SKKN Kích thích hứng thú học tập, giáo dục ý thức bảo vệ sức khỏe cho học sinh khi dạy học hóa học ở trường trung học phổ thông
- Mã tài liệu: MP0638 Copy
Môn: | Hóa học |
Lớp: | 12 |
Bộ sách: | |
Lượt xem: | 940 |
Lượt tải: | 16 |
Số trang: | 52 |
Tác giả: | Phạm Thị Hồng Hà |
Trình độ chuyên môn: | Cử nhân đại học |
Đơn vị công tác: | THPT Đặng Thai Mai |
Năm viết: | 2021-2022 |
Số trang: | 52 |
Tác giả: | Phạm Thị Hồng Hà |
Trình độ chuyên môn: | Cử nhân đại học |
Đơn vị công tác: | THPT Đặng Thai Mai |
Năm viết: | 2021-2022 |
Để triển khai đề tài này tôi đã lựa chọn một số phương pháp giảng dạy để lồng ghép các vấn đề có liên quan đến vấn đề giáo dục cho học sinh ý thức bảo vệ sức khỏe và kích thích hứng thú học cho học sinh. Qua đó để học sinh biết cách tự chăm sóc sức khỏe bản thân và nhất là làm sao để các em có thể trở thành những tuyên truyền viên để lan tỏa ý thức bảo vệ sức khỏe đến tất cả những người xung quanh các em. Dưới đây là một số phương pháp mà trong những năm học qua chúng tôi đã áp dụng trong quá trình giảng dạy:
+ Phương pháp dạy học thông qua các tình huống
+ Phương pháp dạy học thông qua hình thức đóng vai
+ Phương pháp dạy học thông qua các dự án
+ Phương pháp dạy học thông qua các hoạt động trải nghiệm, hoạt động ngoại khóa cho học sinh
+ Phương pháp truyền thông giáo dục sức khỏe
+ Phương pháp giáo dục thông qua các câu lạc bộ sức khỏe
Mô tả sản phẩm
A. PHẦN MỞ ĐẦU
I. ĐẶT VẤN ĐỀ
Học sinh ngày càng không có nhiều hứng thú với môn hóa học nhất là với chương trình giáo dục phổ thông tổng thể hiện nay môn hóa học được đưa vào cho học sinh lựa chọn theo định hướng nghề nghệp, sở thích và năng lực của bản thân. Nên nếu giáo viên không tạo được hứng thú cho các em với môn hóa thì sẽ là một bất lợi.
Sức khỏe là vốn quý nhất của mỗi con người và của toàn xã hội. Tình trạng sức khỏe đã trở thành vấn đề nóng mà dư luận và mọi người đặc biệt quan tâm. “ Ăn gì để tồn tại” ngày càng khó trả lời khi mà có quá nhiều chất độc hại, thuốc cấm được tìm thấy trong các loại thực phẩm. Nhất là những năm gần đây thì vấn đề sức khỏe càng phải được quan tâm và chú ý hơn khi mà đại dịch Covid-19 đang hoành hành trên toàn quốc cũng như trên toàn Thế Giới.
Hiện nay, công tác chăm sóc sức khỏe trẻ em nói chung, học sinh nói riêng đã có những điều kiện thuận lợi để thực hiện. Tuy nhiên, trên thực tế trường THPT việc đưa vấn đề giáo dục sức khỏe cho học sinh vào chương trình môn học còn ít, chưa được chú trọng nhiều, cơ sở vật chất nhà trường chưa đảm bảo, thư viện còn thiếu tài liệu và phương tiện phục vụ cho giảng dạy về giáo dục sức khỏe. Đội ngũ giáo viên chưa được tập huấn bài bản, giáo viên chưa có được nhiều các biện pháp phù hợp để thực hiện nội dung giáo dục sức khỏe. Chính vì điều đó dẫn đến hiểu biết của các em về vấn đề này còn hạn chế và chưa thực sự mang lại hiệu quả trong cuộc sống.
Học sinh THPT là lứa tuổi cần phải giáo dục nhiều về việc có ý thức với sức khỏe của mình và các em có thể là những tuyên truyền viên tích cực để tuyên truyền vấn đề này đến những người xung quanh để từ đó góp phần thay đổi ý thức về việc bảo vệ sức khỏe của mọi người trong xã hội.
Môn hóa học là một môn khoa học thực nghiệm có liên quan nhiều đến các kiến thức thực tiễn trong cuộc sống nên giảng dạy hóa học rất thuận lợi cho việc giáo dục học sinh về vấn đề sức khỏe. Tuy nhiên, chương trình sách giáo khoa vẫn còn nặng về lí thuyết nên để đảm bảo dạy đúng, kịp chương trình hầu hết giáo viên vẫn chủ yếu truyền thụ kiến thức trong nội dung bài học mà quên đi việc cập nhật những kiến thức đã dạy vào cuộc sống, để giáo dục cho học sinh những kiến thức như bảo vệ sức khỏe…Vì vây, trong quá trình giảng dạy hóa học, giáo viên nên lồng ghép nội dung này vào trong các bài học, bài kiểm tra hay các hoạt động trải nghiệm …để làm cho giờ học trở nên sinh động, hấp hẫn và có ý nghĩa thực tiễn hơn.
Ai là người giúp học sinh có thể tích lũy được các kiến thức để bảo vệ sức khỏe bản thân, ngăn chặn các loại bệnh nhất là các loại bệnh được gọi là kẻ giết người thầm lặng và để từ đó các em có thể tuyên truyền cho những người trong gia đình, người xung quanh cùng biết cách bảo vệ sức khỏe. Là những giáo viên giảng dạy hóa học, nhiệm vụ của chúng tôi là truyền tải kiến thức đến cho học sinh, đặc biệt là những kiến thức thực tế có ảnh hưởng trực tiếp đến sức khỏe và tương lai các em. Tuy nhiên, thực tế giảng dạy ở các trường hiện nay có nhiều giáo viên còn chưa quan tâm đến vấn đề này, giảng dạy còn quá coi trọng kiến thức lí thuyết, dạy học còn cứng nhắc khiến cho một tiết học trở nên nhàm chán, học sinh trở nên thụ động khi tiếp nhận kiến thức và khi gặp các tình huống trong cuộc sống thì lúng túng và có lúc không biết xử lý.
Với mong muốn trang bị thật tốt cho các em học sinh những kiến thức về chăm sóc, bảo vệ sức khỏe và từ đó lôi cuốn, kích thích các em có nhiều hứng thú với môn hóa học nên chúng tôi đã chọn đề tài: “ Kích thích hứng thú học tập, giáo dục ý thức bảo vệ sức khỏe cho học sinh khi dạy học hóa học ở trường trung học phổ thông”.
II. MỤC ĐÍCH NGHIÊN CỨU
Kiến thức hóa học tương đối khô khan, là những giáo viên môn Hóa chúng tôi luôn trăn trở làm sao để mang lại một giờ học thật hiệu quả, học sinh tiếp thu bài tốt mà vẫn đảm bảo chương trình. Thế nên trong quá trình giảng dạy chúng tôi đã áp dụng nhiều phương pháp nhằm thu hút sự chú ý của học sinh và lồng ghép nhiều kiến thức thực tế cuộc sống như vấn đề bảo vệ sức khỏe giúp các em thấy bài học có ý nghĩa thiết thực như sau:
Chúng tôi nghiên cứu những nội dung hóa học nhất là nội dung trong chương trình THPT có liên quan đến vấn đề bảo vệ sức khỏe cho học sinh để đưa vào trong chương trình dạy học, trong các hoạt động trải nghiệm nhằm giáo dục ý thức bảo vệ sức khỏe học sinh.
Xây dựng hệ thống câu hỏi, bài tập theo hướng tích hợp vấn đề bảo vệ sức khỏe cho học sinh để các em có kĩ năng xử lí tốt những tình huống sẽ gặp trong cuộc sống và từ đó tiếp thu những kiến thức mới đầy bổ ích.
III. ĐỐI TƯỢNG, THỜI GIAN VÀ PHẠM VI NGHIÊN CỨU
1. Đối tượng nghiên cứu: Học sinh ba khối 10, 11 và 12
2. Thời gian nghiên cứu: Năm học 2020- 2021 và 2021- 2022
3. Phạm vi nghiên cứu: Các bài học, các chương có các chất, vấn đề liên quan đến việc giáo dục ý thức bảo vệ sức khỏe cho học sinh trong chương trình hóa học của khối 10, 11 và 12 và kết hợp cùng với một số môn học có nội dung liên quan như sinh học….
Hóa học 10: Chương Halogen, chương Oxi- lưu huỳnh, Chương Tốc độ phản ứng
Hóa học 11: Chương Nitơ- photpho, chương Cacbon- silic, Chương hidrocacbon không no, Chương andehit…
Hóa học 12: Chương Este- lipit, chương Cacbohiđat, chương Amin- aminoaxit- peptit- protein, Chương Vật liệu polime, Chương đại cương kim loại, Chương Hóa học với môi trường…
IV. PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU
Phương pháp nghiên cứu tài liệu: Nghiên cứu các chất hóa học gây ảnh hưởng tới sức khỏe và phương pháp sử dụng các chất này một cách hợp lí trong thực tiễn.
Phương pháp khảo sát: Khảo sát về tình hình nắm bắt các kiến thức, kĩ năng về bảo vệ sức khỏe bản thân của các học sinh.
Phương pháp dạy học: Sử dụng các phương pháp dạy học tích cực vào các bài dạy. Trao đổi với những giáo viên có nhiều kinh nghiệm để bổ sung góp ý cho các phương pháp, các hoạt động để tổ chức triển khai được tốt hơn.
Phương pháp thực nghiệm sư phạm: Tiến hành lồng ghép vào các bài dạy trong chương trình hóa học THPT hoặc tổ chức các chuyên đề, các hoạt động trải nghiệm cho học sinh về vấn đề sức khỏe.
Phương pháp tổng hợp đánh giá: Trên cơ sở thu thập tài liệu, thông tin từ học sinh, giáo viên và người dân trên địa bàn chúng tôi tiến hành tổng hợp và đánh giá.
B. PHẦN NỘI DUNG
I. CƠ SỞ KHOA HỌC
1. Cơ sở lí luận
Dựa trên nghị quyết 401/2009/QĐ-TTg ngày 27 tháng 3 năm 2009 của thủ tướng chính phủ về phê duyệt chương trình phòng chống bệnh tật học đường trong các cơ sở giáo dục thuộc hệ thống giáo dục quốc dân.
Dựa trên quyết định số 1660/QĐ-TTg ngày 2 tháng 10 năm 2021 của chính phủ về phê duyệt chương trình sức khỏe học đường giai đoạn 2021- 2025 nhằm đảm bảo chăm sóc toàn diện về thể chất, tinh thần cho trẻ em thông qua việc duy trì, đẩy mạnh hoạt động giáo dục, chăm sóc, bảo vệ và quản lý sức khỏe trẻ em, học sinh trong các cơ sở giáo dục. Trong đó chú ý một số nhóm giải pháp như “ Tuyên truyền- giáo dục sức khỏe học đường trong trường học”…Với thông điệp “ Trường học an toàn- học sinh khỏe mạnh” kỳ vọng sẽ mang đến những thay đổi tích cực cho trường học để chăm sóc và nuôi dưỡng một thế hệ Việt Nam khỏe mạnh, năng động và trưởng thành.
Dựa vào chương trình giáo dục tổng thể 2018 thực hiện đổi mới chương trình, nội dung và phương pháp dạy học, kiểm tra đánh giá với mục tiêu giáo dục toàn diện, phát huy tính tích cực, chủ động sáng tạo của học sinh. Ngay trong chương trình Hóa học khi các em mới được tiếp cận ở trung học cở sở đã được học Hóa học có vai trò rất quan trọng trong cuộc sống của chúng ta. Khi học môn Hóa học, cần thực hiện các hoạt động như thu thập và tìm kiếm thông tin, xử lí thông tin, vận dụng và ghi nhớ. Học tốt môn Hóa học là nắm vững và có khả năng vận dụng kiến thức đã học vào cuộc sống. Nên việc lồng ghép kiến thức thực tế thông qua môn Hóa học trong các giờ dạy cho học sinh là vô cùng cần thiết.
Dựa vào những chính sách, chủ trương của Đảng và Nhà nước ta để thực hiện công tác giáo dục và bảo vệ sức khỏe cho học sinh trong đó yêu cầu ngành giáo dục đưa nội dung giáo dục sức khỏe vào chương trình chính khóa của các trường phổ thông để giáo dục học sinh về nếp sống văn minh, nếp sống vệ sinh, khuyến khích học sinh tham gia vào các hoạt động giữ gìn sức khỏe cho bản thân và gia đình mình. Nếu các kiến thức thực tiễn hóa học được sử dụng đúng mục đích sẽ là nguồn khai thác kiến thức vô cùng phong phú cho học sinh.
Dựa vào các tài liệu, sách giáo khoa, sách giáo viên hóa học…của ba khối 10, 11 và 12.
Dựa vào các khái niệm sức khỏe, giáo dục sức khỏe, giá trị của sức khỏe, những yếu tố ảnh hưởng đến sức khỏe, các biện pháp góp phần bảo vệ sức khỏe
a. Khái niệm sức khỏe (WHO): Sức khỏe là một trạng thái thoải mái về thể chất, tinh thần và xã hội, chứ không chỉ là không có bệnh hay thương tật.
b. Giáo dục sức khỏe: là quá trình tác động có mục đích , có kế hoạch đến suy nghĩ và tình cảm của con người, nhằm nâng cao kiến thức, thay đổi thái độ và thực hành các hành vi lành mạnh để bảo vệ và nâng cao sức khỏe cho cá nhân, gia đình và cộng đồng.
c. Giá trị của sức khỏe:
+ Đối với con người:là nền tảng cơ bản của một cuộc sống vui vẻ, hạnh phúc, là cơ sở quan trọng để mỗi người thực hiện ý tưởng, ước mơ, nguyện vọng của cuộc đời mình. Sức khỏe chính là chiếc chìa khóa quan trọng nhất mở ra cánh cửa hạnh phúc cho mỗi người.
+ Đối với sự phát triển kinh tế- xã hội của đất nước: một quốc gia không thể phát triển nếu người dân không có sức khỏe, không được học hành với những kiến thức và kỹ năng cần thiết.
d. Những yếu tố ảnh hưởng đến sức khỏe:
+ Các yếu tố di truyền: Các yếu tố sinh học quyết định cấu trúc cơ thể và các hoạt động chức năng của cơ thể.
+ Yếu tố môi trường: yếu tố môi trường đã, đang và sẽ tiếp tục đóng vai trò hết sức quan trọng quyết định tình trạng sức khỏe của bất cứ một cộng đồng nào.
Ví dụ: Tình trạng ô nhiễm không khí đang đáng báo động nhất là ở các thành phố lớn là yếu tố tác động xấu đến sức khỏe. Lượng khí thải độc hại, bụi mịn trong không khí là nguyên nhân gây suy yếu đường hô hấp, viêm phế quản, thậm chí ung thư phổi.
+ Hệ thống chăm sóc sức khỏe: Chất lượng điều trị và chăm sóc, tình trạng thuốc men, khả năng tiếp cận với các dịch vụ của người dân, thái độ của cán bộ y tế, trình độ chuyên môn của cán bộ y tế…có ảnh hưởng đáng kể đến trạng thái sức khỏe của người dân.
+ Yếu tố hành vi và lối sống của con người: Hành vi của con người có liên quan đến việc tạo ra, bảo vệ, chăm sóc và nâng cao sức khỏe hoặc liên quan đến một vấn đề sức khỏe nhất định. Hành vi và lối sống không lành mạnh được xem là nguyên nhân dẫn đến bệnh tật, tử vong và các vấn đề sức khỏe khác.
Ví dụ: Người thường xuyên uống rượu bia dễ có nguy cơ mắc các bệnh mãn tính như viêm loét dạ dày- tá tràng, xơ gan, cao huyết áp, tiểu đường, thậm chí các bệnh hiểm nghèo như tai biến mạch máu não, nhồi máu cơ tim, ung thư gan.
e. Các phương pháp bảo vệ và chăm sóc sức khỏe:
+ Trang bị kiến thức:
– Tham gia các chương trình tư vấn sức khỏe
– Thường xuyên tìm hiểu các vấn đề sức khỏe từ sách, phương tiện truyền thông
(báo, đài, internet, truyền hình)
– Học hỏi kinh nghiệm của những người xung quanh
+ Xây dựng chế độ ăn khoa học, lành mạnh:
– Kiểm soát thực phẩm: Đảm bảo thực phẩm sạch, tránh nhiễm khuẩn, chất bảo quản, chất kích thích sinh trưởng, chất tăng trọng, chất phụ gia…
– Hạn chế bia rượu, chất kích thích, nước ngọt, nước có gas và đồ cay nóng, các món nướng, chiên, xào
– Tránh dùng thực phẩm chế biến sẵn vì chứa nhiều muối, đường, chất bảo quản
– Hạn chế ăn mặn, nhiều muối. Đường và muối được coi là hai “ chất trắng” có hại cho sức khỏe con người nếu chúng ta quá lạm dụng
– Làm phong phú thực phẩm, thực đơn hàng ngày để đảm bảo cung cấp đầy đủ chất dinh dưỡng, nên có những chế độ ăn khoa học
– Không hút thuốc lá
– Ăn nhiều rau củ quả tươi, các loại hạt
+ Uống đủ nước:
– Bổ sung nước thường xuyên, uống từ từ và tường ngụm nhỏ; không để cơ thể có cảm giác “khát” mới uống
– Đảm bảo vệ sinh nguồn nước và dụng cụ đựng nước, uống nước đun sôi để nguội và trong một ngày là tốt nhất
– Uống một cố nước ấm trước khi đi ngủ sẽ có lợi cho sự tuần hoàn mạch máu và một cốc nước ấm sau khi ngủ dậy sẽ giúp thanh lọc cơ thể, tốt cho lưu thông máu và hệ tiêu hóa.
– Hạn chế tối đa các loại nước ngọt có đường và có gas
+ Vận động khoa học:
– Chon hình thức tập luyên phù hợp với sở thích, tuổi tác, nghề nghiệp, thời gian và điều kiện sức khỏe.
– Tập vừa sức, phải luôn cảm thấy thoải mái, vui vẻ, khỏe khoắn với cách vận động của mình
– Phải kiên trì và đều đặn. Tốt nhất là dành 30 phút mỗi ngày để tập luyện
TÀI LIỆU LIÊN QUAN
- 6
- 128
- 1
- [product_views]
- 4
- 183
- 2
- [product_views]
- 2
- 105
- 3
- [product_views]
100.000 ₫
- 1
- 450
- 4
- [product_views]
100.000 ₫
- 0
- 421
- 5
- [product_views]
100.000 ₫
- 4
- 444
- 6
- [product_views]
100.000 ₫
- 5
- 587
- 7
- [product_views]
100.000 ₫
- 6
- 415
- 8
- [product_views]
100.000 ₫
- 4
- 557
- 9
- [product_views]
100.000 ₫
- 2
- 453
- 10
- [product_views]