SKKN Lồng ghép một số nền tảng học tập vào hoạt động củng cố trong dạy học trực tuyến đối với bộ môn hóa học nhằm tăng hứng thú và nâng cao chất lượng học tập cho học sinh
- Mã tài liệu: MP0658 Copy
Môn: | Hóa học |
Lớp: | 11 |
Bộ sách: | |
Lượt xem: | 589 |
Lượt tải: | 9 |
Số trang: | 84 |
Tác giả: | Bùi Thị Minh Nguyệt |
Trình độ chuyên môn: | Cử nhân đại học |
Đơn vị công tác: | THPT Con Cuông |
Năm viết: | 2021-2022 |
Số trang: | 84 |
Tác giả: | Bùi Thị Minh Nguyệt |
Trình độ chuyên môn: | Cử nhân đại học |
Đơn vị công tác: | THPT Con Cuông |
Năm viết: | 2021-2022 |
Sáng kiến kinh nghiệm “SKKN Lồng ghép một số nền tảng học tập vào hoạt động củng cố trong dạy học trực tuyến đối với bộ môn hóa học nhằm tăng hứng thú và nâng cao chất lượng học tập cho học sinh” triển khai các biện pháp như sau:
1. Hướng dẫn đăng ký và cách sử dụng của một số nền tảng học tập
1.1. Nền tảng học tập Quizizz
1.2. Nền tảng học tập izi
2. Tiến hành lồng ghép một số nền tảng học tập vào hoạt động cũng cố trong dạy học trực tuyến
2.1. Lồng ghép nền tảng học tập Izi vào hoạt động cũng cố trong ‘Chủ đề nhóm halogen’
2.2. Lồng ghép nền tảng học tập Quizizz vào hoạt động cũng cố trong bài ‘Amoniac’
Mô tả sản phẩm
PHẦN I. ĐẶT VẤN ĐỀ
1. Lý do chọn đề tài
Theo ông Peter Van Gils, chuyên gia dự án Công nghệ thông tin trong giáo dục và quản lý nhà trường (ICTEM) khẳng định: “Chúng ta đang sống trong một xã hội mà người ta gọi là một xã hội tri thức hay một xã hội thông tin. Điều này có nghĩa rằng những sản phẩm đầu ra mang tính công nghiệp trong xã hội của chúng ta đã mất đi cái tầm quan trọng của nó. Thay vào đó là những “dịch vụ” và “những sản phẩm tri thức”. Trong một xã hội như vậy, thông tin đã trở thành một loại hàng hoá cực kì quan trọng. Máy vi tính và những kĩ thuật liên quan đã đóng một vai trò chủ yếu trong việc lưu trữ và truyền tải thông tin và tri thức. Thực tế này yêu cầu các nhà trường phải đưa các kĩ năng công nghệ vào trong chương trình giảng dạy của mình. Một trường học mà không có công nghệ thông tin là một nhà trường không quan tâm gì tới các sự kiện đang xảy ra trong xã hội”.
Hiện nay cơ sở vật chất trường chúng tôi đang công tác về cơ bản đã đáp ứng được việc dạy học ứng dụng công nghệ thông tin. Đa số học sinh cũng có đầy đủ thiết bị điện tử như máy tính, điện thoại thông minh nên việc ứng dụng công nghệ thông tin nói chung và các phần mềm, nền tảng học tập vào dạy học, đặc biệt là dạy học trực tuyến cũng khá thuận lợi. Trong giai đoạn hiện nay dịch covid-19 diễn biến rất phực tạp, nên nhiều trường trên địa bàn tỉnh Nghệ An đang triển khai dạy học trực tuyến, trong đó có trường chúng tôi đang công tác. Cho nên việc ứng dụng công nghệ thông tin vào dạy học là vấn đề rất cần thiết.
Trường chúng tôi là một trường miền núi, chủ yếu là học sinh dân tộc thiểu số, đầu vào rất thấp. Việc các em lĩnh hội kiến thức khi dạy trực tiếp đã rất khó khăn rồi, huống gì hiện nay học trực tuyến. Cho nên chúng tôi đã chuẩn bị tâm lý tốt để ứng phó hình thức dạy học mới này. Đúng như chung tôi dự đoán là việc dạy học trực tuyến gặp rất nhiều khó khăn, đặc biệt là việc tiếp thu kiến thức của học sinh. Do học lực chủ yếu trung bình, kém nên các em cũng không có hứng thú về bộ môn hóa học. Các em chủ yếu học để đối phó việc quản lý chặt chẽ của giáo viên, trong lớp chỉ có khoảng vài em chú tâm học. Hậu quả là hầu như các em không hứng thú học tập, dẫn đến kết quả học tập của các em còn thấp.
Trong quá trình giảng dạy trực tuyến, nhiều đêm trăn trở không ngủ được. Chúng tôi luôn tự đặt câu hỏi “làm sao để cải thiện về việc tiếp thu kiến thức cho các em, làm sao tạo hứng thú học tập cho các em, các em có hứng thú thì học lực của các em mới tiến bộ được …”. Tình cờ chúng tôi lướt facebook thì thấy rất nhiều thầy cô chia sẽ các trò chơi trên các nền tảng học tập. Cảm giác của chúng tôi rất vui sướng, trong lòng rạo rực khi thấy có một tia sáng đã hé lên trong tâm trí của mình. Thế là chúng tôi quyết định tìm hiểu và cho học sinh trải nghiệm trò chơi trên hai nền tảng học tập đó là Izi và Quizizz. Bước đầu chúng tôi nhận thấy sự phản hồi của học sinh là các em rất hào hứng, thích thú do các em được trực tiếp tham gia trò chơi trên smartphone yêu thích của mình.
Trong quá trình triển khai một tiết học chúng tôi thấy hoạt động củng cố cuối giờ có ý nghĩa rất quan trọng. Nó vừa giúp học sinh tái hiện lại những nội dung đã học, chỉnh sửa lại những sai lầm trong quá trình nhận thức đồng thời củng cố luyện tập các kiến thức đã học. Hoạt động này còn là cơ sở giúp cho giáo viên có thể đánh giá được mức độ hiểu bài và làm chủ kiến thức, kĩ năng của bài học. Chính vì vậy việc lồng ghép trò chơi của một số nền tảng vào hoạt động cũng cố trong dạy học trực tuyến là một vấn đề cấp thiết cần phải làm.
Xuất phát từ những lý do trên chúng tôi lựa chọn và nghiên cứu đề tài “Lồng ghép một số nền tảng học tập vào hoạt động củng cố trong dạy học trực tuyến đối với bộ môn hóa học nhằm tăng hứng thú và nâng cao chất lượng học tập cho học sinh”.
2. Mục đích nghiên cứu
Xác định được quy trình tổ chức trò chơi trên các nền tảng học tập vào hoạt động củng cố trong dạy học nhằm tạo hứng thú học tập cho học sinh.
3. Nhiệm vụ nghiên cứu
– Nghiên cứu những vấn đề lí luận và thực tiễn có liên quan đến đề tài: nền tảng học tập, hoạt động củng cố và sự hứng thú học tập của học sinh.
– Xác định được quy trình tổ chức trò chơi trên các nền tảng học tập, hướng dẫn cũ thể cho các em vào chơi vào hoạt động củng cố trong dạy học.
– Thực nghiệm sư phạm nhằm mục đích đánh giá tính khả thi của giả thuyết đề ra.
4. Khách thể và đối tượng nghiên cứu
– Khách thể nghiên cứu: Quá trình dạy học trực tuyến đối với bộ môn hóa học. – Đối tượng nghiên cứu: Các trò chơi học tập trên các nền tảng học tập: Izi, Quizizz,…, hoạt động củng cố và sự hứng thú học tập của học sinh.
5. Phương pháp nghiên cứu
5.1. Phương pháp nghiên cứu lý thuyết
– Phân tích, tổng hợp các cơ sở lý luận liên quan đến đề tài nghiên cứu.
5.2. Nhóm phương pháp nghiên cứu thực tiễn
+ Điều tra, thăm dò lấy ý kiến của giáo viên và nhận thức của học sinh về việc lồng ghép một số nền tảng học tập vào hoạt động củng cố trong dạy học trực tuyến đối với bộ môn hóa học.
+ Thực nghiệm sư phạm: Tiến hành thực nghiệm sư phạm bước đầu kiểm nghiệm tính hiệu quả, khả thi của những đề xuất.
5.3. Phương pháp xử lý thông tin
– Xử lý kết quả thực nghiệm bằng Excel.
6. Giả thuyết khoa học
Trong quá trình dạy học hóa học, nếu lồng ghép được các trò chơi hóa trên các nền tảng học tập vào HĐCC một cách khoa học, hợp lý thì sẽ góp phần nâng cao chất lượng dạy và học, tăng hứng thú học tập cho học sinh và góp phần nâng cao được chất lượng dạy học hoá học ở trường THPT.
7. Đóng góp mới của đề tài
– Góp phần làm sáng tỏ cũng như hệ thống hóa cơ sở lí luận và thực tiễn về việc lồng ghép trò chơi trên các nền tảng vào hoạt động củng cố trong dạy học ở trường THPT nói chung và dạy học trực tuyến đối với bộ môn hóa học nói riêng.
– Điều tra, đánh giá thực trạng việc lồng ghép các trò chơi trên các nền tảng học tập vào hoạt động cũng cố trong dạy học trực tuyến ở Trường THPT Con Cuông – Tỉnh Nghệ An.
– Đề xuất các trò chơi trên các nền tảng học tập góp phần tăng hứng thú học tập của học sinh trong thực tiễn dạy học hóa học ở trường THPT.
PHẦN II. NỘI DUNG
CHƯƠNG 1: CƠ SỞ LÝ LUẬN VÀ THỰC TIỄN CỦA ĐỀ TÀI
1.1. Cơ sở lý luận
1.1.1. Một số khái niệm cơ bản
1.1.1.1. Dạy học trực tuyến
Dạy học trực tuyến là hình thức giảng dạy và học tập ở các lớp học trên Internet. Người dạy và người học sẽ sử dụng phần mềm nền tảng học trực tuyến, ứng dụng truyền âm thanh, hình ảnh và các thiết bị thông minh như laptop, smartphone, máy tính bảng.
Các bài giảng, tài liệu dưới dạng văn bản, hình ảnh, video… được đưa lên các nền tảng và người dùng có thể dễ dàng truy cập và học mọi lúc mọi nơi. Bên cạnh đó còn có các khóa học cùng thời gian thực có sự tham gia và tương tác giữa giáo viên và học viên.
1.1.1.2. Trò chơi trực tuyến
Trò chơi trực tuyến là một video game được chơi một phần hoặc chủ yếu qua Internet hoặc bất kỳ mạng máy tính nào khác có sẵn.
Đặc điểm của trò chơi trực tuyến + Chơi game trực tuyến có thể làm cho bạn tinh thần nhạy bén và tỉnh táo. Các trò chơi thường ở nhiều cấp độ khác nhau và phải hoàn thành, do đó bạn có thể học về kỷ luật quản lý thời gian.
+ Sự phối hợp giữa trí óc và tay được phát triển lên một cấp độ khác. Bạn sẽ học cách phối hợp tâm trí với hành động của bàn tay. Trong khi thực hiện các hành động chơi game trực tuyến, trí lực sẽ được phát triển.
+ Có xu hướng trở nên tích cực xã hội vì bạn sẽ tương tác và chơi với những người hoàn toàn xa lạ trực tuyến, điều này giúp ích cho cuộc sống xã hội của bạn.
1.1.1.3. Nền tảng học tập
Nền tảng học tập là một trong những công cụ hỗ trợ kiểm tra, đánh giá trong dạy học, để kiểm tra kiến thức ở các môn học cũng như kiến thức xã hội thông qua hình thức trả lời trắc nghiệm. Các câu hỏi trắc nghiệm trong nền tảng học tập thuộc nhiều danh mục với cấp độ khác nhau để học sinh thử sức, đánh giá trình độ của bản thân; hoặc giáo viên, phụ huynh có thể truy cập bộ câu hỏi do người khác chia sẻ để sử dụng trong giảng dạy, kèm cặp con em mình. Một số nền tảng học tập phổ biến: Quizizz, Izi, Kahoot, …
1.1.2. Vài trò của hoạt động cũng cố trong dạy học
Hoạt động củng cố có ý nghĩa rất quan trọng. Nó vừa giúp học sinh tái hiện lại những nội dung đã học, chỉnh sửa lại những sai lầm trong quá trình nhận thức đồng thời củng cố luyện tập các kiến thức đã học. Hoạt động này còn là cơ sở giúp cho giáo viên có thể đánh giá được mức độ hiểu bài và làm chủ kiến thức, kĩ năng của bài học.
1.1.3. Tầm quan trọng của sự hứng thú học tập của học sinh
Hứng thú học tập chính là thái độ nhận thức đặc biệt của chủ thể đối với hoạt động học tập, vì sự cuốn hút về mặt tình cảm và ý nghĩa thiết thực của nó trong đời sống của cá nhân. Nhờ hứng thú, học sinh có thể giảm mệt mỏi, căng thẳng, tăng sự chú ý, thúc đẩy tính tích cực tìm tòi, sáng tạo trong quá trình học tập và dễ dàng thành công trong học tập.
1.2. Cơ sở thực tiễn
1.2.1. Thuận lợi và khó khăn trong quá trình dạy học trực tuyến
1.2.1.1. Thuận lợi
+ Đối với giáo viên: Có đầy đủ các thiết bị để phục vụ cho dạy trực tuyến. Có máy tính bàn hoặc laptop kết nối internet.
+ Đối với học sinh: Hầu hết các em có các thiết bị để học trực tuyến: điện thoại, laptop có kết nối internet.
+ Hai ứng dụng Quizizz, Izi hiện tại đang được sử dụng miễn phí và có nguồn tài liệu phong phú trên các ứng dụng đó.
+ Đặc biệt là ứng dụng Quizizz thì có rất nhiều video hướng dẫn chi tiết cách đăng ký và sử dụng.
1.2.1.2. Khó khăn
+ Đối với giáo viên: Một số giao viên còn hạn chế về kỹ năng sử dụng công nghệ thông tin.
+ Đối với học sinh: Một số học sinh sử dụng điện thoại kết nối mạng 3G, 4G nên kết nối internet thỉnh thoảng không vào được các ứng dụng để học tập.
+ Trường chúng tôi chủ yếu là các em dân tộc thiểu số, đầu vào rất thấp. Nên việc tiếp thu kiến thức khi học trực tiếp rất khó khăn, huống gì các em phải học trực tuyến. Cho nên việc dạy học trực tuyến chúng tôi gặp rất nhiều khó khăn về cách truyền đạt để các em lĩnh hội kiến thức.
1.2.2. Khảo sát thực trạng dạy học trực tuyến hiện nay
1.2.2.1. Khảo sát nhận thức của giáo viên dạy trực tuyến
Để biết được thực trạng của đề tài, chúng tôi đã dùng google forms khảo sát 100 giáo viên của ba trường Trường THPT Con Cuông, Trường THPT Mường Quạ và Trường THPT Anh Sơn 3 (Phụ lục 1). Chúng tôi đã thu thập được kết quả như sau:
+ Thực trạng giáo viên tổ chức các hoạt động dạy học vào hoạt động cũng cố khi tiến hành dạy trực tuyến.
Biểu đồ 1.1. Nhận thức của giáo viên khi tổ chức các HĐDH vào HĐCC
Dựa vào biểu đồ 1.1 ta nhận thấy giáo viên tổ chức hoạt động chủ yếu là chiếu phiếu học tập trên powerpoint trong HĐCC (“chiếu phiếu học tập trên powerpoint” chiếm 70%). Điều đó chứng tỏ trong quá trình dạy học trực tuyến hầu như GV chủ yếu tổ chức hoạt động cũng cố bằng cách chiếu phiếu học tập được chuẩn bị trên powerpoint. GV chưa quan tâm đến việc tổ chức hoạt động cũng cố thông qua trò chơi trực tuyến (GV tổ chức trò chơi trực tuyến chỉ có 7%).
b. Thực trạng việc giáo viên tổ chức trò chơi trực tuyến vào hoạt động cũng cố khi tiến hành dạy trực tuyến.
Biểu đồ 1.2. Giáo viên tổ chức trò chơi trực tuyến vào HĐCC
Dựa vào biểu đồ 1.2 ta thấy rất ít giáo viên tổ chức trò chơi trực tuyến vào hoạt động cũng cố (GV tổ chức “thường xuyên” chiếm 8%). Điều đó chức tỏ GV chưa chú trọng đến việc tổ chức trò chơi trực tuyến vào hoạt động cũng cố.
1.2.2.2. Khảo sát học lực và sự hứng thú của học sinh học trực tuyến khi GV không tổ chức trò chơi trực tuyến
+ Khảo sát học lực của học sinh lớp 10C5 và 11C5 lần 1 năm học 2021-2022 Chúng tôi đã tiến hành khảo sát chất lượng 79 em hai lớp 10C5, 11C5 đầu năm học 2021-2022 bằng cách tiến hành cho các em làm 1 bài kiểm tra trên giấy sau khi các em đi học trực tiếp. Chúng tôi thu được kết quả như sau:
Biểu đồ 1.3. Kết quả khảo sát chất lượng lần 1
Dựa vào biểu đồ 1.3 chung tôi thấy điểm khảo sát lần 1 dưới điểm trung bình còn khá cao 38,0%, có học sinh điểm kém trong khi đó không có học sinh nào có điểm từ 8 trở lên.
+ Khảo sát sự hứng thú của HS khi học một tiết mà GV không tổ chức trò chơi trực tuyến vào HĐCC.
Bên cạnh đầu năm chúng tôi khảo sát chất lượng học tập của các em thì chúng tôi còn khảo sát về sự hứng thú của 79 em lớp 10C5, 11C5 khi GV không tổ chức trò chơi trực tuyến vào HĐCC. Đó là chúng tôi tiến hành dạy một tiết bình thường, như thường lệ GV chuẩn bị một tiết trên powerpoint. Đến phần HĐCC thì chúng tôi chiếu phiếu học tập để cho học sinh làm để khắc sâu kiến thức. Sau tiết dạy đó chúng tôi khảo sát sự hứng thú của các em bằng google forms. Kết quả chúng tôi nhận được như sau:
Biểu đồ 1.4. Sự hứng thú của học sinh
Dưạ vào biểu đồ 1.4 chúng tôi nhận thấy đa số các em không hứng thú đối với tiết dạy của GV không tổ chức trò chơi trực tuyến của các nền tảng học tập vào HĐCC (“không hứng thú” chiếm 75,9%). Lớp 10C5, 11C5 đa số là các em thuộc dân tộc thiểu số, đầu vào rất thấp. Học trực tiếp dưới sự quản lý của GV mà các em không muốn học nữa, huống gì phải học trực tuyến. Qua đây giúp chúng tôi có động lực để nghiên cứu đề tài, với mục đích tạo hứng thú và nâng cao chất lượng học tập cho các em khi tham gia học trực tuyến.
1.2.2.3. Khảo sát nhận thức của học sinh học trực tuyến
Để biết được thực trạng của đề tài, chúng tôi đã dùng google forms khảo sát 131 học sinh trường Trường THPT Con Cuông (Phụ lục 1). Chúng tôi đã thu thập được kết quả như sau:
+ Cảm nhận của học sinh khi học trực tuyến mà giáo viên tổ chức trò chơi trực tuyến vào hoạt động cũng cố.
Biểu đồ 1.5. Cảm nhận của học sinh về việc GV tổ chức trò chơi trực tuyến vào
TÀI LIỆU LIÊN QUAN
- 6
- 128
- 1
- [product_views]
- 4
- 183
- 2
- [product_views]
- 2
- 105
- 3
- [product_views]
100.000 ₫
- 1
- 450
- 4
- [product_views]
100.000 ₫
- 0
- 421
- 5
- [product_views]
100.000 ₫
- 4
- 444
- 6
- [product_views]
100.000 ₫
- 5
- 587
- 7
- [product_views]
100.000 ₫
- 6
- 415
- 8
- [product_views]
100.000 ₫
- 4
- 557
- 9
- [product_views]
100.000 ₫
- 2
- 453
- 10
- [product_views]