhau, chia sẻ những kinh nghiệm. Vì những lí do trên, chúng tôi đã lựa chọn và viết sáng kiến kinh nghiệm với đề tài “Khai thác kĩ thuật dạy học tích cực cho giải bài tập tình huống gắn với thực tiễn và hướng nghiệp” .
Do thời gian có hạn nên ở đề tài này chúng tôi chỉ khai thác một số kĩ thuật dạy học tích cực trong việc giải một số bài tập tình huống thực tiễn và bài tập tình huống hướng nghiệp nhằm tạo điều kiện cho học sinh cả lớp đều được trực tiếp tham gia, có cơ hội được đưa ra, trao đổi và chia sẻ những kiến thức, hiểu biết của mình và vận dụng một cách phù hợp và linh hoạt vào thực tiễn, đồng thời qua các bài tập giúp học sinh định hướng nghề nghiệp cho bản thân mình ngay từ khi đang học bậc trung học phổ thông. Từ đó tạo sự hứng thú cho các em học sinh trong giờ học để giải quyết những tình huống đặt ra, nhằm nâng cao chất lượng bài học tốt hơn.
2. Mục đích nghiên cứu
Dựa trên cơ sở lí thuyết và kỹ thuật dạy học tích cực khi làm một số bài tập tình huống gắn với thực tiễn và bài tập tình huống hướng nghiệp trong chương trình vật lí lớp 10, lớp 11 và lớp 12.
3. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu
3.1. Đối tượng nghiên cứu
– Các kĩ thuật dạy học tích cực.
– Những yêu cầu nâng cao hiệu quả dạy học ở trường trung học phổ thông.
– Học sinh lớp 10 cấp trung học phổ thông.
– Học sinh lớp 11 cấp trung học phổ thông.
– Học sinh lớp 12 cấp trung học phổ thông.
– Sách giáo khoa vật lí 10, vật lí 11 và vật lí 12 cơ bản.
– Sách bài tập vật lí 10, vật lí 11 và vật lí 12 cơ bản.
– Các dạng bài tập tình huống gắn với thực tiễn, các dạng bài tập tình huống hướng nghiệp.
– Các tài liệu liên quan đến bài tập gắn với thực tiễn, bài tập định hướng nghề nghiệp.
– Năng lực cần phát triển ở học sinh trung học phổ thông.
3.2. Phạm vi nghiên cứu
Đề tài tập trung nghiên các nội dung sau đây:
3.2.1. Các kĩ thuật dạy học tích cực
1/ Kĩ thuật “Các mảnh ghép” 2/ Kĩ thuật “Khăn trải bàn” 3/ Kĩ thuật “Động não”
4/ Kĩ thuật “Ổ bi” 5/ Kĩ thuật “Bể cá”
6/ Kĩ thuật “Tia chớp”
7/ Kĩ thuật “XYZ”
3.2.2. Khai thác một số kĩ thuật dạy học tích cực vào giải bài tập
1/ Giải một số bài tập tình huống gắn với thực tiễn.
2/ Giải một số bài tập tình huống định hướng nghề nghiệp.
4. Phương pháp nghiên cứu
4.1. Phương pháp nghiên cứu lý thuyết
– Nghiên cứu các tài liệu liên quan đến các kĩ thuật dạy học tích cực và khai thác một số kĩ thuật dạy học tích cực cho giải bài tập tình huống gắn với thực tiễn và bài tập tình huống định hướng nghề nghiệp cho học sinh trung học phổ thông, để xây dựng cơ sở lý luận.
– Nghiên cứu chương trình sách giáo khoa, tài liệu hướng dẫn làm thí nghiệm vật lí lớp 10, lớp 11 và lớp 12 ban cơ bản.
– Nghiên cứu phương pháp giải các dạng bài tập tình huống gắn với thực tiễn, các bài tập tình huống hướng nghiệp.
– Nghiên cứu phương pháp làm thí nghiệm vật lí phổ thông.
4.2. Phương án thực hiện
4.2.1. Đối với giáo viên
– Giáo viên đặt vấn đề: Giáo viên đặt ra tình huống và yêu cầu học sinh giải quyết.
– Giáo viên chuyển giao nhiệm vụ cho học sinh. Giáo viên chia lớp thành các nhóm nhỏ phù hợp.
– Giáo viên sử dụng kỹ thuật dạy học tích cực để định hướng cho học sinh giải quyết vấn đề.
– Giáo viên đánh giá kết quả, sản phẩm của các nhóm.
– Giáo viên bổ sung và hoàn thiện nội dung bài học.
4.2.2. Đối với học sinh
– Tiếp nhận vấn đề, nhận nhiệm vụ từ giáo viên.
– Hoạt động nhóm để giải quyết vấn đề liên quan.
– Vận dụng kĩ thuật dạy học tích cực để giải quyết vấn đề.
– Báo cáo kết quả, sản phẩm.
4.3. Phương pháp thực nghiệm sư phạm
4.4. Phương pháp thống kê toán học
5. Tính mới của đề tài
Trong các tiết dạy giải bài tập vật lí, theo cách giải truyền thống trước đây thì giáo viên tổ chức cho cả lớp cùng làm chung dưới sự hướng dẫn của giáo viên sau đó cử đại diện một số em trình bày kết quả trước lớp, số còn lại quan sát bạn làm và ghi chép; chỉ một số học sinh được trực tiếp trình bày, trao đổi, số còn lại không được trực tiếp trao đổi, chia sẻ nên chất lượng bài học chỉ đạt hiệu quả thấp. Hơn nữa chủ yếu các bài tập sử dụng lí thuyết, các công thức áp dụng để giải ra kết quả dưới sự hướng dẫn của giáo viên. Còn ở đề tài này có tính mới đó là khai thác các kĩ thuật dạy học tích cực trong việc giải các bài tập tình huống gắn với thực tiễn và các bài tập tình huống định hướng nghề nghiệp, nhằm bồi dưỡng cho học sinh năng lực tự chủ và tự học, năng lực giao tiếp và hợp tác, năng lực giải quyết vấn đề và sáng tạo bằng cách giáo viên tổ chức theo các nhóm nhỏ, đưa ra các bài tập tình huống có nội dung gắn với thực tiễn, bài tập tình huống có nội dung gắn với việc định hướng nghề nghiệp để học sinh các nhóm tự giải quyết vấn đề, sau đó nhóm trưởng đại diện mỗi nhóm báo cáo kết quả, sản phẩm trước lớp; giáo viên tổ chức cho các nhóm nhận xét, đánh giá lẫn nhau; cuối cùng thống nhất, chính xác hóa kết quả, sản phẩm thu được. Qua đây nhằm tạo điều kiện cho học sinh cả lớp đều được trực tiếp tham gia vào quá trình học, học sinh có cơ hội được đưa ra, trao đổi, chia sẻ những chính kiến của mình với các bạn trong nhóm để cùng nhau giải quyết vấn đề, nâng cao chất lượng bài học cao hơn. Khi học hầu hết các em rất hứng thú và nắm được nội dung bài học.
Trong đề tài, tôi đề cập đến 6 bài tập tình huống có nội dung gắn với thực tiễn áp dụng trong dạy học vật lí trung học phổ thông, có đến 3 bài tập tình huống có nội dung gắn với việc định hướng nghề nghiệp áp dụng trong dạy học vật lí trung học phổ thông.
Qua mỗi tiết học giúp học sinh trung học phổ thông phát huy tính tích cực, năng động, tìm tòi, sáng tạo, yêu thích học vật lí, yêu khoa học; phát triển năng lực giao tiếp và hợp tác, năng lực giải quyết vấn đề trong thực tiễn và hướng nghiệp cho học sinh.
6. Tính khả thi của đề tài
Ở đề tài này, tôi đã tập trung xây dựng và khai thác một số kĩ thuật dạy học tích cực có hiệu quả vào giải các bài tập tình huống có nội dung gắn với thực tiễn và các bài tập tình huống có nội dung định hướng nghề nghiệp cho học sinh phổ thông trong dạy học vật lí; tổ chức thành công việc hoạt động nhóm ở một số tiết học giải bài tập vật lí với các nội dung gắn với thực tiễn cũng như định hướng nghề nghiệp cho học sinh. Đề tài đã góp phần phát triển năng lực giao tiếp và hợp tác, năng lực giải quyết vấn đề thực tiễn và định hướng nghề nghiệp cho học sinh theo học ban Khoa học tự nhiên tại trường tôi công tác. Trong thời gian tiếp theo, đề tài sẽ được áp dụng mở rộng với đa số học sinh tại trường tôi công tác, cũng như có thể áp dụng rộng rãi cho học sinh các trường trung học phổ thông khác.
7. Kế hoạch nghiên cứu
– Trong đề tài này, chú trọng nghiên cứu việc khai thác các kĩ thuật dạy học tích cực để vận dụng giải một số bài tập tình huống với các nội dung gắn với thực tiễn cũng như định hướng nghề nghiệp cho học sinh trong bộ môn vật lí ở bậc trung học phổ thông.
– Thời gian tiến hành nghiên cứu đề tài: bắt đầu từ đầu năm học 2020 – 2021 và kết thúc vào khoảng tháng 2 năm 2022.
PHẦN II. NỘI DUNG
I. CƠ SỞ LÝ LUẬN
1. Các kĩ thuật dạy học tích cực 1/ Kĩ thuật “Các mảnh ghép”
Kĩ thuật “Các mảnh ghép” là hình thức học tập hợp tác kết hợp giữa cá nhân, nhóm và liên kết giữa các nhóm nhằm:
– Giải quyết một nhiệm vụ phức hợp (có nhiều chủ đề)
– Kích thích sự tham gia tích cực của học sinh.
– Nâng cao vai trò của cá nhân trong quá trình hợp tác(Không chỉ hoàn thành nhiệm vụ ở Vòng 1 mà còn phải truyền đạt lại kết quả vòng 1 và hoàn thành nhiệm vụ ở Vòng 2).
Cách tiến hành:
VÒNG 1: Nhóm chuyên gia
+ Hoạt động theo nhóm 3 đến 8 người[số nhóm được chia = số chủ đề x n (n = 1,2,…)]
+ Mỗi nhóm được giao một nhiệm vụ[Ví dụ : nhóm 1 : nhiệm vụ A; nhóm 2: nhiệm vụ B, nhóm 3: nhiệm vụ C, … (có thể có nhóm cùng nhiệm vụ)]
TÀI LIỆU LIÊN QUAN
- 7
- 107
- 1
- [product_views]
100.000 ₫
- 1
- 477
- 2
- [product_views]
100.000 ₫
- 4
- 499
- 3
- [product_views]
100.000 ₫
- 6
- 535
- 4
- [product_views]
100.000 ₫
- 1
- 566
- 5
- [product_views]
100.000 ₫
- 2
- 422
- 6
- [product_views]
100.000 ₫
- 2
- 442
- 7
- [product_views]
100.000 ₫
- 8
- 578
- 8
- [product_views]
100.000 ₫
- 9
- 538
- 9
- [product_views]
100.000 ₫
- 6
- 389
- 10
- [product_views]