SKKN Một số giải pháp khắc phục tình trạng thiếu thiết bị, hóa chất phục vụ cho dạy và học môn hóa học lớp 10 chương trình GDPT 2018

Giá:
100.000 đ
Môn: HÓA
Lớp: 10
Bộ sách: Cánh Diều
Lượt xem: 411
Lượt tải: 5
Số trang: 24
Tác giả: Đặng Thị Bảo Hân
Trình độ chuyên môn: Cử nhân đại học
Đơn vị công tác: THPT Yên Khánh A
Năm viết: 2022-2023
Số trang: 24
Tác giả: Đặng Thị Bảo Hân
Trình độ chuyên môn: Cử nhân đại học
Đơn vị công tác: THPT Yên Khánh A
Năm viết: 2022-2023

Sáng kiến kinh nghiệm “Một số giải pháp khắc phục tình trạng thiếu thiết bị, hóa chất phục vụ cho dạy và học môn hóa học lớp 10 chương trình GDPT 2018“triển khai gồm các biện pháp nổi bật sau:

Giải pháp 1: Hướng dẫn HS sử dụng các hóa chất sẵn có trong PTN

Giải pháp 2: Thay thế các TN thực bằng TN ảo hoặc các hình ảnh, các video TN có trên internet

Giải pháp 3: Hướng dẫn học sinh thiết kế, xây dựng, cải tiến đồ dùng, thiết bị.

Giải pháp 4: Tăng cường các hoạt động trải nghiệm sáng tạo liên quan đến các vấn đề thực tiễn.

Mô tả sản phẩm

1. Tên sáng kiến, lĩnh vực áp dụng

 

Là nhóm tác giả đề nghị xét công nhận sáng kiến: “Một số giải pháp khắc phục tình trạng thiếu thiết bị, hóa chất phục vụ cho dạy và học môn hóa học lớp 10 chương trình GDPT 2018”

Lĩnh vực áp dụng: Giáo dục

2. Nội dung

2.1. Giải pháp cũ thường làm:

2.1.1. Thực trạng hóa chất thiết bị tại trường THPT Yên Khánh A

 

– Có nhân viên phụ trách riêng về công tác thiết bị.

– Đa số đội ngũ giáo viên trẻ khoẻ, nhiệt tình, năng động, 100% giáo viên được tham gia tập huấn chuyên đề sinh hoạt chuyên môn thường xuyên, đã có kinh nghiệm. Giáo viên luôn coi trọng việc làm đồ dùng dạy học, biết cách sử dụng và bảo quản đồ dùng.

– Có phòng thí nghiệm bộ môn hóa học riêng xong các thiết bị và hóa chất hầu hết đều không đồng bộ hoặc chất lượng chưa đáp ứng nhu cầu dạy và học.

– Bộ thí nghiệm thực hành lớp 10 chương trình phổ thông 2018 chưa được mua, chưa được cung cấp.

2.1.2. Giải pháp cũ thường làm:

Giải pháp thứ nhất: Do không có hóa chất thiết bị nên một số bài dạy GV chấp nhận cách dạy chay, học chay.

Giải pháp thứ hai: GV cố gắng sử dụng các thiết bị hóa chất có sẵn trong PTN nên thường các TN không đạt kết quả như mong muốn hoặc thí nghiệm không thành công.

Giải pháp thứ ba: GV làm TN biểu diễn, HS ít được làm TN để tiết kiệm hóa chất.

2.1.3. Ưu điểm, nhược điểm của giải pháp cũ

– Ưu điểm:

• GV nhàn hơn trong khâu chuẩn bị bài vì không mất thời gian chuẩn bị hóa chất và làm thử các TN. HS và GV không phải tiếp xúc với hóa chất độc hại.

• Không tốn kinh phí cho việc mua sắm hóa chất và thiết bị mới.

– Nhược điểm và những tồn tại cần khắc phục:

• HS ít được làm, ít hoặc không được quan sát TN, các mẫu vật, dụng cụ trực quan nên mức độ tiếp thu bài và hiểu kĩ nội dung bài còn hạn chế, không phát huy được năng lực thực hành thí nghiệm hóa học, tính sáng tạo của HS.

• HS tiếp thu bài một cách thụ động

• GV dạy chay cũng thấy nhàm chán, giảm say mê chuyên môn, không phát huy hết năng lực sáng tạo, tự chủ của mình.

Trước thực trạng trên, nhằm đáp ứng yêu cầu đổi mới về cách dạy và cách học trong việc thực hiện chương trình GDPT 2018 bộ môn Hóa học, chúng tôi đã tìm tòi, học hỏi và xây dựng đề tài: “Một số giải pháp khắc phục tình trạng thiếu thiết bị hóa chất phục vụ cho dạy và học môn hóa học lớp 10 chương trình GDPT 2018”

 

2.2. Giải pháp mới cải tiến:

Giải pháp 1: Hướng dẫn HS sử dụng các hóa chất sẵn có trong PTN

Bước 1: GV cùng nhân viên thiết bị rà soát kiểm tra hóa chất có sẵn trong PTN

Bước 2: GV lên ý tưởng gợi ý cho các bài học có thể sử dụng thí nghiệm và có kế hoạch thay thế hóa chất thiếu bằng hóa chất đang có sẵn có vai trò tương đương.

Bước 3: Hướng dẫn HS làm TN theo bộ hóa chất dụng cụ đã thay thế.

Bước 4: Các nhóm HS báo cáo kết quả đã thực hiện và so sánh với bộ hóa chất dụng cụ ban đầu về mặt lí thuyết phản ứng hóa học.

Phụ lục 1: Danh sách hóa chất dụng cụ có sẵn trong PTN

Phụ lục 2: Danh sách các thiết bị đồ dùng tối thiểu cần có cho lớp 10 chương trình GDPT 2018

 

Giải pháp 2: Thay thế các TN thực bằng TN ảo hoặc các hình ảnh, các video TN có trên internet

Đối với những thí nghiệm độc hại hoặc các thí nghiệm không có hóa chất hoặc không có biện pháp thay thế hóa chất, thiết bị thì cách thức đơn giản, hiệu quả nhất là sử dụng các video trên internet. Khi sử dụng cách thức này đòi hỏi GV phải tự tìm hiểu các video để lựa chọn video có thời lượng ngắn, chất lượng âm thanh và hình ảnh tốt đồng thời có thể yêu cầu HS tự tìm hiểu trước các video này để cho lớp xem vào tiết học hôm sau.

Ví dụ 1: Cho HS xem video phát hiện ra electron, proton khi dạy Bài 2. Thành phần nguyên tử

Ví dụ 2: Cho HS xem video phản ứng của sodium với Chlorine khi dạy Bài 13. Phản ứng oxi hóa khử

Ví dụ 3: Cho HS xem video chứng minh các yếu tố ảnh hưởng đến tốc độ phản ứng khi dạy Bài 16. Tốc độ phản ứng

Ví dụ 4: Cho HS xem video phản ứng Chlorine phản ứng với iron khi dạy Bài 17. Nguyên tố và đơn chất Halogen

Ví dụ 5: Cho HS xem video mô tả phản ứng của hydrogen và chlorine khi dạy Bài 17. Nguyên tố và đơn chất Halogen

Ví dụ 6: Cho HS xem video chứng minh tính oxi hóa của Cl¬2 > Br2 > I¬2 khi dạy Bài 17. Nguyên tố và đơn chất Halogen

Ví dụ 7: Cho HS xem video phản ứng khắc thủy tinh khi dạy Bài 18. Hydogen halide và hydrohalic acid

Phụ lục 3: Các đường link video

 

Giải pháp 3: Hướng dẫn học sinh thiết kế, xây dựng, cải tiến đồ dùng, thiết bị.

Bước 1: Giáo viên xây dựng kế hoạch, lên ý tưởng gợi ý cho các bài học có thể sử dụng biện pháp này.

Bước 2: GV giao nhiệm vụ cho nhóm HS để học sinh tập trung suy nghĩ, tìm ra ý tưởng của riêng mình từ đó xây dựng ý tưởng chung của nhóm.

Bước 3: Các nhóm thảo luận xây dựng, thiết kế sản phẩm, phân công nhiệm vụ thực hiện ý tưởng để hoàn thành sản phẩm.

Bước 4: Các nhóm trưng bày sản phẩm đã hoàn thiện.

Bước 5: Nhận xét, đánh giá.

+ Các nhóm tự thuyết minh, nhận xét đánh giá sản phẩm của nhóm mình theo các tiêu chí ban đầu.

+ Các nhóm còn lại bổ sung đánh giá nhận xét chéo cho nhau.

+ Giáo viên tổng kết, nhận xét, kết hợp cho điểm, rút kinh nghiệm.

Hình thức 1: HS tự làm đồ dùng học tập

Ví dụ 1: Khi dạy xong mục I. Lớp, phân lớp electron khi chuyển sang phần cấu hình electron, tôi sẽ dạy hết phần phân mức năng lượng sau đó giao nhiệm vụ:

Nhiệm vụ 1: Từ các nguồn vật liệu sẵn có trong cuộc sống hàng ngày, hãy thiết kế mô hình thứ tự các mức năng lượng (Dãy Klechkovski) từ đó điền các electron của nguyên tử bất kì theo thứ tự mức năng lượng đã thiết kế?

0/5 (0 Reviews)
0/5 (0 Reviews)

TÀI LIỆU LIÊN QUAN

Đa dạng hóa các hình thức tổ chức dạy học nhằm tạo hứng thú học tập và góp phần nâng cao hiệu quả dạy học môn Hóa học lớp 10 theo chương trình giáo dục phổ thông 2018
10
Hóa học
4.5/5

Theo dõi
Thông báo của
guest
Phản hồi nội tuyến
Xem tất cả bình luận
Set your categories menu in Theme Settings -> Header -> Menu -> Mobile menu (categories)
Shopping cart

KẾT NỐI NGAY VỚI KIẾN EDU

Chúng tôi luôn sẵn sàng lắng nghe và đưa ra giải pháp phù hợp nhất cho vấn đề của bạn.

0886945229

Email

kienedu.com@gmail.com

Đây chỉ là bản XEM THỬ - khách hàng vui lòng chọn mua tài liệu và thanh toán để nhận bản đầy đủ

TẢI TÀI LIỆU

Bước 1: Chuyển phí tải tài liệu vào số tài khoản sau với nội dung: Mã tài liệu

Chủ TK: Ngô Thị Mai Lan

STK Agribank: 2904281013397 Copy
* (Nếu khách hàng sử dụng ngân hàng Agribank thì chuyển tiền vào STK Agribank để tránh bị lỗi treo giao dịch)
STK TPbank: 23665416789 Copy
tài khoản tpbank kienedu

Bước 2: Gửi ảnh chụp giao dịch vào Zalo kèm mã tài liệu để nhận tài liệu qua Zalo hoặc email

Nhắn tin tới Zalo Kiến Edu (nhấn vào đây để xác nhận và nhận tài liệu!)