SKKN Một số phương pháp kết thúc bài học theo hướng phát triển năng lực học sinh trong dạy học phần Quang học Vật lí 11 và Sóng ánh sáng Vật lí 12 THPT
- Mã tài liệu: MP0518 Copy
Môn: | Vật lí |
Lớp: | 11,12 |
Bộ sách: | |
Lượt xem: | 490 |
Lượt tải: | 5 |
Số trang: | 75 |
Tác giả: | Lê Thị Hồng Dung |
Trình độ chuyên môn: | Thạc sĩ giáo dục |
Đơn vị công tác: | THPT Nghi Lộc 4 |
Năm viết: | 2020-2021 |
Số trang: | 75 |
Tác giả: | Lê Thị Hồng Dung |
Trình độ chuyên môn: | Thạc sĩ giáo dục |
Đơn vị công tác: | THPT Nghi Lộc 4 |
Năm viết: | 2020-2021 |
Sáng kiến kinh nghiệm “SKKN Một số phương pháp kết thúc bài học theo hướng phát triển năng lực học sinh trong dạy học phần Quang học Vật lí 11 và Sóng ánh sáng Vật lí 12 THPT“ triển khai các biện pháp như sau:
2.1. KTBH bằng tổ chức trò chơi
2.2. KTBH bằng việc thiết kế mô hình
2.3. KTBH bằng việc thảo luận câu hỏi nêu vấn đề được GV nêu ra đầu tiết học
2.4. KTBH bằng SĐTD; điền sơ đồ trống, sơ đồ khuyết thiếu
2.5. KTBH bằng việc cung cấp thêm thông tin, tư liệu để khắc sâu kiến thức
2.6. KTBH bằng cách gắn kiến thức Vật lí với thực tế
2.7. KTBH bằng thực hiện các thí nghiệm
Mô tả sản phẩm
PHẦN 1. MỞ ĐẦU
1. Lý do chọn đề tài
Củng cố, hệ thống kiến thức hay kết thúc bài học là một hoạt động không thể thiếu trong quá trình dạy học, góp phần không nhỏ vào thành công của một tiết dạy. Hoạt động kết thúc bài học có rất nhiều lợi ích: Nó giúp HS tái hiện lại những nội dung đã học, chỉnh sửa những sai lầm trong quá trình nhận thức đồng thời củng cố luyện tập, liên hệ, vận dụng và mở rộng kiến thức; giúp HS có cái nhìn sâu sắc hơn về kiến thức đã học. Hoạt động này còn là cơ sở giúp cho GV có thể đánh giá được mức độ hiểu bài và làm chủ kiến thức, kĩ năng bài học của HS.
Với phương pháp dạy học truyền thống lâu nay, hoạt động kết thúc cuối bài còn đơn giản, một khâu mang tính thủ tục hay bị ép buộc và thường tuân theo mô tuýp chung là GV chỉ hệ thống lại kiến thức mà HS đã được học ở phần nội dung bài học. Thời điểm kết thúc bài học thời gian cũng không còn nhiều nên có khi phần kết thúc bài GV làm thật nhanh hoặc làm qua để hoàn thành các bước lên lớp. Bởi vậy, rất khó đánh giá được mức độ nhận thức cũng như năng lực của HS sau giờ học một cách chính xác. Vì sự qua loa của GV trong hoạt động này dẫn đến HS cũng không chú tâm vào những phút cuối giờ, các em chỉ muốn nhanh nghe tiếng trống kết thúc tiết học để được ra chơi.
Trong thời đại cách mạng 4.0, GV không đơn giản chỉ truyền thụ kiến thức cho học trò mà còn phải định hướng đến việc học của học trò nhiều hơn thông qua việc giúp họ tìm ra phương pháp học, tìm kiếm thông tin, chắt lọc xử lý để hình thành kiến thức mới và vận dụng kiến thức vào thực tiễn. Bên cạnh đó, GV cũng phải biết truyền cảm hứng cho người học như câu nói nổi tiếng của William A. Warrd: “Người thầy trung bình chỉ biết nói, người thầy giỏi biết giải thích, người thầy xuất chúng biết minh họa, người thầy vĩ đại biết cách truyền cảm hứng”. Bởi xã hội ngày nay rất nhiều thông tin, có nhiều thứ hấp dẫn ngoài sách vở, người thầy phải làm sao truyền cảm hứng việc học những điều mới mẻ cho trò, giúp các em hiểu tầm quan trọng của việc học để từ đó có động lực trong học tập. Truyền cảm hứng bắt đầu từ việc GV phải làm cho HS yêu thích môn học, yêu thích các tiết học với nhiều sự mới lạ và hấp dẫn. Muốn vậy, người dạy phải luôn tìm tòi học hỏi đổi mới phương pháp dạy học. Đổi mới hoạt động kết thúc bài học cũng chính là đổi mới phương pháp dạy học với mục đích tạo ra ấn tượng sâu sắc và lâu dài về những gì đã học, đồng thời khơi nguồn cảm hứng của người học nhằm nâng cao hiệu quả giảng dạy và học tập.
Vì những lý do nêu trên, chúng tôi đã chọn nội dung“Một số phương pháp kết thúc bài học theo hướng phát triển năng lực học sinh trong dạy học phần Quang học Vật lí 11 và Sóng ánh sáng Vật lí 12 THPT” làm đề tài nghiên cứu của mình.
2. Mục đích nghiên cứu
– Đề xuất các phương pháp tích cực để kết thúc bài học một cách hiệu quả, để lại nhiều ấn tượng về bài học cho học sinh;
– Rèn luyện cho HS kĩ năng tự học, kĩ năng giao tiếp và hợp tác, kĩ năng giải quyết vấn đề.
3. Đối tượng nghiên cứu
– Nội dung chương trình Vật lí lớp 11 và lớp 12 THPT;
– Hoạt động kết thúc bài học;
– Dạy học theo phát triển năng lực học sinh.
4. Phạm vi nghiên cứu
– Phần “Quang học” Vật lí 11 THPT; chương “Sóng ánh sáng” Vật lí 12 THPT;
– Các phương pháp KTBH góp phần rèn luyện năng lực tự học, năng lực hợp tác, năng lực giải quyết vấn đề cho học sinh.
5. Đóng góp mới của đề tài
– Thiết kế các phương pháp KTBH theo hướng phát triển năng lực HS (năng lực tự học, năng lực hợp tác, năng lực giải quyết vấn đề và sáng tạo), bao gồm:
+ KTBH bằng tổ chức trò chơi (Ô chữ, mảnh ghép, Quizizz, Plickers);
+ KTBH bằng việc thiết kế mô hình;
+ KTBH bằng việc thảo luận câu hỏi nêu vấn đề được GV nêu ra đầu tiết học;
+ KTBH bằng SĐTD, điền sơ đồ trống hay sơ đồ khuyết thiếu;
+ KTBH bằng việc cung cấp thêm thông tin, tư liệu để khắc sâu kiến thức;
+ KTBH bằng cách gắn kiến thức Vật lí với thực tế;
+ KTBH bằng thực hiện các thí nghiệm.
– Thiết kế cách KTBH cụ thể và khá đa dạng các bài thuộc phần Quang học Vật lí 11, chương Sóng ánh sáng Vật lí 12, tạo điều kiện thuận lợi cho GV lựa chọn khi áp dụng sao cho phù hợp với điều kiện của từng lớp học, từng Nhà trường.
PHẦN 2. NỘI DUNG NGHIÊN CỨU
Chương 1
CƠ SỞ LÍ LUẬN VÀ THỰC TIỄN CỦA HOẠT ĐỘNG KẾT THÚC BÀI HỌC THEO HƯỚNG PHÁT TRIỂN NĂNG LỰC HỌC SINH THPT
1.1. Cơ sở lí luận
1.1.1. Hoạt động kết thúc bài học
1.1.1.1 Mục đích của hoạt động kết thúc bài học
KTBH là hoạt động cuối cùng của một bài học hay của một chuyên đề học tập. KTBH nhằm tạo ra những ấn tượng lâu dài về những gì đã học và tạo nên sự suy ngẫm nơi người học với mục đích nâng cao hiệu quả giảng dạy và học tập.
Giáo viên sử dụng các hoạt động kết thúc để kiểm tra mức độ hiểu biết và nắm kiến thức của HS, nhấn mạnh các thông tin quan trọng trong bài, phát hiện ra những nhận thức sai lầm của người học.
Qua hoạt động kết thúc giờ học, HS sẽ tóm tắt, đánh giá và thể hiện sự hiểu biết của mình về những nội dung chính; củng cố và tiếp thu các thông tin quan trọng; liên kết các ý tưởng bài học với kiến thức đã học trước đó hoặc các em có thể áp dụng kiến thức vào tình huống mới.
Ngoài ra, thông qua KTBH GV cũng tạo điều kiện để HS hình thành và phát triển các năng lực như năng lực tự học, năng ltrigiao tiếp hợp tác, năng lực giải quyết vấn đề và sáng tạo, năng lực thực hành, năng lực đánh giá, nhận xét…
1.1.1.2. Cấu trúc của hoạt động kết thúc bài học
KTBH bao gồm hoạt động luyện tập, củng cố; hoạt động vận dụng và hoạt động mở rộng kiến thức. GV có thể sử dụng những hình thức tổ chức dạy học theo phương pháp mới nhằm hướng tới phát triển năng lực cho HS.
Hoạt động luyện tập, củng cố:
Mục đích của hoạt động là giúp HS củng cố, hoàn thiện kiến thức, kĩ năng vừa mới lĩnh hội được. Hoạt động này yêu cầu HS phải vận dụng trực tiếp những kiến thức, kĩ năng đã học vào giải quyết các bài tập, tình huống. Đây là hoạt động rất quan trọng vì nó giúp HS kết hợp giữa lí thuyết với thực hành, đồng thời giúp GV đánh giá khả năng HS áp dụng trực tiếp kiến thức, kĩ năng đã biết để giải quyết các tình huống/vấn đề trong học tập.
Hoạt động luyện tập, củng cố có thể được tổ chức dưới nhiều hình thức khác nhau, nhưng phải hướng tới những hoạt động tích cực giúp HS được thực hành, trải nghiệm kiến thức và từ đó mới khái quát lại được toàn bộ nội dung bài học theo cách thức của riêng mình.
Hoạt động vận dụng:
Mục đích của hoạt động nhằm giúp HS vận dụng được các kiến thức, kĩ năng vào giải quyết các tình huống/vấn đề tương tự hoặc mới trong học tập hoặc trong
cuộc sống. Học sinh có thể có nhiều cách giải quyết khác nhau với cùng một vấn đề hoặc đòi hỏi các em phải nghiên cứu, sáng tạo mới có thể hoàn thành nhiệm vụ học tập.
Hoạt động mở rộng kiến thức:
Hoạt động này có mục đích giúp HS không tự hài lòng với những gì đã biết và hiểu rằng ngoài những kiến thức được học trong nhà trường còn rất nhiều điều có thể và cần phải tiếp tục học, ham mê học tập suốt đời. Sau bài học, GV có thể tiếp tục khuyến khích HS tìm tòi và mở rộng kiến thức ngoài lớp học. Học sinh tự đặt ra các tình huống có vấn đề nảy sinh từ thực tiễn cuộc sống, vận dụng các kiến thức, kĩ năng đã học để giải quyết bằng những cách khác nhau.
1.1.2. Phát triển năng lực cho học sinh trong hoạt động kết thúc bài học
1.1.2.1. Năng lực tự học
Chương trình giáo dục phổ thông tổng thể 2018 chỉ rõ các yêu cầu cần đạt về NL tự học của HS THPT bao gồm:
– Xác định được nhiệm vụ học tập dựa trên kết quả đã đạt được; biết đặt mục tiêu học tập để nỗ lực phấn đấu thực hiện.
– Đánh giá và điều chỉnh được kế hoạch học tập; hình thành cách học riêng của bản thân; tìm kiếm, đánh giá và lựa chọn được nguồn tài liệu phù hợp với mục đích, nhiệm vụ học tập khác nhau; ghi chép thông tin bằng các hình thức phù hợp, thuận lợi cho việc ghi nhớ, sử dụng, bổ sung khi cần thiết.
– Tự nhận ra và điều chỉnh được những sai sót, hạn chế của bản thân trong quá trình học tập; suy ngẫm cách học của mình, rút kinh nghiệm để có thể vận dụng vào các tình huống khác; biết tự điều chỉnh cách học.
Yêu cầu cần đạt về NL tự học của HS nêu trên phù hợp với mục đích của các hoạt động trong KTBH. Do đó, khi GV tổ chức KTBH theo hướng tích cực là đã góp phần vào bồi dưỡng NL tự học cho HS.
1.1.2.2. Năng lực giao tiếp và hợp tác
Tổ chức hoạt động KTBH theo hướng tích cực, GV có thể yêu cầu HS làm việc độc lập hay làm việc theo cặp đôi hay làm việc theo nhóm. Dù làm việc theo hình thức nào cũng đòi hỏi HS phải thể hiện được các yêu cầu cần đạt của NL giao tiếp và hợp tác trong Chương trình tổng thể 2018. Cụ thể như sau:
– Biết sử dụng ngôn ngữ kết hợp với các loại phương tiện phi ngôn ngữ đa dạng để trình bày thông tin, ý tưởng;
– Biết lắng nghe, chủ động, tự tin trong giao tiếp khi nói trước nhiều người hay khi lập luận, đánh giá về các vấn đề trình bày;
– Phân tích được các công việc cần thực hiện để hoàn thành nhiệm vụ của nhóm, sẵn sàng nhận công việc được giao;
– Đề xuất điều chỉnh phương án phân công công việc và tổ chức hoạt động hợp tác để nhóm hoạt động hiệu quả;
– Khiêm tốn tiếp thu sự góp ý và nhiệt tình chia sẻ, hỗ trợ các thành viên trong nhóm, rút kinh nghiệm cho bản thân.
Bởi vậy, tích cực thực hiện nhiệm vụ được giao khi kết thúc bài sẽ giúp cho khả năng giao tiếp và hợp tác của HS ngày một tốt hơn.
1.1.2.3. Năng lực giải quyết vấn đề
Ở chương trình giáo dục phổ thông tổng thể năm 2018, NLGQVĐ trong dạy học được xác định là khả năng: nhận ra ý tưởng mới; phát hiện và làm rõ vấn đề; hình thành và triển khai ý tưởng mới; đề xuất, lựa chọn giải pháp; thiết kế và tổ chức hoạt động; tư duy độc lập. Chương trình giáo dục phổ thông mới chú trọng thực hành, vận dụng kiến thức, kỹ năng để giải quyết vấn đề trong học tập và đời sống từ đó phát triển NLGQVĐ cho HS.
NLGQVĐ trong môn Vật lí là khả năng huy động, tổng hợp kiến thức, kĩ năng nhằm giải quyết một nhiệm vụ học tập, trong đó có biểu hiện của sự sáng tạo. Sự sáng tạo trong quá trình GQVĐ có thể là một cách hiểu mới về vấn đề, hoặc một hướng giải quyết mới cho vấn đề, hoặc một sự cải tiến mới trong cách thực hiện GQVĐ, hoặc cách cải tiến một thí nghiệm. NLGQVĐ của HS được bộc lộ, hình thành và phát triển thông qua hoạt động GQVĐ trong học tập hoặc trong cuộc sống. Những cách KTBH có nội dung gắn với thực tiễn thường tạo cho GV nhiều cơ hội để khai thác phát triển NLGQVĐ cho HS, như: KTBH bằng việc thiết kế mô hình; KTBH bằng cách gắn kiến thức Vật lí với thực tế; KTBH bằng việc đặt vấn đề, câu hỏi hoặc giao nhiệm vụ để HS về nhà suy nghĩ tìm lời giải đáp hoàn thành nhiệm vụ; KTBH bằng thực hiện các thí nghiệms… Với các phương pháp này HS không chỉ có điều kiện vận dụng các kiến thức Vật lí một cách linh hoạt mà còn vận dụng cả kinh nghiệm sống của mỗi cá nhân vào việc GQVĐ và qua đó thể hiện những nét sáng tạo riêng của mỗi cá nhân.
1.1.3. Lưu ý khi thiết kế hoạt động kết thúc bài học
– Các bài tập, tình huống, trò chơi phải liên quan đến kiến thức của bài học.
– Hoạt động KTBH cần huy động những kinh nghiệm thực tiễn có liên quan đến nội dung bài học để tạo sự hứng thú và suy nghĩ tích cực cho người học.
– Nhiệm vụ đặt ra nên gần gũi với đời sống mà HS dễ cảm nhận và đã có ít nhiều những hiểu biết ban đầu về chúng.
– Tạo điều kiện cho HS có thể huy động được kiến thức vừa học để giải quyết, qua đó giúp HS phát hiện vấn đề, kết nối được kiến thức thực tiễn để giải quyết vấn đề đã phát hiện.
– Về thời gian: đây là khâu quan trọng để đảm bảo tiến trình giờ học. Tùy vào nội dung bài học để GV định lượng thời gian. Đối với các bài dạy học theo chủ đề từ 2 tiết trở lên, GV có thể tổ chức hoạt động KTBH trong vòng 10 – 12 phút. Đối với bài học theo từng tiết, GV nên tổ chức hoạt động KTBH 5 – 7 phút.
1.2. Cơ sở thực tiễn
Để tiến hành tìm hiểu về thực trạng sử dụng phương pháp KTBH theo hướng phát triển năng lực HS trong dạy học ở trường THPT, chúng tôi đã tiến hành khảo sát bằng phiếu điều tra đối với GV tại trường mà chúng tôi đang trực tiếp giảng dạy.
– Nội dung khảo sát: Việc GV sử dụng các phương pháp KTBH theo hướng phát triển năng lực HS trong quá trình dạy học.
– Đối tượng khảo sát: 33 GV của trường THPT Nghi Lộc.
– Hình thức khảo sát: Phiếu khảo sát trên Google form.
TÀI LIỆU LIÊN QUAN
- 7
- 107
- 1
- [product_views]
100.000 ₫
- 1
- 477
- 2
- [product_views]
100.000 ₫
- 4
- 499
- 3
- [product_views]
100.000 ₫
- 6
- 535
- 4
- [product_views]
100.000 ₫
- 1
- 566
- 5
- [product_views]
100.000 ₫
- 2
- 422
- 6
- [product_views]
100.000 ₫
- 2
- 442
- 7
- [product_views]
100.000 ₫
- 8
- 578
- 8
- [product_views]
100.000 ₫
- 9
- 538
- 9
- [product_views]
100.000 ₫
- 6
- 389
- 10
- [product_views]